Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 30

Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 30

1.KTBC:

Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3.

Nhận xét KTBC.

2.Bài mới:

Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.

Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ)

a. Trường hợp phép trừ có dạng 65 – 30

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn các em thao tác trên que tính.

Hướng dẫn học sinh lấy 65 que tính (gồm 6 chục và 5 que tính rời), xếp 6 bó que tính bên trái, các que tính rời bên phải.

Cho nói và viết vào bảng con: Có 6 bó, viết 6 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị.

Tách ra 3 bó, khi tách cũng xếp 3 bó về bên trái phía dưới các bó đã xếp trước. Giáo viên vừa nói vừa điền vào bảng: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 0 que tính rời viết 0 ở cột đơn vị.

Còn lại 3 bó và 5 que tính rời thì viết 3 ở cột chục, viết 5 ở cột đơn vị vào dòng cuối bảng.

Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ dạng 65 – 30.

 

doc 9 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 3801Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
BÀI 117: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
(trừ không nhớ)
I. Mục đich yêu cầu:
- Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30, 36 – 4.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1, 3).
II. Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1.
-Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời.
-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: 
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ)
a. Trường hợp phép trừ có dạng 65 – 30
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn các em thao tác trên que tính.
Hướng dẫn học sinh lấy 65 que tính (gồm 6 chục và 5 que tính rời), xếp 6 bó que tính bên trái, các que tính rời bên phải.
Cho nói và viết vào bảng con: Có 6 bó, viết 6 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị.
Tách ra 3 bó, khi tách cũng xếp 3 bó về bên trái phía dưới các bó đã xếp trước. Giáo viên vừa nói vừa điền vào bảng: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 0 que tính rời viết 0 ở cột đơn vị.
Còn lại 3 bó và 5 que tính rời thì viết 3 ở cột chục, viết 5 ở cột đơn vị vào dòng cuối bảng.
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ dạng 65 – 30.
Đặt tính: Viết 65 rồi viết 30, sao cho các số chục thẳng cột nhau, các số đơn vị thẳng cột nhau, viết dấu - , kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái.
-
65
30
35
 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
6 trừ 3 bằng 3, viết 3
Như vậy: 65 – 30 = 35
Gọi vài học sinh nhắc lại cách trừ.
b. Trường hợp phép trừ có dạng 36 – 4 
Khi đặt tính phải đặt 4 thẳng cột với 6 ở cột đơn vị. Khi tính từ phải sang trái có nêu “Hạ 3, viết 3” để thay cho nêu “3 trừ 0 bằng 3, viết 3”.
-
36
4
32
6 trừ 4 bằng 2, viết 2
hạ 3, viết 3
Như vậy: 36 – 4 = 32
Gọi vài học sinh nhắc lại cách trừ
Học sinh thực hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên cho học sinh tự làm rồi chữa bài, Lưu ý: Cần kiểm tra kĩ năng thực hiện tính trừ của học sinh và các trường hợp xuất hiện số 0, chẳng hạn: 55 – 55 , 33 – 3 , 79 – 0, và viết các số thật thẳng cột.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh làm vở, yêu cầu các em nêu cách làm.
Bài 3: - Gọi nêu yêu cầu của bài
Giáo viên rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh.
Cho học sinh tự nhẩm và nêu kết quả.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Giải:
Số trang sách Lan còn phải đọc là:
64 – 24 = 40 (trang)
	Đáp số: 40 trang sách
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lấy 65 que tính, thao tác xếp vào từng cột, viết số 65 vào bảng con và nêu: 
Có 6 bó, viết 6 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị.
Học sinh lấy 65 que tính tách ra 3 bó và nêu:
Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 0 que tính rời viết 0 ở cột đơn vị.
Học sinh đếm số que tính còn kại và nêu:
Còn lại 3 bó và 5 que tính rời thì viết 3 ở cột chục, viết 5 ở cột đơn vị vào dòng cuối bảng.
Học sinh thực hành ở bảng con.
Đọc: 65 – 30 = 35
Nhắc lại: 65 – 30 = 35
Học sinh thực hành ở bảng con.
Đọc: 36 – 4 = 32
Nhắc lại: 36 – 4 = 32
Học sinh thực hành ở bảng con.
Học sinh làm rồi chữa bài tập trên bảng lớp.
66 – 60 = 6,	98 – 90 = 8, 
58 – 4 = 54,	67 – 7 = 60, 
Nêu tên bài và các bước thực hiện phép trừ (đặt tính, viết dấu trừ, gạch ngang, trừ từ phải sang trái).
Thực hành ở nhà.
BÀI 118: LUYỆN TẬP
I. Mục đich yêu cầu:
- Biết đặt tính và làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
+ Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 5.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
-Bộ đồ dùng toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
	45 – 4 	,	79 – 0 
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh giải các bài tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Học sinh tự đặt tính rồi tính vào bảng con.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên gọi học sinh nêu cách trừ nhẩm rồi nhẩm và nêu kết quả.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện tính trừ ở vế trái sau đó ở vế phải rồi điền dấu thích hợp vào ô trống.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu TT bài toán, tự giải và nêu kết quả.
Tóm tắt:
Có tất cả	: 35 bạn 
Có 	: 20 bạn nữ
Có	:? bạn nam
Giải:
Số bạn nam là:
35 – 20 = 15 (bạn)
	Đáp số: 15 bạn nam
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Tổ chức thành trò chơi thi đua giữa các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 em tiếp sức.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh làm bảng con (có đặt tính và tính)
Học sinh nhắc tựa.
Đặt tính và làm bảng con:
45 – 23 	72 – 60 	66 – 25 
57 – 31 	70 – 40 	
Học sinh nêu cách trừ nhẩm nêu kết quả của từng bài tập.
65 –5 = 60,	65 –60 = 5,	65 –65= 0
70 – 30 = 40, 	94 – 3 = 91, 	33 –30= 3
21 – 1 = 20, 21 – 20 = 1,	32 –10= 22
35 – 5 	35 – 4 , 43 + 3	 43 – 3 
 30	 	 31	 ,	 46	40
(tương tự các bài khác học sinh tự làm)
76 - 5
40 + 14
68 - 4
11 + 21 5
60 + 11
42 - 12
54
71
32
Nhắc lại tên bài học.
Thực hành ở nhà.
BÀI 119: CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. Mục đich yêu cầu:
- Biết 1 tuần lễ có 7 ngày; biết tên các ngày trong tuần; biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
-1 cuốn lịch bóc hàng ngày và 1 bảng thời khoá biểu của lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi học sinh giải bài tập 4 trên bảng lớp.
Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
	45 – 23 	 	66 – 25 
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh quyển lịch bóc hằng ngày (treo quyển lịch trên bảng), chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi:
Hôm nay là thứ mấy?
Gọi vài học sinh nhắc lại.
Giáo viên cho học sinh nhìn tranh các tờ lịch trong SGK và giới thiệu cho học sinh biết các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ bảy.
Một tuần lễ có 7 ngày là các ngày: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ bảy.
Chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bao nhiêu?
Cho học sinh nhìn tờ lịch và trả lời câu hỏi
Gọi vài học sinh nhắc lại.
Hướng dẫn học sinh thưc hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời được: trong 1 tuần lễ em đi học những ngày nào? Em nghỉ học những ngày nào?
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên cho học sinh chép thời khoá biểu của lớp vào tập và đọc lại.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhắc lại các ngày trong tuần, nêu những ngày đi học, những ngày nghỉ học.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh giải trên bảng lớp.
Giải:
Số bạn nam là:
35 – 20 = 15 (bạn)
	Đáp số: 15 bạn nam
Học sinh đặt tính và tính kết quả. Ghi vào bảng con.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh theo dõi các tờ lịch trên bảng lớp để trả lời câu hỏi của giáo viên:
Học sinh nêu theo ngày hiện tại.
 Nhắc lại.
Nhắc lại: Một tuần lễ có 7 ngày là: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ bảy.
Học sinh nêu theo ngày hiện tại.
Nhắc lại.
Em đi học vào các ngày: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
Em nghỉ học vào các ngày: thứ bảy, chủ nhật.
Học sinh đọc và viết: Ví dụ:
Hôm nay là thứ hai ngày 10 tháng tư.
Học sinh tự chép thời khoá biểu của lớp mình và đọc cho cả lớp cùng nghe.
Nhắc lại tên bài học.
Em đi học vào các ngày: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
Em nghỉ học vào các ngày: thứ bảy, chủ nhật.
Thực hành ở nhà.
BÀI 120: CỘNG – TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
I. Mục đich yêu cầu:
- Biết cộng, trừ các số có hai chữ số (không nhớ); cộng trừ nhẩm; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1.
-Các bó mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời.
-Các tranh vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi học sinh nêu các ngày trong 1 tuần?
Những ngày nào đi học, những ngày nào nghỉ học?
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tính nhẩm và nêu kết quả.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh giải vở rồi chữa bài trên bảng lớp.
Lưu ý: Cần đặt các số cùng hàng thẳng cột với nhau và kiểm tra kĩ thuật tính đối với học sinh.
Qua ví dụ cụ thể:	36 + 12 = 48
	48 – 36 = 12
	48 – 12 = 36 cho học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đọc đề và nêu tóm tắt bài toán rồi giải vào vở và nêu kết quả.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Học sinh tự giải vào vở và nêu kết quả.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
2 học sinh nêu các ngày trong tuần là: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
Các ngày đi học là: Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
Các ngày nghỉ học là: Thứ bảy, chủ nhật.
Nhắc tựa.
80 + 10 = 90,	30 + 40 = 70, 80+5 = 85
90 – 80 = 10, 70 – 30 = 40, 85 – 5 = 80
90 – 10 = 80, 70 – 40 = 30, 85 – 80 = 5
Học sinh nêu kết quả và nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ thông qua các ví dụ cụ thể.
Học sinh giải vở rồi chữa bài trên bảng lớp.
Giải
Hai bạn có tất cả là:
35 + 43 = 78 (que tính)
	Đáp số: 78 que tính 
Giải
Lan hái được là:
68 – 34 = 34 (bông hoa)
	Đáp số: 34 bông hoa.
Nhắc lại tên bài học.
Nêu lại kĩ thuật làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100.
Thực hành ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuaàn 30.doc