Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 22

Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 22

Toán:

Tiết 85:

Giải toán có lời văn

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn:

 + Hiểu đề toán:

 * Cho gì ?

 * Hỏi gì ?

 + Biết giải bài toán: câu lời giải, phép tính, đáp số.

 2. Kĩ năng:

 - Biết hoàn chỉnh bài toán có lời văn.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

 * Giáo viên:

 - Bảng phụ bài toán, bài 1, bài 2, bài 3 (117, 118)

 * Học sinh:

 - SGK, vở toán.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Toán:
Tiết 85: 
Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn:
 + Hiểu đề toán:
 * Cho gì ?
 * Hỏi gì ?
 + Biết giải bài toán: câu lời giải, phép tính, đáp số.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết hoàn chỉnh bài toán có lời văn.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên :
 - Bảng phụ bài toán, bài 1, bài 2, bài 3 (117, 118)
 * Học sinh :
 - SGK, vở toán. 
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gắn 3 chiếc ô tô ở hàng trên và 2 chiếc ô tô ở hàng dưới, vẽ dấu móc để chỉ thao tác gộp.
 - Yêu cầu HS quan sát và viết bài toán ra giấy nháp. 
 - Gắn bài- đọc bài toán- nhận xét.
 - GV nhận xét và cho điểm.
- HS quan sát và viết bài toán
- 3 HS viết vào bảng phụ.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3. 2. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải :
 a, Hướng dẫn tìm hiểu bài toán:
 - Cho HS quan sát và đọc bài toán 1 và hỏi :
 + Bài toán đã cho biết những gì ?
- HS quan sát, một vài HS đọc 
+ Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà .
 + Bài toán hỏi gì ?
 - GV kết hợp viết tóm tắt lên bảng rồi nêu:
'' Ta có thể tóm tắt như sau''
+ Nhà An có tất cả mấy con gà?
- Một vài HS nêu lại tóm tắt 
Có : 5 con gà 
Thêm : 4 con gà 
Có tất cả: con gà?
 b, Hướng dẫn giải bài toán:
 + Muốn biết nhà An có mấy con gà ta làm như thế nào? 
 (Hoặc ta phải làm phép tính gì ? )
 + Như vậy nhà An có tất cả mấy con gà?
+ Ta phải làm phép tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9.
+ Như vậy nhà An có tất cả 9 con gà.
 - Gọi HS nhắc lại 
- Một vài em
 c, Hướng dẫn viết bài giải của bài toán:
 - GV nêu: “ Ta viết bài giải của bài toán như sau”:
 (ghi lên bảng lớp bài giải).
 * Viết Bài giải
 * Viết câu lời giải:
 +Ai có thể nêu câu lời giải ?
 - GV theo dõi và hướng dẫn HS chọn câu lời giải chính xác và ngắn ngọn.
 * Viết phép tính (danh số cho trong ngoặc)
 * Viết đáp số (danh số không cho trong ngoặc)
+ Nhà An có tất cả là: 
- Nhiều HS nêu câu lời giải
- HS đọc lại câu lời giải 
- HS nêu phép tính của bài giải:
4 + 5 = 9 (con gà)
Bài giải:
 Nhà An có tất cả là :
 4 + 5 = 9 (con gà)
 Đáp số: 9 con gà
 - Cho HS đọc lại bài giải
- Một vài em đọc.
 - GV chỉ vào từng phần để nhấn mạnh khi viết.
- HS nghe và ghi nhớ
 3.3. Luyện tập: 
 - Cho HS đọc bài toán
 - GV gắn tóm tắt trên bảng.
* Bài 1(117):
 - GV hướng dẫn học sinh dựa vào phần tóm tắt để trả lời câu hỏi: 
 + Bài toán cho biết những gì ?
+ An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng.
 + Bài toán hỏi gì ?
+ Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
 - HS trả lời GV kết hợp ghi tóm tắt lên bảng.
Tóm tắt:
An có : 4 quả bóng
Bình có : 3 quả bóng
Cả hai bạn có : quả bóng?
 - Gọi HS nêu bài giải 
- Phần bài giải cho sẵn câu trả lời, chỉ cần viết phép tính và đáp số
 - Yêu cầu HS làm bài 
- Cả lớp làm bài. 1 em làm trên bảng phụ.
 - Cho HS gắn bài lên bảng- đọc bài .
- HS nhận xét
 - GV kiểm tra và nhận xét.
 - Gọi HS đọc bài giải của mình.
 Bài giải:
 Cả hai bạn có:
 4 + 3 = 7 (quả bóng)
 Đáp số: 7 quả bóng
* Bài 2(118):
 - Yêu cầu HS đọc bài toán, viết tóm tắt và đọc lên.
- 2 HS đọc, lớp viết tóm tắt trong sách
 - Gọi HS nêu câu lời giải và phép tính giải bài toán.
- Một vài em nêu
Tóm tắt:
Có : 6 bạn 
Thêm : 3 bạn 
Có tất cả : bạn?
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày giải 
 - Cho HS làm bài 1 HS làm trên bảng phụ.
+ Viết chữ "Bài giải"
+ Viết câu lời giải
+ Viết phép tính . 
+ Viết đáp số
- HS làm bài vào SGK, 
 - Chữa bài trên bảng lớp, gọi 1 HS trình bày bài giải . Khuyến khích học sinh tìm câu lời giải khác.
Bài giải:
 Số bạn của tổ em có tất cả là:
 6 + 3 = 9 (bạn)
 Đáp số : 9 bạn
- Đổi bài kiểm tra theo cặp.
 - Gọi HS đọc bài toán.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 - Gắn bảng phụ. gọi HS hoàn chỉnh tóm tắt.
* Bài 3(118):
- 3 HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết dưới ao có 5 con vịt, trên bờ có 4 con vịt nữa.
+ Bài toán hỏi tất cả có mấy con vịt.
 - GV chấm bài
 - Gọi HS gắn bài lên bảng, đọc bài.
 - GV nhận xét cách trình bày bài giải theo quy trình.
- HS làm vở, 1 HS làm ở bảng phụ.
Tóm tắt:
Dưới ao : 5 con vịt
Trên bờ : 4 con vịt
Có tất cả: con vịt?
 Bài giải:
 Đàn vịt có tất cả là:
 5 + 4 = 9 (con vịt)
 Đáp số: 9 con vịt
 4. Củng cố:
 + Trò chơi: "Đọc nhanh bài giải"
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thi giữa các tổ
- HS nghe và ghi nhớ.
Học vần:
Bài 91: 
oa oe
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được : oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè .
 - Viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè ; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc , rèn viết đẹp. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết từ ngữ và câu ứng dụng .
 - Tranh vẽ lớp học, minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói .
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp hát một bài.
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng con, cả lớp viết bảng phụ:
 đón tiếp ấp trứng đầy ắp 
 - Đọc bài trong SGK.
- 3 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3. 2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần oa: 
 - GV viết vần oa lên bảng
 - Gọi HS đánh vần- đọc vần
* Vần oa:
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
o – a – oa / oa
 + Em hãy phân tích vần oa ?
+ Vần oa có o đứng trước, a đứng sau.
 + Hãy so sánh vần oa với op?
+ Giống: đều bắt đầu bằng o. 
 Khác nhau: oa kết thúc bằng a
 - Yêu cầu HS viết bảng con
- HS viết: oa, hoạ
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
 + Em hãy phân tích tiếng hoạ? 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
hờ - oa - hoa- nặng - hoạ / hoạ
+ hoa ( h đứng trước, oa đứng sau, dấu nặng dưới a)
 - GV giới tranh vẽ : hoạ sĩ
- HS quan sát tranh.
 - GV viết bảng, cho HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: hoạ sĩ
 - Cho HS đọc bài:
- HS đọc : oa, hoạ , hoạ sĩ 
 b, Dạy vần oe:
* vần oe
 - GV viết vần oe lên bảng 
 + Em hãy so sánh vần oe với vần oa?
+ Giống: đều bắt đầu bằng o.
 - Cho HS viết bảng con
 Khác: vần oe kết thúc bằng e.
- HS viết : oe
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần.
 + Em hãy phân tích vần oe?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
o - e - oe / oe
+Vần oe được bắt đầu bằng o, kết thúc bằng e
 - Cho HS viết bảng con 
- Cả lớp viết: xoè
 - Gọi HS đánh vần, đọc tiếng
 + Em hãy phân tích tiếng xoè?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
xờ - oe - xoe - huyền - xoè / xoè
+ xoè ( x trước, oe sau, dấu huyền trên e)
 - Giới thiệu tranh vẽ múa xoè
 - Gọi HS đọc từ ngữ
 - Cho HS đọc bài.
- Cả lớp quan sát 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: múa xoè
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
oe , xoè, múa xoè
 c, Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng phụ viết từ ứng dụng.
- HS đọc thầm.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 sách giáo khoa chích choè
 hoà bình mạnh khoẻ
 - GVgiải thích một số từ : sách giáo khoa, chích choè
 đ, Củng cố:
 *Trò chơi: Tìm tiếng có vần oa hoặc oe.
- Các cặp cử đại diện lên chơi. 
 - Nhận xét chung giờ học.
 Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1:
 - Gọi HS đọc bài trên bảng lớp.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng:
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ? 
+ Tranh vẽ hoa hồng, hoa ban, hoa lan.
 + Em hãy đọc các dòng thơ dưới tranh?
 + Có mấy dòng thơ ? Mỗi dòng có mấy chữ?
- 2 HS đọc bài.
+ Có 4 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ.
 - GVđọc mẫu - gọi HS đọc.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Gọi HS đọc bài trong SGK
 Hoa ban xoè cánh trắng
 Lan tươi màu nắng vàng
 Cành hồng khoe nụ thắm
 Bay làn hương dịu dàng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 b, Luyện viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu 
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa 
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- 3 HS nêu lại cách viết.
- Viết bảng con: 
oa oe hoạ sĩ mỳa xoố 
+ Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết trong vở tập viết theo mẫu: 
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét.
 c, Luyện nói:
 + Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* Sức khoẻ là vốn quý nhất.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4.
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ các bạn HS đang tập thể dục.
 + Hằng ngày, em tập thể dục vào lúc nào?
 + Tập thể dục đều đặn sẽ giúp gì cho cơ thể?
+ Hằng ngày em tập thể dục vào buổi sáng, giữa giờ học.
+ Tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: “ Tiếp sức”:Thi viết tiếng có vần oa, oe.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 8 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài.
 - Chuẩn bị bài 92: oai oay.
 - HS nhớ và làm theo 
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011
Học vần:
Bài 92: 
oai oay
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được : oai, oay, điện thoại, gió xoáy.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa ... Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011
Học vần:
Bài 94:
oang oăng
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc , rèn viết đẹp. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Từ ngữ và câu ứng dụng viết trên bảng phụ.
 - cái áo choàng, áo len, áo sơ mi.
 - Tranh vẽ minh hoạ từ ngữ, câu ứng dụng và phần luyện nói.
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng phụ, cả lớp viết bảng con:
 xoắn thừng khoẻ khoắn học toán
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
- 2 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần oang: 
 - Giới thiệu vần oang trên bảng lớp
 - Gọi HS đánh vần- đọc vần
* vần oang: 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
o - a - ngờ - oang / oang
 + Em hãy phân tích vần oang ?
+ Vần oang có 3 âm ghép lại: o- a- ng.
 + Hãy so sánh vần oang với oan?
+ Giống: đều có o( làm âm đệm) và a ( làm âm chính). 
 Khác nhau: oang có ng đứng cuối làm âm cuối.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- HS viết: oang, hoang
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
 + Em hãy phân tích tiếng hoang? 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
hờ - oang - hoang / hoang
+ hoang (h đứng trước, oang đứng sau)
 - GV giới tranh vẽ vỡ hoang
- HS quan tranh vẽ
 - GV viết lên bảng, gọi HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: vỡ hoang
 - Cho HS đọc bài:
- HS đọc : oang, hoang, vỡ hoang 
 b, Dạy vần oăng:
* vần oăng:
 - GV giới thiệu vần oăng trên bảng. 
 + Em hãy so sánh vần oăng với vần oang?
+ Giống: Đều có o đứng đầu làm âm đệm, ng đứng cuối làm âm cuối.
 - Cho HS viết bảng con
 Khác: vần oăng có ă đứng giữa làm âm chính. 
- HS viết : oăng
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần.
 + Em hãy phân tích vần oăng?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
o - á - ng - oăng / oăng
+ Vần oăng do 3 âm ghép lại: o- ă- ng
 - Cho HS viết bảng con 
- Cả lớp viết: hoẵng
 - Gọi HS đánh vần , đọc tiếng
 + Em hãy phân tích tiếng hoẵng?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
hờ - oăng - hoăng - ngã - hoẵng / hoẵng
+ hoẵng ( h đứng trước, oăng đứng sau, dấu ngã trên ă )
 - Giới thiệu tranh vẽ con hoẵng
 - Gọi HS đọc từ ngữ
 - Cho HS đọc bài.
- Cả lớp quan sát 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: con hoẵng
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
oăng, hoẵng, con hoẵng
 c, Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng phụ viết từ ứng dụng.
- HS đọc thầm.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân
- 2 HS tìm tiếng có vần oang, oăng và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 áo choàng liến thoắng 
 oang oang dài ngoẵng
 - GVgiải thích một số từ : liến thoắng, dài ngoẵng.
 đ, Củng cố:
 *Trò chơi: Tìm tiếng có vần oang hoặc oăng.
- Các cặp cử đại diện lên chơi. 
 - Nhận xét chung giờ học.
 Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1:
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng:
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ? 
+ Tranh vẽ cô giáo đang dạy HS tập viết.
 + Em hãy đọc đoạn thơ dưới tranh?
 + Đoạn thơ có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy chữ?
- 3 HS đọc bài.
+ Đoạn thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 chữ.
 - GVđọc mẫu - gọi HS đọc.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Gọi HS đọc bài trong SGK
 Cô dạy em tập viết
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 b, Luyện viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu 
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa 
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- 3 HS nêu lại cách viết.
- Viết bảng con: 
oang oăng vỡ hoang con hoẵng 
+ Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết trong vở tập viết theo mẫu: 
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét.
 c, Luyện nói:
 + Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* áo choàng, áo len, áo sơ mi.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4.
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Quan sát áo của từng bạn trong nhóm về kiểu áo, loại vải, kiểu tay ( dài, ngắn)
- HS thảo luận theo nhóm 2
 + Em hãy nói tên từng kiểu áo, loại áo?
 + Loại áo ấy mặc vào thời tiết như thế nào?
+ áo choàng, áo sơ mi, áo len. Mỗi kiểu áo, loại áo mặc theo thời tiết khác nhau.
- HS tự trình bày ý kiến của mình.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: “ Tiếp sức”: Thi viết tiếng có vần oang, oăng.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 6 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài, viết bài.
 - chuẩn bị bài 95: oanh oach.
- HS nhớ và làm theo 
Toán:
Tiết 88: 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Rèn luyện giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn. 
 - Biết thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo cm.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn. thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo cm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết tóm tắt bài 1, bài 2, bài 3 (122).
 * Học sinh:
 - Vở toán, SGK
 III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gắn tóm tắt lên bảng- yêu cầu 1 HS lên bảng giải bài tập.
 - Nhận xét - cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Hướng dẫn HS làm các bài tập:
- Cả lớp hát một bài.
Tóm tắt:
Có : 12 bức tranh
Thêm : 3 bức tranh
Có tất cả : bức tranh?
Bài giải
 Số bức tranh có tất cả là:
 12 + 3 = 15 ( bức tranh)
 Đáp số: 15 bức tranh
 - Gọi HS đọc bài toán
 - Cho HS nêu tóm tắt và tự điền số thích hợp vào chỗ chấm. 
* Bài 1( 122): 
- 2 HS đọc
- HS làm nháp - 1 HS làm trên bảng phụ.
 - Yêu cầu HS tự giải bài toán và trình bày.
 - Gắn bảng phụ, chữa bài.
 - Gọi HS nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét, chỉnh sửa
Tóm tắt :
Có : 4 bóng xanh
Có : 5 bóng đỏ
Có tất cả :  quả bóng ?
 Bài giải
 An có tất cả số quả bóng là :
4 + 5 = 9 (quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
 - Cho HS tự đọc bài toán, tự nêu tóm tắt và tự giải.
* Bài 2(122): 
Tóm tắt:
Có : 5 bạn nam
Có : 5 bạn nữ
Có tất cả : bạn ?
 - Yêu cầu HS làm nháp, 2 HS làm bảng phụ
 - Gắn bảng phụ, chữa bài
 - Cho HS đổi bài kiểm tra theo cặp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài giải
Số bạn tổ em có tất cả là:
5 + 5 = 10 ( bạn)
 Đáp số: 10 bạn
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở.
 - GV thu chấm một số bài.
 - Gọi HS chữa bài trên bảng phụ.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
* Bài 3(122) Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt:
Có : 2 gà trống
Có : 5 gà mái
Có tất cả : ... con gà ?
- Làm bài vào vở, 1 em làm ở bảng phụ. 
 Bài giải
 Số con gà có tất cả là:
 2 + 5 = 7 ( con gà)
 Đáp số: 7 con gà
 - Cho HS đọc yêu cầu.
 - GV viết phép tính lên bảng.
* Bài 4( 122) Tính (theo mẫu):
 2 em + 3 em = 
 - Hướng dẫn HS cộng: Các em hãy lấy số đo cộng với số đo được kết quả là bao nhiêu thì viết số đo, sau đó viết tên đơn vị đo ở bên phải kết quả. 
 - Với phép trừ cũng thực hiện tương tự 
 - Yêu cầu HS làm bài
 - GV theo dõi, nhận xét và chữa bài.
- HS làm bài theo HD
- 2 HS lên bảng chữa bài 
a, 2 cm + 3 cm = 5 cm
 7 cm + 1 cm = 8 cm
 8 cm + 2 cm = 10 cm
 14 cm + 5 cm = 19 cm
 b, 6 cm – 2 cm = 4 cm
 5 cm – 3 cm = 2 cm
 9 cm – 4 cm = 5 cm
 17 cm – 7 cm = 10 cm
 4. Củng cố:
 - GV nhận xét chung giờ học
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS ôn lại bài vừa học.
 - Chuẩn bị bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- HS nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt:
Sinh hoạt Sao
I. Mục tiêu:
 - Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện các quy định của sao và đề ra phương hướng cho tuần sau.
 - Kiểm lại việc kí cam kết trong thời gian nghỉ tết của từng HS.
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của sao.
II. Nội dung sinh hoạt:
 * Cho cả lớp hát chung vài bài:
 + Em là mầm non của Đảng
 + Đảng là mùa xuân
 + Em thêm một tuổi
 + Sao của em...
 * GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của sao trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ . Thực hiện tốt các hoạt động và các quy định của sao.
 - 100% các nhi đồng trong từng sao đã thực hiện tốt cam kết đã kí.
 - Đoàn kết giúp đỡ bạn. Đi học đều, đúng giờ. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ, sắp xếp gọn gàng.
 - Tích cực học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực rèn chữ, giữ vở.
 - Văn nghệ theo chủ đề “ Ca ngợi Đảng, Bác, quê hương đất nước”
 - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể: tập thể dục giữa giờ, múa tập thể tương đối tốt, thuộc bài thể dục nhịp điệu, chơi các trò chơi dân gian sôi nổi.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp, khu vực cổng trường được phân công sạch sẽ.
 - Trang phục đúng qui định, phù hợp với thời tiết. Tích cực phòng chống các dịch bệnh.
 + Nhược điểm:
 - Một số em đôi khi còn nói chuyện chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
 * Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp và các hoạt động của Sao.
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá, điểm giỏi Mừng Đảng, mừng xuân.
 - Tiếp tục luyện tập các bài hát múa tập thể. 
 - Thi đua thực hiện tốt an toàn giao thông.
 - Toàn sao tiếp tục vui văn nghệ.	

Tài liệu đính kèm:

  • docToan Tieng Viet Tuan 22.doc