Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Phạm Thị Hiển - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Phạm Thị Hiển - Tuần 11

I) MỤC TIÊU:

- Đọc và viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.

- Đọc được từ, câu ứng dụng: Buổi trưa . ở đấy rồi.

- Luyện nói tự nhiên theo chủ đề : Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.

II) ĐỒ DÙNG:

 Giáo viên: -Tranh minh hoạ SGK.Bộ đồ dùng Tiếng Việt.

Học sinh: -Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.

III)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 37 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Phạm Thị Hiển - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 1 - Tuần 11 
—˜ & ™–
 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 42: ưu - ươu
I) Mục tiêu: 
- Đọc và viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
- Đọc được từ, câu ứng dụng: Buổi trưa ... ở đấy rồi.
- Luyện nói tự nhiên theo chủ đề : Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
II) Đồ dùng: 
 Giáo viên: -Tranh minh hoạ SGK.Bộ đồ dùng Tiếng Việt.
Học sinh: -Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
III)Các hoạt động dạy học: 
 Thầy
Trò
A)Bài cũ: HS đọc và viết bảng con: buổi chiều,hiểu bài.
- 1HS đọc cả bài 41 . 
GV nhận xét, ghi điểm 
B)Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Chúng ta học vần :ưu ươu.
Hoạt động 1: Dạy vần
Vần ưu
a)Nhận diện vần:
Vần ưu được viết từ mấy con chữ?
-GVtô lại vần ưu và nói: vần ưu gồm: 2 con chữ ư, u .
- So sánh ưu với iu?
b) Đánh vần:
- GVHD HS đánh vần: ư- u- ưu.
-Đã có vần ưu muốn có tiếng lựu ta thêm âm, dấu gì?
- Đánh vần lờ- ưu- lưu- nặng- lựu.
- Nêu vị trí các chữ và vần trong tiếng lựu?
GV cho HS quan sát tranh 
Trong tranh vẽ trái gì?
-Đã có tiếng lựu muốn có từ trái lựu ta thêm tiếng gì?
 GV ghi bảng.
- GV chỉnh sửa cho HS.
Vần ươu
(quy trình tương tự vần ưu)
 -So sánh ưu và ươu?
Giải lao
c)Đọc từ ngữ ứng dụng:
Cho HS đọc các từ ngữ ứng dụng
GV đọc mẫu.Giải thích.
GV nhận xét.
d) HD viết :
- GV viết mẫu HD quy trình viết: 
Trò chơi
GV tổ chức cho HS thi tìm các tiếng trong thực tế có chứa vần ưu,ươu
Tiết 2
HĐ2 : Luyện tập:
a)Luyện đọc:
 GV yêu cầu HS luyện đọc lại các âm ở tiết 1.
 - GVQS, chỉnh sửa cho HS.
 Đọc câu ứng dụng.
-GV yêu cầu HSQS tranh nêu nội dung của tranh. 
- GV ghi bảng câu ứng dụng.
- GV đọc câu ứng dụng.
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS, khuyến khích đọc trơn.
b)Luyện nói:
- GV yêu cầu HS QS tranh và luyện nói theo tranh với gợi ý:
- Trong tranh vẽ những gì?
- Những con vật này sống ở đâu?
- Con nào thích ăn mật ong?
- Con nào to xác nhưng rất hiền?
- Em còn biết con vật nào ở trong rừng nữa?
c)Luyện viết:
-HDHS viết vào vở Tập viết (Bài 42).
Chấm bài.
 HDHS làm các BT trong vở BTTV.
 - GV tuyên dương HS viết đẹp .
C) Củng cố dặn dò.
- Hôm nay chúng ta vừa học vần gì?
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn bài và xem trước bài sau.
-2HS lên bảng – lớp viết bảng con :
 buổi chiều, hiểu bài 
-1HS đọc cả bài 41.
HS lấy sách giáo khoa để trước mặt.
gồm 2 con chữ ư, u 
 -HS nhìn bảng dọc trơn:ưu
-Giống nhau: cùng kết thúc bằng u.
-Khác nhau: ưu bắt đầu bằng ư
-HS nhìn bảng phát âm:(ĐT-N-CN).
 -HS cài vần ưu
-Thêm âm l, dấu nặng.
HS cài tiếng lựu.
-ĐV: lờ -ưu -lưu -nặng -lựu.
 -Lđứng trước ưu đứng sau,dấu nặng dưới vần ưu. 
- HS đọc trơn: 
- Trái lựu
- Thêm tiếng trái. HS cài từ trái lựu 
 HS nhìn bảng đọc: (ĐT-N-CN) ưu- lựu - trái lựu .
-Giống nhau: Bắt đầu bằng ư, kết thúc bằng u.
-Khác nhau: Có ơ ở giữa .
-2,3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
-Tìm các tiếng có chứa vần mới và gạch chân. Đọc trơn tiếng,từ.
-HSQS quy trình viết.
- HS thực hiện trên bảng con: 
-Lưu ý: nét nối giữa các con chữ. 
-Tìm các tiếng trong thực tế có chứa vần ưu,ươu.
- HS luyện đọc (cá nhân- nhóm - lớp).
HS phát âm
-HS đọc trơn (lớp – nhóm - cá nhân). 
-HSQS tranhvà nêu nội dung của tranh
-Tìm tiếng có vần vừa học .
-Đọc câu ứng dụng(CN-N-ĐT) 
-HSQS tranh vào luyện nói theo tranh.
- Vẽ các con vật: Voi, hươu...
- Sống ở trong rừng.
- Con gấu.
- Con voi.
- Con bò tót, lợn rừng...
HS luyện nói theo hiểu biết.
*HS luyện nói từ 2-4 câu. 
-Viết vào vở Tập viết.
-Lưu ý ngồi viết đúng tư thế,cầm bút đúng cách,giữ VSCĐ.
-Làm BT (Nếu còn thời gian.)
Đạo đức
Thực hành kỹ năng giữa kỳ 1
I. Mục tiêu: 
- Củng cố ,hệ thống hoá những kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
-Thực hành các kĩ năng đã học trong những bài tập tình huống.
-Giáo dục tính ngoan ngoãn,lễ phép,vâng lời người trên.
II. Các hoạt động dạy học: 
Thầy
Trò
Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp bài học
Hoạt động1: Củng cố các kiến thức đã học:
- GV nêu các câu hỏi:
+ Thế nào là ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng?
+ ích lợi của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?
+ Trẻ em có những quyền gì?
+ Trẻ em phải như thế nào đối với ông bà, cha mẹ, anh chị và em nhỏ?
+ Sách vở, đồ dùng học tập em phải làm gì?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: HS tự liên hệ bản thân.
- GV cho HS liên hệ:
-Em đã làm gì để giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập?
-Đối với ông bà, cha mẹ em phải làm gì? ...
-GV đưa ra một số tình huống cho HS liên hệ :đóng vai và rút ra nhận xét và hành động đúng.
VD:Khi nhận được quà,khi em có đồ chơi nhưng em nhỏ đòi mượn,khi ông bà,cha mẹ ốm,khi cha mẹ đi làm về mệt,
GV chốt ý : Chúng ta phải biết lễ phép với ông bà , cha mẹ , biết giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập ... 
4.Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị giờ sau học bài 6 .
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời: Có họ tên, gia đình,được đi học,được chăm sóc,nuôi dưỡng,...
 - Lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, nhường nhịn em nhỏ,
-Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập :
không vẽ bậy lên sách ,vở,không làm quăn mép vở,không xé sách vở,nên bọc vở gọn gàng,
- Bảo quản sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận.
- Lễ phép với ông bà, cha mẹ...
-HS thảo luận,đóng vai.
-HS đưa ra cách ứng xử đúng .
-Về nhà thực hiện tốt những điều đã được học.
Tự nhiên và xã hội
Gia đình
I. Mục tiêu: 
-Kể được với các bạn về bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,em ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình .
*Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình. 
II.Chuẩn bị:
 Bài hát:Cả nhà thương nhau.
III. Các hoạt động dạy học: 
Thầy
Trò
 Giới thiệu bài :
 -Hát bài: “Cả nhà thương nhau”
 HĐ1: Quan sát tranh và thảo luận.
*Mục tiêu: HS hiểu: Gia đình là tổ ấm của em.
*Tiến hành:
Bước1: GVHD quan sát tranh thảo luận , nhận xét.
- Gia đình Lan có những ai ?
- Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
- Gia đình Minh có những ai?
- Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
 KL: Mỗi người sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân; mọi người đều sống chung trong một mái nhà, đó là gia đình.
HĐ 2: Vẽ tranh về gia đình mình.
*Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình. 
*Tiến hành:- GV cho HS vẽ tranh về gia đình mình, từng đôi một kể với nhau về gia đình.
- GV quan sát HD HS.
 KL: GĐ là tổ ấm của em, bố, mẹ, ông, bà là người thân yêu nhất.
HĐ 3: Hoạt động cả lớp.
*Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với bạn trong lớp về GĐ của mình
*Tiến hành:- GV nêu hệ thống câu hỏi:
+ GĐ em gồm những ai? tên gì? 
+ Em muốn thể hiện gì trong tranh?
- GV động viên những HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt ( nếu có ).
 KL: Các em nên yêu quý GĐ và những người thân trong gia đình. 
*Kết luận chung: Mỗi người sinh ra đều có gia đình . Nơi em được yêu thương,chămsóc,che chở.Em có quyền được sống chung với bố mẹ và người thân.Có bổn phận yêu quý người thân và giúp đỡ người thân những việc mà em có thể làm được./.
-Cả lớp hát bài:Cả nhà thương nhau.
HS quan sát tranh thảo luận , nhận xét
- Bố, mẹ, Lan, em Lan
- Bố mẹ cho chị em Lan đi chơi ngày chủ nhật và đang ăn cơm.
- Ông, bà, bố, mẹ, Minh và em Minh.
- Đang bổ mít ăn.
- HS thực hiện vẽ tranh.
- Từng đôi một kể với nhau về gia đình.
- HS thảo luận và trả lời.
- HS dựa vào tranh vẽ để nêu được trong hình vẽ có những ai, em muốn thể hiện gì trong tranh .
-HS tự nêu .
-HS lắng nghe . 
 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009.
Toán
Luyện tập
I) Mục tiêu: 
- Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học.Biết biểu thị tình huống trong tranh vẽ bằng phép tính thích hợp. 
II)Đồ dùng:
- GV: Tranh vẽ bài tập 4, 	 
- HS : Bộ chữ thực hành Toán.
III)Các hoạt động dạy học: 
Thầy
Trò
A) Kiểm tra: 
HS lên bảng đọc :Phép trừ trong phạm vi các số đã học .
GV nhận xét, ghi điểm
B) Bài luyện tập:
Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp bài học.
Hoạt động 1: Củng cố bảng trừ trong phạm vi 5.
GV nêu 1 số phép tính HS tự làm:
5 - 1 = .... 3 - 1 = .... 5-2=...
4 - 1 = .... 2 - 1 = .... 4-3=
Hoạt động2: Luyện tập.
GVcho HS nêu yêu cầu các bài tập, sau đó làm bài tập vào vở.
Bài 1: Tính 
GV yêu cầu và HD HS làm bài 
Lưu ý :Viết các số phải thật thẳng cột.
Bài 2:Tính: 
lưu ý: Dựa vào bảng trừ trong phạm vi 5, tính từ phải qua trái. 
5-1- 1 = 3-1-1 = * 4-1-1=
5-1- 2 = 5-2-2 = 5-2-1=
Bài 3: Điền dấu vào chỗ chấm
Lưu ý: Tính cả 2 vế sau đó điền dấu vào ô trống.
5-3...2 5-1...3 * 5- 4...2
5-3...3 5-4...0 5- 4...1
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
HDHS xem tranh,nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
a)Tất cả có mấy con cò ?
 Có mấy con cò bay đi ?
 Còn lại mấy con cò ?
Vậy ta viết phép tính như thế nào ?
b) (Tương tự câu a)
*Bài 5: Số ? 
5-1=4+...
-GV chấm bài–Nhận xét vở của HS
 C) Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về ôn bài và chuẩn bị bài sau./.
3HS lên bảng đọc:Phép trừ trong phạm vi các số đã học (3,4,5).
HS mở sách giáo khoa trang 62.
HS làm bảng con 
5 - 1 = .... 3 - 1 = .... 5-2=...
4 - 1 = .... 2 - 1 = .... 4-3=
-HS nhắc lại yêu cầu bài tập 
HS tự làm vào vở 
-HS nhắc lại yêu cầu bài tập 
HS tự làm vào vở
5-1- 1 =3 3-1-1 =1 * 4-1-1=2
5-1- 2 =2 5-2-2 =1 5-2-1=2
-HS nhắc lại yêu cầu bài tập 
HS tự làm vào vở
5-3=2 5-1>3 * 5- 4<2
5-30 5- 4=1
HS xem tranh,nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
Tất cả có 5 con cò 
Có 2 con cò bay đi
Còn lại 3 con cò
Phép tính: a) 5 – 2 = 3
 b) 5 - 1 = 4
5-1= 4+ 0
-HS lên bảng chữa bài–HS khác nhận xét bổ sung . 
Tiếng Việt
Bài 43: Ôn tập
I) Mục tiêu:
-Đọc được các vần kết thúc bằng u, o, các từ ngữ các câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43. 
-Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43. 
- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Sói và Cừu.
*HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh . 
II) Đồ dùng: 
 GV: Bảng ôn. Tranh minh hoạ cho truyện kể. 
 HS : Bộ đồ dùng TV.
III) Các hoạt động dạy học: 
Thầy
Trò
A) Bài cũ:
-HS đọc đồng thanh các bài 38, 39,
40,41,42.
- GV nhận xét.
B) Bài ôn tập :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Tuần qua chúng ta đã học những vần mới nào?
- GV gắn bảng ôn.
Hoạt động 2: Ôn tập :
a) Ôn về các vần vừa học.
Ôn chỉ các vần vừa học trong tuần. 
- GV nhận xét 
b)Ghép chữ th ... iỏi viết thêm các câu ứng dụng sau : Chú Bói Cá nghĩ gì thế . Chú nghĩ về bữa tra . 
- GV chấm bài, tuyên dơng HS viết có tiến bộ.
3.Củng cố
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc lại bài.
HS quan sát nhận biết quy trình viết.
 - HS luyện viết bảng con.
- HS luyện viết vào vở ô li. 
- Chú ý cách cầm bút, khoảng cách mắt tới vở.
- HS viết đúng khoảng cách giữa các tiếng, từ trong câu.
Thứ bảy ngày 7 tháng 11 năm 2009.
Tiếng việt
Đọc, viết bài: ôn tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc đúng từ có chứa các vần đã học kết thúc bằng o, u.
- Biết ghép một số tiếng, từ theo yêu cầu của GV.
- Luyện viết đúng các tiếng, từ có liên quan. 
- Làm đợc các bài tập thành thạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn các chữ, tiếng, từ cần viết.
- HS: bộ đồ dùng, vở ô ly.
III. Các hoat động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc.
- GV cho HS đọc bài 43 trong SGK.
- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS. 
-GVviết các tiếng, từ có liên quan cho HS đọc nhiều lần.
- Yêu cầu HS khi đọc phân tích một số tiếng.
 Gạch dưới các tiếng chứa vần vừa ôn.
- GV yêu cầu HS đọc.
- Sửa sai cho HS
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp.
- HS luyện đọc:
lao xao, gió bão,cheo leo,cháo đậu, búa rìu, quý báu, câu cá, màu mỡ, cái gầu, mái chèo, da hấu, lều vải .
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thầm và gạch dưới các tiếng có chứa vần vừa ôn.
Bé yêu mẹ và cô giáo.
Hươu cao cổ đi qua cầu.
Chị Nga biếu bố mẹ trầu cau.
Chó đuổi theo chú mèo.
- HS đọc cá nhân các câu trên.
HĐ2: Thực hành ghép tiếng từ.
- GV nêu yêu cầu để HS thực hành ghép. 
- GV giúp đỡ HS.
- GV nhận xét sau mỗi lần HS ghép đơợc.
- HS ghép theo yêu cầu của GV.
HĐ3: Luyện viết.
- GV treo bảng phụ viết sẵn các chữ cần viết lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét cấu tạo của từng tiếng, từ: cá sấu, trái lựu, mái chèo, búa rìu.
Trái da hấu ăn rất ngọt và bổ.
- GV Viết mẫu lên bảng( vừa viết vừa nêu lại quy trình viết)
- GV nhận xét và sửa lỗi.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS. Lu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc của con chữ, vị trí của các dấu thanh trong từng chữ.
- 2 HS đọc.
- HS nêu theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi sau đó luyện viết bảng con.
- HS luyện viết vào vở ô ly theo yêu cầu của GV.
IV. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện viết lại cho đúng, đẹp hơn và tìm thêm một số tiếng, từ khác có liên quan
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Tiếng việt
Luyện đọc viết on - an.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc đúng từ có chứa các vần đã học: on - an.
- Biết ghép một số tiếng, từ theo yêu cầu của GV.
- Luyện viết đúng các tiếng, từ có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn các chữ, tiếng, từ cần viết.
- HS: bộ đồ dùng, vở ô ly.
II. Các hoat động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc.
 GV cho HS đọc bài 44 trong SGK.
- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS. 
Đọc câu sau: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
a)Trong câu trên có mấy tiếng có vần an?
b) Trong câu trên có mấy tiếng có vần on?
c) Trong câu trên có mấy tiếng có vần ua?
 GV đa các tiếng, từ có liên quan cho HS đọc nhiều lần.
- Yêu cầu HS khi đọc phân tích một số tiếng. 
 HS gạch dới các tiếng có vần an - on trong các câu sau:
- GV cùng HS theo dõi và sửa lỗi.
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc và lần lợt trả lời từng câu hỏi. 
- HS luyện đọc: 
hòn bi,con đò,bàn ghế, nhà sàn
ngọn cây, rau non, nón mũ,than đá
cay đàn,con dao,lan can,con ngan. 
 - HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS lên bảng tìm và gạch: 
Mẹ đi chợ mua rau cải non.
Mẹ bế con đi nhà trẻ.
Con ngan đi ra bờ ao.
Bạn Lan kê bàn ghế.
- HS tiếp nối đọc đánh vần và đọc trơn từng câu trên.
HĐ2: Thực hành ghép tiếng từ.
- GV nêu yêu cầu để HS thực hành ghép. 
- GV giúp đỡ HS.
- GV nhận xét sau mỗi lần HS ghép đợc.
- HS ghép theo yêu cầu của GV.
HĐ3: Luyện viết.
- GV treo bảng phụ viết sẵn các chữ cần viết lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét cấu tạo của từng tiếng, từ: hòn bi, con đò, bàn ghế, nhà sàn, ngọn cây.
Mẹ bế con đi nhà trẻ.
Bé ăn rau cải non rất ngon.
- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết
- 2 HS đọc.
- HS nêu theo yêu cầu của GV.
IV. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện viết lại cho đúng, đẹp hơn và tìm thêm một số tiếng, từ khác có liên quan
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 4,5.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:(4’)
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài:(1’)
 - GV giới thiệu trực tiếp bài học.
 HĐ 1: Củng cố bảng trừ 5(3’)
- GV nêu 1 số phép tính HS tự làm:
5 - 1 = .... 5 - 2 = ....
5 - 4 = .... 5 - 3 = ....
HĐ2. Luyện tập.(25’)
- GV cho HS nêu yêu cầu các bài tập, sau đó làm, chữa bài tập .
Bài 1: Tính.
-GVyêu cầu HS làm bài (lưu ý viết số phải thẳng cột). 
 Bài 2: Tính.
- Lưu ý: Dựa vào bảng trừ trong phạm vi 5, tính từ trái qua phải. 
5 - 2 - 1 = 4 - 2 - 1 = 
3 - 1 - 1 = 5 - 2 - 2 = 
5 - 1 - 2 = 5 - 1 - 1 = 
 Bài 3: Điền dấu vào chỗ chấm.
- Lưu ý: Tính cả sau đó điền dấu vào ô trống.
5 – 2... 4 5 – 4... 2 4 + 1... 5
5 - 2 ...3 5 – 3...1 5 - 1 ...5
5 – 2... 2 5 – 1... 4 5 – 4... 0 
 Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu bài toán và làm bài. 
*Bài 5: Nối phép tính với ô trống thích hợp
*Bài 6: Lấy 9 que tính xếp thành 4 hình tam giác(Xếp 2 cách khác nhau).
3.Củng cố, dặn dò.(2’)
- GV nhận xét tiết học.
- HS lên bảng đọc bảng trừ trong phạm vi 5
- HS tự làm:
5 - 1 = 4 5 - 2 = 3
5 - 4 = 1 5 - 3 = 2
- HS tính cột dọc.
- 2 HS lên chữa bài
5 - 2 - 1 = 2 4 - 2 - 1 = 1 3 - 1 - 1 = 1
5 - 2 - 2 = 1 5 - 1 - 2 = 2 5 - 1 - 1 = 3 
- HS nối tiếp nhau điền kết quả - nêu cách làm bài
5 - 2 < 4 5 - 4 < 2 4 + 1 = 5
5 - 2 =3 5 - 3 > 1 5 - 1 < 5
5 - 2 > 2 5 - 1 = 4 5 - 4 > 0 
- HS làm và nêu cách làm.
5 
-
3
=
2
4
-
1
=3
 2+2
 3-1
 4+1
- HS làm và chữa bài.
 5-3
 2-2
 5-1
<
3
<
 4-0
 3-2
 5+0
 3+2
- 2 tổ thi xếp với nhau.
- Cho HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 5 
- Về nhà xem lại bài.
 Luyện viết
Tuần 11
I)Mục tiêu:
-Viết các từ: chuồn chuồn,con vượn,cái võng,sông suối,sóng cuộn,
-Viết đúng mẫu chữ,đưa bút theo đúng quy trình viết,giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.
-Rèn viết chữ đẹp,giữ vở sạch.
II)Đồ dùng:
 GV và HS : Vở Luyện viết,bảng con,phấn,bút viết,
 Chữ mẫu:K ,L .
III)Các hoạt động dạy-học:
Thầy
Trò
1)Giới thiệu bài:
2) HĐ1: HD viết chữ: 
GV viết mẫu,hướng dẫn quy trình viết:
-GV giới thiệu các chữ hoa : K , L 
HD quy trình viết .
3)HĐ2: HS thực hành:
-HDHS viết bài vào vở Tập viết .
-Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế,cầm bút đúng cách,giữ vở sạch chữ đẹp .
4)Chấm bài :
5)Nhận xét,dặn dò:
-Tuyên dương những em viết đẹp.
-Động viên những em viết chưa đẹp cần cố gắng hơn./.
-Theo dõi GV viét mẫu.
-Nhận xét về đọ cao các con chữ,kĩ thuật viết các nét nối.
-HS viết chữ hoa trên bảng chữ mẫu.
Viết trên không trung bằng ngón trỏ.
-Viết bảng con.
Viết bài vào vở Tập viết 
Chiều thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2007.
Toán: Luyện tập 
I) Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố phép trừ 2 số bằng nhau, phép trừ một số đi 0. 
- Bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép trừ.
II) Đồ dùng:
- GV: Tranh vẽ bài tập 4, 5; bảng phụ. 	 
- Học sinh: Bộ chữ thực hành Toán.
III) Các hoạt động dạy học: 
Thầy
Trò
1)Giới thiệu bài.
2) HĐ 1: Củng cố phép trừ một số đi 0 và một số trừ đi chính nó.
GV nêu 1 số phép tính HS tự làm:
5 - 0 = .... 3 - 0 = ....
4 - 0 = .... 2 - 0 = ....
- Một số trừ đi 0 bằng bao nhiêu?
5 - 5 = .... 4 - 4 = .....
3 - 3 = .... 2 - 2 = ....
- Một số trừ đi chính nó bằng bao nhiêu? 
3)Hoạt động 2: Luyện tập.
- GV cho HS nêu yêu cầu các bài tập, sau đó làm bài tập vào vở.
-Bài 1: GV yêu cầu HS làm bài
( lưu ý dựa vào bảng trừ trong phạm vi 5 để tính ). 
-Bài 2: Tính. lưu ý: Dựa vào phép trừ trong phạm vi đã học để tính; viết thẳng các số với nhau.
-Bài 3: Tính. Lưu ý tính từ trái qua phải.
-Bài 4: Điền dấu vào chỗ chấm, lưu ý: tính kết quả từng vế sau đó mới so sánh.
-Bài 5:Viết phép tính thích hợp: HDHS xem tranh,nêu bài toán và viết phép tính thích hợp. 
4)Chấm bài.
5)Củng cố,dặn dò:Nhận xét tiết học:
HS tự làm:
5 - 0 = 5 3 - 0 = 3
4 - 0 = 4 2 - 0 = 2
- Bằng chính nó.
5 - 5 = 0 4 - 4 = 0
3 - 3 = 0 2 - 2 = 0
- Bằng 0
HS nêu yêu cầu của bài.
-Bài 1:HS làm bài.
5 - 4 = 1 5 - 5 = 0
4 - 0 = 4 4 - 4 = 0
-Bài 2:HS làm bài bằng cách đặt cột dọc.
Lưu ý:Viết các số phải thật thẳng cột.
-Bài 3:2- 1- 1= 0 3 - 1 - 2 = 0
 4- 2- 2= 0 4 - 0 - 2 = 2
-Bài 4: 5 - 3 = 2 3 - 3 < 1
 5 - 1 > 3 3 - 2 = 1
-Bài 5:Phép tính: 4 – 4 = 0
 3 - 3 = 0.
-HS đọc lại các bảng trừ trong phạm vi các số đã học. 
-Về nhà ôn bài và xem trước bài sau./.
Âm nhạc+: “Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong
 hồ chí minh”
(Lời 2)
I)Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết hát bài hát “Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”.
-Hát đồng đều,rõ lời.
II)Chuẩn bị:Băng hát bài “Hành khúc Đội.”
III)Các hoạt động dạy-học:
1)Hoạt động 1:Ôn lời 1 của bài hát:
-Cho cả lớp hát lại kời 1 của bài hát.
-GV chỉnh sửa cho HS.
2)Hoạt động 2:Học hát lời 2 của bài hát.
-GV hát mẫu.(Mở băng cho HS nghe hát.)
-Dạy cho HS đọc lời ca từng câu ngắn.
-Dạy hát từng câu cho đến khi thuộc bài.
Lời 2:
“ Bao nhiêu sao sáng ,bấy nhiêu anh hùng vì dân.
Và Bác Hồ ngôi sao sáng vô ngần,
Cuộc đời của Bác chói ngời gương người Cộng sản,
Quyết làm theo lời Bác dạy khuyên.
Quê hương yêu dấu Bắc Nam cùng một dòng máu.
Đoàn kết bên nhau là cháu ngoan của Bác Hồ.
Vì ngày mai bao tươi sáng nhớ lời thề đinh ninh.
Nguyện xứng cháu của Bác Hồ Chí Minh”.
3)Hoạt động 3:Học hát theo băng.
Mở băng cho HS hát theo.
4)Củng cố ,dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn bài hát cho thuộc giờ sau chúng ta học múa hát tập thể./.
16

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc