Toán
Tiết 17: Số : 7
I- MỤC TIÊU:
- HS có khái niệm ban đầu về số 7.
- Biết đọc, biết viết số 7. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 7.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 7. Vị trí số 7 trong dãy số từ 1 - 7.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng học Toán, hình vẽ SGK/ 28
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tuần 1 Thứ.ngày.tháng.năm Toán Tiết 17: Số : 7 I- Mục tiêu: - HS có khái niệm ban đầu về số 7. - Biết đọc, biết viết số 7. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 7. - Nhận biết số lượng trong phạm vi 7. Vị trí số 7 trong dãy số từ 1 - 7. II- Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng học Toán, hình vẽ SGK/ 28 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Hãy tìm nhóm đồ vật có số lượng là 6. - Đếm các số đã học theo thứ tự lớn dần, giảm dần. - Tìm, nêu miệng- nhận xét. - Một vài em - nhận xét. Hoạt động 2: Bài mới : 15’ *Lập số 7: - Hướng dẫn quan sát tranh SGK. - H: Có mấy bạn chơi cầu trượt? Thêm mấy bạn đến chơi? - H: Tất cả có bao nhiêu bạn chơi? - Lấy 6 chấm tròn, lấy thêm 1 chấm tròn. Tất cả có bao nhiêu chấm tròn? -Tương tự với 6 con tính và 1 con tính? - H: Số bạn, số chấm tròn, số con tính đều là mấy? - Để ghi lại các nhóm đồ vật có số lượng là 7 người ta dùng số 7. - Gắn số 7 in, số 7 viết. - Quan sát SGK. -1-2 em nêu ý kiến. - 2-3 em nêu. -1-2 em nêu ý kiến. - Lấy số 7. Đọc số. * Vị trí số 7 trong dãy số . - Hãy lấy 7 que tính. - Đếm số que tính từ 1 đến hết. - Đếm trơn từ 1 đến 7. (Ghi bảng) - Tương tự đếm từ 7 về 1. - H: Số 7 liền sau số nào? Số 7 so với các số đã học thì ntn? - Lấy 7 que tính. - Một vài em. - 2-3 em đếm . - 2-3 em . Hướng dẫn viết số 7. - Viết bảng con số 7. Hoạt động 3: Thực hành : (17’) Bài 1: (3’) Viết số 7 - Lưu ý mỗi ô viết 1 số 7 giống mẫu. - Làm SGK Bài 2: (5’) - H: Tất cả có mấy chiếc bàn là? Có mấy bàn là đen? Có mấy bàn là trắng? - Vậy 7 gồm mấy và mấy? Tương tự quan sát phần còn lại. Chốt: Cấu tạo số 7. - Miệng - 2-3 em nêu. - Làm nhẩm cách làm. - Một vài em nêu kết quả. Bài 3: (5’) - H: Số nào cho em biết cột đó có nhiều ô vuông nhất. - Số 7 lớn hơn những số nào đã học? - Đọc dẫy số vừa điền. Chốt: Thứ tự dãy số từ 1->7 và từ 7 ->1. `- 1-2 em nêu. - Làm bài SGK. - 1-2 em đọc. Bài 4: (4’) Chữa miệng Chốt: So sánh các số đã học. - Làm SGK. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: - Viết số 7 còn chưa đẹp, điền dấu và số vào ô trống còn xấu đ GV lưu ý HS cách viết số đúng và đẹp. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 3’ - Tìm ví dụ về đồ vật có số lượng là 7. - Tìm và nêu miệng. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ...ngày.tháng.năm Toán Tiết 18: Số : 8 I- Mục tiêu: - HS có khái niệm ban đầu về số 8. - Biết đọc, biết viết số 8. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 8. - Nhận biết các nhóm không quá 8 đồ vật. - Nêu vị trí số 8 trong dãy số từ 1 - 8. II- Đồ dùng dạy học: - GV: Số chấm tròn (trang 30) ; số 8 in, số 8 viết. - HS: Bộ đồ dùng học Toán. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đếm các số từ 1->7 và từ 7->1 - H: 7 gồm mấy và mấy? - Một vài em đếm, trả lời câu hỏi, nhận xét. Hoạt động 2: Bài mới : 15’ + Lập số 8: - Cho HS quan sát tranh SGK/30. - H: Có mấy bạn đang nhảy dây? Thêm mấy bạn muốn cùng chơi? Tất cả có mấy bạn? - Tương tự với bộ đò dùng là chấm tròn, con tính? Tất cả có bao nhiêu chấm tròn? - H: Số bạn, số chấm tròn, số con tính là bao nhiêu? - Để ghi lại các nhóm đồ vật có số lượng là 8 ta dùng chữ số 8. - Giới thiệu chữ số 8 in, số 8 viết. - Quan sát . -1-2 em nêu ý kiến. - Quan sát hình, nêu ý kiến. -1-2 em trả lời. - Quan sát. Đọc số. + Vị trí số 8 trong dãy số từ 1-> 8 . - Hãy lấy 8 que tính. - Đếm xuôi bằng que tính, đếm trơn. - Đếm ngược bằng que tính. -Trong dãy số từ 1 đến 8 số nào bé nhất,số nào lớn nhất? - Thực hành lấy que tính. - 1 vài em đếm- nhận xét. - 1 vài em đếm . - Số nào liền sau số 7? Số 7 liền trước số nào? - 1-2 em . - 2-3 em nêu + Hướng dẫn viết số 8. - Viết bảng con, đọc số. Hoạt động 3: Thực hành : (17’) Bài 1: (4’) Viết số 8 - Lưu ý cách trình bày, mỗi ô viết 1 số. - 1-2 em nêu yêu cầu. - Luyện viết vào SGK. Bài 2: (5’) - H: Tất cả có mấy chấm tròn? Bên trái có mấy chấm tròn, bên phải có mấy chấm tròn?. - Vậy 8 gồm mấy và mấy? Chốt: Cấu tạo số 8. - Làm SGK - 1-2 em nêu ý kiến. - 1-2 em làm SGK Bài 3: (3’) - Hãy đọc các số đã cho ở hàng trên? - H: Các số đó được viết theo thứ tự nào? Chốt: Thứ tự các số từ 1->8 và từ 8 ->1. - 1-2 em nêu. - Một vài em nêu, đọc dãy số vừa điền. Bài 4: (5’) Chốt: So sánh các số trong phạm vi 8. - Cột 1,2 làm bảng con - Còn lại làm SGK * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: - HS viết số 8 chưa đẹp, điền số, dấu vào ô trống chưa cân đối đ Lưu ý HS cách viết. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 5’ - Tìm ví dụ về đồ vật có số lượng là 8. - Tìm và nêu miệng. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ.ngày.tháng.năm Toán Tiết 19: Số 9 I- Mục tiêu: - Giúp HS có khái niệm ban đầu về số 9. - Biết đọc, biết viết số 9. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 9. - Nhận biết các nhóm không quá 9 đồ vật. II- Đồ dùng dạy học: - Các nhóm đồ vật có số lượng từ 9. - Mẫu số chín in và viết. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đếm các số từ 1->8 và từ 8->1 - H: 8 gồm mấy và mấy? - Một vài em đếm, trả lời câu hỏi, nhận xét. Hoạt động 2: Bài mới : 15’ + Lập số 9: - Đưa trực quan - Quan sát. - H: Có mấy bạn đang chơi? Thêm mấy bạn nữa chạy tới? Tất cả có mấy bạn? - 1-2 em nêu ý kiến. - Tương tự với số chấm tròn, số con tính là bao nhiêu? - QS trả lời câu hỏi. - H: Số bạn, số chấm tròn, số con tính là bao nhiêu? - 1-2 em nêu ý kiến - nx. - Để ghi lại các nhóm đồ vật có số lượng là 9 ta dùng chữ số 9. - Giới thiệu chữ số 9 in, số 9 viết. Vị trí số 9 trong dãy số. - Một vài em đọc. + Vị trí của số 9. - Lấy ra 9 que tính. Đếm xuôi: từ 1 đến 9 bằng que tính. - Đếm trơn từ 1-> 9 - 3-4 em đếm. - H: Số 9 liền sau số nào? Số nào liền trước số 9. + Hướng dẫn viết số9. Hoạt động 3: Thực hành : (17’) Bài 1: (4’) - SGK - Lưu ý khoảng cách viết số 9. Bài 2: (3’) - 1-2 em nêu yêu cầu. -H: 9 gồm mấy và mấy? - Làm SGK, nêu cách điền. Chốt: Cấu tạo số 9. - 1-2 em. Bài 3: (3’) Chốt: So sánh các số trong phạm vi 9. - 1-2 em nêu yêu cầu. - Làm SGK, đọc kết quả. Bài 4: (3’) - Làm bảng con-nhận xét. Chốt: Cần chọn số đúng, so sánh số. Bài 5: (5’) - Làm SGK, đọc dãy số. - Đổi vở cho bạn để kiểm tra. Chốt: Thứ tự các số. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: - HS viết số 9 chưa đẹp, điền dấu vào ô trống chưa cân đối đ GV cần hướng dẫn HS cách viết và cách trình bày. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận biết các nhóm có số lượng là 9 - Tìm nhóm đồ vật có số lượng là 9 - Nêu miệng- nhận xét. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ...ngày.tháng.năm Toán Tiết 20: Số 0 I- Mục tiêu: - Giúp HS có khái niệm ban đầu về số 0. Biết đọc, biết viết số 0. - Nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9, biết so sánh số 0 với các số đã học. II- Đồ dùng dạy học: - 3 con thỏ, số 0. - Các mặt xúc xắc từ 0->9. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Viết các số từ 1->9 ngược từ 9->1 - Bảng con - H: 9 gồm mấy và mấy? - Nhận xét. Hoạt động 2: Bài mới : 15’ + Lập số 0: Gắn 3 con thỏ lên bảng. - Quan sát. - Có mấy con thỏ? 1 con chạy đi, còn mấy con? - Tương tự lấy tiếp 1 con thỏ, còn mấy con? - 1-2 em nêu ý kiến. - Lấy 4 que tính, yêu cầu bớt từng que cho đến hết? - Lấy que tính bớt đi. - H: Số con thỏ, số que tính sau khi bớt như thế nào? - 1-2 em nêu ý kiến. Chốt: Để biểu diễn không còn con thỏ nào? không còn que tính nào? ta dùng số 0. - Giới thiệu số 0 in và số 0 viết. - Đọc số 0 + Vị trí của số 0 trong dãy số. - Gắn các mặt xúc xắc lên bảng - Quan sát số chấm tròn, điền số. - Đọc lại dãy số vừa viết (xuôi, ngược) - 1-2 em. - H: Trong các số đó, số nào bé nhất? Số nào lớn nhất? - 1-2 em nêu ý kiến - nx. - H: Số nào liền trước số 1. - 1-2 em + Hướng dẫn viết số 0. - Viết bảng con số 0. Hoạt động 3: Thực hành : (17’) Bài 1: (5’) Viết số 0. - Viết vào SGK Bài 2: (5’) Nêu yêu cầu - Làm SGK- đọc kq. Chốt: Thứ tự các số trong dãy số từ 0 ->9. Bài 3: (3’) Nêu yêu cầu - Làm bài SGK - H: Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào? - 1-2 em. Chốt: Thứ tự các số. Bài 4: (4’) - Cột 1,2 làm bảng con, còn lại làm vào SGK. Chốt: So sánh một số với số 0, 0 với một số, một số với chính nó. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: - HS viết số 0 còn méo, chưa đẹp, điền số vào ô trống chưa cân đối đ GV lưu ý hướng dẫn HS viết. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 5’ - Thi đếm liên tiếp từ số 0 đến số 9; từ 9-> 0. - Tìm nhóm đồ vật có số lượng là 0 - nx' . - Dặn dò làm bài tập toán. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tuần 6 Thứ...ngày.tháng.năm Toán Tiết 21: Số 10 I- Mục tiêu: - Giúp HS có khái niệm ban đầu về số 10. - Biết đọc, viết số 10, đếm và so sánh các số trong phạm vi 10, vị trí của số 10 II- Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng học Toán. - Các số từ 0 đến 10. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) -Điền số vào bảng con - Điền số: 1 >.. = 0 < 2 5 = Hoạt động 2: Bài mới (15’) + Lập số 10: Hãy lấy 9 hình vuông, lấy thêm 1 hình vuông nữa. - Thực hành trên bộ đồ dùng - H: Tất cả có mấy hình vuông? - Nêu ý kiến. - QS SGK /36 - Quan sát. - H: Có mấy bạn làm rắn? Mấy bạn làm thầy thuốc? Tất cả có mấy bạn? - Tương tự với hình còn lại. - H: Số hình vuông, số bạn đang chơi, số chấm tròn, số con tính là bao nhiêu? - 1-2 em nêu ý kiến. Chốt: Giới thiệu số 10 in, số 10 viết. - Một vài em đọc: Số 9 + Vị trí số 10 trong dãy số: - Lấy ra 10 que tính. Đếm xuôi từ 1-> 10, đếm trơn từ 1->10 (Ghi dãy số lên bảng). - Tương tự đếm ngược từ 10->1. -H: Số nào liên sau số 9? Số 9 liền trước số nào? - 2-3 em nêu - Trong các số từ 1->10, số nào lớn nhất? - Số 10 lớn hơn những số nào? - Một vài em. + Hướng dẫn viết số 10. - H: Số 10 gồm mấy chữ số? Là những chữ số nào? - Hướng dẫn cách viết- viết mẫu. - Lưu ý khoảng cách giữa 2 chữ số. - Viết bảng con số 10. Hoạt động 3: Thực hành: 17’ Bài 1: (3’) Viết số 10 - Viết số 10 vào SGK. Bài 2: ... hệ giữa phép cộng và phép trừ. + Giải toán có lời văn. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Gọi HS đọc bảng cộng đã học ở tiết trước. 1 vài em đọc. Hoạt động 2: Dạy bài mới : (28-30’) Bài 1: - Làm vào SGK, đọc kết quả. Chốt: Bảng trừ: 10 trừ đi các số từ 1 đến 10, nhận xét thứ tự số sau dấu trừ, kết quả. - Một vài em thi đọc thuộc. Bài 2: - Làm bài vào SGK, đọc kq’. Chốt: Mối quan hệ cộng trừ trong từng cột. Bài 3: - Làm vào SGK, nêu miệng Chốt: Củng cố tính nhẩm hai phép tính cộng trừ liên tiếp. cách nhẩm. Bài 4: - Làm SGK, nêu kết quả. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. - Làm vào vở. Đọc bài làm. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) - Thi đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10, 9. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 132: Ôn tập các số đến 100 I- Mục tiêu: - Củng cố về cách viết có hai chữ số, thứ tự các số. - Viết các số có hai chữ số thành tổng chục và đơn vị. - Cách đặt tính thực hiện phép tính. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Đọc bảng trừ trong phạm vi 10, 9, 8 1 vài em đọc- nhận xét. Hoạt động 2: Dạy bài mới : (28-30’) Bài 1: - Làm từng phần vào SGK. Chốt: Viết các số đã học theo thứ tự. - Đọc kết quả, 1-2 em lên bảng viết. Bài 2: - Làm bài vào SGK. Chốt: Cách viết số dưới mỗi vạch tia số. - Đọc các số ở hai tia số. Bài 3: - Làm vào SGK, hoặc vở H: Số có hai chữ số, chữ số đứng trước chỉ gì? Chữ số đứng sau chỉ gì? - Đọc kết quả. Chốt: Viết số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị. Bài 4: - Làm bài vào SGK, đọc kết Chốt: Củng cố kỹ năng tính toán theo hàng dọc. quả. - Chấm bài, nhận xét. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) - Luyện viết, đọc các số có hai chữ số. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tuần 34 Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 133: Ôn tập các số đến 100 I- Mục tiêu: - Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. - Tìm số liền trước, liền sau của một số. - Thực hiên phép cộng phép trừ (không nhớ) các số có đến 2 chữ số. - Giải toán có lời văn. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Đọc các số từ 21 - 31; từ 45-64; từ 69 - 80 và 89 - 100 4-5 em làm miệng, nhận xét. Hoạt động 2: Ôn tập (28-30’) Bài 1: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố cách viết số, đọc số có hai chữ số. - Làm bảng con, nhận xét, đọc lại. Bài 2: - Nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố cách viết số liền trước, liền sau của một số. - Làm bài vào SGK, nêu kết quả. Bài 3: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố cách so sánh số có hai chữ số.. - Làm vào SGK, nêu kết quả cách làm. Bài 4: Chốt: Củng cố đặt tính thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số. - Làm vào vở. Bài 5: 3-4 em đọc bài. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. - Làm vào vở. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) - Thi tìm số liền trước, liền sau của một số bất kỳ. Học sinh tự đố bạn tìm, nhận xét. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 134: Ôn tập các số đến 100 I- Mục tiêu: Củng cố về: + Thực hiện phép cộng, phép trừ (tính nhẩm và tính viết) các số trong phạm vi 100 (không nhớ). + Giải toán có lời văn. + Thực hành xem giờ đúng trên mặt đồng hồ. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) Tìm số liền trước, liền sau của các số: 24, 29, 60, 69. - Làm miệng, nhẫn xét. Hoạt động 2: Ôn tập (28-30’) Bài 1 và bài 2: 1- 2 em nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố cách tính nhẩm cộng trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100, cộng trừ liên tiếp. - Làm vào SGK, nêu cách nhẩm một vài trường hợp. Bài 3: Nêu yêu cầu - Làm bài vào vở. Chốt: Củng cố cách đặt tính thực hiện tính cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Bài 4: 2-3 em đọc bài. H: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Làm bài vào vở, nêu kết quả. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. Bài 5: - Làm miệng, nhận xét. Chốt: Củng cố cách đọcgiờ đúng trên mặt đồng hồ. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) - Đố bạn: Kim ngắn chỉ 9, kim dài chỉ số 12 đ mấy giờ. Học sinh tham gia chơi, nhận xét. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 135: Ôn tập các số đến 100 I- Mục tiêu: Củng cố về: - Nhận biết thứ tự của một số từ 0 đến 100 đọc, viết bảng các số từ 1 đến 100. - Thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Giải toán có lời văn. - Đo độ dài đoạn thẳng. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) Tính nhẩm: 20 + 70 80 - 40 - Một vài em nêu miệng, 57 + 2 4 + 84 nhận xét. Hoạt động 2: Ôn tập (28-30’) Bài 1: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Nhận biết thứ tự các số có từ 1 đến 100. - Làm vào SGK, đọc các số Bài 2: Chốt: Củng cố thứ tự các số có hai chữ số các số tròn chục. - Làm vào SGK, đọc số trong từng dãy. Bài 3: Nêu yêu cầu - Làm vào SGK, nêu cách Chốt: Cách cộng trừ nhẩm trong phạm vi 100. nhẩm. Bài 4: - Làm vào vở. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. - Trình bày bài giải. Bài 5: -Làm vào SGK, nêu kết quả. Chốt: Củng cố cách đo đoạn thẳng. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) - Đọc các số có 1 chữ số ? Các số tròn chục đã học ? Các số có 2 chữ số giống nhau. 1 vài em. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 136: Luyện tập chung I- Mục tiêu: Củng cố về: - Đọc, viết so sánh các số trong phạm vi 100. - Thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. - Giải toán có lời văn. - Đo độ dài đoạn thẳng. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) H: Những số nào đã học có chữ số chỉ chục là 2 ? - Một vài em nêu miệng, Chữ số chỉ đơn vị là 2 ? nhận xét. Hoạt động 2: Ôn tập (28-30’) Bài 1: Nêu yêu cầu 1-2 em. Chốt: Củng cố viết số, đọc số đã học. - Làm vào bảng con, đọc lại. Bài 2: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố cộng, trừ trong phạm vi 100 (Không nhớ) - Làm vào SGK, đọc kết quả, nêu cách thực hiện. Bài 3: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố cộng so sánh trong phạm vi 100. -Làm vào SGK, đọc kết quả. Bài 4: - Đọc bài. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. - Làm vào vở. Bài 5: -Làm vào SGK, nêu kết quả. Chốt: Củng cố cách đo đoạn thẳng. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tuần 35 Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 137: Luyện tập chung I- Mục tiêu: - Đọc, viết, xác định số thứ tự của mỗi số trong một dãy số. - Thực hiên phép cộng, trừ các số có hai chữ số (không nhớ). - Đặc điểm của số 0 trong phép cộng trừ. - Giải toán có lời văn. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Điền dấu >, <, = 74 . . . 76 - 3 79 - 7 . . . 80 - 10 Làm bảng con. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành (28-30’) Bài 1: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Thứ tự các số trong dãy số. - Làm vào SGK, đọc dãy số. Bài 2: Nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố cách đặt tính thực hiện phép cộng, trừ số có hai chữ số (không nhớ). - Làm vào vở, nêu cách đặt tính thực hiện. Bài 3: Nêu yêu cầu. Chốt: Đọc số, so sánh số có hai chữ số, thứ tự các số. - Làm vào SGK- Đọc dãy số. Bài 4: 1-2 em đọc bài. H: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 1-2 em nêu ý kiến. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. - Làm vào vở, đọc bài giải. Bài 5: - Làm vào SGK nêu kết quả. Chốt: Đặc điểm số 0 trong phép cộng, phép trừ. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) - Đếm tiếp từ 1 - 100, mỗi em đọc 10 số. Một vài em làm miệng. Nhận xét. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 138: Luyện tập chung I- Mục tiêu: Học sinh được củng cố về: - Tìm số liền trước, số liền sau của số cho trước. - Thực hiện tính nhẩm, tính viết, cộng trừ các số trong phạm vi 100. - Giải toán có lời văn. - Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) Tính nhẩm: 10 cm + 38 cm 95 cm - 30 cm Làm bảng con. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành (28-30’) Bài 1: 1-2 em nêu yêu cầu, đọc dãy số. Chốt: Tìm số liền trước, số liền sau của các số đã cho. -Làm vào SGK, nêu kết quả. Bài 2: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Củng cố tính nhẩm cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Làm vào SGK. Bài 3: - Làm vào vở. Chốt: Củng cố đặt tính rồi tính cộng, trừ.. Bài 4: - Nêu bài giải. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. Bài 5: Làm vào vở, đổi vở kiểm tra. Chốt: Củng cố vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) - Chữa bài học sinh còn chậm, còn sai. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ..ngày.thángnăm Toán Tiết 139: Luyện tập chung I- Mục tiêu: Học sinh được củng cố về: - Đọc, viết, nhận biết thứ tự các số có 2 chữ số trong dãy số. - So sánh các số có hai chữ số. - Thực hành tính cộng trừ (không nhớ) các số có hai chữ số. - Giải toán có lời văn. - Đọc đúng giờ trên mặt đồng hồ. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) Đặt tính rồi tính: 54 + 33 97 - 65 85 - 0 Làm bảng con. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành (28-30’) Bài 1: 1-2 em nêu yêu cầu. Chốt: Thứ tự các số trong dãy số. -Làm vào SGK, đọc số đã viết. Bài 2: -Làm vào SGK, nêu ý kiến. Chốt: So sánh số có hai chữ số. Bài 3: - Làm vào vở. Chốt: Củng cố cách đặt tính, thực hiện tính cộng trừ trong phạm vi 100. Bài 4: - Làm vào vở, đọc bài giả. Chốt: Củng cố giải toán có lời văn. Nhận xét. Bài 5: Nêu yêu cầu. Làm vào SGK. Chốt: Củng cố đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ.. - Nêu ý kiến. * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3 -5’) 32 + = 32 - - Làm vào bảng con. Nhận xét đánh giá tiết học. - Nêu ý kiến. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: