Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 9 đến 12

Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 9 đến 12

TUẦN: 09 MÔN: toán

Tiết: 41 BÀI: lít

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Biết sử dụng chai lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu,

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.

Kĩ năng:

- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 4.

Thái độ:

- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng

II. Chuẩn bị

Chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:

HS 1: Đặt tính và tính: 37 + 63; 18 + 82; 45 + 55.

HS 2: Tính nhẩm: 10 + 90; 30 + 70; 60 + 40.

 - GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 38 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 9 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TOÁN
TIẾT: 41	BÀI: LÍT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết sử dụng chai lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu, 
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
Kĩ năng:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 4.
Thái độ:
- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
HS 1: Đặt tính và tính: 37 + 63; 18 + 82; 45 + 55.
HS 2: Tính nhẩm: 10 + 90; 30 + 70; 60 + 40. 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu: Giới thiệu bài: Để biết trong cốc có bao nhiêu nước, hay trong can có bao nhiêu dầu, người ta dùng đơn vị đo là lít.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
b. Làm quen với biểu tượng dung tích: 
- GV lấy 2 cốc thủy tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước (nước có màu) rót đầy 2 cốc nước đó
- Hỏi: Cốc nào chứa được nhiều nước hơn
Cốc nào chứa đước ít nước hơn?
- GV lấy tiếp một can nước và 1 ca nước yêu cầu HS nhận xét về mức nước.
c. Giới thiệu lít (lít)
- Để biết cốc, ca, can có bao nhiêu lít nước, cốc ít hơn ca bao nhiêu nước  ta dùng đơn vị đo là lít – Viết tắt l.
- GV viết lên bảng: lít –lít và yêu cầu HS đọc.
- GV giới thiệu: Đây là 1 cái can 1lít. Rót nước cho đầy can này ta được bao nhiêu lít nước?
- Gọi 1 HS đọc – Đồng thanh cả lớp
c. Luyện tập thực hành.
Bài 1: Để biết cách đọc, viết số về đơn vị đo lít như thế nào? Các em nhìn lên bảng.
- GV dán lên bảng lần lượt các hình ở bài tập 1 và nêu cách đọc. GV viết lên bảng:
- GV đọc
Bài 2: HS làm phiếu bài tập
- Hỏi: bài toán yêu cầu làm gì?
- Các em nhận xét các số trong phép tính
- Viết bảng: 9lít + 8lít = 17lít và yêu cầu HS đọc phép tính
- Hỏi: tại sao 9lít + 8lít = 17lít
- Với các phép tính cộng trừ có kèm theo tên đơn vị là lít, các em tính kết quả
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi 2 HS lên bảng dán bài lên bảng và đọc và GV thu một số phiếu
- HS nhận xét bài của bạn
- GV chấm một số phiếu bài làm của HS
Bài 3: HS làm vở bài tập
- Hỏi: bài toán yêu cầu làm gì?
- GV chấm một số phiếu bài làm của HS
Bài 4: HS đọc thầm đề bài
- Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lít nuớc mắm, ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng
- Gọi HS nhận xét bài bạn
- Chấm bài - Nhận xét
 - HS nhắc tựa bài. 
- Cốc to
- Cốc bé
- Can đựng nhiều nước hơn ca. Ca đựng ít nước hơn can.
- lít
- 1 lít nước
- 1 lít
- 2 lít, 5 lít
- 2 HS đọc mức nước ở hai biểu tượng
HS viết bảng con Hai lít, năm lít
- Tính
- Là các số đo có đơn vị là lít
- 9 lít cộng 8 lít bằng 17 lít
- Vì: 9 + 8 = 17
- HS làm bài trong phiếu
15lít + 5lít = 10lít 2lít + 2lít + 6lít = 10lít
18lít - 5lít = 13lít 28lít - 4lít - 2lít = 22lít
1HS đọc đề bài
HS trả lời
HS tự giải bài.
1HS đọc đề bài
Cộng lần bán đầu và lần bán sau
Số lít cả 2 lần cửa hàng bán được là
12 + 15 = 27(lít)
Đáp số: 27 lít
HS khá giỏi thực hiện hết.
Hs khá giỏi thực hiện 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Để đo được chất lỏng ta dùng đơn vị gì?
- Lít viết tắt như thế nào?
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị cho tiết Toán kế sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TOÁN
TIẾT: 42	BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu, 
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
Thái độ:
- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng
II. Chuẩn bị 
Chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
+ HS 1: Đọc viết có số đo có đơn vị (lít)
+ HS 2: Tính:
7lít + 8lít = 	3lít + 7lít + 4lít =
12lít + 9lít = 	7lít + 12lít + 2lít =
- HS nhận xét bài trên bảng của hai bạn
- GV nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu: Để giúp các em đọc và viết các phép tính có đơn vị là lít. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em làm một số bài qua tiết luyện tập này.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
b. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào bảng con
- Yêu cầu nêu cách tính 35 lít – 12 lít
Bài 2:
- GV hướng dẫn tranh a
- Có mấy cốc nước. Đọc số đo trên cốc
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Ta làm như thế nào để biết số nước trong cả 3 cốc.
- Kết quả là bao nhiêu?
- Yêu cầu nhìn tranh nêu bài toán tương ứng rồi nêu phép tính
Bài 3:
- HS đọc thầm bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Bài 4: Thực hành
Yêu cầu HS rót nước từ chai 1 lít sang các cốc như nhau ,xem có thể rót được đầy mấy cốc (có thể rót được hơn 3 cốc hoặc hơn 4 cốc )
- HS nhắc tựa bài.
- Tính
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- 35 trừ 12 bằng 23. Vậy 35 lít trừ 12 lít bằng 23 lít
HS thảo luận nhóm để tính kết quả.
- Có 3 cốc nước lần lượt 1 lít, 2 lít, 3 lít
- Tính số nước của 3 cốc
- Thực hiện phép tính
1 lít + 2 lít + 3 lít
- 1 lít + 2 lít + 3 lít = 6 lít
b. 3 lít + 5 lít = 8 lít
c. 10 lít + 20 lít = 30 lít
- Đọc đề toán
- Dạng toán ít hơn
- Các em suy nghĩ và tự làm bài vào vở
HS thực hành trước lớp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị cho tiết Toán kế sau: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TOÁN
TIẾT: 43	BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị: kg, lít.
- Biết số hạng, tổng.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán với một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (dòng 1, 2), Bài 3 (cột 1, 2, 3), Bài 4.
Thái độ:
- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng
II. Chuẩn bị 
Bảng phụ ghi BT 1
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
- Học sinh 1: Tính: 5lít + 3lít - 4lít =	18lít - 12lít + 4lít =
- Học sinh 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Thùng 1: 13 lít
Thùng 2: 14 lít
Hỏi cả 2 thùng? lít
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu: Tiết Toán hôm nay chúng ta sẽ học bài: ”Luyện tập chung”để củng cố lại kiến thức về phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 và về các đơn vị đo kg và lít. - GV ghi tựa bài lên bảng.
b. Luyện tập: 
Bài1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
- Giáo viên viết cột 1 và cột 3 lên bảng và yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả tính.
- Cột 3, 4 làm bảng con.
- HS làm bài, sau đó nối tiếp (theo bàn hoặc theo tổ) báo cáo kết quả từng phép tính.
- GV sửa sai và nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS nhìn từng hình vẽ nêu thành bài toán rồi tính. Sau đó gọi HS nêu kết quả.
- Tranh1:
+ Có mấy bao gạo, đọc số kg trên mỗi bao gạo.
+ Bài yêu cầu ta làm gì?
+ Ta phải làm thế nào để biết số kg trong cả 2 bao?
+ Kết quả là bao nhiêu?
- Tranh 2: (Tiến hành tương tự)
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Muốn tính tổng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu
- Yêu cầu đổi phiếu để kiểm tra bài cho nhau
- GV thu một số phiếu chấm điểm nhận xét.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS giải bài vào vở
1 HS lên bảng giải
Gọi 1 HS nhận xét bài bạn
- Chấm 1 số bài - Nhận xét.
- Yêu cầu HS sửa bài, nếu sai. 
- HS nhắc tựa bài. 
5 + 6 = 11
8 + 7 = 15
9 + 4 = 13
16 + 5 = 21
27 + 8 = 25
44 + 9 = 43
40 + 5 = 45
30 + 6 = 36
7 + 20 = 27
4 + 16 = 20
3 + 47 = 50
5 + 35 = 40
+ Có 2 bao gạo đựng lần lượt 25 kg, 20kg
- Tính số kg gạo của hai bao.
+ Thực hiện phép tính:
25kg + 20kg
25kg + 20kg = 45kg
+ Thùng thứ nhất đựng 15lít nước, thùng thứ hai đựng 30lít. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước?
15lít + 30lít = 45lít
Đọc yêu cầu
Ta cộng 2 sốù hạng lại với nhau
1 HS làm bài trên bảng
Đổi phiếu kiểm tra chéo
- Sửa và nhận xét bài bạn trên bảng.
Giải bài toán theo tóm tắt sau
Lần đầu bán: 45kg gạo
Lần sau bán: 38kg gạo
Cả 2 lần bán:  kg gạo?
Bài giải:
Cả 2 lần bán được số gạo là:
45 + 38 = 83(kg gạo)
Đáp số: 83kg gạo
Hs khá giỏi thực hiện hết
Hs khá giỏi thực hiện hết
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, 
- Chuẩn bị cho tiết Kiểm tra định kì giữa kì 1
- Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TOÁN
TIẾT: 44	BÀI: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục đích yêu cầu:  ... thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 – 8)
Kĩ năng:
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2a, Bài 3 (a, b).
Thái độ:
- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng
II. Chuẩn bị:
Que tính, bảng gài. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số.
GV nhận xét và ghi điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học phép trừ có nhớ dạng 35 – 5
a. Hoạt động 1. Giới thiệu phép trừ 35 – 5
Bước 1: Nêu vấn đề.
- GV gài lên bảng 3 bó que tính (1 chục) và 3 que tính rời.
GV nêu: Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính hỏi còn lại bao nhiêu que tính? +Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? Viết bảng: 33 – 5 = ?
Bước 2. Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính rời. Tìm cách để bớt đi 5 que tính rồi báo lại kết quả.
Hỏi: 33 que tính, bớt đi 5 que tính còn bao nhiêu que tính?
- Có 33 que tính. Muốn bớt đi 5 que tính chúng ta bớt luôn 3 que tính rời.
Hỏi: Còn phải bớt đi bao nhiêu que tính nữa?
- Để bớt được 2 que tính nữa ta tháo rời một bó thành 10 que tính rồi bớt đi 2 que tính, còn lại 8 que tính rời.
- 2 que tính và 8 que tính rời là bao nhiêu que tính
Bước 3. Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính
- Gọi HS nhắùc lại cách tính
b. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1. Nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào vở
- Gọi vài HS nêu lại cách tính của một số phép tính
Bài 2: Đọc yêu cầu của bài
-. GV gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phép và nêu rõ cách đặt tính của từng phép tính.
Nhận xét và ghi điểm
Bài 3. 1 HS đọc đề bài
- Hỏi: Trong ý a, b, số phải tìm (x) là gì trong phép cộng?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở. Gọi 3 HS lên bảng làm mỗi em một phần.
- Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán
+Thực hiện phép trừ 33 – 5
- Thao tác trên que tính (HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau)
- 33 que tính, bớt đi 5 que tính, còn lại 28 que tính
- Bớt đi 3 que tính rời
- Bớt 2 que tính nữa: 3 + 2 = 5
- Là 10 que tính
+ Viết 33 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3. Viết dấu (-) và kể vạch ngang
+3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Nghe và nhắc lại.
- Tính
- Làm bài vào vở
- Nêu cách tính của một số phép tính
- Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ
HS tự làm bài vào vở
- Tìm x.
- Là số hạng trong phép cộng
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- HS làm bài vào vở
- Nhận xét đúng/ sai, tự sửa bài
Hs khá giỏi thực hiện hết
Hs khá giỏi thực hiện hết
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. - Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính: 33 – 5
5. Dặn dò: Tiết toán hôm nay chúng ta học bài gì?
Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 01 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 12	MÔN: TOÁN
TIẾT: 59	BÀI: 53 – 15
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS:
Kiến thức:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15.
- Biết tìm số bị trừ, dạng x – 18 = 9.
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu (vẽ trên giấy ô li)
Kĩ năng:
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1), Bài 2, Bài 3a, Bài 4.
Thái độ:
- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng
II. Chuẩn bị:
Que tính 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện đặt tính và thực hiện phép tính
HS 1: 73 – 6; 43 – 5; 73 – 6
HS 2: Tìm x: x + 7 = 53; 53 – 7
Nhận xét và ghi điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về cách thực hiện phép trừ 53 – 15 và giải các bài toán có liên quan.
a. Hoạt động 1. Giới thiệu phép trừ.
Bước 1. Nêu vấn đề
- GV gài lên bảng 5 thẻ que tính 1 chục que và 3 que tính rời.
+Trên bảng có bao nhiêu que tính?
- Nêu bài toán: Có 53 que tính bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
+Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Bước 2. Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 3 que tính rời
- 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả.
+Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính?
+15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính rời?
- Vậy để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt 5 que tính và bớt tiếp 2 que tính ta còn 8 que tính rời.
- Tiếp theo, bớt 1 chục que nữa, 1 chục là 1 bó, ta bớt đi một bó que tính. Như vậy còn 3 bó que tính và 8 que rời là 38 que tính.
- 53 que tính bớt 15 que còn lại bao nhiêu que tính.
_Vậy 53 – 15 còn bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Gọi 1 HS lên bảng và thực hiện phép tính
+Em đã thực hiện như thế nào?
+Em thực hiện tính như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
b. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1. 1 HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài và nêu cách tính
- 3 HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét và ghi điểm
Bài 2. Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
+Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu 3 HS lên lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
Bài 3 -Y/C HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, số hạng trong một tổng. Sau đó cho HS tự làm bài. 
Bài 4. Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Vẽ mẫu lên bảng: Mẫu vẽ hình gì?
- Muốn vẽ được hình vuông chúng ta phải nối mấy điểm với nhau? 
+Có 53 que tính
+Nhắc lại bài toán, tự phân tích bài toán
+Thực hiện phép trừ 53 – 15.
+Lấy que tính và nói có 53 que tính
+Thao tác trên que tính và trả lời còn 38 que tính.
+15 que tính
+Gồm 1 chục và 5 que tính rời
- Còn lại 38 que tính
- 53 – 15 bằng 38
+Viết 53 rồi viết 15 dưới 53 sao cho 5 thẳng cột với 3, 1 thẳng cột với 5 chục. Viết dấu (-) và kẻ vạch ngang
+3 không trừ được cho 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2. 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- Tính
- HS nhận xét bài bạn. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiẻm tra bài lẫn nhau
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ
+Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng
-Nhắc lại quy tắc và làm bài vào vở
- Vẽ hình theo mẫu
- Hình vuông
- Nối 4 điểm với nhau
Hs khá giỏi thực hiện hết
Hs khá giỏi thực hiện hết
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 53 – 15
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 01 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 12	MÔN: TOÁN
TIẾT: 60	BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS:
Kiến thức:
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Thực hiện phép trừ dạng 33 – 5; 53 – 15.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
Thái độ:
- Nghiêm túc tiếp thu bài và thực hành kĩ năng
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ ghi BT1
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay chúng ta học bài luyện tập về dạng toán 13 – 5, 33 – 5, 53 – 15.
b. Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1. Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài.
+Khi đặt chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài mỗi em 2 phép tính. Cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu 3 HS trên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau
33 – 8, 63 – 35, 83 – 27.
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3. GV viết một cột tính lên bảng và HD HS cách làm. 33 – 9 – 4 =
- Ở dạng tính này ta phải thực hiện tính như thế nào?
- Gọi 1 HS nêu cách làm (có thể cho HS đặt tính và tính ra vở nháp)
- Tương tự với: 33 – 13 = 20.
- Yêu cầu HS so sánh 33 – 9 - 4 và 33 – 13.
Kết luận: Vì 4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 bằng 33 – 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng)
- HS tự làm nốt các cột tính vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả
Bài 4. Gọi HS đọc đề bài.
+Phát cho nghĩa là thế nào?
- Muốn biết còn bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì? Các em suy nghĩ và tự giải bài vào vở
Gọi 1 HS đọc chữa bài
- Tính nhẩm
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính.
- Đặt tính rồi tính
+Chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột với chục
- Làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra. Nhận xét bài trên bảng của bạn về cách đặt tính và thực hiện tính
- 3 HS lần lượt trả lời
- Lớp nhận xét
- HS làm bài vào vở và đổi chéo vở để kiểm tra.
- Đọc đề bài
+Phát cho nghĩa là bớt đi, lấy đi.
Giải.
Số quyển vở còn lại là:
63 – 48 = 15(quyể)
Đáp số: 15 quyển 
Hs khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Về chuẩn bị que tính và xem trước bài 14 – 8.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Toan 9-12.doc