I- Mục tiêu:
-HS nhận biết được vần uân uyên trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có uân uyên.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần uân uyên.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc chuyện.
II- Chuẩn bị:
-GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: mùa xuân, bóng chuyền.
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 24 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010 Tiếng việt: vần uân - uyên I- Mục tiêu: -HS nhận biết được vần uân uyên trong các tiếng bất kỳ. - Đọc, viết được vần, tiếng có uân uyên. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần uân uyên. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc chuyện. II- Chuẩn bị: -GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: mùa xuân, bóng chuyền. - HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết I: 1/ Kiểm tra bài cũ : -Viết các từ uơ uya, huơ tay, giấy pơ- luya. - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài uơ uya -Trang 34 (4em đọc ). 2/ Bài mới HĐ1 : Nhận diện vần uân uyên: - GV viết bảng vần mới học , học sinh đọc nối tiếp vần mới HS ghép vần uân + Vần uân gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm :u- â- n ) - HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh ) +Muốn có tiếng xuân ta thêm âm gì ? ( x) - HS ghép xuân :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) + GV đưa tranh : mùa xuân -HS nhận xét tranh : mùa xuân - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Dạy vần uyên - chuyền - bóng chuyền (Thực hiện tương tự các bước trên ) So sánh 2 vần uân uyên- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc ) HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng : 4em đọc 4 từ - Giảng từ : huân chương, chim khuyên. HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân . - Phát hiện các tiếng có vần uân uyên trong các từ . - HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 36, 37 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện nói: : Em thích đọc chuyện. - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 37 ( SGK) HĐ3: HD viết bảng con : uân uyên, mùa xuân, bóng chuyền. - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. HĐ4: Luyện viết vào vở : uân uyên, mùa xuân, bóng chuyền. - HS viết trong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần uân uyên (Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần uân uyên trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có uân uyên. ------------------------------------------------------------- Toán: Luyện tập I - Mục tiêu: -Củng cố về đọc,viết, so sánh các số tròn chục(Từ 10 đến 90) -Nhận ra cấu tạo các số tròn chục . II-Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Kiểm tra bài cũ : - Nêu các số tròn chục . 1 em lên bảng đọc - Lớp viết bảng con các số tròn chục . 2/ Bài mới HĐ1: Thực hành - Luyện tập : Bài 1: Nối ( Theo mẫu): Năm mươi : 50 HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. Bài 2: Viết ( Theo mẫu) HS viết cấu tạo số : 50, 60, 90. Bài 3: Khoanh vào số bé nhất: 30 . Khoanh vào số lớn nhất: 80 - HS làm bài - 2 em chữa bài sau khi làm Bài 4 : Viết số theo thứ tự bé đến lớn: 10, 30, 40, 60, 80 HS làm bài - 1 em chữa bài Bài 5: Số tròn chục: 50 < .. < 70 - Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. HĐ3: Trò chơi : Xếp số tròn chục theo thứ tự. III- Củng cố- Dặn dò: Về nhà: Làm các bài tập SGK. ----------------------------------------------------------------- đạo đức Đi bộ đúng quy định I - Mục tiêu: -HS hiểu được đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè , theo tín hiệu giao thông( đèn xanh)theo vạch sơn quy định, ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía tay phải. -Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác , không gây cản trở việc đi lại của mọi người. -HS có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. -Thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày. II- Chuẩn bị : GV: SGV, vở bài tập đạo đức, đèn tín hiệu. HS: Vở bài tập đạo đức, giấy , bút vẽ.. II-Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Kiểm tra bài cũ : Vì sao phải đi đúng luật giao thông? 2/ Bài mới HĐ1: Làm bài tập 3: -Nối tranh vẽ người đi bộ đúng quy định với khuôn mặt cười , và giải thích -Đánh dấu + vào ô dưới tranh tương ứng với việc em đã làm. -Đại diện 1 số em lên trình bàykết quả trước lớp - lớp bổ sung - nhận xét. HĐ2 : Thảo luận bài tập 4: Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập . HS xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bảo đi bộ đúng quy định . GV kết luận . HĐ3: HS tham gia trò chơi (Đèn xanh , đèn đỏ) -GV phổ biến trò chơi - Nêu luật chơi . -HS thực hiện trò chơi. *Kết luận : - Khen ngợi những em biết đi bộ đúng quy định. - HD đọc phần ghi nhớ . IV - Củng cố: - Nhận xét giờ học . V - Dặn dò: Hằng ngày thực hiện đi bộ đúng quy định . -------------------------------------------------------------------- Buổi chiều Ôn Toán ôn tập về các số tròn chục , giảI toán I - Mục tiêu: -Tiếp tục củng cố về đọc,viết, so sánh các số tròn chục(Từ 10 đến 90) - Cộng nhẩm trong phạm vi 20 và giải toán . II-Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài1- Tính: 12 + 6 + 0 = 18 - 5 + 3 = 11 + 1+ 5 = 18 - 5 + 3 = Bài 2: Khoanh vào số bé nhất: 10, 30, 50, 70, 20 Khoanh vào số lớn nhất : 10, 40, 50, 80 , 90 HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. Bài 3 : Nêu bài giải: Tổ một trồng được 13 cây , tổ hai trồng được 6 cây . Hỏi cả hai tổ trồng được bao nhiêu cây ? HS tự làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. - Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. III- Củng cố- Dặn dò: -Về nhà tiếp tục ôn giải toán --------------------------------------------------------------- Ôn Tiếng việt ôn tập vần uân – uyên I - Mục tiêu: - Tiếp tục giúp học sinh ôn tập vần uân uyên - Đọc, viết được vần, tiếng có uân uyên. II-Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 36, 37 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện viết vào vở : uân uyên, mùa xuân, bóng chuyền. - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết . HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần uân uyên (Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần uân uyên trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có uân uyên. Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010 Tiếng việt: vần uât - uyêt I- Mục tiêu: -HS nhận biết được vần uât uyêt trong các tiếng bất kỳ. - Đọc, viết được vần, tiếng có uât uyêt. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần uât uyêt. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp . II- Chuẩn bị: - GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: sản xuất ,duyệt binh. -HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết I: 1/ Kiểm tra bài cũ : - Viết các từ : uân uyên, tuần lễ, kể chuyện. - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài uân uyên -Trang 36 (4em đọc ). 2/ Bài mới HĐ1 : Nhận diện vần uât uyêt: GV viết bảng vần mới học lên bảng học sinh đọc nối tiếp + Vần uât gồm mấy âm - Là những âm gì?(3 âm :u- â- t ) - HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh ) +Muốn có tiếng xuất ta thêm âm gì ? ( x) - HS ghép xuất :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) + GV đưa tranh -HS nhận xét tranh : sản xuất - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Dạy vần uyêt - duyệt - duyệt binh (Thực hiện tương tự các bước trên ) So sánh 2 vần uât uyêt - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc ) HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng : -4em đọc 4 từ - Giảng từ : nghệ thuật , tuyệt đẹp . HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân . - Phát hiện các tiếng có vần uât uyêt trong các từ . - HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 38, 39 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện nói: Đất nước ta tuyệt đẹp . - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 39 ( SGK) HĐ3: HD viết bảng con : uât uyêt, sản xuất ,duyệt binh. - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. - Luyện viết vào vở: uât uyêt, sản xuất ,duyệt binh. - HS viết trong vở tập viết . HĐ4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần uât uyêt (Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần uât uyêt trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có uât uyêt --------------------------------------------------------------- Toán: Cộng các số tròn chục I - Mục tiêu: -Bước đầu giúp cho HS nhận biết cộng các số tròn chục theo 2 cách : Tính nhẩm và tính viết. -Bước đầu biết tính nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100. II- Chuẩn bị: GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 HS : Bảng con,bộ cài toán lớp 1. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu tạo số 30, 90 (2 em lên bảng nêu ) - Lớp làm bảng con: Viết số theo thứ tự bé đến lớn:70, 10, 20, 80, 50. 2/ Bài mới HĐ1: Giới thiệu phép cộng 30 + 20 ( Tính viết): -Gài 3 chục que tính . Gài thêm 2 chục que tính . Có tất cả bao nhiêu que tính? ( HS đếm - 50 que tính) -Muốn biết có bao nhiêu que tính ta phải làm tính gì? (cộng) -HS nêu phép cộng : 20 + 30 = 50 ( GV ghi bảng) + Cách đặt tính viết : -Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? (3 chục và 0 đơn vị ) -Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? (2 chục và 0 đơn vị ) -Gv hướng dẫn cách đặt tính . + Cách tính :Tính từ phải sang trái 0 cộng 0 bằng 0 , viết 0, 3 cộng 2 bằng 5 , viết 5 Vậy 30 + 20 = 50 HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính. HĐ2: Thực hành - Luyện tập : Bài 1: Tính -HS làm tính viết các số tròn chục. HS làm bài - 2 em chữa bài Bài 2: Tính nhẩm : -HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. Bài 3: 2 em đọc lại đầu đề bài toán- 2 em nêu tóm tắt bài toán. HS làm bài giải vào vở - 1 em lên bảng chữa bài sau khi làm . Bài 4 : Điền dấu = - Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. IV- Củng cố- Dặn dò -Về nhà: Làm các bài tập SGK. Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2010 Tiếng việt: vần uynh - uych I- Mục tiêu -HS nhận biết được vần uynh uych trong các tiếng bất kỳ. - Đọc, viết được vần, tiếng có uynh uyc ... vị ) Cô ghi 2 ở cột chục và o ở cột đơn vị .Cô ghi dấu trừ về bên trái giữa 2 số .Viết dấu gạch ngang thay cho dấu = + Cách tính :Tính từ phải sang trái:0 trừ 0 bằng 0 , viết 0, 5 trừ 2 bằng 3 , viết 3 Vậy 50 - 20 = 30 .HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính. HĐ2: Thực hành - Luyện tập : Bài 1: Tính : HS làm tính viết các số tròn chục. . HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. GV lưu ý HS đặt số thẳng cột chục - đơn vị Bài 2: Tính nhẩm : HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. Bài 3: 2 em đọc đầu bài toán- 2 em nêu tóm tắt bài toán. HS làm bài giải vào vở - 1 em lên bảng chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét. Bài giải: Số thuyền cả 2 tổ là: 20 +30 = 50 (cái) Đáp số : 50 cái. Bài 4 : Nối với số thích hợp: 60 - 30 < 50 HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. IV- Củng cố- Dặn dò:Về nhà: Làm các bài tập SGK. ----------------------------------------------------------- Thể dục Bài thể dục - Đội hình đội ngũ I- Mục tiêu : - Ôn 5 động tác của bài thể dục đã học.Yêu cầu thực hiện được 5 động tác ở mức tương đối chính xác. - Học động tác điều hoà . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. - Tiếp tục ôn trò chơi : Nhảy đúng , nhảy nhanh. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi. - Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc cả lớp . Yêu cầu điểm đúng số , rõ ràng. II- Chuẩn bị : GV: 1 cái còi. 2- 4 lá cờ. HS: Dọn sân bãi sạch, kẻ sân. III-Nội dung và phương pháp lên lớp HĐ1: Phần mở đầu -GV tập hợp lớp thành 2 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang . -GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục. -Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường(50- 60 m) HĐ2: Phần cơ bản + Động tác điều hoà.(Tập 4- 5 lần) GV giải thích Làm mẫu 2 lần HS thực hành . - Cán sự điều khiển GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS. Từng tổ lên thực hành Lớp nhận xét. + Ôn các động tác bài thể dục( Tập 1 -2 lần) + Tập hợp hàng dọc , dóng hàng , điểm số hàng dọc theo tổ, hoặc lớp ( 4 - 5 phút) *Trò chơi : Nhảy đúng , nhảy nhanh ( 4 -5 phút) -HS tập hợp 2 hàng dọc mỗi hàng cách nhau 1 m, - 2 em cùng hàng cách nhau 1 cánh tay. - GV nêu tên trò chơi- Giải thích cách nhảy. - HS thực hành nhảy theo thứ tự các ô quy định trên sân HĐ3: Phần kết thúc -Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút) -Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút) -Hệ thống bài ( 1- 2 phút).Nhận xét giờ học( 1 phút). -Về nhà : Ôn luyện lại các động tác đã học. Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010 Tập viết Tuần 21 I- Mục tiêu: - HS biết viết theo mẫu chữ: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay. .. - Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.Biết trình bày bài viết sạch, đẹp. - Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết. II- Chuẩn bị: GV: GV :Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay. HS : Bảng con III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/Kiểm tra bài cũ : Viết các chữ: oat oăt, hoạt hình, loắt choắt. 2 em lên bảng viết Lớp viết bảng con.Thu, chấm một số bài viết ở nhà của HS. Nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con: - GV treo bảng phụ HS nhận xét các chữ mẫu: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay. - HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh. - GV nêu quy trình viết chữ :sách giáo khoa . - GV viết mẫu -HS viết bảng con - đọc lại. - Dạy viết từ hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay (thực hiện tương tự các bước trên) HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: -HS đọc cá nhân - đồng thanh: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay. -HS nhắc lại cách viết các chữ, tư thế ngồi viết cách cầm bút , để vở. -HS viết vào vở. IV- Củng cố: Chấm bài - chữa bài- nhận xét -Về nhà luyện viết lại nội dung bài. ---------------------------------------------------------------- Tập viết Tuần 21 I- Mục tiêu: -HS biết viết theo mẫu chữ: tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp. - Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.Biết trình bày bài viết sạch, đẹp. - Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết. II- Chuẩn bị: GV: GV: Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp. HS : Bảng con III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/Kiểm tra bài cũ : 2/ Bài mới HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con: -GV treo bảng phụ HS nhận xét các chữ mẫu: tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp. -HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh. -GV nêu quy trình viết chữ :tàu thuỷ. -GV viết mẫu HS viết bảng con - đọc lại. -Dạy viết từ :giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp (thực hiện tương tự các bước trên) HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: -HS đọc cá nhân - đồng thanh:tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp. - HS viết vào vở. IV- Củng cố- dặn dò: ---------------------------------------------------------------- Thủ công: Cắt, dán hình chữ nhật I Mục tiêu: Giúp học sinh -HS biết kẻ được hình chữ nhật , cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách. II- Chuẩn bị : GV: giấy trắng kẻ ô, bút chì , thước kẻ, hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán lên trên nền giấy trắng kẻ ô. HS: Giấy nháp, giấy trắng kẻ ô,vở thủ công, bút chì , thước kẻ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/Kiểm tra bài cũ : 2 em lên kẻ đoạn thẳng cách đều. Lớp nhận xét - Đánh giá. 2/ Bài mới HĐ1: HS quan sát và nhận xét: -GV treo hình chữ nhật mẫu lên bảng - HS nhận xét:Hình chữ nhật có mấy cạnh ?( 4 cạnh)Độ dài các cạnh như thế nào ?( 2cạnh 5 ô và 2 cạnh 7 ô). Hai cậnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau . HĐ2: GV hướng dẫn mẫu: -GV treo quy trình kẻ, cắt ,dán hình chữ nhật - GV - HS nêu các bước thực hiện. + Hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật:Gim tờ giấy kẻ ô lên bảng : Lấy điểm A- Từ A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ được điẻm C.Từ Avà D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C.Nối A - B, B - C, C - D , D A ta được hình chữ nhật ABCD( hình 2) + Hướng dẫn cắt rời hình chữ nhật và dán:Đặt kéo cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật . -GV làm mẫu - HS thực hành kẻ , cắt , dán hình chữ nhật. + Hướng dẫn kẻ , cắt hình chữ nhật đơn giản hơn: Dùng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước . Vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại . -GV làm mẫu - HS thực hành kẻ , cắt , dán hình chữ nhật. IV - Nhận xét- đánh giá : + Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức,kỷ luật của HS trong giờ học. Chọn 1 số bài làm đẹp tuyên dương. + Đánh giá: - Dòng kẻ phải thẳng , hình chữ nhật phải cân đối. V-Dặn dò : Chuẩn bị bài sau: Thực hành cắt dán hình chữ nhật. ------------------------------------------------------------------------ Tự nhiên và Xã hội Cây gỗ I - Mục tiêu: -Biết tên một số cây gỗ và tên gọi của chúng. Biết quan sát gọi tên đúng tên các bộ phận của câygỗ . Biết lợi ích của việc trồng cây gỗ - Có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành và ngắt lá II- Chuẩn bị: -Hình ảnh các cây cối ở bài 24 trong sách giáo khoa III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ -GV cho học sinh quan sát cây cối ở sân trường cho học sinh so sánh cây hoa với cây gỗ và các cây ở trong sân trường- GV cho học sinh quan sát cây gỗ và trả lời các câu hỏi + Tên của cây gỗ là gì? +Các bộ phận của cây + Cây có đặc điểm gì? -GV kết luận: Cây gỗ cũng giống các loại cây rau và cũng giống cây hoa nhưng cây gỗ có thân to, cành lá xum xuê làm bóng mát. Hoạt động 2 : Làm việc với sách giáo khoa -GV chia học sinh thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi: + Cây gỗ thường được sống ở đâu? +Kể tên một số loại cây mà em biết? + Những đồ dùng nào được làm bằng gỗ? +Cây gỗ có ích lợi gì ? - GV cho học sinh thảo luận nhóm - GV gọi học sinh trả lời - nhóm khác bổ sung -GV kết luận: Cây gỗ trồng để lấy gỗ , làm bóng mát, ngăn lũ. Cây gỗ có rất nhiều ích lợi Hoạt động 3: Trò chơi - GV hướng dẫn học sinh cánh chơi :GV cho học sinh lên bảng làm cây gỗ và cho học sinh ở dưới lớp hỏi câu hỏi +Bạn tên gì ? +Bạn trồng ở đâu? +Bạn có ích lợi gì? - Một bạn học sinh trả lời : Bạn là cây hoa phượng vĩ. Nếu học sinh nào trả lời đúng học đó sẽ được phần thưởng IV - Nhận xét- đánh giá : Nhận xét tiết học Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau ------------------------------------------------------------ Buổi chiều Ôn toán ôn tập về cộng , trừ các số tròn chục I - Mục tiêu: -Củng cố kỹ năng cộng, trừ các số tròn chục . II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Bài1: Tính 10 + 30 40 + 20 50 + 20 40 – 10 60 – 20 70 – 50 Bài 2: Khoanh vào số bé nhất: 10, 70, 20, 90, 40 Khoanh vào số lớn nhất : 70, 80, 50, 20 , 60 HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. Bài 3 : Nêu bài giải : HS nêu cách làm bài giải : Bài giải: Số cây trong vườn có tất cả là: 10 + 20 = 30 ( cây ) Đáp số : 30 cây. HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. - Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. IV- Củng cố- Dặn dò: ------------------------------------------------------------ Ôn tiếng việt luyện viết I- Mục tiêu: -Giúp học sinh luyện viết bài 34, vở luyện viết II- Chuẩn bị: - Bảng con , vở luyện viết III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết mẫu - GV hướng dẫn học sinh viết mẫu các vần oan,oăn, oang, oăng, ngoan ngoãn, tóc xoăn, aó choàng, con hoẵng - GV viết bảng hướng dẫn học sinh quy trình viết - HS viết bảng con - GV uốn nắn và sửa sai cho học sinh Hoạt động 2: Thực hành - GV cho học sinh viết vào vở luyện viết - HS viết bài - GV chấm và chữa bài cho học sinh IV- Củng cố: - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau -------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể GV và các bạn đội viên tổ chức sinh hoạt sao ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: