Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 21 đến 24

Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 21 đến 24

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 21 MÔN: toán

Tiết: 101 BÀI: luyện tập.

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Thuộc bảng nhân 5.

Kĩ năng:

- Biết vận dụng giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.

- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5)

- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.

+ Bài tập cần làm: Bài 1a, Bài 2, Bài 3.

Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

Viết sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hoc sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5. Hỏi hoc sinh về kết quả của 1 phép nhân trong bảng

- Nhận xét và cho điểm hoc sinh.

 

doc 41 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 21 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: TOÁN
TIẾT: 101	BÀI: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Thuộc bảng nhân 5.
Kĩ năng:
- Biết vận dụng giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5)
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1a, Bài 2, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Viết sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hoc sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5. Hỏi hoc sinh về kết quả của 1 phép nhân trong bảng
- Nhận xét và cho điểm hoc sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài
- Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 5.
. Hoạt động 1. Luyện tập
Bài 1.
- Gọi 1 hoc sinh đọc yêu cầu của bài.
- yêu cầu hoc sinh tự làm bài, sau đó yêu cầu 1 hoc sinh đọc bài làm của mình.
- Hỏi: khi đã biết 2 x 5 = 10 có cần thực hiện tính 5 x 2 không? Vì sao?
- Nhận xét và cho điểm hoc sinh
Bài 2
- Viết lên bảng: 5 x4 – 9 =
- Biểu thức trên có mấy phép tính đó là những dấu tính nào?
- Khi thực hiện tính, em sẽ thực hiện dấu tính nào trước?
- Khi biểu thức có dấu nhân và dấu trừ chúng ta thực hiện phép tính với dấu nhân trước, sau đó mới thực hiện tính trừ. Yêu cầu một HS lên bảng thực hiện tìm kết quả của phép tính trên. Sau đó GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi một HS đọc đêø bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài
Bài 4
- Gọi một HS đọc đêø bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài
Bài 5
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài và hỏi:
+ Tại sao lại viết tiếp số 25, 30 vào dãy số ở phần a?
+ Tại sao lại viết tiếp số 17, 20 vào dãy số ở phần b? 
- Tính nhẩm.
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS đọc chữa bài, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài bạn.
- Khi đã biết 2 x 5 = 10 ta không cần tính 5 x 2 mà có thể biết ngay kết quả là 10, vì khi thay đổi vị trí các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- Theo dõi.
- Có hai dấu tính là dấu nhân và dấu trừ.
- Dấu nhân trước (/)hoặc dấu trừ trước.
- Nghe giảng. Sau đó, một HS lên bảng làm bài cả lớp theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
5 x 4 – 9 = 20 – 9 = 11
- Mỗi ngày Liên học 5 giờ, mỗi tuần lễ Liên học 5 ngày, hỏi mỗi tuần lễ liên học bao nhiêu giờ?
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Làm bài:
Tóm tắt
1 ngày học: 5 giờ
5 ngày học:. . . giờ?
Bài giải
5 ngày Liên học số giờ là:
5 x 5 = 25 (giờ)
Đáp số: 25 giờ
- Mỗi can đựng được 5 lít dầu. Hỏi 10 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu?
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Làm bài và trả lời câu hỏi:
+ Vì các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 5 đơn vị. (vì 10 = 5 + 5, 15 =10 + 5, 20 = 15 + 5 nên số đứng sau 20 là 20 + 5 = 25. . )
+ Trả lời tương tự như trên các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 3 đon vị. 
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bảng nhân đã học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: TOÁN
TIẾT: 102	BÀI: ĐƯỜNG GẤP KHÚC, ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
Kĩ năng:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1a, Bài 2, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD như phần bài học trên bảng.
Mô hình đường gấp khúc 3 đoạn có thể khép kín thành hình tam giác. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
4 x 5 + 20 2 x 7 + 32
3 x 8 – 13 5 x 8 - 25
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ được làm quen với đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.
Hoạt động 1: Giới thiệu đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc
- Chỉ vào đường gấp khúc trên bảng và giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào?
- Đường gấp khúc ABCD có những điểm nào?
- Những đoạn thẳng nào có chung một điểm đầu?
- Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD.
- Giới thiệu: Độ dài đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần AB, BC, CD.
- Yêu cầu HS tính tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và CD.
- Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài của các đoạn thẳng thành phần ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hỏi: Muốn vẽ được 1 đoạn thẳng thì cần có mấy điểm riêng biệt?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Vẽ đường gấp khúc MNPQ như hình vẽ trong SGK lên bảng và yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.
- Nhận xét và yêu cầu HS đọc bài mẫu.
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- Vậy đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng ghép lại với nhau?
- Vậy độ dài của đường gấp khúc này tính thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
- Nghe giảng và nhắc lại: Đường gấp khúc ABCD.
- Đường gấp khúc ABCD gồm các đoạn thẳng là: AB, BC, CD.
- Đường gấp khúc ABCD có những điểm: A, B, C, D.
- Đoạn thẳng AB và BC có chung điểm B. Đoạn thẳng BC và CD có chung điểm C.
- Độ dài AB là 2 cm, đoạn BC là 4 cm, đoạn CD là 3 cm.
- Nghe giảng và nhắc lại: Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD là: 2cm + 4cm + 3cm = 9cm.
- Đường gấp khúc ABCD dài 9cm.
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Cần có 2 điểm riêng biệt.
- HS nêu miệng các đoạn thẳng có thể vẽ được.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài các đoạn thẳng thành phần cộng với nhau.
- Độ dài đường gấp khúc MNPQ là: 3cm + 2cm + 4cm = 9cm.
- Làm bài tập vào vở và chú ý trình bày giống như bài mẫu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Hình tam giác có 3 cạnh.
- Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng ghép lại với nhau.
- Tính bằng cách cộng độ dài 3 đoạn thẳng (3 cạnh của tam giác) với nhau.
- Làm bài:
Bài giải
Độ dài đoạn dây đồng đó là:
4 + 4 + 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
HS khá giỏi thực hiện hết.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà quan sát đồ vật có biểu hiện của đường gấp khúc.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: TOÁN
TIẾT: 103	BÀI: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
+ Bài tập cần làm: Bài 1b, Bài 2.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Vẽ sẵn các đường gấp khúc như phần bài họcï trên bảng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính độ dài đường gấp khúc ABCD, biết độ dài các đoạn thẳng: AB là 3cm, BC là 10 cm, CD 5cm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
- Trong giờ học toán này, các em sẽ được củng cố các kiến thức, kỹ năng về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
Hoạt động 1 Luyện tập thực hành.
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài, sau đó chữa bài và cho điểm hoc sinh.
2 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở.
Bài 2.
- yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu: Hãy quan sát và cho biết con ốc sên bò theo hình gì?
- Muốn biết con ốc sên bò bao nhiêu đêximet ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài gọi 1 hoc sinh lên bảng làm bài
- Chữa bài và cho điểm hoc sinh. 
a/: 12cm + 15cm = 27cm
b/: 10dm + 14dm + 9dm = 33dm
- 1 hoc sinh đọc đề bài.
- Con ốc sên bò theo đường gấp khúc.
- Ta tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- Làm bài:
Bài giải
Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là:
5 + 2 + 7 = 14 (dm)
Đáp số: 14 dm
HS khá giỏi thực hiện hết.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà quan sát đồ vật có biểu hiện của đường gấp khúc.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: TOÁN
TIẾT: 104	BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
Kĩ năng:
- Biết tính giá  ...  thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi 1 số Hs đọc thuộc lòng bảng chia 4.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng chia.
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 24	MÔN: TOÁN
TIẾT: 118	BÀI: MỘT PHẦN TƯ.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần tư”, biết đọc, viết .
Kĩ năng:
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Các hình vuông, hình tròn, hình thoi giống như hình vẽ trong SGK. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
12: 4 6: 2	28: 42 x 3	6 x 4 / 2
4 x 232: 4	- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài.
Trong bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen với một số mới, đó là số “một phần tư”
Hoạt động 1. Giới thiệu “một phần tư”
- Cho HS quan sát hình vuông như trong phần bài học của SGK, sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra làm 4 phần bằng nhau và giơi thiệu: “Có một hình vuông, chia làm 4 phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần tư hình vuông”
- Tiến hành tương tự với hình tròn để HS rút ra kết luận:
+Có 1 hình tròn, chia thành 4 phần bằng nhau, lấy một phần được một phần tư hình tròn.
- Trong toán học, để thể hiện một phần tư hình vuông, một phần tư hình tròn người ta dùng số “một phần tư” viết là 
Hoạt động 2. Luyện tập thực hành.
Bài 1.
- yêu cầu HS đọcï đề bài tập 1.
- yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét và cho điểm
Bài 2.
- yêu cầu HS đọcï đề bài tập 2.
- yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét và cho điểm
Bài 3.
- yêu cầu HS đọc đề bài.
- yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.
- Vì sao em nói hình a đã khoanh vào số con thỏ?
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- Theo dõi thao tác của GV, phân tích bài toán và trả lời: Được một phần tư hình vuông.
- Theo dõi bài giảng của GV và đọc, viêùt số 
- Đã tô màu hình nào
- Các hình đã tô màu hình A, B, C.
- Đã tô màu hình nào
- Các hình đã tô màu hình A, B, D.
- Hình nào đã khoanh vào số con thỏ?
- Hình a đã khoanh vào số con thỏ
- Vì hình a có tất cả 8 con thỏ, chia làm 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 2 con thỏ, hình a có 2 con thỏ đã được khoanh.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi nhận biết tương tự như chơi trò nhận biết 
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng chia.
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 24	MÔN: TOÁN
TIẾT: 119	BÀI: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Thuộc bảng chia 4.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 4)
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 5.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV vẽ trước lên bảng một số hình hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu một phần tư hình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*. Giới thiệu bài.
Trong giờ học toán này, các em sẽ được luyện tập, thực hành về các kiến thức trong bảng chia 4, một phần tư.
Hoạt động 1. Luyện tập.
Bài 1.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- Nhận xét và tuyên dương những HS đã học thuộc bảng chia.
Bài 2.
- Nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn, kết luận về lời giải đúng, sau đó cho điểm HS.
Bài 3.
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Có tất cả bao nhiêu HS?
- Chia đều thành 4 tổ nghĩa là chia như thế nào?
- yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài
- yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4.
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS làm máy tương tự.
Bài 5.
- yêu cầu HS đọc đề bài.
- yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.
- Vì sao em nói hình a đã khoanh vào số con hươu?
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính trong SGK. Cả lớp làm bài vào vở.
- Có 20 HS chia đều thành 4 tổ. Hỏi mõi tổ có mấy HS.
- Có tất cả 40 HS.
- Nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi tổ là một phần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt.
4 tổ: 40 Hs
1 tổ: HS?
Bài giải.
Mỗi tổ có số HS là:
40: 4 = 10 (HS)
Đáp số: 10 HS
- HS thường nghỉ bậy.
- Hình nào đã khoanh vào số con hươu
- Hình a đã khoanh vào số con hươu.
- Vì hình a có tất cả 8 con hươu, chia làm 4 phân bằng nhau thì mỗi phần sẽ có 2 con hươu, hình a có 2 con hươu được khoanh. 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà học lại bảng chia 4 cho thuộc
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 24	MÔN: TOÁN
TIẾT: 120	BÀI: BẢNG CHIA 5
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
Kĩ năng:
- Lập được bảng chia 5.
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5)
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Các tấm bìa có 5 chấm tròn. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GoÏi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- Gọi 2 HS khác lên bảng làm lại bài tập3, 4 của tiết 115.
- GV nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài. Trong giờ học toán bày, các em sẽ dựa vào bảng nhân 5 để thành lập bảng chia 5 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 5.
Hoạt động 1. Lập bảng chia 5.
- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?
- Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 4 tấm bìa.
- Nêu bài toán: Trên các tâ, sinh bìa có tất cả 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu.
- Viết lên bảng phép tính: 20: 5 = 4 và yêu cầu HS đọc phép tính này.
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác.
Hoạt động 2. Học thuộc bảng chia 5.
- yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 5 vùa xây dựng được.
- yêu cầu HS tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 5.
- Có nhận xét gì về kết quả của phép chia trong bảng chia 5?
- Chỉ bảng và yêu cầu HS chỉ đọc số bị chia trong các phép tính của bảng chia 5.
- Đây chính là dãy số đếm thêm 5, bắt đầu từ số 5.
- Hướng dẫn để HS tự học thuộc lòng bảng chia 5.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 5.
Hoạt động 3. Luyện tập thực hành.
Bài 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm giø?
- Chỉ bảng và Y|C HS đọc tên các dòng trong bảng số.
- Muốn tính thương ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó chữa bài và cho điểm HS
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- Hỏi: Có tất cả bao nhiêu bông hoa ?
- Cắm đều 15 bông hoa vào 5 bình hoa nghĩa là như thế nào ?
- Muốn biết mỗi bình hoa có mấy bông hoa chúng ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài và gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và cho điểm HS
- Quan sát và phân tích câu hỏi của GV và trả lời: 4 tấm bìa có 20 chấm tròn.
- Phép tính 5 x 4 = 20
- Phân tích bài toán và đại diện HS trả lời: Có tất cả 4 tấm bìa.
- Phép tính đó là: 20: 5 = 4
- Cả lớp đọc đồng thanh: 20 chia 5 bằng 4.
- Các phép chia trong bảng chia 5 đều có dạng một số chia cho 5.
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- HS nhận xét: Số bắt đầu được lấy để chia cho 5 là 5, sau đó là số 10, số 15, , và kết thúc là số 50.
- Tự học thuộc lòng bảng chia 5.
- Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn.
- Điền số thích hợp vào các ô trống.
- Đọc: Số bị chia, số chia, thương
- Ta lấy số bị chia chia cho số chia
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp đọc đồng thanh các phép chia trong bài
- Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa. Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa ?
- Có tất cả 15 bông hoa
- Nghĩa là chia 15 bông hoa thành 5 phần bằng nhau.
- Chúng ta thực hiện phép tính chia 15: 5
- Làm bài:
Tóm tắt:
5 bình hoa: 15 bông hoa
1 bình . ? bông hoa
Bài giải:
Mỗi bình hoa có số bông hoa là:
15: 5 = 3 (bông hoa)
Đáp số: 3 bông hoa
- Một HS nhận xét 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà học lại bảng chia 5 cho thuộc
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Toan 21-24.doc