Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 5 đến 8

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 5 đến 8

TUẦN: 05 PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: 13 + 14 BÀI: chiếc bút mực

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.

- Trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong SGK.

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhận vật trong bài.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.

Thái độ:

- Biết nhiệt tình giúp đỡ bạn.

II. Chuẩn bị

Tranh minh họa bài học trong SGK.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Mít làm thơ (Tiếp).

HS1: Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ như thế nào?

HS2: Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi Mít?

GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 80 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 5 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 05	PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 13 + 14	BÀI: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.
- Trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong SGK.
- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhận vật trong bài.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.
Thái độ:
- Biết nhiệt tình giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
Tranh minh họa bài học trong SGK. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Mít làm thơ (Tiếp).
HS1: Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ như thế nào?
HS2: Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi Mít?
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài.
Chủ điểm và bài học
HS quan sát tranh minh họa chủ điểm. Sang tuần 5, tuần 6, các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm có tên gọi “Trường học”.Bài đọc chiếc bút mực mở đầu chủ điểm.
Cho HS quan sát tranh minh họa bài.
GV hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV: Để hiểu chuyện gìõ xảy ra trong lớp học và câu chuyện muốn nói với các em điều gì, các em hãy đọc bài: “Chiếc bút mực”.
GV ghi tưạ bài.
3.2. Luyện đọc.
3.2.1 GV đọc mẫu toàn bài.
Giọng kể chậm rãi; giọng Lan buồn, giọng Mai dứt khoát, pha chút nuối tiếc, giọng cô giáo diụ dàng, thân mật.
3.2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
Bài chiếc bút mực chia làm mấy đoạn?
+ Đoạn 1:Từ đầu đến đâu?
+ Đoạn 2:Từ đầu đến đâu?
+ Đoạn 3:Từ đầu đến đâu?
+ Đoạn 4:Từ đầu đến đâu?
Hôm nay, các em luyện đọc cả 4 đoạn này.
a, GV cho HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
GV: Trong đoạn 1 ; đoạn 2 từ nào khó đọc?
(hồi hộp, buồn)
Đoạn 3;4 từ nào khó đọc?
(nức nở, nước mắt, loay hoay, tiếc).
GV ghi các từ khó lên bảng.
Cho HS đọc cá nhân.
b, Đọc từng đoạn trước lớp
GV gọi 4 HS – mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp nhau.
HS khác nhận xét bạn đọc.
GV treo bảng phụ ghi các câu:
Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì.//
Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi.//
GV:Hướng dẫn HS nghỉ hơi ngắn ở dấu /
Trong 2 câu trên đọc nhấn giọng ở những từ nào?
GV: Cho 2 HS đọc 2 câu trên bảng phụ.
GV nhận xét sưả cách đọc.
GV hỏi: Giọng đọc.
Giọng của Lan đọc như thế nào?
Giọng của Mai đọc như thế nào?
Giọng của cô giáo đọc như thế nào?
c, Học sinh về nhóm đọc.
Mỗi HS đọc một đoạn.
HS ở các nhóm lần lượt đọc nối tiếp nhau.
d, Thi đọc giữa các nhóm.
4 Nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn.
Mỗi nhóm 1 em (4 em) thi đọc.
HS khác nhận xét bạn đọc đúng hay nhất.
Cả lớp đồng thanh.
HS nhận xét.
HS quan sát tranh.
Các bạn đang ngồi tập viết trong lớp, viết bằng bút mực, trước mỗi bạn có một lọ mực
HS nhắc tựa bài.
HS theo dõi.
4 đoạn
HS trả lời theo đọan trong bài
HS 2 bàn cuối đọc.
HS nêu từ khó.
HS nêu từ khó.
3HS đọc 3 từ.
HS đọc đoạn.
HS nhận xét.
HS chú ý theo dõi.
- mình em, vì em viết khá rồi
HS đọc.
2 HS đọc câu.
- Giọng Lan buồn
Giọng Mai dứt khoát
Diụ dàng, thân mật
HS đọc theo nhóm.
Các nhóm đọc ĐT.
HS các nhóm thi đọc.
HS nhận xét, bình chọn.
Cả lớp đọc ĐT.
HS khá giỏi
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV: gọi 4 HS đọc 4 đoạn bài chiếc bút mực
HS khác nhận xét, GV cho điểm.
a, Giới thiệu:
Hôm nay, chúng mình cùng tìm hiểu nội dung bài: “Chiếc bút mực”.
b, Tìm hiểu bài:
Gọi HS khá đọc mẫu toàn bài.
HS đọc đoạn 1; đoạn 2.
GV: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
GV: cho HS trao đổi với nhau từng cặp:
Đaị diện các nhóm nêu ý kiến.
GV: Hồi hộp là thế nào?
GV: Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Cho HS trao đổi nhanh trong bàn. Cho HS nêu ý kiến
GV: Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút, Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
Lúc này Mai loay hoay với hộp đựng bút. Loay hoay là thế nào?
Vì sao Mai loay hoay mãi với hộp bút.
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Cho HS đọc câu hỏi 4.
GV cho HS trao đổi từng cặp.
GV cho HS khác nhận xét.
Vì sao cô giáo khen Mai?
Cho HS đưa ra nhiều ý kiến.
GV: Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực (mà mình đã cho bạn mượn mất rồi). Nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
GV cho HS nêu nội dung bài?
GV: ghi bảng ý chính.
c, Luyện đọc lại.
GV: Cho HS các nhóm phân vai (người dẫn chuyện, Lan, Mai, cô giáo).
Cho các nhóm thi đọc theo vai.
Cho HS nhận xét bình chọn nhóm nào đọc hay nhất, bạn nào đọc tốt nhất. 
4 HS đọc nối tiếp.
HS nhận xét.
1 HS đọc toàn bài.
1 HS đọc đoạn 1;2.
Từng cặp 2 HS trao đổi: Thấy Lan được cô giáo cho viết bút mực. Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn em viết bút chì
HS xem chú giải trả lời.
HS trao đổi.
HS trả lời.
Vì nưả muốn cho mượn bút, nửa lại tiếc
Mai lấy bút mực đưa cho Lan mượn
HS đọc câu hỏi 4.
HS trao đổi.
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “Cứ để bạn Lan viết trước”.
- Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè / Mai đáng khen vì em biết nhường nhịn giúp đỡ bạn 
- HS lắng nghe
HS trao đổi
HS nêu: Mai là cô bé ngoan biết giúp bạn
HS các nhóm phân vai.
HS nhận xét.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GV: Câu chuyện nói về điều gì?
Em thích nhân vật nào trong tuyện vì sao?
5. Dặn dò: Về nhà quan sát tranh để chuẩn bị cho tiết kể chuyện chiếc bút mực, đọc yêu cầu kể trong SGK.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 05	PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 15	BÀI: MỤC LỤC SÁCH.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.
- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 5 trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.
Thái độ:
- Ham thích tra tìm nội dung sách.
II. Chuẩn bị
Tuyển tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi tập 6 (Trần Hoài Dương tuyển chọn). Hoặc một tập truyện thiếu nhi khác có mục lục.
Bảng phụ viết 1; 2 dòng trong mục để hướng dẫn HS luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc 3 đoạn của bài chiếc bút mực.
HS1: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? - HS2: Chuyện gì đã xảy ra với Lan? - HS3: Vì sao cô giáo khen Mai?
GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1.Giới thiệu bài: Phần cuối (đôi khi ở phần đầu) của mỗi quyển sách đều có mục lục. Mục lục cho chúng ta biết trong sách có những bài (truyện) gì, ở trang nào, bài, (truyện ấy) là của ai? Bài học hôm nay, giúp các em biết cách đọc mục lục tìm nhanh tên bài.
3.2.Luyện đọc:
3.2.1: GV đọc mẫu toàn bộ mục lục:
Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.
3.2.2 GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghiã từ.
a, Đọc từng mục:
GV hướng dẫn HS đọc 1;2 dòng trong mục lục (đã ghi sẵn trên bảng phụ) đọc theo thứ tự từ trái sang phải (ngắt nghỉ hơi rõ)
Một // Quang Dũng //quả cọ // Trang 7 //
Hai // Phạm Đức // Hương đồng cỏ nội // trang 28.
HS tiếp nối nhau đọc từng mục: Chú ý các từ dễ phát âm sai: quả cọ, cỏ nội, Quang Dũng, Phùng Quán, Vương Quốc, nụ cười, cổ tích 
b, Đọc từng mục trong nhóm:
Lần lượt từng HS trong nhóm (bàn, tổ) đọc, Các HS khác nghe, góp ý. GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
e, Thi đọc giữa các nhóm.
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng mục, trả lời các câu hỏi 1 ;2 ;3 ; 4 trong SGK.
GV nêu câu 1: Tuyển tập này có những truyện nào?
Câu hỏi 2: Truyện “Người học trò cũ ở trang nào?
GV: Trang 52 là trang bắt đầu truyện người học trò cũ.
GV mở trang đầu và trang cuối truyện người học trò cũ cho HS xem.
Câu hỏi 3: Truyện “Muà quả cọ” của nhà văn nào? (Mục lục sách dùng để làm gì?
3.3.1 GV hướng dẫõn HS đọc, tập tra mục lục sách “Tiếng Việt 2, tập một” tuần 5.
Cho HS mở mục lục trong sách giáo khoa.Tiếng Việt 2, tập một tuần 5.
HS đọc lại mục lục tuần 5 theo từng cột hàng ngang (Tuần – chủ điểm – phân môn, nôị dung, trang).
Cho cả lớp thi hỏi đáp nhanh về từng nội dung trong mục lục
3.4.Luyện đọc lại.
2 HS thi đọc lại bài mục lục sách.
Nhắc HS đọc bài với giọng rõ ràng rành mạch.
- HS mở mục lục của tập truyện thiếu
HS theo dõi.
HS theo dõi
HS đọc theo nhóm.
HS các nhóm thi đọc.
HS nêu tên từng truyện.
HS tìm tên bài theo mục lục trang 52.
HS quan sát trang đầu và trang cuối.
HS trả lời: Quang Dũng
HS trả lời: Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì? Có những phần nào? Trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào? Từ đó ta nhanh chóng tìm được những mục cần đọc
 ...  Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhắc HS thực hành tra mục lục sách khi đọc truyện, xem sách. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 06	PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 06	BÀI: KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH
	LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định (BT1, 2)
- Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách (BT3)
Kĩ năng:
- Trả lời và đặt được câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
- Đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết các câu mẫu của BT 1, 2.
- Mỗi HS có 1 tập truyện thiếu nhi. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS trả lời câu hỏi BT1 tuần 5.
- 1 HS đọc phụ lục các bài tuần 6.- 1 HS đọc phụ lục các bài tuần 7.
GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài: Trong giờ học TLV tuần này, các con sẽ thực hành hỏi- đáp và trả lời câu hỏi theo mẫu câu khẳng định, phủ định. Sau đó xem mục lục sách và biết cách viết lại những điều biết được khi đọc mục lục.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1. (Miệng).
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu 1 HS đọc mẫu.
Hỏi: Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý?
Câu trả lời nào thể hiện sự không đồng ý?
Gọi 3 HS, yêu cầu thực hành với câu hỏi: a) Em có đi xem phim không?
Yêu cầu lớp chia 3 nhóm, 3 HS thành 1 nhóm và thực hành trong nhóm với các câu hỏi còn lại.
Tổ chức thi hỏi đáp giữa các nhóm
b. Bài tập 2: (miệng).
- 1 HS đọc yêu cầu bài
GV: BT này yêu cầu các em đặt câu theo mẫu.
3 HS nối tiếp nhau đặt 3 câu theo 3 mẫu.
- Yêu cầu HS tự dặt 3 câu theo 3 mẫu rồi đọc cho cả lớp nghe, nhận xét.
c. Bài tập 3 (viết).
1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS đặt trước mặt 1 tập truyện thiếu nhi, mở trang mục lục.
- 4 HS đọc tập truyện mục lục của mình.
- GV nhận xét.
- HS viết vào vở BT 2 tên truyện, tên tác giả, số trang theo thứ tự trong mục lục.
- GV cho 5 em đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét bài làm.
GV thu 5 bài chấm. GV nhận xét bài chấm. 
Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu
- Có, em rất thích đọc thơ.
Không, em không thích đọc thơ.
HS 1: Em (bạn) có đi xem phim không?
HS 2: Có, em (mình, tớ) rất thích đi xem phim
HS 3: Không, em (tớ) không thích đi xem phim.
Các nhóm khác bổ sung.
- Đọc đề bài
3 HS đặt 3 câu theo 3 mẫu:
+ Quyển truyện này không hay đâu.
+ Chiếc vòng của em có mới đâu.
+ Em đâu có đi chơi.
HS nói lại yêu cầu bài.
HS mở sách trang mục lục.
HS nhận xét.
HS làm bài.
HS nhận xét.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS chú ý thực hành, nói viết các câu phủ định, khẳng định theo mẫu vừa học. Biết sử dụng mục lục khi tìm đọc sách.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 07	PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 07	BÀI: KỂ NGẮN THEO TRANH
	LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1)
- Dựa vào Thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở bài tập 3.
Kĩ năng:
- Dựa vào Thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở bài tập.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
Biết viết TKB ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.
II. Chuẩn bị
- HS chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để làm bài tập 3
- Tranh minh hoạ BT 1 trong SGK. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm lại BT 2 tuần 6.
- 2 HS đọc tên truyện, tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục 1 tập truyện thiếu nhi.
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
a.Bài tập 1. (Miệng).
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS: Các em quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện.Sau đó dừng lại từng tranh, kể nội dung từng tranh. Có thể đặt tên cho 2 bạn HS trong tranh để tiện gọi.
- GV hướng dẫn HS kể theo tranh.
+ Tranh vẽ 2 bạn HS đang làm gì ?
+ Bạn trai nói gì ?
+ Bạn kia trả lời ra sao ?
+ 3 HS tập kể hoàn chỉnh tranh 1
- GV gợi ý HS kể theo tranh 2
+ Tranh 2 vẽ cảnh gì?
+ Bạn nói gì với cô.
+ 2 HS tập kể hoàn chỉnh câu 2
- GV gợi ý HS kể theo tranh 3
+ Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- GV gợi ý HS kể theo tranh 4.
+ Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
+ Mẹ bạn nói gì ?
+ 1 HS kể lại hoàn chỉnh tranh 4.
- GV cho HS kể lại câu chuyện theo thứ tự 4 tranh trong SGK. GV giúp HS kể đúng, đủ ý.
- GV nhận xét. Cả lớp bình chọn HS kể hay nhất.
GV: khi muốn kể chuyện dựa vào tranh vẽ các em phải quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật để kể lại cho đúng nội dung câu chuyện.
b. Bài tập 2: (viết).
- BT này yêu cầu các em viết TKB ngày hôm sau.
- HS cả lớp mở trước mặt TKB của lớp.
- 2 HS đọc thời khoá biểu hôm sau của lớp HS1 đọc TKB theo ngày, HS2 đọc TKB theo buổi.
- HS viết lại TKB hôm sau vào vở.
- GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 2 HS làm bài.
- HS làm bài trên giấy dán vào bảng lớp, đọc kết quả.
- GV kiểm tra bài viết 5 bài.
b. Bài tập 3: (miệng).
- GV: dựa vào thời khoá biểu đã viết trả lời các câu hỏi.
+ Ngày mai có mấy tiết ? Đó là những tiết gì ?
+ Em cần mang theo những quyển sách gì đến trường
HS nói lại yêu cầu bài.
HS: 2 bạn HS đang chuẩn bị viết bài.
HS: Tớ quên mang bút..
HS: Tớ chỉ có 1 cái bút.
Cô giáo đến và đưa bút cho bạn trai.
HS: Em cảm ơn cô ạ!
HS: 2 bạn chăm chỉ viết bài.
HS: Bạn nhận được điểm 10, về nhà khoe với mẹ nhờ bút của cô giáo 
HS: Mẹ rất vui vì con được điểm 10 và vì con đã biết ơn cô.
+ 2 HS kể
HS nhận xét.
HS nhận xét.
HS nói lai yêu cầu bài.
HS mở TKB.
HS đọc.
HS làm bài.
HS nhận xét.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện Bút của cô giáo. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 08	PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 08	BÀI: MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
	KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1)
- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em (BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (thầy giáo) lớp 1 (BT3)
Kĩ năng:
- Nói được lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi ở BT 2.
- Bảng phụ viết 1 vài câu nói theo các tình huống nêu ở BT1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài làm trong vở của HS (BT 2) tuần 7 của 2 HS sau đó nêu yêu cầu 2 HS này trả lời các câu hỏi trong SGK dựa theo TKB đã lập (BT3).
- GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài: Bài TLV hôm nay cô dạy các em biết nói lời mời, đề nghị. Biết trả lời câu hỏi về cô giáo lớp 1 và viết được 1 đoạn văn về cô giáo.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
a.Bài tập 1. (Miệng).
- GV yêu cầu bài này các em tập nói những câu mời, yêu cầu, đề nghị đồi với bạn.
- GV cho HS thực hành theo nhóm 2 người.
- GV nhắc 2 HS chú ý nói lời mời bạn vào nhà với thái độ vui vẻ.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS nói đúng đắn, lịch sự nhất
Qua BT này em phải biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với mọi tình huống.
b. Bài tập 2: (miệng).
- GV mở bảng phụ đã viết 4 câu hỏi (a, b, c, d).
GV nhận xét.
- HS thi trả lời trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét bình chọn người trả lời hay nhất.
GV: khi ai hỏi về thầy cô giáo lớp 1. Em phải biết trả lời cho đúng.
c. Bài tập 3 (viết):
- GV: Dựa vào các câu hỏi ở BT 2. Các em hãy viết 1 đoạn nói về cô giáo cũ của em.
- 5 HS đọc đoạn văn đã viết.
GV nhận xét, góp ý.
- Chấm điểm 5 bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- 
HS nói yêu cầu bài.
2 HS lên đóng vai.
- HS 1 đóng vai bạn đền chơi nhà.
- HS 2 nói lời mời bạn vào nhà.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hành theo các tình huống. 1 em nêu tình huống, em kia nói câu mời rồi đổi lại.
- HS thi nói theo từng tình huống.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cho 4 HS lên nêu 4 câu hỏi hỏi bạn.
- HS 1: Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?
- HS 2 hỏi: Tình cảm của cô đối với HS như thế nào?
- HS 3 hỏi: Em nhớ nhất điều gì ở cô?
- HS 4 hỏi:+ Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào?
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- HS đọc bài.
- HS viết vào vở.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hành nói lời mời, yêu cầu, đề nghị với bạn và người xung quanh, thể hiện thái độ văn minh, lịch sự. - GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 5-8.doc