Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
I. MỤC TIÊU
- HS có khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
- Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sử dụng bộ đồ dùng Toán 1, que tính VBT toán.
Người soạn: Lưu Ngọc Lan Tổ chuyên môn: Tổ 1 Trường: Tiểu học Trần quốc Toản Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3 I. MỤC TIÊU - HS có khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. - Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sử dụng bộ đồ dùng Toán 1, que tính VBT toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ - 2 em lên làm bảng. - HS đọc bài, nhận xét đ/s. ? Em có biết các bạn dựa vào đâu để làm các phép tính không? ( Các bảng cộng đã học). - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Vừa rồi các em đã thực hiện các phép tính cộng rất tốt. Vậy khi thức hiện phép trừ có tốt hay không thì cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài phép trừ trong phạm vi 3. 2. Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 3. - Cả lớp quan sát tranh và cho cô biết. - Lúc đầu có mấy con ong? - 2 con ong tương ứng số mấy? – GV đưa số 2. - Sau đó có mấy con bay đi? - 1 con ong tương ứng với số mấy? GV đưa số 1. GV: Cả lớp cùng lắng nghe cô nêu bài toán: lúc đầu có 2 con ong đậu ở trên bông hoa sau đó có 1 con ong bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong? - 2 HS nêu lại bài toán. ? Có 2 con ong, bay đi 1 con ong còn lại mấy con ong ? ? 2 bớt 1 còn mấy? ( còn 1 ) GV đưa số 1. ? Ai có thể thay từ “bớt” bằng từ khác ? ( bỏ đi , cho đi, lấy đi , trừ đi...) - Để biết còn lại bao nhiêu con ong ta làm phép trừ. Cô giới thiệu với cả lớp dấu trừ: Dấu trừ được viết bằng 1 nét ngang, đặt bút ở ĐKN 2 viết nét ngang từ trái sang phải rộng 1 li rưỡi. - GV vừa viết, vừa hướng dẫn mẫu. - GV chỉ dấu trừ HS đọc nt cá nhân, ĐT. ? 2 trừ 1 bằng mấy? - Ta có phép tính như sau: (2 - 1 = 1) - HS luyện đọc phép tính. - GV cho HS xem tranh 2 và nêu bài toán. ? Lúc đầu có mấy con ong? ? Mấy con bay đi? ? Bạn nào nêu cho cô bài toán tương ứng ? - 2 HS nêu, lớp nhận xét. - Có 3 con ong đậu trên bông hoa, 1 con bay đi, muốn biết còn lại mấy con ong em làm phép tính gì? ? Bạn nào nêu cho cô phép tính tương ứng? - HS nêu phép tính – Gv đưa phép tính. - Em đọc lại phép tính. - GV cho HS xem tranh 3. - Em QST thảo luận nhóm 2 trong 2 phút để nêu bài toán và phép tính tương ứng. - 1HS nêu bài toán, 1 HS nêu phép tính. - Lúc đầu có 3 con ong, có 2 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong? ( HS nêu bài toán) ? Vì sao em lại làm phép tính trừ? - Ngoài bay đi thì ăn đi, mất đi, vỡ, mất, hay cho đi ta cũng làm phép trừ đấy các em ạ.. - Có 3 con ong, bay đi 2 con ong nên em làm phép tính trừ. 3 - 2 = 1 - HS luyện đọc phép tính. 3. Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Giáo viên treo tranh. ? Có mấy chấm tròn? ? Tương ứng với số mấy? - GV bắn số 2. ? Thêm mấy chấm tròn? Tương ứng với số mấy? ? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - Quan sát tranh bạn nào nêu 2 phép tính cộng? - Quan sát mô hình nêu 2 phép tính tương ứng với 2 phép tính trừ? - Em có nhận xét gì về các phép tính: 2 + 1=3 3 – 1 = 2 1 + 2=3 3 – 2 = 1 - HS luyện đọc bảng trừ trong phạm vi 3. - Chơi trò chơi. 4. Thực hành - HS quan sát nêu yêu cầu bài tập? - Để tính được nhanh em dựa vào đâu? - HS làm bài: + 4 HS làm trên bảng. - 1 HS đọc bài, cả lớp nhận xét Đ/S. ? Đối chiếu với kết quả trên bảng. Bạn nào có kết quả đúng giơ tay? + GV kiểm tra kiểm tra lớp, nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc 3 phép tính cuối. ? Em có nhận xét gì về vị trí các số của 3 phép tính này? - Quan sát 3 phép tính:1 + 2, 3-2, 3-1. Các số giống nhau nhưng đổi vị trí cho nhau. Phép trừ là phép tính ngược lại của phép tính công. 1+2=3 lấy 3-1=2, lấy 3-2=1. Khi ta tính được 1+2=3 em có thể suy ra được 3 phép tính trừ tương ứng mà không cần phải tính. GV: Với dạng bài tập tính theo hàng ngang em cần dựa vào bảng cộng trừ đã học. Tính kết quả rồi ghi sau dấu bằng. - Vừa rồi các em đã thực hiện tính bài 1 rất tốt, vậy bài 2 có gì khác so với bài 1 thì chúng ta cùng chuyển sang bài 2. - GV nêu yêu cầu. - Nhận xét cách tính ở bài 2 với bài 1 có gì khác nhau? - Khi viết phép tính cột dọc cần lưu ý gì? - HS làm bài - 1 em làm bảng. - Chữa bài: + Nhận xét Đ – S. + HS đổi vở kiểm tra kết quả. + Báo cáo kết quả. GV: Với dạng bài tính theo cột dọc em cần lưu ý viết kết quả dưới gạch ngang sao cho thẳng cột với các số đã cho. - Qua 2 bài tập các em đã thực hiện tính rất tốt, vậy để xem các em viết phép tính có tốt hay không thì chúng ta chuyển sang bài 3 nhé. - GV nêu yêu cầu bài. - Bài yêu cầu gì? - Muốn viết được phép tính thích hợp em phải thực hiện qua mấy bước?( 3 bước: quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính) - GV đưa tranh HS quan sát. ? Lúc đầu có mấy con chim? (3) ? Bay đi mấy con chim? (2) ? Nhìn vào tranh bạn nào nêu cho cô bài toán? - 1 HS nêu, HS khác nhận xét, nhắc lại. - Cả lớp viết phép tính tương ứng vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS đọc phép tính –HS nhận xét đ/s. + GV kiểm tra kết quả lớp. GV: Các em cần ghi nhớ các bước viết phép tính để làm bài cho đúng nhé. 5. Củng cố – dặn dò - Chơi trò chơi: Ong tìm chữ. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Kể các dạng toán được làm? - Về nhà học thuộc bảng trừ 3. 1. Tính: 2. Đặt tính rồi tính: 1 + 2= 3 5 + 0 2+2 3+1 3 + 2= 5 4 +0= 4 Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. Phép tính trừ là phép tính ngược lại của phép tính cộng. Bài 1: Tính Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Bài 3: Viết phép tính thích hợp
Tài liệu đính kèm: