Giáo án Toán - Tuần 1 đến tuần 10

Giáo án Toán - Tuần 1 đến tuần 10

A : YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

- Nhận biết những điều bình thường phải làm trong các tiết học toán 1.

- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1.

B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Sách Toán 1.

 - Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của học sinh.

 

doc 93 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán - Tuần 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
A : YÊU CẦU : 
	Giúp học sinh :
Nhận biết những điều bình thường phải làm trong các tiết học toán 1.
Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sách Toán 1.
	- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của học sinh.
C : HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Ổn định TC :
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra ĐDHT môn Toán.
 Các ký hiệu sử dụng trong giờ toán.
Bài dạy : Tiết học đầu tiên.
- Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh sử dụng sách Toán 1.
. Cho học sinh xem sách Toán 1.
. Lấy sách Toán 1 và hướng dẫn học sinh mở sách đến trang có bài “Tiết học đầu tiên”.
. Giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1:
+ Từ bìa 1 đến trang có bài “Tiết học đầu tiên”
+ Sau bài “Tiết học đầu tiên”, mỗi tiết học là 1 bài trình bày trên phiếu gồm 2 phần: Phần bài học và phần thực hành.
+ Cho học sinh thực hành: gấp sách, mở sách, bao bìa, dán nhãn, ghi họ tên đầy đủ, học xong phải cất sách vào cập cẩn thận.
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1:
 . Aûnh 1: Giáo viên giới thiệu sách Toán 1 , giải thích.
 . Aûnh 2 : Học sinh làm việc với các que tính, hình bằng gỗ, bìa để học số.
 . Aûnh 3 : Tập đo độ dài bằng thước.
 . Aûnh 4 : HS phải làm việc chung trong lớp.
 . Aûnh 5 : Các đồ dùng học toán, bó que, đồng hồ, bảng số đến 100, mẫu hình, que rời, mẫu chữ số, bảng gài, thước chia vạch cm.
 . Aûnh 6 : Hình thức học theo nhóm.
- Hoạt động 3 : Các yêu cầu cần đạt khi học toán :
 . Đếm, đọc số, viết số, so sánh 2 số.
 . Làm tính cộng, trừ.
 . Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu được phép tính giải.
 . Biết giải các bài toán.
 . Biết đo độ dài, biết xem giờ đúng, xem lịch.
 . Rèn kỹ năng độc lập suy nghĩ và trình bày bằng lời trước lớp.
- Hoạt động 4 : GT bộ đồ dùng dạy học môn Toán của HS.
 . Lần lượt giơ lên từng đồ dùng cụ thể.
 . Sau đó cô nêu tên từng đồ dùng.
 . Giới thiệu đồ dùng để làm gì khi học Toán.
 . Hướng dẫn học sinh cách mở hộp ĐD và cách lấy đồ dùng theo yêu cầu.
 . Cách sắp xếp khi cất ĐD vào hộp, đậy nắp hộp, cất hộp vào cặp, bảo quản đồ dùng
- Củng cố – dặn dò : Ghi nhớ TKB để mang đầy đủ sách vở và ĐDHT.
- Trò chơi : Đố vui.
- Nhận xét tiết học.
- +, S,V,b,B, qu.
- Trong tiết học toán HS phải tích cực phát biểu, tự phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới.
- Làm bài theo hướng dẫn của GV trên phiếu bài tập, làm càng nhiều bài tập càng tốt.
- Mở SGK quan sát các ảnh và tự trao đổi, thảo luận nội dung từng ảnh các hoạt động, bộ đồ dùng học toán, các hình thức học tập ở lớp.
- Có nhiều hình thức học: nhóm, tổ, cả lớp, cá nhân. Học cá nhân là tốt nhất, các HS nên tự học, tự làm bài và tự kiểm tra kết quả bài làm của mình theo hướng dẫn của GV.
- HS biết cách làm việc và học tập, sử dụng ĐDHT thành thạo, sáng tạo.
- Biết cách suy nghĩ thông minh.
- Đi học đều, học bài làm bài đầy đủ, chịu khó tìm tòi học hỏi.
- Mở bộ ĐD học toán.
- HS nêu tên.
- HS giơ lên ĐD đúng tên gọi.
- Que tính, chữ số dùng khi học đếm.
- Mẫu hình để học nhận dạng hình. Thước để tập đo độ dài.
BÀI 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
A : YÊU CẦU : 
	Giúp học sinh :
Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
Biết sử dụng các từ “nhiều hơn” và “ít hơn” khi so sánh về số lượng. 
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sử dụng các tranh của Toán 1 và 1 số nhóm đồ vật cụ thể.
C : HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Oån định tổ chức:
KTBC : Kiểm tra HS có mang đủ ĐDHT môn toán khônhg?. Kiểm tra ghi nhớ tên các đồ dùng học toán và các ký hiệu được thường xuyên sử dụng trong giờ toán.
Bài dạy : Nhiều hơn – ít hơn
-Hoạt động 1: cung cấp khái niệm “nhiều hơn, ít hơn”.
 * Cô có 1 số cái cốc, hãy xếp thành 1 hàng và 1 số cái thìa, hãy đặt vào mỗi cái cốc 1 cái. Còn cốc nào chưa có thìa?.
 Nói : Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa, thì vẫn còn 1 cái cốc chưa có thìa. Vậy số cốc như thế nào so với số thìa? Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cái cốc còn lại. Vậy số thìa như thế nào so với số cốc?.
* Xếp cho cô 1 số que đỏ (cô làm mẫu) lấy một số que vàng như cô.
Hãy đặt vào mỗi que đỏ 1 que vàng và nêu kết quả? Vậy số que đỏ như thế nào so với số que vàng? Số que vàng như thế nào so với số que đỏ?.
Nghỉ giữa tiết: thể dục vui.
-Hoạt động 2 : Thực hành, luyện tập.
 Giới thiệu cách so sánh 2 nhóm đồ vật :
 + Chỉ nối một .. với một ..
 + Nhóm nào có đồ vật thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
-Hoạt động 3 : Trò chơi : “nhiều hơn, ít hơn”.
 +Cô gọi 2 nhóm HS nam, nữ có số lượng khác nhau ( không quá 5 bạn 1 nhóm).
 +Tương tự với: Nhóm số lượng bảng con và nhóm số vở. Nhóm bút chì và nhóm thước kẻ.
-Củng cố, dặn dò: Hôm nay ta học bài gi?. Muốn so sánh 2 nhóm có số lượng khác nhau, con làm thế nào?.
 Về nhà làm bài tập toán và tập so sánh 2 nhóm số lượng đồ vật khác nhau.
 Xem trước bài 3
- Múa vui.
- Thực hành.
- HS lên xếp.
- HS lên đặt.
- HS lên chỉ vào các cốc chưa có thìa.
- Số cốc nhiều hơn số thìa.
- Số thìa ít hơn số cốc.
- Cả lớp xếp : | | | |
- Cả lớp lấy : | | |
- Thực hành đặt.
- Còn 1 que đỏ không có que vàng.
- Số que vàng ít hơn số que đỏ.
- HS khá giỏi lập lại cả 2 câu, nhiều HS lặp lại, chung.
- HS mở SGK quan sát lần lượt từng hình vẽ trong bài học và thực hành nối, nêu kết luận.
+ số cốc, số thìa.
+ số nắp chai, số chai.
+ số cà rốt, số con thỏ.
+ số nắp nồi, số cái nồi.
+ số phích cắm, số ổ cắm.
- Cả lớp tham gia chơi.
Thi đua giữa các tổ nêu nhanh nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn.
- Ghép 1 với 1, nhóm nào còn thừa thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn.
BÀI 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
A : YÊU CẦU : 
	Giúp học sinh :
Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.
Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa ) có kích thước màu sắc khác nhau.
C : HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1 - Oån định TC:
2 - KTBC : Nhiều hơn, ít hơn.
 Hỏi : Muốn so sánh 2 nhóm số lượng đồ vật em làm thế nào?
- Lấy cho cô 1 số que đỏ như sau : | | |
- Lấy tiếp tục 1 số que vàng như sau : 
| | | |
Hãy so sánh 2 nhóm que và nêu kết luận.
GV nhận xét.
3 -Bài dạy: Hình vuông, hình tròn.
- Hoạt động 1 :
* GT hình vuông : Lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông cho HS xem và đều nói : “Đây là hình vuông” (Mỗi hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau)
- Hãy lấy ra hình vuông cho cô xem?
- Yêu cầu giở SGK : Hỏi
 Bạn HS đang làm gì? Hình khối bạn cầm trên tay có mặt là hình gì?
 Những đồ vật nào có dạng hình vuông?
 Tìm xem những đồ vật nào xung quanh em có dạng hình vuông nữa? (ô vở, mặt đồng hồ đeo tay, khăn choàng đầu của bà, )
* GT hình tròn : Lần lượt giơ từng tấm bìa hình tròn cho HS xem và nói : “Đây là hình tròn” (mỗi hình tròn có màu sắc, kích thước khác nhau)
- Hãy lấy ra 1 hình tròn cho cô?
- Yêu cầu giở SGK : Hỏi.
 Bạn đang làm gì? Hình khối mà bạn cầm trên tay có mặt là hình gì?
 Những đồ vật nào có dạng hình tròn?
 Tìm xem còn những đồ vật nào xung quanh em có dạng hình tròn nữa? (mặt trời, mặt trăng, biển cấm, mặt trống)
 Nghỉ giữa tiết: trò chơi thư giản.
- Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1: Đây là những hình gì? Tô màu.
Bài 2: Đây là những hình gì? Tô màu.
Ai biết đây là hình vật gì? (búp bê “lật đật”).
Hình búp bê “lật đật” do những hình nào ghép lại.
Bài 3 : Có 3 mẫu, mỗi mẫu GV hỏi và nêu yêu cầu cho HS thực hành.
 Mẫu thứ nhất gồm có hình gì? Hình nào nằm trong, hình nào nằm ngoài? Tô màu khác nhau.
Tương tự với mẫu 2, mẫu 3.
Bài 4: làm thế nào để có các hình vuông.
 Hướng dẫn HS gấp theo đường đã vẽ, sau đó gấp tiếp để có các hình vuông chồng lên nhau.
 Có thể gấp 2 cách tùy ý.
- Hoạt động 3 :
Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
GV chuẩn bị 4 bức tranh, mỗi tổ 1 bức tranh khác nhau,yêu cầu HS tô màu hình vuông hoặc hình tròn.
Củng cố, dặn dò : Hoạt động nối tiếp.
+ Ghi nhớ và nhận dạng đúng hình vuông, hình tròn.
+ Làm bài tập toán.
+ Chuẩn bị bài 4.
Nhận xét tiết học.
- HS nêu cá nhân, các bạn nhận xét, bổ sung.
- HS thực hành cả lớp: ghép 1 que vàng với 1 que đỏ, nhận xét và nêu kết luân CN, chung.
- Quan sát.
- Nhận dạng đúng hình vuông trong bộ ĐD học toán, giơ lên và nói: “hình vuông” CN, chung.
- SGK : xem phần bài học, trao đổi, thảo luận và nêu ý kiến:
 + Bạn HS đang vẽ hình vuông.
 + Khăn mùi xoa có dạng hình vuông.
 + Ô gạch hoa có dạng hình vuông.
- Cái bánh chưng, con súc sắc, hộp bánh
- Nhận dạng hình tròn, giơ lên và nói: “hình tròn”, CN, chung.
- SGK: xem phần bài học, trao đổi, thảo luận và nêu ý kiến:
 + Bạn đang vẽ hình tròn.
 + Bánh xe, cái đĩa có dạng hình tròn.
 + Miệng chén, miệng ly, mặt đồng hồ, quả bóng, viên bi
- Giở SGK.
- Hình v ... ùt tranh, nêu bài toán.
- Tự trả lời:2 con ong, bay đi 1 con ong, còn lại 1 con ong.
- 2 bớt 1 còn 1.
- HS lặp lại CN : “trừ”
- “trừ” là “bớt” lặp lại CN.
- Đọc 2 – 1 = 1 nhiều em.
- Có 3 con ong, bay đi 1 con ong, còn lại mấy con ong?.
- Có 3 con ong, bay đi 1 con ong còn lại 2 con ong.
- 3 bớt 1 còn 2
- 3 – 1 = 2. Đọc CN.
- Có 3 con ong, bay đi 2 con ong, còn lại mấy con ong?.
- Có 3 con ong bay đi 2 con ong còn lại 1 con ong.
- 3 bớt 2 còn 1.
- 3 – 2 = 1. Đọc CN.
- Luyện đọc CN, tổ, nhóm, bàn.
- Có 2 Ÿ thêm 1Ÿ là 3Ÿ.
- 2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3
- 3 trừ 1 bằng 2
- 3 trừ 2 bằng 1.
- 3 – 1 = 2.
- 3 – 2 = 1.
- Con lấy kết quả của phép cộng là 3, trừ đi 1 bằng 2, trừ đi 2 bằng 1.
- Tính(ngang)
- Làm bài, sửa bài: 4HS lên bảng sửa bài, cả lớp nhận xét.
- Tính(dọc)
- Làm bài, sủa bài: 3HS lên sửa bài, cả lớp nhận xét.
- Viết phép tính thích hợp.
- Làm bài, sửa bài, HS đọc phép tính giải : 3 – 2 = 1
- Nối phép tính với kết quả đúng.
TUẦN 10
BÀI 35 : LUYỆN TẬP
A : MỤC TIÊU : 
	Giúp học sinh củng cố về :
Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3.
Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính trừ.
B : CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định, tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Phép trừ trong PV3.
 3 – 1 = , 2 -  = 1,  - 2 = 1
 3 - 2  2, 2 - 1  4, 0  3 – 1
Nhận xét.
3- Bài dạy: Luyện tập.
- Giới thiệu và ghi tựa bài.
- Bài 1: Nêu yêu cầu?
Chú ý cột tính thứ 3, HS vận dụng mối quan hệ giữa cộng và trừ để làm tính nhanh, không phải tính.
 Nhận xét và cho điểm
- Bài 2: Nêu yêu cầu?
Nói cách làm?
Nhận xét và cho điểm.
Bài 3: Nêu yêu cầu?
Hướng dẫn học sinh làm bài. Chú ý kết quả lớn hơn các số viết dấu +, nhỏ hơn các số viết dấu –
Nhận xét và cho điểm
Bài 4: Nêu yêu cầu?
Xem tranh 
Làm phép tính gì? Vì sao.
Viết phép tính.
Nhận xét và cho điểm.
Trò chơi: “Ai thông minh”.
GV cho cả lớp xem 1 bức tranh, yêu cầu bạn nào viết nhiều phép tính phù hợp với tranh nhất sẽ được thưởng.
Củng cố, dặn dò:
ŸHọc bài.
ŸLàm BTT’.
Ÿ Xem trước bài 36.
Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Cả lớp.
- Tính (ngang)
- Làm bài, sửa bài: 4 HS lên sửa bài, cả lớp nhận xét.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Muốn viết số đúng các con phải tính theo chiều mũi tên.
- Làm bài, sửa bài: 4 HS lên sửa bài, cả lớp nhận xét.
- Điền dấu +, -.
- Làm bài, sửa bài: 4 HS lên sửa bài, cả lớp nhận xét.
- Viết phép tính thích hợp.
- Nêu đề bài toán.
- Tính trừ vì là cho bớt đi, nhảy bớt đi.
- 2 – 1 = 1
- 3 – 2 = 1
- 2 HS lên làm bài.
- Cả lớp thi đua.
TUẦN 10
BÀI 36 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4 
A : MỤC TIÊU : 
	Giúp học sinh:
Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 4.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sử dụng bộ đồ dùng học toán lớp 1.
	- Các mô hình phù hợp với nội dung bài học(3 hình vuông, 3 hình tròn )
C : CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định, tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
Điền dấu +, -: 3  2 = 5, 3 1 = 2.
Làm tính 2 + 1 + 2 = , 3 – 1 – 1 = 
Nhận xét.
3- Bài dạy: Phép trừ trong phạm vi 4.
Giới thiệu và ghi tựa bài
 Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4.
 * Tranh 1: Nêu đề toán và tự trả lời.
 + 4 bớt 1 còn mấy?
 + Viết phép tính?
 + Ghi bảng lớp : 4 – 1 = 3.
 * Tranh 2 và 3: Tiến hành tương tự để có các phép tính: 4-2=2, và 4-3=1
 * Công thức trừ trong phạm vi 4:
 4 – 1 = 3 
 4 – 2 = 2
 4 – 3 = 1
 * Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ?
 Có 3 Ÿ, thêm 1Ÿ, tất cả có mấy Ÿ?
 Viết phép tính.
 Có 4 Ÿ, bớt 1Ÿ còn mấy Ÿ? : Viết PT
 Có 4 Ÿ, bớt 3Ÿ còn mấy Ÿ? : Viết PT
 Có 2 Ÿ, thêm 2Ÿ, tất cả là mấy Ÿ?
 Viết phép tính?
 Có 4 Ÿ, bớt 2Ÿ còn mấy Ÿ?
 Viết phép tính.
Nghỉ giữa tiết: Thể dục vui.
‚ Thực hành: 
Bài 1: Nêu yêu cầu?
Viết kết quả sau dấu =.
Nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Nêu yêu cầu?.
Viết kết quả dưới dấu gạch ngang và cột thẳng.
Bài 3: Nêu yêu cầu?
Nêu đề toán.
Nhận xét, cho điểm.
Trò chơi: “Làm tính tiếp sức”
Củng cố, dặn dò:
ŸLàm BTT’.
ŸXem trước bài 37.
Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Cả lớp.
- Có 4 quả táo, rơi xuống 1 quả táo. Hỏi còn lại mấy quả táo?.
- Có 4 quả táo, rơi xuống 1 quả táo, còn lại 3 quả táo (đếm 1,2,3)
- 4 bớt 1 còn 3 (HS nhắc lại)
- 4 – 1 = 3(đọc CN)
- Luyện đọc CN, tổ, nhóm, bàn.
- Học thuộc lòng.
- Trả lời.
- 3 + 1 = 4
 1 + 3 = 4
- 4 – 1 = 3
 4 – 3 = 1
- Luyện đọc.
- Trả lời.
- 2 + 2 = 4
- 4 – 2 = 2
- Luyện đọc.
- Tính(ngang)
- Làm bài, sửa bài: 4HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Tính (dọc)
- Làm bài, sửa bài: 3HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Viết phép tính thích hợp.
- Làm bài, sửa bài: 1 HS đọc phép tính giải:4 – 1 = 3
- Thi đua giữa các tổ.
TUẦN 10
BÀI 37 : LUYỆN TẬP
A : MỤC TIÊU : 
	Giúp học sinh củng cố về :
Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3 và 4.
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp(cộng hoặc trừ).
B : CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định, tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Phép trừ trong PV4.
 4 – 2 =  ,  - 1 = 3.
 4 – 3 =  , 4 -  = 2.
 Nhận xét.
3- Bài dạy: Luyện tập.
- Giới thiệu và ghi tựa bài.
- Bài 1: Nêu yêu cầu?
Lưu ý học sinh viết các số thẳng cột.
- Bài 2: Nêu yêu cầu?
 Tính theo chiều mũi tên rồi viết kết quả vào ¡.
Bài 3: Nêu yêu cầu?
Nói cách làm? (tính từ trái sang phải)
Bài 4: Nêu yêu cầu?
Tính kết quả phép tính rồi mới so sánh 2 kết quả.
Bài 5: Nêu yêu cầu?
Nói đề bài toán, chú ý dấu mũi tên.
Nhận xét và cho điểm.
Trò chơi: “Làm tính tiếp sức”.
Củng cố, dặn dò:
ŸLàm BTT’.
Ÿ Xem trước bài 38.
Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Cả lớp.
- Tính (dọc)
- Làm bài, sửa bài: 3 HS lên bảng làm, cả lớp kiểm tra lại bài làm của mình.
- Viết số.
- Làm bài, sửa bài: 3 HS lên sửa bài, cả lớp nhận xét.
- Tính.
- Làm bài, sửa bài: 3 HS lên bảng làm, cả lớp kiểm tra bài của mình.
- Viết dấu >, <, =.
- Làm bài, sửa bài: 2 HS lên bảng làm.
- Viết phép tính thích hợp.
- Đọc đề toán, viết phép tính:
 3 + 1 = 4 , 4 – 1 = 3.
TUẦN 10
BÀI 38 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5 
A : MỤC TIÊU : 
	Giúp học sinh:
Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 5.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sử dụng bộ đồ dùng học toán lớp 1.
	- Có thể chọn các mô hình, vật thật phù hợp với hình vẽ trong bài học.
C : CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định, tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
Điền dấu >, <, =:
3 – 1  2 + 0, 4 – 3  4 – 2.
4 – 3  0 + 3, 4 + 1  5.
Nhận xét.
3- Bài dạy: Phép trừ trong phạm vi 5.
Giới thiệu và ghi tựa bài
* Tranh 1 : 
 + Nêu đề toán và trả lời
 + 5 bớt 1 còn mấy?
 + Viết phép tính ?
 + Ghi bảng lớp : 5 – 1 = 4.
* Tranh 2,3,4 : tiến hành tương tự để có các phép tính : 5 – 2 = 3, 5 – 3 = 2, 5 – 4 = 1.
* Công thức trừ trong phạm vi 5:
5 – 1 = 4 , 5 – 3 = 2
5 – 2 = 3 , 5 – 4 = 1
* Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 + Có 4 l, thêm 1l, tất cả là mấy l?
 Viết phép tính?.
 + Có 5 l, bớt đi 1l, còn mấy l? Bớt 4 l còn mấy l? Viết phép tính?.
 + Có 3 l, thêm 2 l, tất cả là mấy l? Viết phép tính?.
 + Có 5 l, bớt 3 l, còn mấy l? Bớt 2l còn mấy? Viết phép tính?.
Nghỉ giữa tiết: Múa vui.
Thực hành: 
Bài 1: Nêu yêu cầu?
Củng cố phép trừ trong phạm vi 5.
Bài 2: Nêu yêu cầu?.
Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, tính “giao hoán” của phép cộng.
Bài 3: Nêu yêu cầu?
Viết kết quả thẳng cột với các số.
Bài 5: Nêu yêu cầu?
Tự nêu bài toán và viết phép tính thích ứng với tình huống trong tranh.(Có thể là tính cộng hoặc tính trừ)
Trò chơi củng cố : “Ai nhanh, ai đúng”
Củng cố, dặn dò:
ŸHọc bảng trừ: 2, 3, 4, 5.
ŸLàm BTT’.
ŸXem trước bài 39.
Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Cả lớp.
- Có 5 quả táo, hái đi 1 quả táo. Hỏi còn lại mấy quả táo?.
- Có 5 quả táo, hái đi 1 quả táo, còn lại 4 quả táo (đếm 1,2,3,4)
- 5 bớt 1 còn 4(HS nhắc lại)
- 5 – 1 = 4(đọc CN)
-Luyện học thuộc lòng CN, tổ, nhóm, bàn.
- Có 4 l, thêm 1 l, tất cả là 5l
- 4 + 1 = 5, 1 + 4 = 5.
- Trả lời.
- 5 – 1 = 4, 5 - 4 = 1(luyện đọc)
- Trả lời : 
- 3 + 2 = 5, 2 + 3 = 5.
- Trả lời:
- 5 – 2 = 3, 5 – 3 = 2.(luyện đọc)
- Tính (ngang)
- Làm bài, sửa bài: 3HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét và kiểm tra.
- Tính.
- Làm bài, sửa bài: 3HS lên bảng làm, cả lớp kiểm tra.
- Nhận xét cột 2 và 3.
- Tính(dọc)
- Làm bài, sửa bài: 3HS lên bảng làm, cả lớp kiểm tra.
- Viết phép tính thích hợp.
- Nêu đề bài toán.
- 5 – 2 = 3 , 5 – 3 = 2
- 5 – 1 = 4 , 5 – 4 = 1
- 2 + 3 = 5 , 3 + 2 = 5
- 1 + 5 = 5 , 4 + 1 = 5
- Thi đua giữa các tổ.
Hoạt động nối tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai1.doc