TÊN BÀI: ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận biết được điểm và đoạn thẳng.
2. Kỹ năng:
- Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm, biết đọc tên các điểm, đoạn thẳng.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Giáo án; sách giáo khoa toán lớp 1.
- Thước kẻ, phấn; máy tính.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa toán lớp 1.
- Thước kẻ, bút chì.
III. Phương pháp:
- Áp dụng phương pháp vấn đáp – gợi mở kết hợp với thuyết trình để giải quyết vấn đề + phương pháp trực quan + phương pháp thực hành luyện tập.
TÊN BÀI: ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG Mục tiêu: Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được điểm và đoạn thẳng. Kỹ năng: Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm, biết đọc tên các điểm, đoạn thẳng. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Giáo án; sách giáo khoa toán lớp 1. Thước kẻ, phấn; máy tính. Học sinh: Sách giáo khoa toán lớp 1. Thước kẻ, bút chì. Phương pháp: Áp dụng phương pháp vấn đáp – gợi mở kết hợp với thuyết trình để giải quyết vấn đề + phương pháp trực quan + phương pháp thực hành luyện tập. Hoạt động dạy và học: Ổn định lớp: Hát. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tính: 8 – 5 – 2 =? Câu 2: Tính: 2 + 6 + 1 =? Dạy bài mới: Giới thiệu vào bài: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu điểm và đoạn thẳng: - Chấm 2 điểm và đặt tên là A và B. . . A B - Nối 2 điểm A và B lại và giới thiệu: Nối điểm A với điểm B ta có đoạn thẳng AB. A B - Lưu ý : Cách viết tên điểm (viết in hoa). 2. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng : - Cho học sinh quan sát thước thẳng, rút ra nhận xét: Mép thước phải thẳng mới vẽ được đoạn thẳng, nếu mép thước bị mẻ thì không thể vẽ đoạn thẳng được. - Hướng dẫn cách vẽ đoạn thẳng theo các bước sau: Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm 1 điểm nữa vào tờ giấy. Đặt tên cho từng điểm. Bước 2: Đặt mép thước qua 2 điểm A và B, tay trái giữ cố định thước, tay phải cầm bút đặt sát mép thước và kẻ qua 2 điểm. Bước 3: Nhấc thước và bút ra, được 1 đoạn thẳng. 3. Luyện tập : Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng. - Đáp án : Điểm M, N, đoạn thẳng MN; Điểm C, D, đoạn thẳng CD; Điểm K, H, đoạn thẳng KH; Điểm P, Q, đoạn thẳng PQ; Điểm X, Y, đoạn thẳng XY. Bài 2 : Dùng thước thẳng và bút để nối thành các đoạn thẳng. a) 3 đoạn thẳng b) 4 đoạn thẳng c) 5 đoạn thẳng d) 6 đoạn thẳng Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng? - Đáp án: Hình 1: 4 đoạn thẳng (AB, BC, CD, DA) Hình 2: 3 đoạn thẳng (MP, PN, NM) Hình 3: 6 đoạn thẳng (HO, OK, HK, KL, LG, GH) - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai đúng? - Chấm lên bảng 2 điểm và đặt tên là A và B. - Hướng dẫn đọc tên điểm. - Ghi nhiều điểm lên bảng và yêu cầu học sinh đọc tên của chúng. - Giới thiệu đoạn thẳng AB. - Ghi vài điểm lên bảng, yêu cầu học sinh lên nối và đọc tên các đoạn thẳng vừa nối được. - Giới thiệu dụng cụ vẽ đoạn thẳng: thước thẳng. - Rút ra nhận xét. - Hướng dẫn cách vẽ đoạn thẳng. - Yêu cầu cả lớp thực hành vẽ và đặt tên cho đoạn thẳng vào bảng con. - Cho vài học sinh lên bảng thực hành. - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Gọi HS đọc tên điểm và các đoạn thẳng. - Yêu cầu học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét. - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Hướng dẫn học sinh làm câu a. - Yêu cầu học sinh dùng thước và bút chì nối từng cặp 2 điểm để tạo thành các đoạn thẳng. - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Yêu cầu học sinh đọc tên từng đoạn thẳng trong hình vẽ. - Chiếu từng hình và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Mỗi hình dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng, kể tên các đoạn thẳng đó. - Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét. - Đọc tên điểm. - Đọc tên điểm. - Nhắc lại tên đoạn thẳng. - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Quan sát. - Quan sát và lắng nghe. - Quan sát và lắng nghe. - Làm vào bảng con. - Một vài học sinh lên bảng làm. - Đọc đề. - Đọc tên các điểm và đoạn thẳng. - Nhận xét. - Đọc đề. - Quan sát. - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Đọc đề. - Đọc tên từng đoạn thẳng trong hình vẽ. - Trả lời. - Nhận xét. Củng cố và bài tập về nhà: Cho học sinh đọc lại tên một số điểm và đoạn thẳng. Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau : Độ dài đoạn thẳng.
Tài liệu đính kèm: