Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 25 đến 28

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 25 đến 28

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 25 MÔN: tập đọc

Tiết: 49 BÀI: SƠN TINH, THUỶ TINH

I. Mục đích yêu cầu

Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.

Thái độ

- Tự hào ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh họa trong bài TĐ (nếu có).

- Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện ngắt giọng.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Voi nhà.

2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

 

docx 72 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 25 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 49	BÀI: SƠN TINH, THUỶ TINH
I. Mục đích yêu cầu 
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.
- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.
Thái độ
- Tự hào ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa trong bài TĐ (nếu có).
- Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện ngắt giọng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Voi nhà.
2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài
- Treo tranh và giới thiệu: Vào tháng 7, tháng 8 hàng năm, ở nước ta thường xảy ra lụt lội. Nguyên nhân của những trận lụt lội này theo truyền thuyết là do cuộc chiến đấu của 2 vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc chiến đã kéo dài hàng nghìn năm của 2 vị thần này.
- Ghi tên bài lên bảng.
Luyện đọc
a/ Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b/ Luyện phát âm, đọc từng câu và giải nghĩa từ
Y/c HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có.
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và Y/c HS đọc các từ này (tập trung những HS hay mắc lỗi phát âm)
c/ Luyện đọc theo đoạn
- Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Y/c HS xem chú giải và giải thích từ cầu hôn.
- Y/c HS đọc thầm đoạn văn và cho biết câu văn HS khó ngắt giọng.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu văn khó.
+ Nhà vua muốn kén cho công chúa/ một người chồng tài giỏi.
+ Một người là Sơn Tinh, / chúa miền non cao, / còn người kia là Thuỷ Tinh, / vua vùng nước thẳm.
- Hướng dẫn giọng đọc: Đây là đoạn giới thiệu truyện nên HS cần đọc với giọng thong thả, trang trọng.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, đoạn 3 tương tự như hướng dẫn đọc đoạn 1.
- Đoạn 2, (lời vua Hùng) đọc với giọng dõng dạc, trang trọng, chú ý nhấn giọng các từ chỉ lễ vật.
- Đoạn 3, tả lại cuộc chiến đấu giữa 2 vị thần, đọc giọng cao, hào hứng, chú ý nhấn giọng các từ ngữ như: hô mưa, gọi gió, bốc, dời, nước dâng lên bao nhiêu, núi cao lên bấy nhiêu,...
- Chia nhóm và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d/ / Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
g/ Cả lớp đọc ĐT
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- 
-
- 3 HS đọc lại tên bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc 1 câu, nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Tìm từ và trả lời theo Y/c của GV:
+ Mị Nương, chàng trai, cơm nếp, nệp bánh trưng, nước lũ,..
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
- Bài TĐ được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Hùng Vương...nước thẳm.
+ Đoạn 2: Hùng Vương chưa biết chọn ai.......được đón dâu về.
+ Đoạn 3: Thuỷ Tinh đến sau......cũng chịu thua.
- 1 HS khá đọc bài.
- Cầu hôn nghĩa là xin lấy người con gái làm vợ.
- Luyện ngắt giọng câu văn dài theo hướng dẫn của GV.
- Nghe GV hướng dẫn.
- Một số HS đọc đoạn 1.
- Theo dõi hướng dẫn của GV và luyện ngắt giọng các câu:
- Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, / hai trăm nệp bánh trưng, / voi chín ngà, / gà chín cựa, / ngựa chín hồng mao.//
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 đoạn từ đầu cho hết.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. 
HS khá giỏi thực hiện.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Họ là những vị thần đến từ đâu?
- Đọc đoạn 2 và cho biết Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào?
- Lễ vật mà Hùng Vương Y/c gồm những gì?
- Vì sao Thuỷ Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh?
- Thuỷ Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
- Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh như thế nào?
- Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
- Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Câu văn nào trong bài cho ta thấy rõ Sơn Tinh luôn luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
- Y/c HS thảo luận để trả lời câu hỏi
- GV kết luận: Đây là 1 câu chuyện truyền thuyết, các nhân vật trong truyện như Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Hùng Vương, Mị Nương đều được nhân dân ta xây dựng lên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật. Tuy nhiên, câu chuyện lại cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta đã chống lũ lụt rất kiên cường.
Luyện đọc lại bài
- Y/c HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt. 
- 1 HS đọc to thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
- Sơn Tinh đến từ vùng non cao, còn Thuỷ Tinh đến từ vùng nước thẳm.
- Hùng vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về làm vợ.
- Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- Vì Thuỷ Tinh đến sau Sơn Tinh không lấy được Mị Nương.
- Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn.
- Sơn tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
- Sơn Tinh là người chiến thắng.
- Một số HS kể lại.
- Câu văn: Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi lên cao bấy nhiêu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, sau đó một số HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Hỏi: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
GDTT: Tự hào ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt.
5. Dặn dò: Về nhà đọc lại bài. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 50	BÀI: BÉ NHÌN BIỂN
I. Mục đích yêu cầu 
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Học thuộc 3 khổ thơ đầu.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.
Thái độ
- Yêu thích biển.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Dự báo thời tiết và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi theo Y/c của GV.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Trong bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ được nhìn biển qua con mắt của 1 bạn nhỏ.
- Viết tên bài lên bảng.
* Luyện đọc
a/ Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượtø. Chú ý giọng vui tươi, thích thú.
b/ Luyện phát âm, đọc từng câu và giải nghĩa từ
- Y/c HS tìm các từ cần chú ý khi đọc bài. 
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.
- Nghe HS trả lời và GV ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và Y/c HS đọc các từ này (tập trung những HS hay mắc lỗi phát âm)
- Y/c HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
c/ Luyện đọc đoạn
- Y/c HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4 HS.
d/ Thi đọc giữa các nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc từng khổ thơ, đọc cả bài.
e/ Đọc đồng thanh
Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải của bài.
- Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
- Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
- Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Học thuộc lòng bài thơ
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ, Y/c HS đọc đồng thanh bài thơ, sau đó xóa dần bài thơ trên bảng cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét cho điểm học sinh.
- Một số HS đọc lại tên bài.
- Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo.
- Biển, nghỉ hè, tưởng rằng, nhỏ, bãi giằng, bễ, vẫn, trẻ...
- 3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS đọc theo tổ, đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Tiếp nối nhau đọc hết bài.
- Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến  ... àn lượt 7-8 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi trong đoạn các em đang đọc
- GV cùng cả lớp nhận xét và đánh giá, sau đó GV ghi điểm cho từng em sau khi nhận xét chung
- GV nhận xét chung lớp.
Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Như thế nào?”
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
-GV HD làm mẫu
-GV chia lớp thành nhóm 4 và cho thảo luận.
-GV gọi lần lượt các nhóm trả lời –Cho nhóm khác nhận xét.
-GV chốt lại và tuyên dương.
+Câu a:đỏ rực ; câu b: nhởn nhơ
Đặt câu hỏi cho bộ phận:
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-GV HD cho HS làm vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm.
a. Chim đậu như thế nào trên những cành cây?
b. Bông cúc sung sướng như thế nào?
Nói lời đáp của em:
-Gọi HS đọc 3 tình huống trong bài.
-BT yêu cầu nói gì?
-GV cho HS hỏi đáp theo từng cặp thảo luận. (gọi từng cặp nêu từng ý khác nhau)
+Cảm ơn ba, Ôi thích quá ! Con cảm ơn ba thế ạ? Con cảm ơn ba 
+Thật ư? Cảm ơn bạn nhé! Mình mừng quýnh ! Rất cảm ơn bạn .
+Thưa cô thế ạ! Tháng sau chúng em sẽ cố gắng nhiều hơn ! Tiếc quá ! Tháng sau, nhất định chúng em cố gắng nhiều hơn.
HS lấy SGK và chuẩn bị
-HS lên bảng bốc thăm và đọc, sau đó trả lời câu hỏi trong phiếu
HS đọc và nêu yêu cầu
Nhóm 4 thảo luận và trả lời
HS làm vào vở
4-5 em nộp và 2 em đọc bài làm
HS so sánh với bài đúng
Nhóm đôi thảo luận và nêu kiến thảo
HS khá, giỏi: Biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GV cho HS xung phong đọc bài HTL mà HS thích.
GDTT: - Yêu thích học môn Tiếng Việt.
5. Dặn dò: Về nhà HTL bài từ tuần 19 đến tuần 26 và chuẩn bị bài mới “Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 2 (tiết 6)”. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP ĐỌC VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 6)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc)
- Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2); kể ngắn được về con vật mình biết (BT3)
- HS khá, giỏi: Biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
II. Chuẩn bị
-Phiếu ghi tên 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng: Bài thơ:Thư trung thu (tr 9) Vè chim (tr 28), Sư tử xuất quân (tr 46), Bé nhìn biển (tr 65).
-Bảng quay viết ND BT 2.(viết 2 lần)
- Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
* Kiểm tra đọc các bài tập đọc và trả lời câu hỏi trong bài
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL, sau khi bốc thăm, xem bài vừa chọn khoảng 2 phút.
- GV ghi điểm (với những HS đọc thuộc lòng không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại và kiểm tra vào tiết sau).
Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú (miệng).
- GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 lá cờ.
- GV phổ biến luật chơi: GV đọc lần lượt các câu đố về tên các con vật, HS 4 đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội khác được quyền trả lời.
1. Con vật này có bờm và được mệnh danh là vua của rừng xanh.
2. Con vật thích ăn hoa quả? (khỉ)
3. Con gì có cổ rất dài? (hươu cao cổ)
4. Con gì rất trung thành với chủ?
5. Nhát như...?
6. Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột?
7. Cáo được mệnh danh là con vật như thế nào?
8. Nuôi chó để làm gì?
9. Sóc chuyền cành như thế nào?
10. Gấu trắng có tính gì?
11. Voi kéo gỗ như thế nào?
- GV tổng kết xem đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
Kể về một loài vật mà em biết.
- Cho HS đọc đề bài
- Cho HS nói tên con vật các em định kể. (Các em có thể kể lại một con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của một con vật mà em biết.
- GV và cả lớp bình chọn những HS kể tự nhiên, hấp dẫn.
HS nhắc lại
HS bốc thăm đọc bài.
HS chia đội theo hướng dẫn của GV
Sư tử
Khỉ
Hưou cao cổ
Chó
Thỏ
Mèo
Tinh ranh
Trông nhà
Nhanh nhẹn, khéo léo
Tò mò
Rất khoẻ, nhanh
HS đọc yêu cầu bài
HS nói tên các con vật.
HS nối tiếp thi nhau kể
HS khá, giỏi: Biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Yêu thích học môn Tiếng Việt.
5. Dặn dò: Yêu cầu những em chưa có điểm kiểm tra HTL tiếp tục học thuộc bài thơ có yêu cầu thuộc lòng. Tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe và chuẩn bị bài mới “Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 2 (tiết 7)”. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP ĐỌC VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 7)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc)
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao? (BT2, BT3); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4)
- HS khá, giỏi: Biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
* Kiểm tra đọc các bài tập đọc và trả lời câu hỏi trong bài
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL, sau khi bốc thăm, xem bài vừa chọn khoảng 2 phút.
- GV ghi điểm (với những HS đọc thuộc lòng không đạt yêu cầu, GV cho các em về chỗ luyện đọc lại và kiểm tra vào cuối tiết).
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Vì sao”. 
+ Bài tập 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Câu hỏi “Vì sao ?” dùng để hỏi nội dung gì ?
- Yêu cầu HS đọc câu văn trong phần a.
- Vì sao sơn ca khô khát họng ?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao ?”
- Yêu cầu HS tự làm phần b vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu của bài. 
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu văn trên được in đậm?
- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Yêu cầu HS cùng thực hành hỏi đáp nhau theo nhóm đôi. Sau đó cho từng cặp HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét ghi điểm.
Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời đồng ý của người khác
- Cho HS cùng thảo luận theo nhóm 4, các em suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống.
- Cho các nhóm trình bày. GV nhận xét tuyên dương. 
Hs nhắc lại
HS bốc thăm đọc bài.
HS đọc bài tập.
Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi ...
Hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
HS đọc
Vì khát
Vì khát.
HS làm vào vở.
HS đọc bài làm, HS khác nhận xét.
HS đọc yêu cầu bài.
HS đọc bài tập.
... “vì thương xót sơn ca”.
Vì sao bông cúc héo lả đi ?
HS thực hành hỏi đáp theo nhóm 2
Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét.
b) Vì sao đến mùa hè ve không có gì để ăn ?
HS cùng thảo luận theo nhóm 4.
a) Thay mặt lớp em xin cảm ơn cô./ Cảm ơn cô, lớp em rất vui khi buổi liên hoan có cô đến dự.
b) Chúng em rất cảm ơn cô./ Ôâi thích quá ! Chúng em xin cảm ơn cô
c) Con rất cảm ơn mẹ. / Ôâi, thích quá, con sẽ được đi chơi cùng mẹ
HS khá, giỏi: Biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Câu hỏi “Vì sao ?” dùng để hỏi nội dung gì ? Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần có thái độ như thế nào ?
GDTT: - Yêu thích học môn Tiếng Việt.
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại kiến thức về câu hỏi “Vì sao ?” và cách đáp lời đồng ý của người khác, xem lại bài và chuẩn bị bài mới “Kiểm tra giữa học kì 2 (tiết 8)”. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: KIỂM TRA GIỮA KÌ II (TIẾT 8)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa học kì II (nêu ở tiết 1)
II. Đề bài: (Đề bài do Ban chuyên môn trường biên soạn)
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: KIỂM TRA GIỮA KÌ II (TIẾT 9)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa học kì II:
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 45 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ (hoặc văn xuôi)
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về một con vật yêu thích.
II. Đề bài: (Đề bài do Ban chuyên môn trường biên soạn)

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 Tieng Viet 25-28.docx