Giáo án Toán 1 - Tiết 105 đến 120

Giáo án Toán 1 - Tiết 105 đến 120

TIẾT 105 TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, về tìm số liền sau của 1 số có hai chữ số.

- Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và phân tích nhanh.

3. Thái đo: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.

2. Học sinh: Vở , SGK

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc 24 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 1 - Tiết 105 đến 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 105 TOÁN
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, về tìm số liền sau của 1 số có hai chữ số.
Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và phân tích nhanh.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, bảng phụ.
Học sinh: Vở , SGK
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng: Điền dấu >, <, =
72  38 54  59
12  21 37  37
45  54 64  71
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, giảng giải.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Cho cách đọc số, viết số.
Trong các số đó, số nào là số tròn chục?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Giáo viên gắn mẫu lên bảng.
Số liền sau của 80 là 81.
Muốn tìm số liền sau của 1 số ta đếm thêm 1.
Bài 3: Yêu cầu gì?
Khi so sánh số có hàng chục giống nhau ta làm sao?
Còn cách nào so sánh 2 số nữa?
Củng cố: trò chơi 
 Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Phân tích số 87, 59, 20, 99.
Nhận xét tuyên dương.
Dặn dò: Chuẩn bị: Bảng các số từ 1 đến 100.
- Về nhà làm vở BT 
Hát.
2 học sinh lên bảng.
Học sinh dưới lớp so sánh bất kỳ số mà giáo viên đưa ra.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Viết số bảng con
Học sinh nêu miệng
3 học sinh lên sửa ở bảng lớp.
Viết theo mẫu.
Học sinh viết kết quả vào bảng con.
Điền dấu >, <, =.
-  số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Viết theo mẫu.
 8 chục và 7 đơn vị.
Hoat động nhóm.
Sửa bài.
Học sinh đọc lại kết quả.
TIẾT 106 TOÁN
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nhận biết số 100 là số liền sau số 99 và là số có 3 chữ số.
Tự lập được bảng số từ 1 đến 100.
Kỹ năng: Nhận biết 1 số, đặt điểm của các số từ 1 đến 100.
Thái độ: Cẩn thận khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng số từ 1 đến 100. Bảng gài que tính.
Học sinh: Bảng số từ 1 đến 100. Que tính.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
+ 64 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 64 = 60 + 
+ 53 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 53 =  + 3
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Bảng các số từ 1 đến 100.
Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về số 100.
Giáo viên gắn tia số từ 90 đến 99.
Nêu yêu cầu bài 1.
Số liền sau của 97 là bao nhiêu?
Gắn 99 que tính: Có bao nhiêu que tính?
Thêm 1 que tính nữa là bao nhiêu que?
Vậy số liền sau của 99 là bao nhiêu?
100 là số có mấy chữ số?
1 trăm gồm 10 chục và 0 đơn vị.
Giáo viên ghi 100.
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng số từ 1 đến 100.
Nêu yêu cầu bài 2.
Nhận xét cho cô số hàng ngang đầu tiên.
Còn các số ở cột dọc.
Hoạt động 3: Giới thiệu 1 vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100.
Nêu yêu cầu bài 3.
Dựa vào bảng số để làm bài 3.
Các số có 1 chữ số là số nào?
Số tròn chục có 2 chữ số là số nào?
Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
Số có 2 chữ số giống nhau là số nào?
Củng cố:
Đếm xem trong bảng các số từ 1 đ1ê 100 có bao nhiêu số có 1, 2 chữ số?
Trò chơi: lên chỉ nhanh số liền trước , liền sau.
Nhận xét.
Dặn dò: Học thuộc các số từ 1 đến 100.
 - Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
Hỏi dưới lớp.
+ Số liền sau của 25 là bao nhiêu?
+ Số liền sau của 37 là bao nhiêu?
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
Học sinh nêu.
 98.
 99 que tính.
 100 que tính.
Học sinh lên bảng tính thêm 1 que.
 100.
 3 chữ số.
Học sinh nhắc lại.
1 trăm.
Hoạt động nhóm .
Viết số còn thiếu vào ô trống.
 hơn kém nhau 1 đơn vị.
 hơn kém nhau 1 chục.
Nhóm làm bài, trình bày KQ.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Viết số.
- 1, 2,  , 9.
 10, 20, 30, 40, .
- 10.
 99.
11, 22, 33, ., 99
Học sinh chia 2 đội thi đua đếm. Đội nào đếm nhanh và đúng sẽ thắng.
Đội A nêu số, đội B chỉ số liền trước, liền sau, và ngược lại.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 107 TOÁN
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố về viết số có 2 chữ số, tìm số liền trước, liền sau của 1 chữ số, thứ tự số.
Củng cố về hình vuông: Nhận biết và vẽ hình vuông.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính nhanh, chính xác.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh: Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh đọc các số từ 1 đến 100.
Các số có 1 chữ số là những số nào?
Các số tròn chục là những số nào?
Các số có 2 chữ số giống nhau là số nào?
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Phương pháp: đàm thoại, luyện tập, giảng giải.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm sao?
Tìm số liền sau?
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh các số ngăn nhau bởi dấu phẩy.
Bài 5: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý: hình vuông nhỏ có 2 cạnh nằm trên 2 cạnh của hình vuông lớn.
Củng cố:
Trò chơi: Tìm nhanh số liền trước, liền sau của 1 số.
Chia 2 đội: 
+ Đội A nêu yêu cầu tìm số liền trước, liền sau của 1 số.
+ Đội B trả lời và ngược lại.
Đội nào đúng nhất và nhanh sẽ thắng.
Nhận xét.
Dặn dò:
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát.
Mỗi học sinh đọc khoảng 2 số.
 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
 10, 20, 30, .
11, 22, 33, .
Hoạt động lớp, cá nhân.
Viết số.
Học sinh làm bảng con
Sửa bài ở bảng lớp.
Viết số thích hợp.
 cộng thêm 1.
 trừ đi 1.
Học sinh làm bảng con câu a,b
Câu c làm vở
Sửa bài.
Viết các số.
2 học sinh làm ở bảng lớp.
Học sinh làm vào vở.
3 em ở bảng lớp.
Dùng thước và bút nối các điểm để có 2 hình vuông.
Học sinh làm bài.
Đổi vở kiểm tra.
Lớp chia thành 2 đội tham gia chơi.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 108 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
Củng cố về giải toán có lời văn.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh:Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài: Tìm số liền trước, liền sau các số 45, 50, 79.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu gì?
Yêu cầu viết số theo thứ tự từ số nào đến nào ?
Bài 2:Đọc số .
Cho số hãy ghi cách đọc số.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
So sánh số có chữ số hàng chục khác nhau ta làm thế nào ?dựa vào số nào?
So sánh số có chữ số hàng chục giống nhau ta làm thế nào ? 
Bài 4: Đọc đề bài.
Đề bài cho gì?
Đề bài hỏi gì?
Muốn có bao nhiêu cây làm sao?
Bài 5: Yêu cầu gì?
Củng cố:
So sánh các số:
+ 90 với 91. + 32 với 33.
+ 70 với 69. + 50 với 30.
Dặn dò: Chuẩn bị: Giải toán có lời văn tiếp theo.
Hát.
Học sinh làm bài.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Viết các số.
15 25.
69 79.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Học sinh đọc số .
Điền dấu >, <, =.
 có hàng chục khác nhau, hàng chục nào lớn hơn thì số đó lớn hơn.
 có hàng chục giống nhau, dựa vào hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn, số đó lớn hơn.
 có 10 cây cam và 8 cây chanh
 có tất cả bao nhiêu cây?
 tính cộng.
Học sinh làm bài.
Viết số lớn nhất có 2 chữ số là .
Học sinh làm bài.
Học sinh so sánh miệng.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 109 TOÁN
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tt)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh củng cố về kỹ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn (bài toán về phép trừ).
Tìm hiểu bài toán (bài toán cho biết và hỏi).
Giải bài toán (thực hiện phép tính, trình bày bài giải).
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết dạng toán nhanh và trình bày bài đúng.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ SGK, que tính.
Học sinh: Que tính.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh viết vào bảng con.
+ Viết các số có 2 chữ số giống nhau.
+ So sánh: 83 .86
57  49
18  15 + 3
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài giải toán có lời văn tiếp theo.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Cho học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy con làm sao?
Nêu cách trình bày bài giải.
Nêu cho cô lời giải.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: giảng giải, luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy con làm sao?
Bài 2, bài 3: Tiến hành tương tự.
Củng cố:
Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà con đã học?
Dựa vào đâu để biết?
Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì?
Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì?
Ngoài ra nếu thêm ... 0cm = 30cm.
14 cm + 5 cm = 19 cm.
32 cm + 12 cm = 44 cm.
Học sinh đọc: 
Học sinh lên bảng giải.
Bài giải
Cả hai đoạn dài là:
15 + 14 = 29 (cm)
Đáp số: 29 cm.
Lớp chia 2 đội, tham gia thi đua. 
Đội nào không có bạn tính sai sẽ thắng.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 116 TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
(TRỪ KHÔNG NHỚ)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết đăët tính và thực hiện phép tính trừ không nhớ trong phạm vi 100.
Củng cố về giải toán có lời văn.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính nhanh.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng cài que tính.
Học sinh: Que tính.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Tính:
87 + 11 = 72 + 5 =
53 cm + 24 cm = 9 cm + 80 cm =
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài phép trừ trong phạm vi 100.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23.
Phương pháp: thực hành, giảng giải, đàm thoại.
Lấy 57 que tính -> lấy 57.
Vừa lấy bao nhiêu que? Viết số 57.
Tách ra bó 2 chục que tính và 3 que tính rời, xếp các bó chục que bên trái và 3 que rời bên phải.
Tách bao nhiêu que tính? -> Ghi số 23 dưới 57.
Sau khi tách 23 que tính còn bao nhiêu que?
Vì sao con biết?
Đó là phép trừ: 
57 – 23 = 34.
Giới thiệu cách làm tính trừ:
Hướng dẫn đặt tính:
+ Phân tích số 57, số 23.
Giáo viên viết.
+ Bạn nào có thể nêu cách đặt tính?
Hướng dẫn làm tính trừ:
+ Bạn nào lên trừ giúp cô?
57
- 23
34
Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, giảng giải.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh các trường hợp có số 0:
 35 59
- 15 - 53
 20 06
Bài 3: Đọc đề bài.
Nêu tóm tắt:
Quyển sách : 64 trang 
Đọc : 24 trang
Còn lại :  trang ?
Củng cố:Trò chơi: Ai nhanh hơn
 Nội dung : Bài 2: Yêu cầu gì?
- Thực hiện nhẩm và ghi Đ hoặc S vào ô vuông.
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm bài tập 3.
Chuẩn bị: Phép trừ trong phạm vi 100.
Hát.
Học sinh làm bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh lấy 5 chục và 7 que rời.
 57 que.
Học sinh tiến hành tách.
 23 que.
 34 que.
 5 chục và 7 đơn vị.
 2 chục và 3 đơn vị.
Học sinh nêu: Viết 57, rồi viết số 23 sao cho các cột thẳng hàng với nhau.
Học sinh lên làm và nêu cách làm.
Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính.
Hoạt động lớp.
Tính.
Học sinh làm bài sửa ở bảng lớp.
- Câu a: làm bảng con
- Câu b: làm vở
Học sinh đọc.
1 em giải.
Bài giải
- 3 đội / lớp 
- 8 em / 1 đội
Học sinh cử đại diện lên thi đua tiếp sức , đội nào thực hiện nhanh sẽ thắng.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 117 TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
(TRỪ KHÔNG NHỚ)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (dạng 65 – 30 và 36 – 4 ).Củng cố tính năng tính nhẩm.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính nhanh, chính xác.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng gài. Que tính.
Học sinh: Vở bài tập. Bộ đồ dùng.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh làm bảng con:
67 – 13 =
87 – 24 =
95 – 45 = 
Bài mới:
Giới thiệu: Học làm phép trừ trong phạm vi 100.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 65 – 30:
Phương pháp: đàm thoại, thực hành.
Lấy 65 que tính.
65 gồm mấy chục và mấy đơn vị? -> Ghi 65.
Lấy 30 que tính.
30 gồm mấy chục và mấy đơn vị? -> Ghi 30.
Lập phép tính trừ: 65 – 30 
Hoạt động 2: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 36 – 4:
Thực hiện tương tư.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, đàm thoại, giảng giải.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh đặt số phải thẳng cột.
Bài 3: Yêu cầu gì?
Củng cố: Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
Thi đua: Bài 2 : Đúng ghi đ, sai ghi s 
Giáo viên ghi các phép tính. Học sinh sẽ lên thi đua 
Nhận xét.
Dặn dò:Chuẩn bị: Luyện tập
Hát.
Học sinh làm bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh lấy 65 que.
 6 chục và 5 đơn vị.
Học sinh lấy.
 3 chục và 0 đơn vị.
Học sinh thành lập phép tính dọc và tính.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Tính.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Tính nhẩm.
Học sinh làm bài, sửa bài 
Học sinh chia 3đội, mỗi đội cử ra 4 em lên tham gia.
Nhận xét.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 118 TOÁN
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố về đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 100 (trừ không nhớ).
Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính nhẩm với các phép tính đơn giản, kỹ năng giải toán.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh: bảng con
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh làm bảng con:
73 – 40 96 – 5
87 – 6 75- 50
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, đàm thoại.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh đặt các số phải thẳng cột với nhau.
Bài 2: Yêu cầu tính nhẩm.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Trước khi điền ta làm sao?
Bài 4: Đọc đề bài.
Tóm tắt rồi giải.
Tóm tắt
1 B có : 35 bạn
nữ : 20 bạn 
nam :  bạn ?
Củng cố:Trò chơi: Nối nhanh
Phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy có các phép tính và kết quả đúng
Nhận xét.
Dặn dò:Chuẩn bị: Các ngày trong tuần lễ.
Hát.
Học sinh làm vào bảng con.
2 em làm ở bảng lớp
Nhận xét.
Hoạt động lớp.
Đặt tính rồi tính.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Điền dấu >, <, =.
Tính cộng hoặc tính trừ trước rồi mới so sánh.
Học sinh làm bài.
Bài giải
Số bạn nam lớp 1 B là:
35 – 20 = 15 (bạn)
Đáp số: 15 bạn .
Học sinh chuyền tay nhau nối 1 phép tính với 1 kết quả. Tổ nào nối xong trước và đúng sẽ thắng.
Nhận xét.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 119 TOÁN
CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh bước đầu làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ.
Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần.
Kỹ năng:
Nhận biết 1 tuần có 7 ngày.
Biết tên gọi các ngày trong tuần lễ. Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hằng ngày.
Thái độ: Yêu thích học toán.
Chuẩn bị:
Giáo viên:1 quyển lịch bóc, 1 thời khóa biểu.
Học sinh: SGK, vở, bảng.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Điền dấu >, <, =
74 – 4  75 – 5 52 + 2  50 + 4
50 – 20  40 – 20 43 + 23  34 + 32
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài các ngày trong tuần lễ.
Hoạt động 1: Giới thiệu lịch bóc hằng ngày.
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại.
Treo quyển lịch và hỏi hôm nay là thứ mấy?
Giới thiệu tuần lễ:
+ Giáo viên mở từng tờ lịch giới thiệu tên các ngày trong tuần.
+ 1 tuần lễ có mấy ngày?
Giới thiệu các ngày trong tháng:
+ Hôm nay là ngày bao nhiêu?
+ Chỉ vào tờ lịch.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: động não, luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
a/ Em đi học vào các ngày : thứ hai, .
b/ Em được nghỉ các ngày:..
Bài 2: Yêu cầu gì?
a/ Hôm nay là.ngày.tháng..
a/ Ngày mai là.ngày.tháng..
Bài 3: Đọc yêu cầu bài.
Củng cố:
Thi đua trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
Thứ ba ngày 5 tháng 4.
Thứ tư ngày  tháng .
Thứ năm ngày  tháng .
Thứ  ngày 8 tháng 4.
Dặn dò:
Tập xem lịch hằng ngày ở nhà.
Chuẩn bị: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh trả lời.
Học sinh theo dõi.
 7 ngày.
Học sinh nhắc lại các ngày trong tuần.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp.
 thứ ba.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Đọc các tờ lịch - làm vở
- HS nêu miệng .
Học sinh đọc đề bài.
HS đọc thời khóa biểu lớp 
Học sinh cử đại diện lên thi đua điền vào chỗ chấm.
Đội nào điền nhanh và đúng sẽ thắng.
Nhận xét.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 120 TOÁN
CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố về làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm các trường hợp đơn giản.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh:Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: 
- Một tuần có mấy ngày?
- Nêu các ngày trong tuần.
- Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?
- Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, giảng giải.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh đặt phải thẳng cột.
Bài 3: Đọc đề bài.
Củng cố: Trò chơi “Thi đua tính nhanh”
Nội dung : bài 4
Tất cả có : 68 bông hoa
Hà có : 34 bông hoa
Lan có :  bông hoa ?
Dặn dò:
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
 7 ngày.
Thứ hai, thứ ba,
Hoạt động lớp.
Tính nhẩm.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Đặt tính rồi tính.
Học sinh làm bài.
Thi đua sửa ở bảng lớp.
Học sinh đọc đề.
Tự tóm tắt và giải.
Bài giải
Số que tính hai bạn có tất cả làø:
35 + 43 = 78 (que tính)
Đáp số: 48 que tính.
Hoạt động nhóm.
Nhóm nào nhanh và đúng sẽ thắng.
Nhận xét.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN LOP 1 THANH.doc