Giáo án Toán lớp 1 (cả năm)

Giáo án Toán lớp 1 (cả năm)

I- Mục tiêu:

- So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

- Biết sử dụng các từ "nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

II- Tài liệu và phương tiện:

- 5 chiếc cốc, 4 chiều thìa, 3 lọ hoa, 4 bông hoa.

III- Các hoạt động dạy - học:

HĐ1: So sánh số lượng cốc và thìa.

- GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn và nói "Cô có một số cốc". Cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói "Cô có một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số thìa và số cốc với nhau".

- GV gọi 1 HS lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp "Còn chiếc cốc nào không có thìa không?". HS trả lời "Còn" và chỉ vào chiếc cốc chưa có thìa.

HĐ2: So sánh số lọ hoa và số bông hoa.

- GV đưa ra 3 loạ hoa và 4 bông hoa rồi nêu yêu cầu:

- Cô có một số lọ hoa và một số bông hoa, tưong tự như cách so sánh cốc và thìa, cô mời một bạn so sánh số lọ hoa và số bông hoa".

 

doc 129 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1137Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 2): Nhiều hơn, ít hơn
I- Mục tiêu: 
- So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ "nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- 5 chiếc cốc, 4 chiều thìa, 3 lọ hoa, 4 bông hoa.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: So sánh số lượng cốc và thìa.
- GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn và nói "Cô có một số cốc". Cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói "Cô có một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số thìa và số cốc với nhau".
- GV gọi 1 HS lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp "Còn chiếc cốc nào không có thìa không?". HS trả lời "Còn" và chỉ vào chiếc cốc chưa có thìa.
HĐ2: So sánh số lọ hoa và số bông hoa.
- GV đưa ra 3 loạ hoa và 4 bông hoa rồi nêu yêu cầu:
- Cô có một số lọ hoa và một số bông hoa, tưong tự như cách so sánh cốc và thìa, cô mời một bạn so sánh số lọ hoa và số bông hoa".
- HS lên bảng, cắm vào mỗi lọ hoa một bông hoa.
- GV cho một vài em nêu lại kết quả của phép so sánh trên.
HĐ3: So sánh số chai và số nút chai.
- GV treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 chiếc nút chai lên bảng và nói: Trên bảng cô có vẽ một số nút chai và một số chai.
- GV nêu: Nối một chiếc chai với một chiếc nút.
- GV cho HS làm bài trong SGK rồi yêu cầu một vài em nhắc lại kết quả.
HĐ4: So sánh số thỏ và số cà rốt.
GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình vẽ tự nối và nêu kết quả "Khi nối mỗi con thỏ với chỉ một củ cà rốt thì thừa ra một con không có cà rốt để nối, như vậy số thỏ nhiều hơn số cà rốt và số cà rốt ít hơn số thỏ".
HĐ5: So sánh số nồi và số vung nồi.
Làm tương tự như hoạt động 3.
HĐ6: Làm tương tự như hoạt động 3.
HĐ7: Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (TIết 3): Hình vuông, hình tròn
I- Mục tiêu: 
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông và hình tròn.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa.
- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- GV đưa ra một số nhóm đồ vật có số lượng chênh lệch nhau rồi yêu cầu HS so sánh và nêu kết quả.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn tên bài.
b) Giới thiệu hình vuông.
- GV lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ một hình vuông đều nói: "Đây là hình vuông".
- GV cho HS lấy từ hộp đồ dùng HS tất cả các hình vuông đặt lên bàn.
- HS thảo luận theo nhóm 4 em.
c) Giới thiệu hình tròn.
- Làm tương tự như hình vuông.
HĐ3: Thực hành, luyện tập.
Bài 1: GV yêu cầu HS dùng bút chì màu để tô màu các hình vuông.
Bài 2: GV yêu cầu HS dùng bít chì màu để tô màu các hình tròn. 
Bài 3: HS dùng các màu khác nhau để tô, màu dùng tô hình vuông không được sử dụng để tô hình tròn.
HĐ nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán; (Tiết 4): Hình tam giác
I- Mục tiêu: 
- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật có mặt là hình tam giác.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Một số hình tam giác bằng bìa.
- Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- GV đưa ra một số hình vuông, hình tròn yêu cầu HS chỉ và gọi đúng tên hình.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn tên bài.
b) Giới thiệu hình tam giác.
- Làm tương tự như giới thiệu hình vuông.
c) Thực hành xếp hình.
- Cho HS sử dụng bộ đồ dùng học Toán 1 và yêu cầu chỉ những hình tam giác mà các em sử dụng.
- GV có thể tổ chức thành trò chơ "Thi ghép hình nhanh".
HĐ nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 5): Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Khắc sâu, củng cố cho học sinh biểu tượng về hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Bảng phụ vẽ sẵn một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác và phấn màu.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS gọi tên một số vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
HĐ2: Dạy học bài mới.
Bài 1: Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô vào các hình.
- Các hình vuông tô cùng 1 màu.
- Các hình tròn tô cùng 1 màu.
- Các hình tam giá tô cùng 1 màu.
Bài 2: Thực hành ghép hình.
- GV hướng dẫn HS sử dụng các hình vuông, tam giác đã chuẩn bị ghép theo mẫu trong SGK hoặc khuyếnk hích các em ghép theo mẫu khác.
HĐ3: Củng cố bài học.
Mục đích: Khắc sâu biểu tượng của hình tròn.
Chuẩn bị: GV hướng dẫn cho mỗi em HS làm một bộ bài 4 hình bán nguyệt bằng nhau và 4 hình bằng 1 nửa hình bán nguyệt như trên.
Cách chơi: Hai em ngồi cạnh nhau chơi với nhau. Hai bạn này oẳn tù tì đẻ chọn quyền đi trước. Bạn được đi trước gọi là người đi, bạn đi sau gọi là người đỡ.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Bài 6): Các số 1, 2, 3
I- Mục tiêu: 
- Có khái niệm ban đầu về số 1, số 2, số 3 (mỗi số đại diện cho một lớp các tập hợp, có cùng số lượng).
- Biết đọc, viết các số 1, 2, 3. Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 về 1.
- Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật và thứ tự các số 1, 2, 3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- Tô màu vào các hình tam giác trên.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn tên bài.
b) Giới thiệu từng số 1, 2, 3.
B1: GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một phần tử.
B2: GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1.
- Giới thiệu số 2 và số 3 tương tự như số 1.
- GV hướng dẫn HS chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương.
HĐ3: Luyện tập.
Bài 1: Thực hành viết số. GV hướng dẫn HS viết một dòng số, một dòng số 2, một dòng số 3.
Bài 2: GV tập cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài. Nên tập cho HS nhận ngay ra số lượng đối tượng trong mỗi tranh vẽ.
Bài 3: GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài tập theo từng cụm hình vẽ. 
HĐ nối tiếp: 
- GV cho HS chơi "Nhận biết ra số lượng nhanh".
- GV đưa ra một số tập hợp đồ vật có số lượng 1, 2, 3 HS mỗi em cầm 3 tấm thẻ có ghi 1, 2, 3.
- Khi GV đưa ra đồ vật có số lượng là 1 thì các em giơ cao tấm thẻ có ghi số 1.
- Trò chơi tiến hành cho cả lớp. Ai làm không đúng sẽ bị phạt hát 1 bài.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán; (Tiết 7): Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết số lượng các nhóm đồ vật có không quá 3 phần tử.
- Đọc, viết, đếm số trong phạm vi 3.
II- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Dạy học bài mới.
Bài 1: Cho HS quan sát các hình vẽ trong bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài, GV theo dõi sự làm bài và giúp đỡ các em khi cần thiết.
- Chữa bài: Yêu cầu đọc kết quả, nên hướng dẫn đọc theo hàng.
- Kiểm tra bài: Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra bài mình bằng cách nghe bạn chữa rồi ghi đúng (đ) ; sai (s) vào phần bài của mình.
- Nhận xét cho điểm HS.
Bài 2: Làm tương tự bài tập 1.
- Cho HS tập nêu yêu cầu của đề bài : "Điền số thích hợp vào ô trống".
- Sau khi HS làm bài xong cho các em lần lượt:
+ Đọc từng dãy số: một, hai, ba hoặc ba, hai, một.
+ Đọc liên tục cả hai dãy số một, hai, ba, ba, hai, một.
- Củng cố cho các em nắm vững thuật ngữ đếm xuôi hoặc đếm ngược.
Bài 3: Làm tương tự như bài tập 1, 2.
- Cho HS tập nêu yêu cầu của đề bài: "Viết số thích hợp vào ô trống để hiện số ô vuông của nhóm".
- Yêu cầu HS làm bài rồi chữa bài.
+ Một nhóm có 2 hình vuông viết số hai (2).
+ Một nhóm có 1 hình vuông viết số một (1).
+ Cả hai nhóm có 3 hình vuông viết số ba (3).
Bài 4: Hướng dẫn HS tập viết theo thứ tự cuả bài đã đưa ra.
HĐ nối tiếp:
Trò chơi "Ai là người thông minh nhất".
Mục đích: Củng cố các khái niệm số 1, số 2, số 3.
Cách chơi: GV chia lớp thành 4 tổ. Lần lượt đưa ra 3 câu hỏi. Tổ nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất tổ đó là tổ chiến thắng và dành được danh hiệu "Người thông minh nhất".
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 8): Các số 1, 2, 3, 4, 5
I- Mục tiêu: 
- Có khái niệm ban đầu về số 4, 5.
- Biết đọc viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1 đến 5 và đọc số từ 5 đến 1.
- Biết được thứ tự của từng số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5 
- Nhận biết được các nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại 
- Mẫu chữ số 1, 2, 3, 4, theo chữ viết và chữ in.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- Đưa ra một số hình vẽ, mô hình các nhóm từ 1 đến 3 đồ vật yêu cầu học sinh viết số, đọc số thích hợp vào bảng con, vào cở.
- Yêu cầu HS đếm số từ 1 đến 3; đọc số từ 3 đến 1.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b) Giới thiệu số 4 và chữ số 4.
- GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống ở dòng đầu tiên trang 4 SGK.
- GV treo tranh vẽ 4 bạn nữ và hỏi "Bạn nào biết hình vẽ trên có bao nhiêu bạn học sinh".
- GV yêu cầu HS lấy 4 que tính, 4 hình tam giác, 4 hình tròn... trong bộ đồ dùng học Toán 1 rồi hỏi "Em có mấy que tính trên tay" 
- Số 4 được biểu diễn bằng chữ số 4 in.
- Chữ số 4 được viết như sau.
- Cho HS chỉ số 4 và đọc "bốn".
c) Giới thiệu số 5.
Làm tương tự như với số 4.
d) Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 4, 5.
- GV yêu cầu HS quan sát các cột hình vuông, quan sát cụm bên trái trước. Hỏi "Nêu cho cô số ô vuông của từng cột".
- GV hướng dẫn HS nói như sau.
- GV yêu cầu: "Đọc liền mạch các số dưới mỗi cột ô vuông".
HĐ3: Thực hành luyện tập.
Bài 1: GV hướng dẫn HS cách xem hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới để việc làm bài được thống nhất.
Bài 2: Làm tương tự như đối với bài 1.
Bài 4: Có thể làm tương tự như bài tập 1, 2.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 9): Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết số lượng và thứ tự trong phạm vi 5.
- Đọc, viết đếm các số trong phạm vi 5.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- ... u yêu cầu: Viết.
- GV hỏi: 	+ Đồng hồ mẫu chỉ mấy giơ?
	+ Lúc 3 giờ, kim ngắn chỉ số mấy?
- HS làm bài.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng.
- HS thực hành vẽ kim ngắn.
Chữa bài:
- HS đổi chéo để kiểm tra bài nhau.
- HS phát hiện ra bạn mình vẽ sai kim ngắn ở một mặt đồng hồ.
Bài 3: HS nêu nhiệm vụ: Nối tranh với đồng hồ thích hợp.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đọc câu chú thích của từng tranh.
- HS làm bài, GV đi quan sát.
Bài 4: HS đọc bài 4.
- Hướng dẫn HS cách làm tương tự như bài 2.
HĐ nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 120): luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Luyện tập:
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
- HS nhắc lại vị trí của các kim tương ứng với 9 giờ trên mặt đồng hồ.
- HS làm bài.
Chữa bài: 
- HS đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Nếu HS sai GV hướng dẫn sửa lại cho đúng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ số giờ cho sẵn.
- GV chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm một mô hình mặt đồng hồ có kim dài và kim ngắn.
- HS thảo luận nhóm, quay các kim trên đồng hồ để đồng hồ chỉ số giờ.
Chữa bài:
+ Đại diện các nhóm lên giơ trên bảng cho cả lớp xem.
+ GV cho một HS của nhóm này nhận xét nhóm kia và ngược lại.
+ GV nhận xét.
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp.
- GV hướng dẫn HS đọc các câu trong bài sau đó tìm đồng hồ chỉ số giờ nêu trong các câu rồi mới tiến hành nối cho đúng.
- HS làm bài gắn nội dung bài 3 lên bảng.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 121): Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm.
- Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng và thực hiện phép tính với các số đo độ dài.
- Củng cố kĩ năng đọc giờ đúng trên đồng hồ.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hướng dẫn làm bài tập trong SGK.
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- HS nhắc lại cách đặt tính, sau đó làm bài tập vào vở, 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột.
Bài 2: HS nêu nhiệm vụ: Tính.
- HS làm bài tập: Thực hiện lần lượt các bước tính (có thể nhẩm) sau đó ghi kết quả cuối cùng.
Bài 3: HS đọc bài tập 3.
- GV hướng dẫn HS đo độ dài đoạn thẳng AB, AC rồi viết số đo vào ô trống.
- GV gợi ý để tính được độ dài đoạn thẳng AC ta làm như thế nào?
Bài 4: HS nêu nhiệm vụ: Nối đồng hồ với câu thích hợp.
- HS làm bài: Đọc kĩ các câu rồi tìm đồng hồ chỉ giờ đúng ở trong câu sau đó mới nối cho đúng.
- GV gắn nội dung bài tập 4 lên bảng.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 122): Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- So sánh 2 số trong phạm vi 100.
- Làm tính cộng, trừ các số đo độ dài.
- Giải bài toán có lời văn.
- Nhận dạng hình, vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài cũ:
- 2 Hs lên bảng làm bài tập, mỗi HS 1 bài:
1) Tính:	14 + 2 + 3 = 	30 - 20 + 50 = 
	52 + 5 + 2 = 	80 - 50 - 10 = 
2) Đặt tính rồi tính:
	56 + 33	49 - 36
- GV cho nhận xét từng HS rồi cho điểm.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Luyện tập:
Bài 1: HS nêu nhiệm vụ: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính vế trái rồi vế phải, so sánh kết quả của hai vế rồi mới điền dấu.
- HS làm bài, GV gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS làm một phần.
Bài 2: HS đọc bài toán, nêu (viết) tóm tắt và tự giải bài toán.
Tóm tắt	Bài giải
Dài: 97cm 	Thanh gỗ còn lại dài là:
Cưa bớt: 2cm	 97 - 2 = 95 (cm)
Còn lại ....... cm?	 Đáp số: 95cm
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- HS đọc tóm tắt kết hợp quan sát tranh vẽ thảo luận nhóm cùng bàn để viết (đọc) thành bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc bài toán cho cô và bạn nghe. 
- HS làm bài.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: Kiểm tra
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 123): Ôn tập các số đến 10 
I- Mục tiêu: 
- HS được củng cố về đếm, viết và so sánh các số trong phạm vi 10.
- Đo độ dài các đoạn thẳng có số đo bé hơn hoặc bằng 10cm.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết số từ 0 đến 10 vào dưới mỗi vach của tia số.
- Hướng dẫn: 	+ Vạch đầu tiên ta viết số nào?
	+ Rồi đến số nào?
	+ Còn vạch cuối cùng?
- HS làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng viết số.
Bài 2: HS nêu yêu cầu. Viết dấu thích hợp (>, <, =) vào ô chấm.
- HS làm bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài: Khoanh tròn vào số lớn nhất (hoặc bé nhất).
- HS làm bài: So sánh 4 số, số nào lớn nhất ở câu a (là số 9) và số bé nhất ở câu b (là số 3) thì khoanh tròn vào số đó.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Viết các số từ 10, 7, 5, 9 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- GV lưu ý HS chỉ viết 4 số mà bài yêu cầu chứ không phải viết một loạt số từ 0 đến 10.
- HS làm bài.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 124): Ôn tập các số đến 10
I- Mục tiêu: 
- Bảng và làm tính cộng với các số trong phạm vi 10.
- Tìm 1 thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ bằng cách ghi nhớ bảng cộng, bảng trừ, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Kĩ năng vẽ hình vuông, hình tam giác bằng cách nối các điểm cho sẵn.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
Viết các số 6, 4, , 2 theo thứ tự.
a- Từ bé đến lớn.
b- Từ lớn đến bé.
- HS đứng tại chỗ đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- GV cho nhận xét từng HS rồi cho điểm.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- GV gợi ý HS nhớ lại các bảng cộng sau đó ghi kết quả của các phép cộng. HS làm bài.
Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc phép tính và kết quả của các phép tíng trong mỗi bảng cộng. Gọi HS nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- HS làm bài.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài 4.
- HS dùng thước và bút nối các điểm.
HĐ nối tiếp
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 125): Ôn tập các số đến 10
I- Mục tiêu: 
- Cấu tạo của các số trong phạm vi 10.
- Kĩ năng làm tính cộng, tính trừ các số trong phạm vi 10.
- Giải toán có lời văn.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài cũ:
- 5 - 6 HS đứng tại chỗ đọc các bảng cộng (đọc thuộc lòng).
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: HS tự nêu yêu cầu của bài: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài, GV hướng dẫn dựa vào các bảng cộng để làm bài đúng và nhanh hơn.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài.
Bài 3: 
- HS đọc đề toán, viết tóm tắt vào nháp sau đó HS nêu tóm tắt, GV viết lên bảng.
Có 10 cái thuyền.
Cho em 4 cái thuyền.
Còn lại .... cái thuyền?
- HS phải giải và trình bày bài giải vào vở, 1 HS lên bảng viết bài giải.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 126): Ôn tập các số đến 10
I- Mục tiêu: 
- Các bảng trừ từ 10 đến 1.
- Làm tính trừ (trừ nhẩm) trong phạm vi các số đến 10.
- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài cũ: GV nêu phép tính, HS đọc nhanh kết quả.
- Cho nhận xét từng HS và GV cho điểm.
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Tính.
- HS làm bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu: Tính.
- HS dựa vào bài tập 1 để làm bài tập 2.
Chữa bài:
- HS lần lượt đọc phép tính và kết quả tính theo cột.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu: Tính.
- HS làm bài: Thực hiện liên tiếp các phép tính rồi ghi kết quả cuối cùng.
Chữa bài:
+ HS đọc theo cột phép tính và kết quả tính.
+ Gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 127): Ôn tập các số đến 100
I- Mục tiêu: 
- Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Cấu tạo của các số có 2 chữ số.
- Làm tính cộng, tính trừ trong phạm vi 100 (cộng, trừ không nhớ)
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài cũ:
- HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng các bảng trừ trong phạm vi 10.
- Cho HS nhận xét, GV cho điểm.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết các số.
- HS làm bài.
Chữa bài:
+ HS lần lượt đọc các số vừa viết, mỗi HS đọc một phần.
+ Gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét, lưu ý cách đọc các số của học sinh.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào từng vạch của tia số.
Chữa bài:
+ 2 HS nhận xét bài của 2 bạn trên bảng.
+ GV kiểm tra kết quả của tất cả HS.
+ Cho HS đọc các số tương ứng ở mỗi vạch tia số.
Bài 3: 
- HS yêu cầu: Viết.
- HS đọc mẫu: 3 = 30 + 5 
- GV gợi ý để HS nhận ra mẫu viết 1 số có2 chữ số thành số chục cộng với số đơn vị.
- HS làm bài.
HĐ nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007
Toán: (Tiết 128): Ôn tập các số đến 100
I- Mục tiêu: 
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy - học: 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan lop 1 ca nam.doc