Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 25

Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 25

I- Mục tiêu:

 -HS luyện đọc đúng , nhanh nội dung bài tập đọc.

- Biết ngắt , nghỉ sau dấu phẩy , dấu chấm.

- Nói được từ , câu chứa tiếng có vần ai, ay.

- HS hiểu được nội dung bài : Bồi dưỡng tình cảm yêu quý ngôi trường

- Luyện nói theo đề tài: Hỏi nhau về trường , lớp của mình.

II- Chuẩn bị:

-GV: SGK, tranh minh hoạ: trường học .

- HS : Bảng con , vở viết ,bút, SGK, vở BT tiếng việt .

III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 34 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc :
Trường em
I- Mục tiêu: 
 -HS luyện đọc đúng , nhanh nội dung bài tập đọc.
- Biết ngắt , nghỉ sau dấu phẩy , dấu chấm.
- Nói được từ , câu chứa tiếng có vần ai, ay. 
- HS hiểu được nội dung bài : Bồi dưỡng tình cảm yêu quý ngôi trường 
- Luyện nói theo đề tài: Hỏi nhau về trường , lớp của mình..
II- Chuẩn bị: 
-GV: SGK, tranh minh hoạ: trường học .
- HS : Bảng con , vở viết ,bút, SGK, vở BT tiếng việt .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : uỷ ban, hoà thuận.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập Trang 42 (4em đọc ).
2/ Bài mới
HĐ1 : Hướng dẫn luyện đọc:
-HS quan sát tranh: trường em .Nêu nhận xét 
-GV đọc mẫu lần1
- GV tóm tắt nội dung bài : Tình cảm của em đối với ngôi trường .
- 1HS khá đọc bài - HS còn lại đọc thầm tìm tiếng, từ khó đọc: cô dạy , mái trường , rất yêu, cô giáo.
-GV hướng dẫn học sinh luyện đọc theo thứ tự : 
+ Luyện đọc tiếng, từ: GV viết sẵn những tiếng và tữ khó đọc lên bảng và hướng dẫn học sinh đọc 
-HS đọc phân tích tiếng khó - Đồng thanh.
 -Từ ngữ: ngôi nhà thứ 2, thân thiết.
 -HS nêu từ giảng từ - Đọc lại câu có chứa từ trên.
+ Luyện đọc câu : GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu sau đó cho hoc sinh đọc nối tiếp từng câu 1 cho đến hết bài
+ Luyện đọc đoạn: GV hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn sau đó cho hoc sinh đọc nối tiếp từng đoạn cho đến hết bài
HĐ2: Ôn vần ai, ay:
-So sánh 2 vần ai ,ay - Đồng thanh.
-Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay: hai, mái, dạy, hay.
-HS nêu tiếng - phân tích tiếng đó - GV ghi bảng - HS đọc .
-Tìm tiếng ngoài bài ( thực hiện tương tự tiếng trong bài )
-Nói câu chứa tiếng có vần ai , ay: ( các tổ thi nói tiếp sức )
-Đọc câu mẫu - tập nói câu mới.- Nhận xét.
Tiết II:
HĐ1: Tìm hiểu bài đọc- luyện nói:
Tìm hiểu bài đọc:
-GV đọc mẫu lần 2- HS đọc theo đoạn - trả lời câu hỏi.
-2em đọc đoạn 1: Trong bài trường học được gọi là gì? ( ngôi nhà thứ 2)
-2em đọc đoạn 2: Trường học là ngôi nhà thứ 2 của em , vì sao?
(ở trường có cô giáo hiền như mẹ )
-3 em đọc cả bài - nhận xét.
b- Luyện nói: Hỏi nhau về trường lớp của mình.
-Hỏi đáp theo câu mẫu ( theo cặp ).
-Hỏi đáp theo câu em tự nghĩ ra ( theo cặp )
IV- Củng cố: 
- 1em đọc cả bài.
+ Liên hệ : Vì sao em yêu ngôi trường mình?
V- Dặn dò:
Về nhà : Luyện đọc bài nhiều lần.
-------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I - Mục tiêu: 
-Rèn luyện kỹ năng làm tính trừ( Đặt tính và tính) và trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100.
-Củng cố về giải toán có lời văn.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ :
Đặt tính rồi tính: 90 - 30 = 70 - 50 = (2 em lên bảng)
- Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới
Bài 1: Đặt tính rồi tính : HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Lưu ý : Đặt thẳng cột các số chục - đơn vị .
Bài 2: Viết số :
 80 - 10 = 70 
HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 3 : Đúng ghi Đ sai ghi S:
 HS làm bài - 1 em chữa bài 
Bài 4: 2 em đọc lại đầu bài toán- 2 em nêu tóm tắt bài toán.
HS làm bài giải vào vở - 1 em lên bảng chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
 Bài giải: 
 2 chục nhãn vở = 20 nhãn vở
 Số nhãn vở có tất cả là:
 10 +20 = 30 ( nhãn vở)
 Đáp số : 30 nhãn vở.
Bài 5 : Điền dấu + - : 40 - 10 = 30
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
III- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà: Làm các bài tập SGK.
-------------------------------------------------------------
đạo đức
Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ II 
I - Mục tiêu: 
-HS hiểu và nhớ được các hành vi đạo đức trong các bài đã học .
-HS biết thực hiện tốt các kỹ năng , các hành vi đạo đức đã học ở trường cũng như ở nhà .
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức.
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Vì sao phải đi bộ đúng quy định?
2/ Bài mới 
HĐ1: Ôn tập : 
+ GV gợi ý cho HS nhớ lại và nêu tên các bài đạo đức đã học :
+ Mỗi bài GV nêu câu hỏi về nội dung chính của bài - HS trả lời:
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo , cô giáo:
Thế nào là lễ phép với thầy giáo , cô giáo?Thế nào là vâng lời thầy giáo , cô giáo?
Vì sao phải vâng lời thầy giáo , cô giáo?Hằng ngày em đã vâng lời thầy , cô chưa?
-Em và các bạn :
Khi học , khi chơi với bạn em phải như thế nào?Hằng ngày khi học , khi chơi với bạn em đã cư xử với bạn như thế nào?
-Đi bộ đúng quy định :
Thế nào là đi bộ đúng quy định ?Vì sao phải đi bộ đúng quy định ? 
Khi đi trên đường em đã đi bộ đúng quy định chưa?
HĐ2 : Trò chơi đóng vai 1 số tiểu phẩm về đi bộ đúng quy định
IV - Củng cố: - Nhận xét giờ học.
V - Dặn dò: Hàng ngày thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã học .
-------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Toán
ôn tập về cộng trừ nhẩm và giảI toán có lời văn 
I - Mục tiêu: 
-Tiếp tục củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng giải toán có lời văn 
-Củng cố kỹ năng cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài1- Tính: 15 + 2 + 2 = 19 - 5 + 3 =
 13 + 0+ 4 = 18 - 6 + 3 =
Bài 2: Khoanh vào số bé nhất: 11, 17, 12, 19, 20
Khoanh vào số lớn nhất : 17, 18, 15, 20 , 11
HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 3 : Nêu bài giải :
HS nêu cách làm bài giải : 
Tóm tắt Bài giải:
 Có : 10 bông hoa Số bông hoa có tất cả là: 
 Thêm : 9 bông hoa 10 + 9 = 19 ( bông hoa )
Có tất cả :bông hoa ? Đáp số : 19 bông hoa.
HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
III- Củng cố- Dặn dò:
---------------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt
Luyện đọc , luyện viết bài trường em
I - Mục tiêu: 
Tiếp tục giúp học sinh đọc thông thạo bài học Trường em
Viết bài Trường em
II- Chuẩn bị: 
SGK, vở ô li
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động1 : Học sinh luyện đọc
GV gọi 1 học sinh đọc bài và nêu cách đọc
Học sinh đọc đồng thanh, đọc cá nhân
GV theo dõi học sinh đọc và sữa sai cho học sinh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả
GV viết mẫu trên bảng
HS nhìn bảng và viết theo mẫu
GV hướng dẫn học sinh cách trình bày và sữa sai cho học sinh
III-Củng cố 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Tập viết :
Tô chữ A- Ă- Â- B
I- Mục tiêu: 
- HS biết tô đúng nét chữ A - Ă- Â-B
- Viết theo chữ thường cỡ vừa, đúng mẫu chữ: ai, ay, mái trường, điều hay.
- Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
II- Chuẩn bị: 
GV: Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ : viết A, Ă, Â,B- ai ay, mái trường , điều hay.
HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra các đồ dùng học môn tập viết 
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn tô chữ A, Ă, Â, B:
- GV treo bảng phụ HS nhận xét Chữ A gồm những nét nào? (1 nét móc trái , 1nét móc dưới , 1nét ngang )
 - GV nêu quy trình viết chữ A( từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) 
 - GV viết mẫu - HS viết trên không - viết bảng con .
 - HDHS viết các chữ Ă, Â,B ( Các bước tương tự )
HĐ2: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng :
-HS đọc cá nhân - đồng thanh : ai ay , mái trường , điều hay.
-HS nhận xét - nêu cấu tạo vần , tiếng trên .
-HS nhắc lại cách viết nối giữa các con chữ .( khoảng cách giữa 2 con chữ giữa 2 chữ 
GV viết mẫu - HS viết bảng con .
HĐ3: HD viết vào vở :
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết - cách cầm bút , để vở
- HS viết bài vào vở
- Tô chữ A, Ă, Â, B - viết chữ ai ay mái trường , điều hay.
IV- Củng cố:
 - Chấm bài chữa bài nhận xét .
V- Dặn dò:
-Về nhà luyện viết phần B cho hoàn chỉnh.
--------------------------------------------------------------------
Chính tả 
Trường em
I- Mục tiêu: 
-HS viết đúng nội dung bài , điền đúng vần ai ay, chữ k ,c.
- Viết đúng cự ly , tốc độ - Trình bày bài viết sạch , đẹp.
II- Chuẩn bị: 
- GV: bảng phụ viết nội dung bài .
- HS : Bảng con , vở chính tả ,bút,vở BT. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra các đồ dùng học môn chính tả .
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn tập chép:
-GV treo bảng phụ viết nội dung bài - 2em đọc bài ở bảng phụ 
- HS tìm tiếng khó - phân tích tiếng khó: trường , ngôi , nhiều , giáo .
- Cất bảng phụ - HS viết vào bảng con : trường , ngôi , nhiều , giáo .
- HS chép bài vào vở.
- GV lưu ý: Chữ đầu câu viết lùi vào 1 ô - ngồi, cầm bút đúng tư thế .
- GV đọc cho HS soát lỗi -Thu bài - Chấm bài .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 2: Điền ai ay : 
- 1em nêu yêu cầu - HS quan sát tranh và điền: gà mái , máy ảnh.
Bài 3: Điền k, c :
( thực hiện như bài 2) : cá vàng , thước kẻ, lá cọ. 
IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa bài - nhận xét .
V- Dặn dò:
-Về nhà: luyện viết các chữ viết còn sai trong bài .
----------------------------------------------------------------
Toán
điểm ở trong , ở ngoài một hình
I - Mục tiêu: 
-Bước đầu giúp cho HS hiểu được thế nào là một điểm.
-Nhận biết được điểm ở trong , ở ngoài một hình, gọi tên các điểm .
-Vẽ và đặt tên được các điểm.
-Củng cố về cộng và trừ các số tròn chục và giải toán có lời văn.
 II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
 HS : Bảng con,bộ cài toán lớp 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ :
Đặt tính rồi tính: 40 - 20 = 30 - 10 = (2 em lên bảng)
- Lớp làm bảng con: 
2/ Bài mới 
 HĐ1: Giới thiệu điểm ở trong , ở ngoài một hình:
+ Gài 1 hình vuông .Con thỏ ở trong hình vuông :
 - Con thỏ nằm ở trong hay ở ngoài hình vuông ? ( ở trong hình vuông )
Gắn bông hoa ở ngoài hình vuông .Bông hoa nằm ở đâu ?( ở ngoài hình vuông )
Giới thiệu phần trong và ngoài hình vuông cho HS biết . 
+ Điểm ở trong , ở ngoài hình vuông :
GV chấm 1 điểm ở trong hình vuông - Đặt tên điểm( điểm A)- HS đọc. 
Điểm A nằm ở đâu ?( ở trong hình vuông )
HS nhắc lại : Điểm A nằm ở trong hình vuông .
GV chấm 1 điểm ở ngoài hình vuông - Đặt tên điểm( điểm N)- HS đọc. 
Điểm N nằm ở đâu ?( ở ngoài hình vuông )
HS nhắc lại : Điểm N nằm ở n ... ưa , ngựa.. 
-HS nêu tiếng phân tích tiếng đó . GV ghi bảng HS đọc .
-Tìm tiếng ngoài bài có vần ua ưa : 
-HS nêu tiếng phân tích tiếng đó GV ghi bảng HS đọc .
-Nói câu chứa tiếng có vần ua ưa : ( các tổ thi nói tiếp sức )
-Đọc câu mẫu tập nói câu mới.- Nhận xét.
Tiết II:
HĐ1: Tìm hiểu bài đọc
-GV đọc mẫu lần 2- HS đọc theo đoạn trả lời câu hỏi.
-2 em đọc câu 1-2: Bạn nhỏ muốn vẽ con gì ? ( vẽ con ngựa )
-2 em đọc câu 3-4: Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra con vật ấy ? ( Vì bé vẽ không ra hình con ngựa )
- 3 em đọc cả bài nhận xét. 
-GV chốt lại nội dung bài .
 HĐ2: HD luyện nói : Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì?
-HS quan sát tranh - Đọc câu mẫu- Từng cặp hỏi đáp theo mẫu ( SGK )
-Bạn có thích vẽ không ?
-Tôi thích vẽ .
( Thực hiện tương tự các câu khác)
IV- Củng cố: - 1em đọc cả bài. 
V- Dặn dò:
Về nhà : Luyện đọc bài nhiều lần
---------------------------------------------------------------
toán
So sánh các số có 2 chữ số 
I - Mục tiêu: 
-HS bước đầu so sánh được các số có 2 chữ số ( Chủ yếu dựa vào cấu tạo của các số có 2 chữ số )
-Nhận ra số lớn nhất , số bé nhất trong một nhóm các số .
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 
 HS : Bảng con,bộ cài toán lớp 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các số từ 70 đến 80 
- Lớp làm bảng con: Viết số từ 90 đến 99.
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu 62 < 65: 
-Treo bảng gài sẵn 62 que tính và hỏi: Cô có bao nhiêu que tính? ( HS đếm - 62 que tính) - GV ghi : 62.
-62 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ?( 6 chục - 2 đơn vị)
-Treo bảng gài 65 que tính và hỏi: Cô có bao nhiêu que tính? ( HS đếm - 65 que tính) - GV ghi : 65-65 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ?( 6 chục - 5 đơn vị)
-Hàng chục của 2 số 62 và 65 nh thế nào?( Giống nhau - đều bằng 6 chục)
-Hãy so sánh hàng đơn vị của 2 số ?( 2 < 5)Vậy 2 số này số nào bé hơn?( 62 < 65)
-Vậy 2 số này số nào lớn hơn?( 65 > 62)
-HS đọc : ( 62 62)
-Kết luận :Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau thì ta phải so sánh tiếp hàng đơn vị , số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
-HS so sánh 2 số: 34 và 38( 34 < 38 )
 HĐ2: Giới thiệu 63 > 58: Tương tự như trên 
Kết luận :Khi so sánh 2 số , số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
HS so sánh số 38 và 41( 38 < 41 )
HĐ3: Thực hành - Luyện tập :
Bài 1: Điền dấu =: 44 57
HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét.
Bài 2, 3: Khoanh vào số lớn nhất : 76, 92, 88, 60
Khoanh vào số bé nhất: 72,59,48,
- HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. - 
Bài 4: HS làm bài - 2 em chữa bài 
Bài 5: 
Đúng ghi Đ sai ghi S: 
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà: Làm các bài tập SGK.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 13 tháng 3 năm 2009
Chính tả
Cái Bống.
I- Mục tiêu: 
-HS viết đúng nội dung bài , điền đúng chữ ng, ngh , anh, ach.
 -Viết đúng cự ly , tốc độ . Biết trình bày bài viết sạch , đẹp
.II- Chuẩn bị: 
-GV: bảng phụ viết nội dung bài :Bàn tay mẹ..
- HS : Bảng con , vở chính tả ,bút,vở BT. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ :
-Viết các từ : nhà ga , cái ghế, con gà , ghê sợ:
- 2 em lên bảng- Lớp viết vào bảng con..
- Kiểm tra 1 số bài viết ở nhà của HS.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn tập chép:
-GV treo bảng phụ viết nội dung bài : Cái Bống.2em đọc bài ở bảng phụ .
-HS tìm tiếng khó phân tích tiếng khó: đường trơn, gánh đỡ, khéo sảy, khéo sàng.
-Cất bảng phụ HS viết vào bảng con : đường trơn, gánh đỡ, khéo sảy, khéo sàng.
-HS chép bài vào vở.
-GV lưu ý: Chữ đầu dòng1 và 3 viết lùi vào 1 ô so với dòng 1và 4, lưu ý cách ngồi, cầm bút đúng tư thế .
-GV đọc cho HS soát lỗi Thu bài Chấm bài .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 2: Điền vần anh ach: 
1em nêu yêu cầu HS quan sát tranh và điền: hộp bánh, túi xách tay.
Bài tập 3: Điền ng , ngh:
( Thực hiện như bài 2 ) : ngà voi, chú nghé.
IV- Củng cố: - Chấm bài chữa bài nhận xét .
V- Dặn dò:
-Về nhà: Luyện viết các chữ viết còn sai trong bài 
-------------------------------------------------------------------
Kể chuyện 
Cô bé trùm khăn đỏ.
I- Mục tiêu: 
 -HS nhớ được nội dung câu chuyện , dựa vào tranh kể lại được câu chuyện .
- Biết đổi giọng kể - thể hiện các nhân vật trong truyện. 
- HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Cô bé trùm khăn đỏ.
II- Chuẩn bị: 
-GV: SGK, tranh minh hoạ câu chuyện : Cô bé trùm khăn đỏ..
- HS : tập tranh minh hoạ .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ :
- HS kể lại một đoạn em thích trong câu chuyện : Thỏ và Rùa..
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn kể chuyện :
-GVkể toàn bộ câu chuyện : Cô bé trùm khăn đỏ.
-GVkể lần 2 kể theo tranh minh hoạ .
HĐ2: Hướng dẫn HS tập kể theo tranh 
-GV đặt câu hỏi dựa theo tranh minh hoạ .HS tập kể theo gợi ý câu hỏi : 
-Khăn đỏ được mẹ giao việc gì?Khăn đỏ bị sói lừa như thế nào?Sói đến nhà bà để làm gì?
-Khăn đỏ hỏi gì ?Sói trả lời như thế nào ?Bác thợ săn thấy gì lạ?Bác thợ săn làm gì khi thấy con sói?
-Khăn đỏ hiểu ra điều gì?
-Các nhóm thi kể chuyện theo từng đoạn .
-Các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện
-Từng cá nhân kể toàn bộ câu chuyện. 
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện :Cô bé trùm khăn đỏ.
-Câu chuyện khuyên ta điều gì? ( Phải biết vâng lời cha mẹ.Không la cà , đi đến nơi về đến chốn.)
IV- Củng cố: - GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện .
HS liên hệ bản thân : - Em phải làm gì sau câu chuyện này?
V- Dặn dò:
Về nhà : Kể lại câu chuyện cho cha mẹ nghe
----------------------------------------------------------------
Thủ công
Cắt dán hình vuông 
I - Mục tiêu
HS biết kẻ được hìnhvuông , cắt dán được hình vuông theo 2 cách.
II- Chuẩn bị :
GV: giấy trắng kẻ ô, bút chì , thước kẻ, hình vuông mẫu bằng giấy màu dán lên trên nền giấy trắng kẻ ô.
HS: Giấy nháp, giấy trắng kẻ ô,vở thủ công, bút chì , thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ :
2 em lên kẻ, cắt , dán hình chữ nhật .
2/ Bài mới 
HĐ1: HS quan sát và nhận xét: GV treo hình vuông mẫu lên bảng - HS nhận xét:
-Hình vuông có mấy cạnh ?( 4 cạnh) .Độ dài các cạnh như thế nào ?( bằng nhau :cạnh 7 ô).
HĐ2: GV hướng dẫn mẫu:
-GV treo quy trình kẻ, cắt ,dán hình vuông: 
-GV - HS nêu các bước thực hiện. 
+Hớng dẫn cách kẻ hình vuông 
-Gim tờ giấy kẻ ô lên bảng : Lấy điểm A- Từ A đếm xuống dưới 7 ô theo đường kẻ được điểm C.
-Từ Avà D đếm sang phải 7 ô theo đờng kẻ ta đợc điểm B và C.
-Nối A - B, B - C, C - D , D - A ta đợc hình vuông ABCD( hình 2)
 + Hướng dẫn cắt rời hình vuông và dán:
-Đặt kéo cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình vuông .
-GV làm mẫu - HS thực hành kẻ , cắt , dán hình vuông .
 +Hớng dẫn kẻ , cắt hình vuông đơn giản hơn.
-Dùng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài cho trước . Vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại :
-Từ A ở góc tờ giấy , đếm xuống 7 ô và đếm sang bên 7 ô, ta đợc cạnh AB, AD .Từ B kẻ xuống , từ D kẻ sang phải 7 ô theo đờng kẻ, hai dờng thẳng kẻ gặp nhau ở C.Ta được hình vuông ABCD(hình 3)
-GV làm mẫu - HS thực hành kẻ , cắt , dán hình vuông ( 2 cách )
IV - Nhận xét- đánh giá :
 +Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức,kỷ luật của HS trong giờ học.
 Chọn 1 số bài làm đẹp tuyên dương.
 + Đánh giá: - Dòng kẻ phải thẳng , hình vuông phải cân đối.
 V- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Thực hành cắt dán hình vuông.
-------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và Xã hội
Con gà 
I - Mục tiêu: 
-Biết quan sát và nói tên các bộ phận của con gà .Biết phân biệt gà trống, gà con, gà mái
-Biết lợi ích của việc nuôi gà . Có ý thức chăm sóc gà
II- Chuẩn bị: 
Tranh ảnh về gà
Vở bài tập tự nhiên và xã hội
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Quan sát tranh và làm bài tập trong vở BT tự nhiên và xã hội
-GV giao nhiệm vụ cho học sinh : Quan sát tranh con gà và trả lời các câu hỏi trong vở bài tập TNXH
-HS quan sát và làm bài tập
-GV hướng dẫn học sinh học yếu
-HS và GV chữa bài tập
Hoạt động 2: Đi tìm kết luận
-GV : Em hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
-HS trả lời: các bộ phận bên ngoài con gà gồ: Đầu, mình , lông , chân
-GV : Gà di chuyển bằng gì? HS trả lời: chân
-GV: gà trống ,gà maí và gà con khác nhau như thế nào ?
-HS trả lời
-GV: Gà cung cấp cho chúng ta những gì?
HS trả lời: Thịt ,lông và trứng
IV-Củng cố 
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
Buổi chiều
ôn toán
I- Mục tiêu: Tiếp tục củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng giải toán có lời văn
 Củng cố kỹ năng cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. Và cộng trừ các số tròn chục
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Bài1-Đặt tính và tính
 20 + 20 = 50 + 30 = 30+ 40 = 4 0+ 30 =
Bài 2: 
- Khoanh vào số bé nhất: 10, 70, 20, 90, 40
Khoanh vào số lớn nhất : 17, 18, 15, 20 , 11
HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 3: Nêu bài giải :
- HS nêu cách làm bài giải : Bài giải:
 Số cây có tất cả là: 
 10 + 9 = 19 ( cây )
 Đáp số : 19 cây.
HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
III- Củng cố- Dặn dò:
---------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt
Luyện đọc bài bàn tay mẹ và bài cáI bống 
I - Mục tiêu: 
-Tiếp tục giúp học sinh đọc thông thạo bài học Bàn tay mẹ và Cái bống 
II- Chuẩn bị: 
 - SGK, vở ô li
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động1: Học sinh luyện đọc
GV gọi 2 học sinh đọc bài và nêu cách đọc
Học sinh đọc đồng thanh, đọc cá nhân
GV theo dõi học sinh đọc và sữa sai cho học sinh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả bài Cái bống ( Đoạn 2 )
GV viết mẫu trên bảng
HS nhìn bảng và viết theo mẫu
GV hướng dẫn học sinh cách trình bày và sữa sai cho học sinh
IV-Củng cố 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
--------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
GV và các bạn đội viên tổ chức sinh hoạt sao
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1- tuan 25.doc