Giáo án Tin học lớp 3 (cả năm)

Giáo án Tin học lớp 3 (cả năm)

I>MỤC TIÊU

Kiến thức: Giúp HS làm quen và nhận biết được máy tính và các bộ phận chính của máy tính, gọi tên các bộ phận chính của máy tính.

Kỹ năng: Giúp HS làm quen với máy tính.

Thái độ: Giúp HS thích thú, ham học, tò mò và thích khám phá máy tính.

II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy vi tính, SGK, SGV, đồ dùng trực quan như: các thiết bị của máy tính(bàn phím, chuột, màn hình, thân máy), tranh ảnh về máy tính.

III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định lớp: (3 phút)

 

doc 51 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 6039Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tin học: Tiết: 1
SGK:3 SGV: 30
 	 Ngày dạy......................
 CHƯƠNG MỘT : Làm quen với máy tính( 5 tiết)
	BÀI 1: Người bạn mới của em(tiết 1)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS làm quen và nhận biết được máy tính và các bộ phận chính của máy tính, gọi tên các bộ phận chính của máy tính.
Kỹ năng: Giúp HS làm quen với máy tính.
Thái độ: Giúp HS thích thú, ham học, tò mò và thích khám phá máy tính.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV, đồ dùng trực quan như: các thiết bị của máy tính(bàn phím, chuột, màn hình, thân máy), tranh ảnh về máy tính.
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: (3 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
2.Giới thiệu bài: (5 phút)
- GV: Bạn là người cùng ta vui chơi, học hành và cùng ta chia sẻ vui buồn, vậy các em muốn có người bạn như thế nào?
- GV: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một người bạn mới rất siêng năng, làm đúng, làm nhanh.Đó là người bạn chiếc máy tính.
1.Máy tính giúp em những gì?
2.Theo em hiện nay có bao nhiêu loại máy tính?
GV nhận xét
Máy tính sẽ là công cụ học tập, làm việc, giải trí và là người bạn luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của em.
3.Giới thiệu máy tính (25 phút)
HĐ1: Có bao nhiêu loại máy tính?
 a) Các loại máy tính
Có nhiều loại máy tính khác nhau
Hai loại máy tính thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay
B) Cấu tạo máy tính
HĐ2: Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận?
Máy tính được chia làm 4 bộ phận chính
- GV: Bộ phận thứ nhất là màn hình có cấu tạo và hình dạng giống như màn hình tivi.
- GV giới thiệu cho HS quan sát màn hình.
 Màn hình: Hiển thị thông tin
- GV: Bộ phận thứ 2 là bàn phím, trên bàn phím có rất nhiều phím với các kí tự khác nhau.
- GV giới thiệu cho HS quan sát bàn phím.
 Bàn phím: Nhập dữ liệu vào máy tính
- GV: Bộ phận thứ 3 là chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện và nhanh chóng, chuột máy tính có hai loại, chuột quang và chuột cơ.
- GV giới thiệu cho HS quan sát chuột máy tính.
Chuột: Điều khiển máy tính thuận lợi và nhanh chóng
- GV giới thiệu cho HS quan sát thân máy.
 Thân máy: Gồm nhiều chi tiết tinh vi trong đó quan trọng nhất là bộ xử lí(CPU) được xem là bộ não
Chú ý: Cần giải thích cho HS hiểu hai từ: thông tin và dữ liệu( Dữ liệu được xem là giá để chứa đựng thông tin).
4.Củng cố:(5 phút)
Nhắc lại các bộ phận chính của máy tính?
Làm bài tập B1, B2 trang 6/SGK.
5. Dặn dò (2 phút)
 - Học bài cũ.
	- Đọc trước phần 2/ Làm việc với máy tính.
Gọi 2 HS trả lời
Gọi 2 em HS trả lời
Gọi 2 em HS trả lời
HS trả lời
HS quan sát GV và nhắc lại
HS trả lời
HS quan sát và ghi chép
HS trả lời
HS làm bài tập
Tin học: Tiết: 2
SGK: 7 SGV: 30
Ngày dạy.......................
 BÀI 1: Người bạn mới của em (Tiết 2)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức: HS nhận biết được máy tính và các bộ phận chính của máy tính, gọi tên các bộ phận chính của máy tính và nắm được các yêu cầu khi sử dụng máy tính.
Kỹ năng: HS biết được một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, ánh sáng, khởi động và thoát máy...
Thái độ: HS thích thú, tò mò, có thái độ nghiêm túc trong giờ học
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III> HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: (3 phút)
2.Bài cũ: (5 phút) 
GV: Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?
GV:Trong máy tính bộ phận nào quan trọng nhất?
GV nhận xét và cho điểm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
3>Bài mới: (20 phút)
Làm việc với máy tính
HĐ1: Tiết trước cô đã giới thiệu cho các em các bộ phận chính của máy tính. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em cách bật tắt máy tính. Một bạn cho cô biết làm thế nào để bóng đèn điện sáng?
GV nhận xét
Với máy tính thì sao?
- Để làm việc được thì các em phải bật công tắc màn hình và bật công tắc phần thân máy
- GV chỉ dẫn trên máy tính
- Sau khi làm việc với máy tính xong thì các em phải làm gì?
- Vậy tắt máy tính như thế nào?
GV: Vì sao không làm việc nữa thì em phải tắt máy 
GV nhận xét và chốt: để tắt máy tính thì em thực hiện
Nhấn trái chuột vào Start chọn Turn off computer chọn turn off, Sau đó tắt màn hình
- GV hướng dẫn HS cách bật, tắt máy tính
HĐ2:
- Để làm việc trên máy tính có hiệu quả và khoa học thì các em cần phải có tư thế ngồi hợp lí. Vậy theo các em khi làm việc trên máy vi tính cần có tư thế ngồi như thế nào?
GV nhận xét và chốt
Tư thế ngồi
Lưng thẳng, thoải mái, bắp đùi song song với mặt bàn, khoảng cách từ mắt tới mặt bàn từ 50-80 cm, không nhìn quá lâu vào màn hình.
Theo em ánh sáng có nên chiếu thẳng vào màn hình không?
Ánh sáng
Không chiếu thẳng vào màn hình, không chiếu thẳng vào mắt em
Chú ý: Những hình vẽ nhỏ trên màn hình gọi là biểu tượng
Thực hành:
Đại diện các tổ thực hành lần lượt thao tác bật máy, thoát máy, thao tác ngồi
4> Làm bài tập trong SGK (10 phút)
5>Củng cố, dặn dò: (2 phút)
Gọi 1 HS nhắc lại cấu tạo máy tính
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi trước máy tính
GV tuyên dương và nhắc nhở các em về nhà hoàn thiện các bài tập, buổi sau học lý thuyết
HS trả lời
- Bật công tắc
HS trả lời
HS trả lời
 - Tắt máy
 HS trả lời
HS trả lời: Tiết kiệm điện, bảo vệ máy tính
HS trả lời
Gọi 1 HS thực hiện ngồi trước máy tính
Lớp quan sát GV thực hiện
Các tổ còn lại quan sát và nhận xét
HS làm bài tập trong SGK
Tin học: Tiết: 3
SGK: 11 SGV: 31
	Ngày dạy........................
	 BÀI 2: Thông tin xung quanh ta
I>MỤC TIÊU
* Kiến thức: Giúp HS nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản
HS biết được máy tính là cộng cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin
* Kĩ năng: HS phân biệt được các loại thông tin căn bản.
* Thái độ: HS nghiêm túc, sôi nổi, hăng say học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án, đồ dùng trực quan ( tranh ảnh về các loại thông tin ).
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: (3 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
GV: Em hãy nêu tư thế ngồi trước máy tính?
GV: Máy tính gồm mấy bộ phận quan trọng?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
3. Bài mới: (25 phút)
Tiết trước cô và các em đã làm quen với chiếc máy tính, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu xem thông tin là gì và có bao nhiêu loại thông tin xung quanh chúng ta.
Các em hiểu thông tin là gì?
GV nhận xét
GV chốt: Vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội...
Theo các em thì xung quanh chúng ta có bao nhiêu dạng thông tin?
GV nhận xét
Thông tin dạng văn bản là những gì?
GV nhận xét và chốt
Sách giáo khoa, sách truyện, bài báo.. chứa đựng thông tin dạng văn bản.
Ngoài thông tin dạng văn bản còn thông tin dạng gì? 
GV nhận xét:
Thông tin dạng âm thanh
- Tiếng chuông, tiếng trống trường báo cho em biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc, tiếng còi xe, .. 
- Loài vật cũng có âm thanh riêng để gọi bầy, báo có nguy hiểm hoặc biểu lộ sung sướng.
Trên là 2 dạng thông tin . Một bạn cho cô biết thông tin nữa là gì ? lấy ví dụ minh họa
GV nhận xét: Thông tin dạng hình ảnh
Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo, các biển báo, . Đó là những thông tin dạng hình ảnh.
* Với 3 dạng thông tin trên thì máy tính máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng 
Con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
HĐ: Em hãy cho ví dụ 1 dạng thông tin?
Các dạng thông tin 
Thông tin dạng văn bản
 Các em hãy quan sát cho cô ở trong lớp mình có dạng thông tin văn bản không?
Thảo luận: Vì sao dùng nhiều kiểu phông chữ, kiểu chữ, màu sắc khác nhau? Nhóm 1
Thông tin dạng âm thanh
Gọi 1 HS đứng lên hát bài 
gợi ý: Bài hát đó cho ta biết được thông tin gì?
câu hỏi? Bạn nào lấy ví dụ? và cho cô biết âm thanh đó cho ta biết thông tin gì? 
Thông tin dạng hình ảnh
HS quan sát hình 13-14-15-16 sgk 13
Câu hỏi? Cho cô biết những bức tranh đó giúp cho ta biết thông tin gì?
- Các em hãy quan sát xung quanh lớp học chúng ta và lấy thêm ví dụ cho cô?
4. Củng cố: (5 phút)
- Làm bài tập sgk 14
- Các em cùng quan sát H17 sgk 14 để trả lời câu hỏi.
- Làm bài tập sgk 14
- Các em cùng quan sát H17 sgk 14 để trả lời câu hỏi.
5. dặn dò: (2 phút)
Yêu cầu HS về nhà sưu tập thông tin thuộc ba dạng cơ bản và dạng kết hợp cùng với câu hỏi: thông tin đó thu thập ở đâu? Bằng cách nào? Có ý nghĩa gì?
Gọi 2 HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS cho ví dụ
HS cho ví dụ
HS trả lời
Nhóm 1 thực hiện và đại diện trình bày
Nhóm 2 thực hiện và đại diện trình bày
Nhóm 3 thực hiện và đại diện trình bày
HS trả lời
Tin học: Tiết: 4
SGK: 16 SGV: 35
 Ngày dạy....................
 BÀI 3+4: Bàn phím máy tính- Chuột máy tính
I>MỤC TIÊU
 HS bước đầu làm quen với bàn phím, chuột 
* Kiến thức: HS nắm được khu vực chính của bàn phím máy tính
* Kĩ năng: phân biệt được các hàng phím trên bàn phím máy tính và nhận biết phím có gai đó là J và F. 
HS nắm được các thao tác sử dụng chuột.
HS biết cách cầm chuột đúng và thực hành được một số thao tác với chuột
* Thái độ: HS Tò mò, ham học hỏi.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Giáo án, SGK, SGV, đồ dùng trực quan( máy tính)
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: (3 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
GV: Em hãy cho ví dụ về ba dạng thông tin?
GV: Em hãy nêu cách để thoát máy tính?
Bàn phím máy tính dùng để làm gì?
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
3. Bài mới: (25 phút)
Giới thiệu bài
Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính. Sơ đồ bàn phím có dạng sau: 
GV: dùng bàn phím giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai. 
Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: (GV giảng bằng hình ảnh trực quan: bàn phím)
1)Bàn phím máy tính
Giáo viên giới thiệu sơ lược về bàn phím
Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím lớn nhất ở phía bên trái bàn phím được sử dụng cho việc tập gõ bằng 10 ngón tay. Nhóm phím bên phải chủ yếu là các phím số. Ngoài ra còn có các phím chức năng khác mà em sẽ được làm quen sau này. Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này ...  dấu, sử dụng phím Delete và phím Backspace để xoá những từ gõ sai, HS biết cách khôi phục khi xoá nhầm bằng lệnh Undo hoặc Ctrl+Z
- Thái độ: HS nghiêm túc trong giờ học, thích khám phá sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ: 
Con trỏ soạn thảo là gì?
Khi xoá nhầm, muốn khôi phục lại em sẽ làm thế nào?
Thực hành
GV hướng dẫn cho HS thực hành bài tập T1 tang 77, bài tập T2 trang 78.
Đối với HS khá giỏi thục hành tiếp bài tập T3 trang 78
Củng cố: Em hãy nêu cách gõ chữ hoa
Dặn dò: Các em về nhà học bài cũ và xem trước bài 3 trang 79
Tin học: Tiết: 44
Kiểm tra
	Ngày dạy..............................
1/(3 điểm) Điền từ thích hợp vào (...)
Dùng phím Backspace để xóa kí tự ... con trỏ soạn thảo
Dùng phím Delete để xoá kí tự ... con trỏ soạn thảo
2/ ( 3 điểm) Để gõ chữ hoa thì em dùng phím nào dưới đây?
a) Phím SHIFT 	b) Phím CTRL	c) Phím ENTER
3/ ( 4 điểm) Em hãy gõ đoạn thơ sau
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng Thủ đô gió ngàn.
ĐÁP ÁN
1/(3 điểm) Điền từ thích hợp vào (...)
Dùng phím Backspace(<-) để xóa kí tự .trước.. con trỏ soạn thảo
Dùng phím Delete để xoá kí tự sau.. con trỏ soạn thảo
2/ ( 3 điểm) Để gõ chữ hoa thì em dùng phím nào dưới đây?
Phím SHIFT 	
3/ Gõ đoạn văn sau
Vui sao mootj sawngs thangs Nawm
Dduwowngf veef Vieetj Bawcs leen thawm Bawcs Hoof
Suoois daif xanh muwowts nuwowng ngoo
Boons phuwowng loongf loongj Thur ddoo gios nganf
HẾT
Tin học: Tiết: 45
SGK: 79 SGV: 84
 Ngày dạy............................	
BÀI 3: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ( tiết 1)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ tiếng Việt.
Kĩ năng: HS biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng việt nhờ vào phần mềm vietkey.
Thái độ: HS nghiêm túc trong giờ học, thích khám phá sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn đinh
Bài cũ: 
Để xoá chữ trước con trỏ em dùng phím nào?
Để xoá chữ sau con trỏ em dùng phím nào
Gọi 2 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét
GV chốt lại
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Bài mới
Giới thiệu cho HS cách gõ kiểu Telex 
GV làm mẫu trên máy tính
GV hướng dẫn cho HS thực hành bài tậ T1 trang 82
Củng cố: 
Để gõ chữ Đ em gõ như thế nào?
Để gõ chữ Ư thì em gõ như thế nào?
Dặn dò:
Các em về nhà học bài cũ, tiết tới các em thực hành bài tập T2 trang 82
HS quan sát và ghi chép
HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV
HS trả lời
Tin học: Tiết: 46
SGK: 79 SGV: 84
 Ngày dạy............................	
 Bài 3: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ( Tiết 2)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ tiếng Việt.
Kĩ năng: HS biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng việt nhờ vào phần mềm vietkey.
Thái độ: HS nghiêm túc trong giờ học, thích khám phá sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ: 
Để xoá chữ trước con trỏ em dùng phím nào?
Để xoá chữ sau con trỏ em dùng phím nào
Gọi 2 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét
GV chốt lại
Thực hành
GV hướng dẫn cho HS thực hành
Củng cố:
Để gõ chữ ă thì em gõ như thế nào?
Để gõ chữ ê thì em gõ như thế nào?
Dặn dò: Các em về nhà xem trước bài 4 trang 83
Tin học: Tiết: 47
SGK: 83 SGV: 89
 Ngày dạy............................
 BÀI 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng( Tiết 1)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức
+ HS biết cách gõ các dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
+ HS biết cách khởi động phần mềm vietkey va word
Kĩ năng: HS biết gõ các từ có dấu và luyện gõ theo quy tắc 10 ngón tay
Thái độ: HS nghiêm túc, thích khám phá, sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Bài mới
Giới thiệu cho HS cách gõ dấu tiếng
 Việt trong 2 kiểu gõ: Telex và Vni
GV hướng dẫn cho HS thực hành bài T1 trang 84
Củng cố
Dặn dò: Các em về nhà học bài cũ và xem trước bài tập T2 trang 85 để tiết tới các em thực hành
HS theo dõi và ghi chép
Thực hành theo sự hướng dẫn của GV
Tin học: Tiết: 48
SGK: 83 SGV: 89
 Ngày dạy............................
 Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng( tiết 2)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức
+ HS biết cách gõ các dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
+ HS biết cách khởi động phần mềm vietkey va word
Kĩ năng: HS biết gõ các từ có dấu và luyện gõ theo quy tắc 10 ngón tay
Thái độ: HS nghiêm túc, thích khám phá, sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ
Để gõ dấu sắc em nhấn phím nào?
Thực hành
GV hướng dẫn cho HS thực hành bài tập T2 tang 85
Củng cố
Dặn dò: Các em về nhà xem trước bài 5 trang 86
Tin học: Tiết: 49
SGK: 86 SGV: 90
 Ngày dạy............................
 Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã( tiết 1)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức
+ HS biết cách gõ các dấu hỏi, dấu ngã
+ HS biết cách khởi động phần mềm vietkey va word
Kĩ năng: HS biết gõ các từ có dấu và luyện gõ theo quy tắc 10 ngón tay
Thái độ: HS nghiêm túc, thích khám phá, sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Bài mới
GV hướng dẫn cho HS cách gõ dấu hỏi, dấu ngã
Thực hành
GV hướng dẫn cho HS thực hành bài tập T1 trang 87
Củng cố: Để gõ được từ Quả vải em gõ như thế nào?
Dặn dò: Các em về nhà học bài cũ tiết tới các em sẽ thực hành bài tập T2 trang 88
HS quan sát và thực hành theo sự hướng dẫn của GV
Tin học: Tiết: 50
SGK: 86 SGV: 90
Ngày dạy............................
 Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã( tiết 2)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức
+ HS biết cách gõ các dấu hỏi, dấu ngã
+ HS biết cách khởi động phần mềm vietkey va word
Kĩ năng: HS biết gõ các từ có dấu và luyện gõ theo quy tắc 10 ngón tay
Thái độ: HS nghiêm túc, thích khám phá, sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ
Thực hành
GV hướng dẫn cho HS thực hành
Đối với HS trung bình và yếu thực hành lại bài tập T1 trang 87
Đối với HS khá giỏi thực hành bài tập T2 trang 88
Củng cố: 
Để gõ từ boong kiểu Telex trong chế độ gõ tiếng việt em sẽ làm như thế nào?
Dặn dò:
Các em về nhà học bài cũ, tiết tới các em thực hành bài tập T1 trang 89
TIẾT 51: KIỂM TRA
I>MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết cách gõ tiếng việt bằng kiểu gõ Telẽ
Kĩ năng: HS nắm vững hơn qui tắc gõ tiếng việt bằng kiểu gõ Telex
Thái độ: HS nghiêm túc trong giờ kiểm tra
II/ Kiểm tra
1/( 3 đ) Em hãy nêu cách gõ dấu tiếng việt bằng kiểu gõ Telex
2/ (3 đ) Em hãy nêu cách gõ chữ tiếng việt bằng kiểu gõ Telex
3/ (4 đ) Em hãy sử dụng cách gõ chữ và dấu tiếng việt bằng kiểu gõ Telex để gõ đoạn thơ sau:
Đồng quê
Đồng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng
Chiều lên lặng ngắt bầu không
Trâu ai no cỏ thả rông bên trời
Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm
ĐÁP ÁN
1/	Dấu sắc: S
	Dấu huyền: F
	Dấu hỏi: R
	Dấu ngã: X
	Dấu nặng: J
2/	Chữ Ô: OO
	Chữ Ư: UW
	Chữ Đ: DD
	Chữ Ê: EE
	Chữ Ă: AW
	Chữ Ơ: OW
	Chữ Â: AA
3/
Đoongf quee
Langf quee luas gawtj xong rooif
Maay hong treen goocs raj phowi trawngs ddoongf
Chieeuf leen lawngj ngawts baauf khoong
Traau ai no cor thar roong been trowif
Howi thu ddax chamj mawtj nguwowif
Bachj ddanf ddooi ngonj dduwngs soi xanh ddaamf
Tin học: Tiết: 52+53
SGK: 89 SGV: 91
 Ngày dạy............................
Bài 6: Luyện gõ( 2 tiết)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức
+ HS biết cách gõ tiếng việt bằng kiểu Telex
+ HS biết cách khởi động phần mềm vietkey va word
Kĩ năng: HS gõ văn bản đơn giản và biết cách chỉnh sửa văn bản với các phím xoá.
Thái độ: HS nghiêm túc, thích khám phá, sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ
Thực hành
GV hướng dẫn cho HS thực hành bài tập T1 trang 89
Củng cố
Em hãy nêu cách gõ dấu tiếng việt bằng kiểu gõ Telex?
Dặn dò: Các em về nhà học bài cũ và xem truoc bài T2 trang 89 để tiết tới các em thực hành.
Tin học: Tiết: 54+55
SGK: 90 SGV: 91
 	 Ngày dạy............................
 Bài 7: Ôn tập( 2 tiết)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức
+ HS biết cách gõ các dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
+ HS biết cách khởi động phần mềm vietkey va word
Kĩ năng: HS biết gõ các từ có dấu và luyện gõ theo quy tắc 10 ngón tay
Thái độ: HS nghiêm túc, thích khám phá, sáng tạo trong giờ học.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Bài cũ
1/ Em hãy trình bày cách gõ dấu tiếng việt bằng kiểu gõ texlex để gõ câu: “ Nhớ ơn Bác Hồ”
Thực hành:
GV hướng dẫn cho HS thực hành 
Ở tiết 1 HS thực hành bài tập T1 trang 91
Ở tiết 2 GV hướng dẫn HS thực hành bài tập T2 trang 92
Củng cố:
Em hãy nêu qui tắc gõ dấu tiếng việt bằng kiểu gõ Telex
Dặn dò: Các em về nhà học bài cũ và ôn lại tất các các bài đã học trong chương 5 để tiết tới các em kiểm tra
Tin học: Tiết: 56
KIỂM TRA
CHƯƠNG 6 HỌC CÙNG MÁY TÍNH
BÀI 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 3
I>MỤC TIÊU
	HS sử dụng các thao tác với bàn phím và chuột để giao tiếp với máy tính
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Huớng dẫn cho HS và chia nhóm thực hành
BÀI 2 Học làm công việc gia đình với phần mềm TIDY UP
I>MỤC TIÊU
	Thông qua phần mềm giáo dục cho HS thói quen ngăn nắp, sạch sẽ và giúp đỡ cha mẹ trong các công việc nhỏ ở nhà
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hướng dẫn cho HS và chia nhóm thực hành
BÀI 3: Học tiếng Anh với phần mềm ALPHABET BOCKS
I>MỤC TIÊU
	Thông qua phần mền giúp HS nhận biết các chữ cái trong tiếng Anh và cách đọc chúng
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hướng dẫn cho HS và chia nhóm thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tin 3 ca nam.doc