Giáo án Toán lớp 1 đầy đủ

Giáo án Toán lớp 1 đầy đủ

TUẦN :1

 Tên Bài Dạy : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU :

 + Giúp học sinh : - Nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học toán.

 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập toán 1

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 + Sách GK – Bộ đồ dùng Toán 1 của học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Ổn Định :

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập – Sách Giáo khoa .

2.Kiểm tra bài cũ :

+ ( không có )

 3. Bài mới : Giới thiệu và ghi đầu bài

 

doc 256 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1138Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :1
 Tên Bài Dạy : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN 
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học toán.
 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập toán 1 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Sách GK – Bộ đồ dùng Toán 1 của học sinh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập – Sách Giáo khoa .
2.Kiểm tra bài cũ :
+ ( không có )
 3. Bài mới : Giới thiệu và ghi đầu bài 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu sách toán 1
Mt :Học sinh biết sử dụng sách toán 1 
-Giáo viên giới thiệu sách toán 1 
-Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán : Sau “tiết học đầu tiên “, mỗi tiết học có 1 phiếu tên của bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu đều có phần bài học và phần thực hành . Trong tiết học toán học sinh phải làm việc và ghi nhớ kiến thức mới, phải làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên Khi sử dụng sách cần nhẹ nhàng, cẩn thận để giữ sách lâu bền. 
Hoạt động 2 : Giới thiệu một số hoạt động học toán 1
Mt : Học sinh làm quen với 1 số hoạt động học tập toán ở lớp 1 :
-Hướng dẫn học sinh quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào trong các tiết toán .
-Giáo viên giới thiệu các đồ dùng học toán cần phải có trong học tập môn toán.
-Giới thiệu qua các hoạt động học thảo luận tập thể, thảo luận nhóm. Tuy nhiên trong học toán, học cá nhân là quan trọng nhất. Học sinh nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 3: Yêu cầu cần đạt khi học toán
Mt : Học sinh nắm được những yêu cầu cần đạt sau khi học toán.
-Học toán 1 các em sẽ biết được những gì ? :
Đếm, đọc số, viết số so sánh 2 số, làm tính cộng, tính trừ. Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính, cách giải bài toán đó . Biết đo độ dài biết xem lịch hàng ngày 
Đặc biệt các em sẽ biết cách học tập và làm việc, biết cách suy nghĩ thông minh và nêu cách suy nghĩ của mình bằng lời 
Hoạt động 4 : Giới thiệu bộ đồø dùng học toán 1
 Mt : Học sinh biết sử dụng bộ đồ dùng học toán 1 của học sinh 
-Cho học sinh lấy bộ đồ dùng học toán ra – Giáo viên hỏi :
Trong bộ đồ dùng học toán em thấy có những đồ dùng gì ? 
Que tính dùng để làm gì ? 
Yêu cầu học sinh lấy đưa lên 1 số đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên 
Ví dụ : Các em hãy lấy những cái đồng hồ đưa lên cho cô xem nào ?
Cho học sinh tập mở hộp, lấy đồ dùng, đóng nắp hộp, cất hộp vào hộc bàn và bảo quản hộp đồ dùng cẩn thận.
-Học sinh lấy sách toán 1 mở trang có “tiết học đầu tiên “
-Học sinh lắng nghe quan sát sách toán 
–Học sinh thực hành mở, gấp sách nhiều lần.
-Học sinh nêu được : 
Hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
-Các đồ dùng cần có : que tính, bảng con, bô thực hành toán, vở bài tập toán, sách Gk, vở, bút, phấn
- Học sinh kiểm tra đồ dùng của mình có đúng yêu cầu của giáo viên chưa ?
-Học sinh lắng nghe và có thể phát biểu 1 số ý nếu em biết 
- Học sinh mở hộp đồ dùng học toán, học sinh trả lời : 
Que tính, đồng hồ, các chữ số từ 0 Ị 10, các dấu >< = + - , các hình 0  r, bìa cài số 
Que tính dùng khi học đếm, làm tính 
-Học sinh lấy đúng đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên 
4.Củng cố dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? Học toán cần có những dụng cụ gì ?
- Nhận xét tiết học 
- Tuyên dương học sinh tích cực hoạt động 
5. Rút kinh nghiệm :
-
-
-
Tên Bài Dạy : Nhiều hơn- Ít hơn
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật 
 - Biết sử dụng các từ nhiều hơn- ít hơn khi so sánh về số lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + -Sử dụng trang của Sách GK và một số đồ vật như : thước, bút chì, hộp phấn, khăn bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị Sách Giáo khoa .
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Tiết trước em học bài gì ?
+ Hãy kể những đồ dùng cần thiết khi học toán 
+ Muốn giữ các đồ dùng bền lâu thì em phải làm gì ? 
+ Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : Giới thiệu và ghi đầu bài 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu nhiều hơn ít hơn
Mt :Học sinh biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
-Giáo viên đưa ra 1 số cốc và 1 số thìa nói :
Có 1 số cốc và 1 số thìa, muốn biết số cốc nhiều hơn hay số thìa nhiều hơn em làm cách nào ?
-Sau khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên gọi học sinh lên đặt vào mỗi cốc 1 cái thìa rồi hỏi cả lớp : 
Còn cốc nào chưa có thìa ?
-Giáo viên nêu : Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói : 
Số cốc nhiều hơn số thìa 
-Tương tự như vậy giáo viên cho học sinh lặp lại “ số thìa ít hơn số cốc “
-Giáo viên sử dụng một số bút chì và một số thước yêu cầu học sinh lên làm thế nào để so sánh 2 nhóm đồ vật .
Hoạt động 2 : Làm việc với Sách Giáo khoa
Mt : Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh các số lượng
-Cho học sinh mở sách Giáo khoa quan sát hình. Giáo viên giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng như sau, chẳng hạn : 
Ta nối 1 cái ly chỉ với 1 cái thìa, nhóm nào có đối tượng thừa ra thì nhóm đó nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
-Cho học sinh thực hành 
-Giáo viên nhận xét đúng sai 
- Tuyên dương học sinh dùng từ chính xác 
Hoạt động 3: Trò chơi nhiều hơn- ít hơn 
Mt : Củng cố khái niệm “ Nhiều hơn – Ít hơn “ .
-Giáo viên đưa 2 nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Cho học sinh thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn 
-Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh 
-Cho học sinh suy nghĩ nêu cách so sánh số cốc với số thìa 
-Học sinh chỉ vào cái cốc chưa có thìa 
–Học sinh lặp lại số cốc nhiều hơn số thìa 
-Học sinh lặp lại số thìa ít hơn số cốc
-Học sinh lên ghép đôi cứ 1 cây thước ghép với 1 bút chì nếu bút chì thừa ra thì nêu : số thước ít hơn số bút chì. Số bút chì nhiều hơn số thước 
-Học sinh mở sách thực hành 
-Học sinh nêu được : 
Số nút chai nhiều hơn số chai
-Số chai ít hơn số nút chai 
Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
-Số củ cà rốt ít hơn số thỏ 
Số nắp nhiều hơn số nồi
-Số nồi ít hơn số nắp .v.v
Số phích điện ít hơn ổ cắm điện
-Số ổ cắm điện nhiều hơn phích cắm điện 
-Học sinh nêu được : 
Ví dụ : -số bạn gái nhiều hơn số bạn trai, số bạn trai ít hơn số bạn gái 
 - Số bàn ghế học sinh nhiều hơn số bàn ghế giáo viên. Số bàn ghế giáo viên ít hơn số bàn ghế học sinh 
4.Củng cố dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh về tập nhìn hình nêu lại.
- Chuẩn bị bài hôm sau 
5. Rút kinh nghiệm :
-
-
-
Tên Bài Dạy :Hình vuông- Hình tròn
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn
 - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau. Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị Sách Giáo khoa. Hộp thực hành 
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Tiết trước em học bài gì ?
+ So sánh số cửa sổ và số cửa đi ở lớp học em thấy thế nào ?
+ Số bóng đèn và số quạt trong lớp ta, số lượng vật nào nhiều hơn, ít hơn ?
+ Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : Giới thiệu và ghi đầu bài 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu hình 
Mt :Học sinh nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn 
-Giáo viên đưa lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem rồi đính lên bảng. Mỗi lần đưa 1 hình đều nói Đây là hình vuông 
-Giáo viên đính các hình vuông đủ màu sắc kích thước khác nhau lên bảng hỏi học sinh Đây là hình gì ?
-Giáo viên xê dịch vị trí hình lệch đi ở các góc độ khá nhau và hỏi Còn đây là hình gì ?
Giới thiệu hình tròn và cho học sinh lặp lại
-Đính 1 số hình tròn có đủ màu sắc và vị trí, kích thước khác nhau
Hoạt động 2 : Làm việc với Sách Giáo khoa
Mt : Nhận dạng hình qua tranh vẽ, qua bộ đồ dùng học toán 1, qua các vật thật 
-Yêu cầu học sinh lấy các hình vuông, hình tròn trong bộ thực hành toán để lên bàn 
-Giáo viên chỉ định học sinh cầm hình lên nói tên hình 
-Cho học sinh mở sách Giáo khoa nêu tên những vật có hình vuông, hình tròn 
Thực hành :
-Học sinh tô màu hình vuông, hình tròn vào vở bài tập toán 
-Giáo viên đi xem xét hướng dẫn học sinh yếu 
Nhận dạng hình qua các vật thật 
-Giáo viên cho học sinh tìm xem trong lớp có những đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn 
-Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh 
-Học sinh quan sát lắng nghe 
-Học sinh lặp lại hình vuông
–Học sinh quan sát trả lời 
- Đây là hình vuông
-Học sinh cần nhận biết đây cũng là hình vuông nhưng được đặt ở ...  4 = 8 – 4 + 3 = 
 	 4 + 5 – 5 = 10 - 6 + 2 = 
+ Giáo viên nhận xét ghi điểm .
 3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Mt: Học sinh nắm nội dung yêu cầu bài học .
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh ôn tập 
 Mt : Củng cố kỹ năng làm tính cộng, trừ, đọc, viết, cấu tạo các số trong phạm vi 100
Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài .
- Gọi 4 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở .
- Giáo viên nhận xét, sửa bài 
Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh viết đúng mỗi số vào 1 vạch, tránh viết 2 số vào 1 vạch 
- Học sinh làm vào vở 
Bài 3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo số 
- 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
- 3 chục còn gọi là bao nhiêu ?
- Vậy 35 = 30 + 5 
- Tiến hành tương tự với các bài còn lại 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm 
Bài 5 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
- Khi thực hiện bài này các em lưu ý điều gì ? 
- Yêu cầu học sinh làm bảng con 
- Giáo viên nhận xét
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về hoàn thành bài 
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tên Bài Dạy : ÔN TẬP Các Số š 100
Ngày Dạy :
I. MỤC TIÊU : 
 Củng cố về : - Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100
 - Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số 
	- Thực hiện phép cộng, trừ ( không nhớ ) các số có đến 2 chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ Giáo viên kiểm tra 2 học sinh : *Học sinh 1 : Đọc các số từ 50 š 70 
 	 *Học sinh 2 : Đọc các số từ 70 š 90 	
+ Giáo viên nhận xét cho điểm .
 3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Mt: Học sinh nắm nội dung, yêu cầu bài học .
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
 Mt : Củng cố đọc, viết, tính cộng trừ, giải toán có lời văn 
Bài 1 : 1 học sinh đọc yêu cầu bài .
- Gọi 1 em lên bảng. Cả lớp làm vào vở .
- Giáo viên nhận xét, sửa bài 
Bài 2 : Treo bảng phụ gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Gọi 1 em làm mẫu 1 bài 
- Gọi lần lượt các em trả lời miệng các bài 
- giáo viên nhận xét 
Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Giáo viên tổ chức cho 2 nhóm thi đua 
- Giáo viên nhận xét, tổng kết 
Bài 4 : Yêu cầu học sinh làm bảng con 
- Gọi 3 học sinh lên bảng chữa bài 
Bài 5 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán 
- Giáo viên hướng dẫn tóm tắt và cách giải 
- Học sinh giải vào vở. Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài 
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về hoàn thành vở Bài tập toán 
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tên Bài Dạy : ÔN TẬP Các Số š 100
Ngày Dạy :
I. MỤC TIÊU : 
 Củng cố về : 
 	- Thực hiện phép cộng, phép trừ ( tính nhẩm, tính viết ) các số trong phạm vi 100 )
 - Giải bài toán có lời văn 
	- Thực hành xem giờ đúng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng phụ , mô hình đồng hồ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu tìm số liền trước, liền sau của các số 82, 39, 46, 55.
+ Giáo viên nhận xét .
 3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Mt: Học sinh nắm nội dung, yêu cầu bài học .
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng 
Hoạt động 2 : Làm bài tập 
 Mt : Rèn kỹ năng tính cộng, trừ, giải toán, xem giờ
Bài 1 : Yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi nêu kết quả nhanh 
- Cho mỗi tổ nhẩm nhanh 1 phần 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
Bài 2 : 1 học sinh nêu yêu cầu bài 
- Gọi học sinh nhắc lại cách tính. Giáo viên nhắc lại và hướng dẫn cách tính.
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm vào vở. Giáo viên nhận xét sửa bài 
Bài 3 : 1 học sinh đọc đề bài toán 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn tìm độ dài sợi dây còn lại ta làm như thế nào ? 
- Gọi 1 học sinh lên bảng. Cả lớp giải vào vở.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : 1 học sinh đọc yêu cầu bài 
- Gọi 2 em nhắc lại cách đặt tính và cách tính 
- Học sinh làm bảng con 
Bài 5 : Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 
- Tổ chức cho 2 đội thi đua xem giờ đúng 
- Giáo viên tổng kết 
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về hoàn thành vở Bài tập toán 
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tên Bài Dạy : ÔN TẬP Các Số š 100
Ngày Dạy :
I. MỤC TIÊU : 
Củng cố về : - Nhận biết thứ tự của các số từ 0 š 100, đọc viết bảng các số 
 - Thực hiện tính cộng, trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 100
	- Giải bài toán có lời văn 
	- Đo độ dài đoạn thẳng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ Gọi 2 học sinh lên bảng * Học sinh 1 : 86 – 13 – 12 = 48 + 11 – 10 = 
	 * Học sinh 2 : Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ 
+ Giáo viên nhận xét cho điểm .
 3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Mt: Học sinh nắm nội dung, yêu cầu bài học .
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
 Mt : Học sinh làm tốt các bài tập 
Bài 1 : Giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh nêu yêu cầu bài 
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng số ở trên 
- Gọi học sinh đọc lại .
- Hướng dẫn học sinh dựa vào bảng số để tìm số liền trước, số liền sau của 1 số 
Bài 2 : Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc đề 
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số để làm bài 
- Gọi 3 em lên bảng. Cả lớp làm bài. 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm 
Bài 3 : Tiến hành tương tự bài 2 
Bài 4 : Gọi 1 học sinh đọc bài toán 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tìm số gà em làm như thế nào ? 
- Gọi học sinh lên bảng . Cả lớp giải vào vở 
Bài 5 : Cho học sinh tiến hành đo độ dài đoạn thẳng AB
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về hoàn thành vở Bài tập toán 
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày Dạy :
I. MỤC TIÊU : 
 Củng cố về : 
 - Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100
 - Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số 
	- Thực hiện phép tính cộng, trừ ( không nhớ ) các số có 2 chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn, đo độ dài đoạn thẳng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ Gọi 2 học sinh đọc số từ : 50 š 70, 75 š 100.	
+ 1 học sinh tính : 18 + 10 – 25 = và 68 – 34 + 12 = 
 3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Mt: Học sinh nắm nội dung, yêu cầu bài học .
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
 Mt : Đọc, viết, so sánh các số, kỹ năng cộng, trừ, toán giải 
Bài 1 : gọi học sinh nêu yêu cầu .
- Gọi 2 học sinh lên bảng - Cả lớp làm bảng con.
Bài 2 : 1 học sinh nêu yêu cầu 
a) – Học sinh thảo luận nhóm rồi nêu nhanh kết quả 
b) – Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính 
- Gọi 1 học sinh lên bảng. Cả lớp làm bảng con. 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai 
Bài 3 : Gọi 2 học sinh đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn tìm độ dài còn lại của băng giấy ta làm như thế nào ? 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai 
Bài 5 : Tổ chức cho học sinh thi đua theo nhóm 
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về hoàn thành vở Bài tập toán 
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày Dạy :
I. MỤC TIÊU : 
Củng cố về : - Đọc, viết số, xác định thứ tự của mỗi số trong 1 dãy các số .
 	- Thực hiện, phép cộng, trừ các số có 2 chữ số ( không nhớ ) .
 	- Giải bài toán có lời văn 
	- Đặc điểm của số 0 trong phép cộng và phép trừ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ Gọi 2 học sinh lên làm trên bảng .
Học sinh 1 : 41 + 20 = Học sinh 2 : 63 + 3 – 3 = 
 78 – 4 = 86 + 10 – 0 = 
+ Giáo viên nhận xét cho điểm .
 3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Mt: Học sinh nắm nội dung, yêu cầu bài học .
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng 
Hoạt động 2 : Làm bài tập 
 Mt : Học sinh làm tốt các bài tập 
Bài 1 : Học sinh tự nêu yêu cầu bài 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thứ tự của các số trong dãy số tự nhiên để viết số thích hợp vào ô trống
- Khi chữa bài giáo viên nên yêu cầu học sinh đọc dãy số xuôi, ngược 
Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Gọi học sinh nêu cách đặt tính và cách tính 
- Yêu cầu học sinh làm trên bảng con 
Bài 3 : Học sinh tự nêu yêu cầu của bài 
- Học sinh tự làm vào vở bài tập 
- Giáo viên hướng dẫn sửa bài 
Bài 4 : Học sinh tự đọc bài toán, tự tóm tắt và tự viết bài giải 
- Giáo viên yêu cầu cả lớp làm vào vở 
- Gọi 1 em lên bảng sửa bài .
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về hoàn thành vở Btt 
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN LOP 1 DAY DU.doc