Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Phạm Thị Hiển - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Phạm Thị Hiển - Tuần 9

I) MỤC TIÊU:

- Đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi

- Đọc được từ, câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.

- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Chuối, bưởi, vú sữa.

II) ĐỒ DÙNG:

 Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK.Bộ đồ dùng TV.

 Học sinh: Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Phạm Thị Hiển - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 1 - Tuần 9 
—˜ & ™–
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 35: uôi - ươi
I) Mục tiêu: 
- Đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
- Đọc được từ, câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. 
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Chuối, bưởi, vú sữa.
II) Đồ dùng: 
 Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK.Bộ đồ dùng TV.
 Học sinh: Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A)Kiểm tra bài cũ: 3 tổ viết 3 từ ứng dụng bài 34.
 1HS đọc cả bài 34.
GV nhận xét,ghi điểm.
B)Bài mới:
Giới thiệu bài:
Chúng ta học 2 vần mới: uôi ươi .
Hoạt động 1: Dạy vần:
Vần uôi.
a)Nhận diện vần: 
Vần uôi được tạo nên từ những âm nào?
b)Đánh vần:
- GVHD HS đánh vần: u- ô - i- uôi.
-Đã có vần uôi muốn có tiếng “ chuối” ta làm thế nào?
- Đánh vần ch- uôi- chuôi- sắc - chuối
- Phân tích tiếng “chuối” ?
-GV cho HS quan sát tranh .
-Trong tranh vẽ gì?
--Đã có tiếng chuôi muốn có từ nải chuối ta làm thế nào?
nải chuối” GV ghi bảng.
- Đọc trơn từ khoá .
- GV chỉnh sửa cho HS.
Vần ươi
(QT tương tự vần uôi )
Y/C HS so sánh 
Giải lao
c)Đọc từ ngữ ứng dụng :
-Giới thiệu các từ ngữ ứng dụng.
-Giải thích.
-Đọc mẫu.
d)HD viết:
GV viết mẫu,HDQT viết:
Trò chơi 
-GV tổ chức cho HS thi tìm tiếng , từ có vần mới học ?
-GV nhận xét tuyên dương đội thắng 
Tiết 2
Hoạt động 2:Luyện tập:
a)Luyện đọc:
-Các âm ở tiết 1.
- GVQS, chỉnh sửa cho HS.
-Từ ứng dụng :
-Đọc câu ứng dụng.
-GVyêu cầu HSQS tranh nêu nội dung của tranh. 
- GV ghi bảng câu ứng dụng.
- GV đọc câu ứng dụng.
-GVchỉnh sửa phát âm choHS, khuyến khích đọc trơn.
b)Luyện nói:
- GV yêu cầu HS QS tranh và luyện nói theo tranh với gợi ý:
- Trong tranh vẽ những gì?
- Trong 3 thứ quả này em thích loại nào nhất?
- Vườn nhà em trồng cây gì?
- Quả chuối có màu gì?
- Vú sữa có màu gì?
c)Luyện viết + làm các BT:
HDHS viết và theo dõi .
Chấm bài.
 C)Củng cố dặn dò:
-Chỉ bảng cho HS đọc.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn bài và xem trước bài sau.
3HS 3 tổ viết 3 từ ứng dụng bài 34.
 1HS đọc cả bài 34.
-Mở SGK bài 35.
- u ô và i.
-ĐV: u-ô-i-uôi.
HS cài vần uôi .Đánh vần (ĐT-N-CN)
-Thêm ch vào trước và dấu sắc trên uôi
-HS cài tiếng chuối.
-ĐV:chờ –uôi-chuôi-sắc –chuối.
-Âm ch đứng trước,vần uôi đứng sau,
dấu sắc trên vần uôi . 
 -Nải chuối.
-Ta thêm tiếng nải .
 -HS cài tiếng chuối.
-HS đọc (ĐT-N- CN) từ nải chuối:
HS đọc (ĐT-N-CN) : uôi-chuối-nải chuối.
Khác nhau: Uôi bắt đầu bằng uô 
 Ươi bắt đầu bằng ươ 
Giống nhau: Đều kết thúc bằng âm i 
-HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới 
-HS đánh vần và đọc cá nhân.
-Đọc trơn tiếng,từ :Nhóm,lớp.
-Theo dõi GV viết mẫu.
-Viết bảng con.
-Nhận xét,sửa lỗi.
- Các tổ thi tìm tiếng , từ có vần mới học
-Lần lượt phát âm:uôi,chuối,nải chuối. ươi,bưởi,múi bưởi.
-Đọc từ ứng dụng: cá nhân,nhóm,lớp.
-Quan sát,nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng.
Đọc câu ứng dụng : lớp,nhóm,cá nhân.
-Đọc chủ đề luyện nói.
-Nói theo suy nghĩ của HS.
Yêu cầu nói gẫy gọn,thành câu.
-Trong tranh vẽ quả chuối, bưởi vú sữa 
- HS tự nêu . 
-Liên hệ việc chăm sóc cây trong gia đình.
- HS tự nêu . 
-Viết bài vào vở TV bài 35 và làm BT
 -Đọc lại bài.
Đạo đức
 Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
I) Mục tiêu: 
-Biết đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. 
-Yêu quý anh chị em trong nhà. 
-Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn với em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày . 
-Biết vì sao cần lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ.
- Biết phân biệt các hành vi , việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ . 
II) Đồ dùng:
GV:-Tranh bài tập1,BT 3. Các truyện kể về những tấm gương người tốt,việc tốt.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong BT1.
a) GV yêu cầu từng cặp HSQS tranh BT 1 và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
b) Từng cặp HS trao đổi về nội dung mỗi bức tranh.
c) Một số HS nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
d) Cả lớp trao đổi, bổ sung.
e) GV chốt lại nội dung từng tranh và kết luận:
KL:Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau .
Hoạt động 2: Thảo luận phân tích tình huống(BT2)
a) HS xem các tranh BT2 và cho biết tranh vẽ gì? 
b)GV hỏi: Theo em bạn Lan ở tranh 1 có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó?
GVchốt lại1số cách ứng xử chính của Lan:
-Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình.
-Lan chia quà cho em và bé giữ lại cho mình quả to. 
-Lan chia quà cho em và bé giữ lạicho mình quả bé.
-Mỗi người 1 nửa quả bé, 1 nửa quả to.
- Nhường cho em bé chọn trước.
c)GV hỏi: Nếu em là bạn Lan em sẽ chọn cách nào .
 Đối với tranh 2 tương tự như tranh 1. 
 -Kết luận chung: Cần nhường nhịn em nhỏ để thể hiện anh,chị yêu em,tình cảm anh chị em trong nhà.
-Giờ sau học tiếp tiết 2./.
-HS chú ý lắng nghe để thực hiện
-HS làm việc theo cặp trao đổi về nội dung mỗi tranh .
-HS nhận xét việc làm của các bạn nhỏ.
-HS bổ sung.
-HS đôi một liên hệ.
-HS trình bày trước lớp.
- Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
-Tranh 2:2 chị em đang cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. 2 chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
Tranh 2: Bạn Hùng có 1 chiếc đồ chơi. Nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn.
HS nêu tất cả các cách giải quyết có thể có của Lan trong tình huống.
Lớp chia 4 nhóm thảo luận
HS thảo luận.
Cả lớp bổ sung và nêu cách giải quyết phù hợp nhất.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Cách ứng xử 5 là đáng khen thể hiện chị yêu em nhất biết nhường em nhất.
Tự nhiên và xã hội
 Hoạt động và nghỉ ngơi
I) Mục tiêu: 
- Kể được các hoạt động trò chơi mà em thích.
 - Biết đi, đứng và ngồi học đúng tư thế có lưọi cho sức khoẻ .
*Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK
II)Đồ dùng: Các hình vẽ trong bài 9.SGK.
III)Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài mới.
 Giới thiệu bài:
Trò chơi: Hướng dẫn giao thông.
Hoạtđộng1: Thảo luận và nhận biết các HĐ hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
Mục tiêu: Nhận biết các HĐ hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
Bước 1: GVHD:
- Hãy nói với các bạn tên các HĐ hoặc trò chơi mà em chơi hàng ngày?
Bước 2: GV mời một số HS xung phong kể lại cho cả lớp nghe trò chơi của nhóm mình?
GV hỏi:
- Em nào cho cả lớp biết những HĐ vừa nêu có lợi ( hại ) gì cho sức khoẻ?
 KL: GV kể một số HĐ hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ và nhắc nhở các em chú ý an toàn trong khi chơi.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK để biết:nghỉ ngơi là cần thiết cho sức khoẻ.
-Bước 1: GVHD: Hãy QS các hình ở trang 20, 21 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình. Nêu rõ hình nào vẽ cảnh vui chơi, luyện tập thể dục, thể thao, cảnh nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Nêu tác dụng của từng hoạt động .
-Bước 2: GV chỉ định một số HS nói lại những gì các em đã trao đổi trong nhóm?
GVKL: Khi làm việc nhiều và HĐ quá sức, cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ có hại cho sức khoẻ. Có nhiều cách nghỉ ngơi: Đi chơi hoặc thay đổi hình thức HĐ là nghỉ ngơi tích cực.
Hoạt động3: Quan sát tranh và nhận biết các tư thế đúng và sai trong HĐ hàng ngày.
-Cách tiến hành:
+Bước 1: GV HD: 
- Quan sát các tư thế: đi, đứng, ngồi trong các hình ở trang 21 SGK.
- Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế? 
- HS đóng vai nói cảm giác của bản thân sau khi thực hiện động tác.
Bước2: GV mời một vài đại diện nhóm phát biểu ý kiến, diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình.
KL: Nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các HĐ hàng ngày.Nhắc nhở HS hay có những sai lệch cần khắc phục,để mắt khỏi bị cận thị,cột sống không bị vẹo,
* Qua bài này các em biết yêu quý , chăm sóc cơ thể của mình, có thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh chưa? 
C)Củng cố, dặn dò.
 - Hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV nhận xét tiết học.
Tiết sau học bài 10.
-HS từng cặp cùng trao đổi và kể tên các HĐ hoặc trò chơi mà các em chơi hàng ngày.
-1số em xung phong kể lại cho cả lớp nghe.
-HS trả lời.
-HS trao đổi trong nhóm 2 người dựa vào các câu hỏi gợi ý: Cơ thể khoẻ mạnh chống lại bệnh tật,Không nên chơi các trò chơi nbẩn thỉu,mất vệ sinh
không nên đá bóng giữa trưa vì có thể gây cảm ,
-HS trao đổi trong nhóm nhỏ theo HD của GV.
-Cả lớp cùng quan sát và phân tích xem tư thế nào đúng nên học tập và ngược lại.
-HS quan sát hình trong SGKvà trả lời câu hỏi .
- HS tự nêu tên các hoạt động .
- HS tự nêu tác dụng của từng hoạt
 động 
HS quan sát và trả lời câu hỏi .
-HS đóng vai nói cảm giác của bản thân sau khi thực hiện động tác.
-Cả lớp cùng theo dõi,nhận xét các bạn đúng,sai.
-Hoạt động và nghỉ ngơi.
-Rút ra bài học.Liên hệ thực tế.
HS tự liên hệ bản thân . 
 Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009
Toán
luyện tập
I)Mục tiêu: 
 -Biết phép cộng với số với 0, thuộc bảng và biết cộng trong phạm vi các số đã học. 
 II)Đồ dùng:
 Bộ đồ dùng Toán 1.
III)Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A)Kiểm tra: HS làm vào bảng con: 1+0= ; 0+4= ; 2+0= 
B)Bài luỵên tập:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: HDHS làm các BT trong SGK trang 52.
Bài 1:Tính 
0+1= 0+2= 0+3= 0+4=
1+1= 1+2= 1+3= 1+4=
2+1= 2+2= 2+3= 
3+1= 3+2= 
4+1= 
 Cho HS nêu cách làm bài.
 (Đây chính là bảng cộng trong phạm vi 5)
Bài 2: Tính 
HDHS nêu cách làm bài.
1+2= 1+3= 1+4= 0+5=
2+1= 3+1= 4+1= 5+0=
+Nhận xét về kết quả bài làm.
Bài 3: > , < , = ?
HDHS làm bảng con
2...2+3 5...5+0 2+3...4+0
5...2+1 0+ 3...4 1+0...0+1
Nhận xét kết quả.
Hoạt động 2: Trò chơi:BT4.
-Treo tranh lên bảng.
-HD cách chơi.
-Làm trọng tài cho HS lên chơi.
- Nhận xét tuyên dương đội thắng.
C)Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Tuyên dương những em c ... ọc: hai bớt một còn một.
-Đọc :hai trừ một bằng một.
-Đọc:ba trừ một bằng hai.
 Ba trừ hai bằng một
-Có 2 chấm tròn,thêm một chấm tròn bằng 3 chấm tròn.
3 chấm tròn bớt 2 chấm tròn bằng 1chấm tròn
-1 thêm hai bằng 3,3 bớt 1 bằng 2.
-Đọc:Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
-Nêu yêu cầu của bài.
Làm bảng con.
-Tương tự bài 1.Lưu ý:Viết các số cho thẳng cột.
-Xem tranh,nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
2-1=1
 1 2 3
 3-2	2-1 1+2 
22
Tập viết
Tuần 7
I) Mục tiêu: 
- Rèn đọc và viết ay, ây cho HS, đặc biệt là HS yếu. 
- Hướng dẫn làm bài tập bài 36 sgk, VBT.
II) Các hoạt động dạy học:
Thầy
Trò
Hoạt động 1:Luyện đọc.
GV yêu cầu HS luyện đọc bài 38 SGK 
GV rèn đọc cho HS yếu(Cường Thanh,Yến)GV nhận xét, tuyên dương HS đọc có tiến bộ.
2)Hoạt động 2:Tìm tiếng có vần eo ,ao .
Chia lớp làm 3 nhóm,gọi mỗi nhóm 4 em lên chơi tiếp sức.
Luyện đọc các tiếng vừa tìm được.
3)Hoạt động 3:.Luyện viết:
 chú mèo,ngôi sao, máy bay, nhảy dây.
GV viết mẫu và HD quy trình viết: chú mèo,ngôi sao, máy bay, nhảy dây.
GV nhận xét, nhắc nhở nét viết liền mạch và khoảng cách.
Yêu cầu HS luyện viết vào vở ô li, mỗi chữ 3 dòng.
Uốn nắn cho HS yếu ( Cường Thanh,Yến).
3) Hoạt động 3:HD làm bài tập VBT.
HD làm bài tập 1, 2, 3.
Bài 1: Nối.
Giúp HS nối đúng.
Bài 2: Nối.
GV nhận xét, chọn từ nối với từ thành câu có nghĩa.
Bài 3:Viết.
Giúp HS viết đúng quy trình.
GV chấm bài, tuyên dương HS viết có tiến bộ.
HS luyện đọc bài 36 sgk 
HS luyện đọc bài theo nhóm, thi đọc giữa các nhóm.
-eo:meo,méo ,mẹo,keo,kéo,kẹo,sẹo,tẹo,kèo,treo,teo,
héo,véo,nghèo,
-ao:táo,cháo,chào,cào,cáo,tảo,chảo,
sáo,ráo,báo,
HSQS nhận biết quy trình viết.
HS luyện viết bảng con.
HS luyện viết vào vở ô li 
ay, ây, máy bay, nhảy dây.
Chú ý cách cầm bút, khoảng cách mắt tới vở.
HS nêu yêu cầu của bài tập, và làm bài.
HS chọn từ nối với hình ảnh cho phù hợp. 
HS làm bài: Suối chảy qua khe đá. Chú Tư đi cày. Bầy cá bơi lội.
HS viết mỗi từ 1 dòng: Cối xay, vây cá.
Lưu ý nét nối giữa các con chữ trong: Cối, xay, vây.
Về nhà đọc lại bài.
Âm nhạc+: Học hát: “Cái nụ”
I)Mục tiêu:Giúp HS:
-Hát đúng giai điệu và lời ca.
-Hát đồng đều,rõ lời bài hát: “Cái nụ”()
II)Các hoạt động dạy-học:
1)Giới thiệu bài:
2)Hoạt động 1: Dạy hát: “Cái nụ”
-GV hát mẫu hoặc mở băng.
-Dạy cho HS đọc lời ca từng câu ngắn.
-Dạy hát từng câu cho đến khi thuộc bài.
 “Cái nụ,cái nụ ,em ngủ cho ngoan,
 Sáng mai dậy sớm nở xoè bông hoa.
 Cái nụ,cái nụ,em ngủ đi mà,
Sáng mai dậy sớm nở hoa thắm nồng.
Cành vươn đón nắng cho má em hồng,
Lá rung vẫy gió chở hương theo cùng.”
3)Củng cố,dặn dò: HS hát lại cho thuộc bài.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn:Về nhà tập hát cho thuộc bài./.
Thứ năm ngày 01 tháng 11 năm 2007.
Mĩ thuật+: Vẽ cảnh trường em.
I)Mục tiêu:
Giúp HS :Biết cách vẽ. 
-Cảnh trường em(Đơn giản,một vài hình ảnh đại diện).
-Vẽ được một vài nét về cảnh trường em.
-Vẽ và tô màu theo ý thích.
II)Đồ dùng: GV:Tranh ảnh một số cảnh trường em(Đơn giản)
 HS:Vở vẽ,bút vẽ.
III)Các hoạt động dạy-học:
1)Hoạt động 1:Giới thiệu cảnh trường em.
Cho HS quan sát cảnh trường và nhận xét :Trong tranh có những gì?
Màu sắc của nó như thế nào?
Dáng của nó như thế nào?
2)Hoạt động 2:HDHS cách vẽ:
3)Hoạt động 3:HS thực hành vẽ:
GV theo dõi,HDHS còn lúng túng.
4)Nhận xét,đánh giá:Hình vẽ,màu sắc,
GV y/c HS chọn ra bài vẽ đẹp theo ý mình.
5)Dặn dò:Hoàn thành bài vẽ.
Quan sát các loại quả ,giờ sau học vẽ quả dạng tròn./
25
Tự nhiên-Xã hội+: Quan sát quang cảnh ngoài trời
I)Mục tiêu:
Giúp HS biết:
-Quan sát quang cảnh ngoài trời và nhận ra dấu hiệu khi trời nắng,trời mưa.
-Quan sát để biết về môi trường và biết cách góp phần giữ gìn môi trường xanh,sạch,đẹp.
II)Các hoạt động dạy-học:
Thầy
Trò
1)Giới thiệu bài:
2)Hoạt động1:Quan sát quang cảnh ngoài trời.
-GV cho HS ra sân,kê ghế ngồi để HS quan sát và hỏi:
+Hôm nay trời nắng hay trời mưa?
+Trời nắng thì bầu trời như thế nào?
+Trời mưa hoặc chuẩn bị mưa thì bầu trời như thế nào?
+Bây giờ là thời tiết nóng hay lạnh,thuộc mùa nào?
-Mùa thu trời se lạnh,ngoài đường xe cộ đi lại rất bụi bặm,Vậy:Môi trường ở 
đây như thế nào?
+Khi đi trên đường,em phải làm thế nào để tránh được bụi?
+Làm thế nào để sân trường luôn xanh,sạch,đẹp?
3)Hoạt động 2:Hát bài “Điều đó tuỳ thuộc vào bạn”
4)Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường 
và giữ gìn sức khoẻ./.
-Ra sân,kê ghế ngồi.Quan sát và trả lời:
-trời nắng(mưa)
-trong xanh,mây trắng.
-xám xịt,tối đen,
-lạnh(thuộc cuối thu ,đầu đông)
-bụi bặm,ô nhiễm.
-đeo khẩu trang.
-quét sạch,không vứt giấy,rác,
 “Tổ Quốc Việt Nam xanh ngắt,
Có sạch đẹp mãi được không?
(Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, 
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi)2.
Chiều thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2007.
Toán+: Luyện tập:Phép trừ trong phạm vi 3.
I)Mục tiêu:Giúp HS:
-Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3.
-Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
-Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
II)Đồ dùng:HS:Vở BT Toán,bảng con.
III)Các hoạt động dạy-học:
A)Kiểm tra: HS làm bảng con: 2-1= ; 3-1= ; 3-2= 
GV nhận xét.
B)Bài luyện tập:
Thầy
Trò
1)Giới thiệu bài:
2)Hoạt động 1:HDHS làm các BT trong vở BT Toán.
-Bài 1:Tính:
1+2= 3-1= 1+1=
3-2= 3-2= 2-1=
3-1= 2-1= 3-1=
(Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ)
-Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 2 2 3 3 3 3
- - - - - -
 1  2 1  
  1   2 1
-Bài 3:Nối phép tính với số thích hợp.
 -Bài 4:cho HS xem tranh,nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
3)Hoạt động 2: HS làm các BT vào vở BT Toán.Bài 34 trang 39.
4)Chấm và chữa bài.
5)Củng cố,dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau./.
-Nêu cách làm.
3HS lên bảng làm 3 cột.cả lớp làm theo 3 tổ vào bảng con.
Nhận xét,chữa bài.
-Nêu yêu cầu:Tính theo cột dọc.
Làm bảng con.
Nhận xét,chữa bài.
Yêu cầu viết các số phải thật thẳng cột.
-Nêu yêu cầu của bài.Chơi trò chơi theo 2 nhóm tiếp sức.
Nhận xét,chữa bài.
-Có 3 con ếch ở trên bờ,sau đó 1 con nhảy xuống ao.Hỏi trên bờ còn lại mấy con ếch?
phép tính: 3-1=2
Tập Viết
Tuần 7: đồ chơi,tươi cười,ngày hội,vui vẻ.
I)Mục tiêu:
-Giúp HS viết đúng các chữ :xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái,...kiểu chữ thường cỡ vừa theo vở Tập viết , tập 1.
- HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết. tập 1. 
II)Đồ dùng: 
 Vở tập viết,bảng con,bút viết,phấn.
III)Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A)Kiểm tra: Viết bảng con:uôi,ươi.
GV nhận xét.
B)Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo chữ:
GV cho HS quan sát bài viết trong vở Tập viết và nhận xét về cấu tạo các nét ,chữ,tiếng ,từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ:
GV viết mẫu,HDQT viết.
Hoạt động 3:HS thực hành:
- Theo dõi,giúp đỡ HS.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế ,
cầm bút đúng cách,giữ VSCĐ.
 Chấm bài- nhận xét vở .
C)Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét tiết học.Tuyên dương khen ngợi.
-Động viên những em viết chưa đẹp cần cố gắng hơn./.
2HS lên bảng – lớp viết bảng con:
uôi, ươi.
-Quan sát cấu tạo chữ và nêu cấu tạo các chỡ,tiếng ,từ:Đọ cao của chữ,cách viết các nét nối.
-Theo dõi GV viết mẫu để biết cách viết.
-Viết bảng con.
Nhận xét.
Viết vào vở Tập viết.
*HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy định .
Lưu ý ngồi viết đúng tư thế,cầm bút đúng cách,giữ VSCĐ.
Tập Viết
Tuần 8: đồ chơi,tươi cười,ngày hội,vui vẻ.
I)Mục tiêu:
--Giúp HS viết đúng các chữ :đồ chơi, tươi cười, ngày hội , vui vẻ,...kiểu chữ thường cỡ vừa theo vở Tập viết , tập 1.
- HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết. tập 1. 
 II)Đồ dùng: 
 Vở tập viết,bảng con,bút viết,phấn.
III)Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A)Kiểm tra: Viết bảng con:uôi,ươi.
GV nhận xét.
B)Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo chữ:
GV cho HS quan sát bài viết trong vở Tập viết và nhận xét về cấu tạo các nét ,chữ,tiếng ,từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ:
GV viết mẫu,HDQT viết.
Hoạt động 3:HS thực hành:
- Theo dõi,giúp đỡ HS.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế ,
cầm bút đúng cách,giữ VSCĐ.
Chấm bài- nhận xét vở của HS.
C)Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét tiết học.Tuyên dương khen ngợi.
-Động viên những em viết chưa đẹp cần cố gắng hơn./.
2HS lên bảng – lớp viết bảng con:
uôi, ươi.
-Quan sát cấu tạo chữ và nêu cấu tạo các chữ, tiếng ,từ: Độ cao của chữ,
cách viết các nét nối.
-Theo dõi GV viết mẫu để biết cách viết.
-Viết bảng con.
Nhận xét.
Viết vào vở Tập viết.
*HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy định .
Lưu ý ngồi viết đúng tư thế,cầm bút đúng cách,giữ VSCĐ.
Mỹ thuật
Xem tranh phong cảnh
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc phong cảnh.
- Giáo dục HS yêu mến cảnh đẹp quê hương.
B. Đồ dùng:
GV: - Một số tranh phong cảnh.
 - Tranh phong cảnh của thiếu nhi.
HS : Vở tập vẽ, bút chì, màu. 
C. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
HĐ 1: Giới thiệu tranh phong cảnh
HĐ2:HDHS xem tranh phong cảnh.
2. Củng cố: 
GV Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu cho HS một số tranh về nhà, cây cối, đường, hồ...
Tranh 1: GV HD cho HS xem tranh và nhận xét:
- Tranh vẽ gì?
- Màu sắc như thế nào?
Tranh đêm hội của bạn Hoàng Chương là tranh đẹp, màu sắc tươi vui.
Tranh 2: GV HD cho HS xem tranh và nhận xét:
- Tranh vẽ ban ngày hay ban đêm?
- Tranh vẽ cảnh ở đâu? Vì sao đặt tên là Chiều về? 
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
* Kết luận: Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh, có nhiều loại cảnh khác nhau.
Có thể cho HS dùng bút chì hoặc màu để vẽ cảnh vào buổi trưa.
GV cho HS xem các bài vẽ đẹp và tuyên dương một số HS làm bài tốt.
GV nhận xét tiết học. 
HSQS và nhận xét:
- Trong tranh có vẽ người, các con vật.
- Tranh vẽ bằng chì màu, sáp màu, bút màu hoặc màu bột.
- Tranh vẽ ngôi nhà, mái ngói, cây.
- Nhiều màu tươi sáng.
- Tranh vẽ ban ngày.
- Tranh vẽ cảnh nông thôn.
- Màu sắc tươi vui.
Tranh của bạn Hoàng Phong là bức tranh đẹp, có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc rực rỡ.
Về nhà chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc