Giáo án Toán học kì I - Lớp 1

Giáo án Toán học kì I - Lớp 1

Bài 1.

TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán.

- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: sách Toán 1,bộ đồ dùng dạy toán.

- HS : sách toán1, bộ đồ dùng học Toán,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1.

 - HS xem sách Toán 1

 - Hướng dẫn HS mở sách trang 4: Tiết học đầu tiên.

 - GV giới thiệu: + Từ bìa đến " Tiết học đầu tiên"

 + Mỗi tiết học có 1 phiếugồm: bàihọc ,thực hành.

 + Trong tiết học Toán, HS phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới, làm bài theo hướng dẫn của GV.

 - HS thực hành gấp sách, mở sách, xác định các phần trong 1 tiết Toán.

 - Hướng dẫn HS giữ gìn sách.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học Toán.

 - HS mở SGK trang 4 - HS quan sát tranh trang 4, 5

 - GVgiải thích ,giới thiệu .

 - HS làm việc với que tính.

 

doc 128 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học kì I - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.
Thứ ngày 5 tháng 9 năm 2006
Bài 1.
Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán.
- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: sách Toán 1,bộ đồ dùng dạy toán.
- HS : sách toán1, bộ đồ dùng học Toán,
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1.
 - HS xem sách Toán 1 
 - Hướng dẫn HS mở sách trang 4: Tiết học đầu tiên.
 - GV giới thiệu: + Từ bìa đến " Tiết học đầu tiên"
 + Mỗi tiết học có 1 phiếugồm: bàihọc ,thực hành.
 + Trong tiết học Toán, HS phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới, làm bài theo hướng dẫn của GV.
 - HS thực hành gấp sách, mở sách, xác định các phần trong 1 tiết Toán.
 - Hướng dẫn HS giữ gìn sách.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học Toán.
 - HS mở SGK trang 4 - HS quan sát tranh trang 4, 5
 - GVgiải thích ,giới thiệu .
 - HS làm việc với que tính.
Hoạt động 3. Các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán.
- GV giới thiệu: Học Toán các em biết:
+ Đọc số: GV ghi bảng: 1, 2 - Đọc một, hai, ba
+Đếm số: GV đếm 1, 2, 3.
+ Viết số.
+ So sánh số: số 1 bé hơn số 2.
+ Làm tính cộng, trừ.
+ Biết đo độ dài: GV kẻ một đoạn thẳng lên bảng sau đó lấy thước đo.
+ Biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu? Biết xem lịch hằng ngày. 
1, 2,3
1 < 2
1 + 2
2 - 1
 Hoạt động 4. Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán của HS 
 - GV nêu tên gọi từng đồ dùng - HS nêu lại tên - ghi nhớ.
 - GV giới thiệu tác dụng của từng bộ đồ dùng- HS nhắc lại .
 + Que tính: Dùng khi đếm, học toán.
 + Đồng hồ: Học xem giờ, chỉnh giờ.
 + Hình : Nhận biết, học đếm, làm tính
 - Hướng dẫn HS lấy và cất đồ dùng nhanh, gọn, nhẹ nhàng, 
 *Củng cố - dặn dò.
- HS nhắc lại tên các đồ dùng cần thiết khi học Toán.
- Dặn dò: HS nhớ mang đầy đủ đồ dùng học tập khi học Toán.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2006.
Tiết 2. nhiều hơn. ít hơn ( 6 )
I. Mục tiêu
- HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ " nhiều hơn ", " ít hơn " để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học.
- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.
- 3 lọ hoa, 4 bông hoa . 
- Bảng gài, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1. Hình thành khái niệm " nhiều hơn ", " ít hơn "(17 phút )
a. So sánh số lượng cốc và thìa.
- GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn: Cô có một số cốc.
 Cầm 4 chiếc thìa trên tay: Cô có 4 chiếc thìa. Bây giờ chúng ta so sánh số thìa và số cốc.
- Gọi 1 HS lên đặt vào mỗi chiếc cốc một cái thìa - HS dưới lớp quan sát và nhận xét.
 ? Em có nhận xét gì? ( Còn một chiếc cốc không có thìa )
GV: mỗi chiếc cốc có một cái thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói: số cốc nhiều hơn số thìa.
 + HS nhắc lại.
GV: Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn chiếc thìa nào đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói: số thìa ít hơn số cốc.
+ HS nhắc lại
GV chốt: Khi so sánh số cốc và số thìa ta có 2 cách nói: 
+ Số cốc nhiều hơn số thìa.
+ Số thìa ít hơn số cốc. ( HS nhắc lại hai cách nói )
b. So sánh số lọ hoa và số bông hoa.
 - GV gắn lên bảng 3 lọ hoa và 4 bông hoa.
GV: Tương tự như cách so sánh cốc và thìa, chúng ta cùng so sánh số lọ hoa và số bông hoa.
HS lên bảng gắn vào mỗi bông hoa vào mỗi lọ hoa.
? Em rút ra được điều gì ở đây? + Số bông hoa nhiều hơn số lọ hoa
	 + Số lọ hoa ít hơn số bông hoa.
 - HS nhắc lại kết quả phép so sánh.
 Hoạt động 2. Thực hành so sánh số lượng hai nhóm đồ vật (17phút) 
- HS mở sách - quan sát tranh trang 6.
Hình 1. - HS chỉ tay, quan sát.
GV: Mỗi chiếc thìa nối với một chiếc ca, các em thấy số thìa hay số ca thừa ra? ( Ca còn thừa ra ).
? Vậy em rút ra được điều gì? ( số ca nhiều hơn số thìa, số thìa ít hơn số ca )- HS nhắc lại.
 Hình 2, 3, 4, 5: HS làm việc cá nhân.
 - GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình vẽ rồi tự nói - HS làm bảng phụ 
 - HS nêu kết quả so sánh - GV nhận xét .
Lưu ý: Mỗi đồ vật chỉ được nối một lần .
 Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò (3 phút)
- Trò chơi: Nhiều hơn - ít hơn.
 HS tự tìm và nêu tên, so sánh hai nhóm đồ vật trong lớp.
+ Số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ.
+ Số cửa ra vào ít hơn số cửa sổ..
* Khuyến khích HS so sánh bằng hai cách.
- Dặn dò: Về nhà tập so sánh các đồ vật trong gia đình.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2006
Tiết 3. hình tròn - hình vuông (7)
I. Mục tiêu
- HS nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông và hình tròn.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút)
- GV gài lên bảng 5 con thỏ và 4 củ cà rốt.
 ? Hãy so sánh số thỏ và số cà rốt
+ Số thỏ nhiều hơn số cà rốt.
+ Số cà rốt ít hơn số thỏ
 ? Vì sao em lại kết luận như thế? - HS lên bảng nối số thỏ với số củ cà rốt.
 - GV nhận xét , cho điểm
 Hoạt động 2. Bài mới (15 phút)
1. Giới thiệu hình vuông:
 - GV lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông có kích thước, màu sắc khác nhau và nói: Đây là hình vuông ( HS quan sát )
 - GV chỉ vào hình vuông. ? Đây là hình gì? (Hình vuông). HS nhắc lại 
 - HS lấy tất cả hình vuông đặt lên bàn , và nói: hình vuông.
 - GV đưa một hộp có các mặt là hình vuông. 
 ? Các mặt của hộp bánh hình gì? ( Hình vuông )
 ? Hãy tìm một số đồ vật có mặt là hình vuông - Thảo luận nhóm đôi
 - Gọi một số HS trả lời : viên gạch hoa , khăn mùi xoa, mặt hộp phấn... 
2. Giới thiệu hình tròn.
 - GV giơ tấm bìa hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
 - GV giơ những tấm bìa hình tròn có màu sắc, kích thước khác nhau.
 ? Cô có hình gì? ( Hình tròn )
 - Hãy tìm nhanh những hình tròn - HS lấy hình tròn giơ lên nói: hình tròn
 ? Những vật nào có hình tròn - HS thảo luận nhóm đôi.
 - Một số HS trả lời: +Bánh xe.đạp , xe máy , xe ô- tô...
	 + Miệng bát, chén, cốc...
	 + Mặt trăng hôm rằm...
 ? Cô vừa giới thiệu những hình gì? ( Hình vuông, hình tròn ) - GV ghi tên bài- HS nhắc lại 
 ? Hình 1 bạn nhỏ đang vẽ hình gì? (Hình vuông)
 ? Hình 2 bạn đang làm gì? ( Vẽ hình tròn )
 Hoạt động 3. Thực hành - Luyện tập (17 phút)
Bài 1. 
 ? Bài 1 vẽ những hình gì? ( Hình vuông )
 - HS dùng bút chì màu để tô màu các hình vuông.
Lưu ý: + Mỗi hình tô một màu
 + Tô gọn . đều màu.
 - GV quan sát - nhận xét.
Bài 2. 
 ? Bài 2 vẽ hình gì? ( hình tròn)
 ? ở hình cuối cùng, các hình tròn đẫ tạo thành hình gì?
 + Yêu cầu HS tô màu - Một HS làm bảng phụ.
Lưu ý: Hình lật đật dùng các màu khác nhau cho đẹp.
 - GV nhận xét.
Bài 3. 
 ? Bài 3 vẽ những hình gì? ( Hình vuông, hình tròn ).
 ? Các hình vẽ có đặc điểm gì? ( Hình vuông và hình tròn vẽ lồng vào nhau ).
Lưu ý: Hình thứ ba, hình vuông đặt chéo.
 + Yêu cầu HS tô màu.
 ? Tô thế nào để rõ hình vuông, hình tròn? ( Tô màu khác nhau)
Lưu ý: Tô màu hình nằm trong trước.
 - HS tô màu.
 - GV quan sát , nhận xét.
Bài 4
 - GV đưa ra hai mảnh bìa như hình vẽ SGK. Yêu cầu HS gấp để tạo thành các hình vuông theo yêu cầu.
 - GV nhận xét.
? Dựa vào cách gấp của bạn, hãy nhìn vào hình để tạo các hình vuông.
 - HS dùng bút chì và thước kẻ hình trong sách.
 - GV chấm điểm , nhận xét.
Tiết 3
Hình vuông - Hình tròn
Bài 1/ 8
Bài 2 /8.
Bài 3/8
Bài 4/ 8
 Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò ( 3 phút)
- Trò chơi: Ai nhanh hơn?
 Cách chơi: HS sử dụng các hình tròn, hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau để tạo hình tuỳ ý. Ai tạo hình nhanh và đẹp thì được khen thưởng.
Dặn dò: Về nhà nhận biết những đồ vật có hình vuông, hình tròn.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm
Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2006
Bài 4 . Hình tam giác ( 9 )
I. Mục tiêu
 - Giúp HS nhận ra và nêuđúng tên hình tam giác.
 - Bước đầu HS nhận ra các hình tam giác từ các vật thật.
II. Đồ dùng dạy học.
 -Một số hình tam giác bằng bìa có màu sắc và kích thước khác nhau.
 - Một số vật thật có hình tam giác; thước ê –ke, khăn quàng.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút)
 - HS chọn hình vuông, hình tròn giơ lên và đọc tên hình.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 Hoạt động 2. Bài mới (15phút)
* Giới thiệu hình tam giác.
 - GV gắn lên bảng ba hình tam giác có màu sắc, kích thước khác nhau.
 GV chỉ vào hình và nói: Đây là hình tam giác. 
 - GV chỉ vào hình tam giác, hỏi: 
 ? Đây là hình gì? ( hình tam giác )
GV: Hôm nay cô dạy các em hình mới là hình tam giác. 
 GV ghi tên bài - HS nhắc lại.
 - HS lấy đồ dùng, lấy các hình tam giác giơ lên, nói: hình tam giác. 
 - HS mở sách trang 9
 ? Hình 1 vẽ gì? ( biển báo giao thông)
? Hình 2, 3, 4 vẽ gì? ( ê ke, lá cờ.. )
? Các đồ vật trên đều có dạng hình gì? ( hình tam giác)
? Từ các hình tam giác ta xếp được những hình gì? (dãy núi, hình chong chóng, thuyền buồm, ngôi nhà, con cá.)
 Hoạt động 3. Thực hành (17 phút)
- HS thực hành ghép hình từ các hình tam giác( trong bộ đồ dùng), khuyến khích HS ghép nhiều hình.
- Gọi HS lên giới thiệu hình của mình.
? Em xếp hình gì? Em đã sử dụng hình gì để xếp? 
- GV nhận xét , cho điểm.
 Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò ( 3 phút)
 - GV tuyên dương những em học tích cực.
 - Dặn dò: Về nhà tập xếp hình từ những hình đã học.
Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................
Tuần 2
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2005.
Tiết 5. Luyện tập ( 10 )
I. Mục tiêu.
 - Giúp HS củng cố về nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
II. Đồ dùng dạ ... đơn vị.
- HS đọc số - GV ghi vào cột đọc số.
- Phân tích số 13 - GV ghi bảng.
- HS viết số 13 - Đọc số.
2. Giới thiệu số 14.
? HS lấy thêm 1 que tính rời.
? Có bao nhiêu que tính rời ( 4 ).
- GV gài lên bảng.
? Có tất cả bao nhiêu que tính?
GV: Để chỉ số que tính cô viết số 14.
? CHữ số 1 chỉ gì? Chữ số 4 chỉ gì?
- HS đọc: mười bốn.
- HS viết số 14 - Đọc số.
3. Giới thiệu số 15.
- HS lấy thêm 1 que tính rời.
? Có mấy que tính rời? 
- GV gài que tính rời lên bảng.
? Có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV giới thiệu số 15.
? Số 15 có mấy chữ số? Là chữ số nào?
? Chữ số 1 chỉ gì? Chữ số 5 chỉ gì?
- GV ghi bảng: 12 - HS đọc: mười hai.
- HS đọc - Viết số.
* Hoạt động 3. Luyện tập ( 17 phút )
a. Luyện bảng con.
- GV đọc số - HS viết bảng con.
- HS đọc số, nêu cấu tạo số 13, 14, 15.
b. Luyện sách
Bài 1
- HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài.
- Chữa bài: HS đọc số vừa điền.
? Phần 1 các số được viết theo thứ tự như thế nào?
? Dãy số thứ 2 được viết theo thứ tự như thế nào?
Bài 2
- HS nêu yêu cầu - Làm bài.
- Chữa bài - HS điền số vào ô trống.
Bài 3
- HS nêu yêu cầu - Tự làm bài.
- Chữa bài: HS đổi sách, kiểm tra chéo.
- Nhận xét.
Bài 4
- HS nêu yêu cầu, làm bài.
- 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài: + Nhận xét bảng phụ.
 + HS đọc số trên tia số.
* Hoạt động 4. Củng cố - dặn dò ( 3 - 5 phút ).
? Số liền trước số 15 là số nào?
? Số liền sau số 12 là số nào?
? Số nào ở giữa số 13 và 15.
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1
3
13
mười ba
1
4
14
mười bốn
1
5
15
mưòi lăm
13, 14, 15
Bài 1 /104. Viết số.
Bài 2 /104
Bài 3 /104. Nối.
Bài 4 /104
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm2006
Tiết 75 Mười sáu - mười bảy - mười tám - mười chín (105)
I. Mục tiêu: HS biết:
- HS nhận biết số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và 1 số đơn vị ( 6, 7, 8, 9 )
- Nhận biết mỗi số là 1 số có 2 chữ số.
- Đọc và viết được các số đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng gài, que tính, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút )
- Đọc các số từ 0 -> 15
- GV đọc số - HS viết
? Phân tích số 13, 14, 15
* Hoạt động 2. Bài mới ( 15 phút )
1. Giới thiệu số 16
- Yêu cầu HS : Lấy 1 bó ( 1 chục ) que tính và 6 que tính rời - GV gài trên bảng.
? Có bao nhiêu que tính ( 16)
? Vì sao em biết?
GV: Để chỉ số que tính các em vừa lấy ta có số 16 GV ghi vào cột: :"Viết số". Số 16 là số có 2 chữ số chữ số 1 đứng trước chữ số 6 đứng sau.
? Chữ số 1 chỉ gì? Chữ số 6 chỉ gì?
?16 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - GV ghi bảng.
- HS đọc số - GV ghi vào cột đọc số.
- HS viết số 16 vào bảng con - đọc số: 16
2. Giới thiệu số 17, 18, 19
- Số 17
+ Lấy thêm 1 que tính nữa
? Có tất cả mấy que tính rời? ( 7 )
? Có tất cả bao nhiêu que tính? ( 17)
GV: Để chỉ số que tính ta có số 17
? Số 17 là số có mấy chữ số?
Chữ số 1 chỉ hàng gì? Chữ số 7 chỉ hàng gì?
? 17 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- HS viết số 17. Đọc số
- Số 18, 19 giới thiệu tương tự.
* Hoạt động 3. Luyện tập ( 17 phút )
a. Luyện bảng con.
- GV đọc số - HS viết bảng con.
- HS đọc số, nêu cấu tạo số 16, 17, 18, 19
b. Luyện sách
Bài 1
- HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài.
- Chữa bài: 
a. HS đọc số 
? Các số vừa viết là số có mấy chữ số? 
? Các số đó có điểm gì hiống nhau?
b. 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài: Nhận xét bảng phụ
+ HS đếm từ 10 -> 19, từ 19 ->10
Bài 2
- HS nêu yêu cầu - Làm bài.
- Chữa bài - đổi sách kiểm tra chéo - nhận xét
Bài 3
- HS nêu yêu cầu - Tự làm bài.
- Chữa bài: HS đổi sách kiểm tra chéo - nhận xét
? Em đã làm như thế nào để nối đúng?
Bài 4
- HS nêu yêu cầu, làm bài.
- 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài: + Nhận xét bảng phụ.
? Khi điền số vào tia số ta cần chú ý điều gì?
 + HS đọc số trên tia số.
* Hoạt động 4. Củng cố - dặn dò ( 3 - 5 phút ).
- HS đếm xuôi, ngược từ 10 -> 19, 19-> 10
? Các số đó có điểm gì giống nhau?
? Số liền trước số 19 là số nào? Số liền sau số 16 là số nào?
13, 14, 15
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1
6
16
mười sáu
1
7
17
mười bảy
1
8
18
mười tám
1
9
19
mười chín
Bài 1 /105
Bài 2 /105
Bài 3 /106
Bài 4 /106
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm2006
Tiết 76 hai mươi - hai chục (107)
I. Mục tiêu: HS biết:
- HS nhận biết số lượng 20, 20 còn gọi là 2 chục, 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
- Đọc và viết được số 20.
- Ôn các số từ 10 -> 20.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng gài, que tính, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút )
- GV đọc số - HS viết
? Phân tích số 16, 17, 18, 19
- Đọc các số từ 10 -> 19
* Hoạt động 2. Bài mới ( 15 phút )
- Yêu cầu HS : Lấy 1 bó ( 1 chục ) que tính rồi lấy thêm 1 bố 1 chục que tính nữa - GV gài trên bảng.
? Có tất cả bao nhiêu que tính ( 20)
? Vì sao em biết?
GV: Để chỉ số que tính các em vừa lấy ta có số 20 GV ghi vào cột: :"Viết số". Số 20 là số có 2 chữ số chữ số 2 đứng trước chữ số 0 đứng sau
? Chữ số 2 chỉ gì? Chữ số 0 chỉ gì?
? 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - GV ghi bảng.
- HS đọc số - GV ghi vào cột đọc số.
? 10 còn gọi là gì? ( 1 chục)
? Vậy 20 có thể gọi như thế nào?
- HS đọc 20 = 2chục đơn vị
- HS viết số 20 vào bảng con - đọc số: hai mươi
* Hoạt động 3. Luyện tập ( 17 phút )
a. Miệng.
- Bài 2 - HS nêu yêu cầu
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài: 1 HS hỏi - 1 HS trả lời.
- 1 số cặp trả lời trước lớp - nhận xét.
b. Luyện sách
Bài 1
- HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài.
- 2 HS làm bảng phụ
- Chữa bài: nhận xét bảng phụ
- HS đọc số
? Các số vừa viết có điểm gì giống nhau?
Bài 3
- HS nêu yêu cầu - Tự làm bài - 
- Chữa bài: HS đổi sách kiểm tra chéo - nhận xét
- HS đọc số
Bài 4
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc các câu hỏi
- HSlàm bài: Viết các câu trả lời cạnh câu hỏi.
- Chữa bài: + 1 HS đọc câu hỏi - 1 HS trả lời
? Em đã dựa vào đâu để trả lời đúng câu hỏi?
( Dựa vào thứ tự các số, dựa vào tia số)
* Hoạt động 4. Củng cố - dặn dò ( 3 - 5 phút ).
- HS đọc các số từ 10 -> 20
? 20 bằng bao nhiêu đơn vị?
? Các số từ 10 -> 20 là số có mấy chữ số?
? Phân tích cấu tạo số 20.
- Dặn dò.
16, 17, 18, 19
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
2
0
20
hai mươi
Bài 2 /107
Bài 1 /107
Bài 3 /107
Bài 4 /107
Tuần 20
Thứ hai ngày 23 tháng 1 năm2006
Tiết 77 phép cộng dạng 14 + 3 (108)
I. Mục tiêu: HS biết:
- Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20.
- Tập cộng nhẩm dạng 14 + 3.
- Ôn tập, củng cố phép cộng trong phạm vi 10.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng gài, que tính.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút )
- Viết số liền trước số 19.
- Giơ bảng - Nhận xét.
- HS đọc câu trả lời.
? Số 18 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
? Số 20 còn gọi là gì?
* Hoạt động 2. Bài mới ( 15 phút )
- Giới thiệu bài:
1. Hình thành phép cộng 14 + 3.
- HS lấy 14 que tính gồm một bó một chục que tính và 4 que tính rời. Lấy thêm 3 que tính .
GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
HS: Có tất cả 17 que tính.
- GV gài que tính lên bảng. Có một chục que tính ( gài bảng bó một chục ) viết số ở cột chục và 4 que tính rời ( gài 4 que tính ), viết 4 ở cột đơn vị.
- GV gài 3 que tính xuống hàng dưới thẳng với 4 que tính. Thêm 3 que tính rời, viết 3 dươí 4 ở cột dọc.
? Vậy muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- HS nêu cách làm.
GV chốt: Gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời được 7 que tính rời. Có 1 bó 1 chục que tính và 7 que tính rời là 17 que tính. Để thể hiện điều đó ta có phép tính công.
2. Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Viết số 14 rồi viết số 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 ở cột đơn vị. Viết dấu + ở bên trái giữa 2 số. Kẻ ngang dưới 2 số.
- HS nhắc lại cách đặt tính.
- Thực hiện phép tính: Cộng từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị.
- HS nhắc lại.
? Khi tính cột dọc ta cần chú ý điều gì?
* Hoạt động 3. Luyện tập ( 17 phút )
a. Luyện bảng. Đặt tính rồi tính.
- Chữa bài: + Nhận xét.
 + HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
b. Làm sách giáo khoa.
Bài 1.
- HS nêu yêu cầu, làm bài.
- Chữa bài: HS đổi sách kiểm tra chéo, nhận xét.
? Khi viết kết quả cần chú ý điều gì?
Bài 2.
- HS nêu yêu cầu - Làm bài.
- Chưa bài: HS đọc kết quả theo cột, nhận xét.
? Nêu cách làm 12 + 3?
Bài 3. 
- HS nêu yêu cầu - Làm bài.
- 1 HS làm bảng phị.
- Chữa bài - Nhận xét bảng phụ.
? Dựa vào đâu em điền số đúng ( Phép cộng trong phạm vi 20 ).
- GV chấm bài - Nhận xét.
* Hoạt động 4. Củng cố - dặn dò.
- HS nêu kết quả: 12 + 5, 13 + 6, 14 + 2.
14 + 3 = 17
14 + 2
15 + 3
11 + 6
Bài 1 /108
Bài 2 /108
Bài 3 /108
Thứ ba ngày 24 tháng 1 năm2006
Tiết 78 luyện tập (109)
I. Mục tiêu: HS biết:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng và kĩ năng tính cộng, nhẩm phép tính dạng 14 + 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút )
- HS làm bảng con.
- Chữa bài: + Nhận xét.
 + HS nêu làm.
? Tại sao 15 + 0 = 15.
* Hoạt động 2. Luyện tập ( 30 phút ).
a. Luyện bảng.
Bài 1. 
- Đặt tính rồi tính.
- Chữa bài: + Nhận xét.
 + HS nêu cách đặt tính và tính.
Bài 3. 
- Thực hiện dãy tính.
- Chữa bài: HS nêu cách làm.
? Khi thục hiện dãy tính em làm như thế nào?
b. Làm SGK.
Bài 1.
- HS nêu yêu cầu - Làm bài.
- Chữa bài: HS đổi sách, kiểm tra chéo.
? Khi viết kết quả theo cột dọc cần chú ý điều gì?
Bài 2.
- HS nêu yêu cầu - Làm bài.
- Chữa bài: HS đọc bài làm.
- Hãy nêu cách nhẩm: 15 + 1 = 16 hoặc: năm cộng 1 bằng 6. Mười cộng 6 bằng 16.
Bài 3.
- HS nêu yêu cầu - Tự làm bài.
- Chữa bài: + HS làm bài.
 + Nêu cách tính.
Bài 4.
- HS nêu yêu cầu.
? Muốn nói đúng ta phải làm gì?
- HS làm bài - 1 HS làm bảng phụ.
- CHữa bài: + Nhận xét
 + HS đọc các phép tính và nêu kết quả.
- GV chấm - Nhận xét.
* Hoạt động 3. Củng cố ( 3 - 5 phút )
- Trò chơi tiếp sức: Ghi nhanh kết quả vào ô trống.
11 + 8 13 + 5 14 + 5 12 + 3
Tính
13 + 6 =
16 + 2 =
15 + 0 =
14 + 3 12 + 5
 1 + 13
14 + 2 + 1 =
12 + 3 + 1 =
Bài 1 /109
Bài 2 /109
Bài 3 /109
Bài 4 /109
Thứ tư ngày 25 tháng 1 năm2006
Tiết 79 phép trừ dạng 17 - 3 (110)
I. Mục tiêu: HS biết:
- HS 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan1- 2006.doc