A- Mục tiêu:
- HS nhận diện vần ươ và vần uya, so sánh được chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống vần có âm u đứng đầu.
- HS đọc đúng, viết đúng: ươ, uya, huơ vòi, đêm khuya.
- HS đọc đúng các từ ứng dụng: thủa xưa, hươ tay, giấy pơ, huya, phéc, mơ, tuya.
- Những lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
B- Đồ dùng dạy - học:
Tuần 22 Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2006 Chào cờ: Tiếng việt Học vần: Tiết 9 +10 ; ươ - uya A- Mục tiêu: - HS nhận diện vần ươ và vần uya, so sánh được chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống vần có âm u đứng đầu. - HS đọc đúng, viết đúng: ươ, uya, huơ vòi, đêm khuya. - HS đọc đúng các từ ứng dụng: thủa xưa, hươ tay, giấy pơ, huya, phéc, mơ, tuya. - Những lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya. B- Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh vè voi huơ vòi, đêm khuya. - Tranh ảnh về cảnh thầy đồ thời xưa, cảnh bà con nông dân ra đồng, cảnh trầu về chuồng. - Vật thật, giây pơ, tuya, phéc, mơ - tuya. C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tìm chữ bị mất" - Yêu cầu HS đọc đoạn thơ ứng dụng - GV nhận xét và cho điểm - HS chơi theo tổ - 3 HS đọc II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (Trực tiếp) 2- Dạy vần: Vần uơ: a- Nhận diện vần: - Ghi bảng vần uơ và hỏi. ? Vần uơ do mấy âm tạo nên? đó là những âm nào ? - Vần uơ do 2 âm tạo nên đó la âm u và âm ơ. ? Hãy phân tích vần uơ ? - Vần uơ có u đứng trớc ơ đứng sau. ? Hãy so sánh vần uơ với uê ? Giống: Bắt đầu bằng u Khác: uơ kết thúc = ơ Uê kết thúc = ê ? Vần uơ đánh vần như thế nào - Vần uơ: u - ơ - uơ - Đọc trơn: uơ - GV theo dõi, chỉnh sửa ? (Thực hiện, CN, nhóm, lớp) b- Tiếng và từ khoá: - Yêu cầu HS gài uơ - huơ. - HS sử dụng bộ đồ dùng để thực hành. - GV ghi bảng: Huơ - HS phân tích: Tiếng huơ có h đứng trước, uơ đứng sau. ? Hãy đánh vần tiếng huơ? - Hờ - uơ - huơ - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS đánh vần, đọc trơn, CN, nhóm, lớp. - GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi - Tranh vẽ gì ? - Tranh vẽ voi đang huơ vòi - GV ghi bảng: Huơ vòi - HS đọc CN, nhóm, lớp. - GV theo dõi và cho HS. c- Viết: - GV viết mẫu, nêu quy trình viết - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS tô chữ trên không sau đó luyện viết trên bảng con Vần uya: (Quy trình tương tự như vần uơ) - Cờu tạo: Vần uya gồm 2 âm ghép lại với nhau là u và ngâm đôi ya, ư đứng trước, ya đứng sau. -So sánh uơ với uya. - Giống: Bắt đầu = u - Khác: uơ kết thúc = ơ uya kết thúc = ya - Đánh vần: u - ya - uya Khờ - uya - khuya Đêm khuya - Đọc bài: uya - khuya - đêm khuya - Viết: Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ và kích thước của chữ. - HS thực hiện theo hướng dẫn d- Đọc các từ ứng dụng: - Hãy đọc cho cô các ứng dụng. - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần. - HS đọc mẫu và giải nghĩa từ - Cho HS luyện đọc - GV theo dõi, chỉnh sửa - Yêu cầu HS tìm thêm tiếng có vần - Nhận xét chung giờ học - 1, 2 HS đọc - HS lên bảng kẻ chân tiếng có vần - HS đọc, CN, nhóm, lớp. - HS tìm Tiết 2 Giáo viên Học sinh 3- Luyện tập: a- Luyện đọc: + Đọc lại bài tiết 1: - GV chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc. - HS đọc CN, nhóm, lớp - GV theo dõi, chỉnh sửa + Đọc đoạn thơ ứng dụng. - GV treo tranh minh hoạ và đọc mẫu đoạn thơ ứng dụng - HS đọc từng câu nối tiếp - HS đọc CN, đồng thanh - GV theo dõi, chỉnh sửa ? Hãy tìm cho cô tiếng có vần mới học ? - HS tìm và kẻ chân: khuya b- Luyện viết: - Khi ngồi viết em phải ngồi như thế nào ? - Khi viết em phải chú ý gì ? - GV viết mẫu và giao việc cho HS - GV nhận xét, uốn nắn HS yếu - Phải ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn.. - Cầm bút đúng quy định chia đều khoảng cách, viết nét liền. - HS viết từng dòng theo hướng dẫn của GV c- Luyện nói theo chủ đề: - Tranh vẽ sáng sớm, chiều tối, đêm khuya. - HS lên bảng chỉ và nói - HS trao đổi nhóm 2 theo gợi ý của GV. - Từng nhóm nêu hỏi, trả lời trước lớp. - GV treo tranh và hỏi ? ? Tranh vẽ gì ? - ? Hãy lên bảng chỉ và gọi tên đúng thời điểm trong tranh ? GV: Hôm nay chúng ta cùng luyện nói theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya. - GV hướng dẫn HS nói về chủ đề theo các câu hỏi. ? Buổi sáng sớm có đặc điểm gì ? ? Vào buổi sáng sớm em và mọi người xung quanh làm những công việc gì ? - Hỏi tương tự với cảnh chiều tối, đêm khuya - GV nhận xét và cho điểm HS 4- Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Tìm tiếng chứa vần mới học - HS chơi thi giữa các tổ - GV nhận xét giờ học ờ- Ôn lại bài - Xem trước bài 100 - HS nghe và ghi nhớ Tiết 22: Đạo đức: Em và các bạn (T2) A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: HS hiểu - Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao với bạn bạn bè. - Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi. 2- Kĩ năng: - HS biết nhận xét, đánh giá hành vi của bạn thân và những người khác khi học, khi chơi với bạn.' - Biết cư xử đúng mực với bạn, khi học, khi chơi 3- Giáo dục: GĐ HS có hành vi đúng mực khi học, khi chơi với bạn . B- Tài liệu và phương tiện: - Bút mầu, giấy vẽ - Bài hát "Lớp chúng ta đoàn kết" C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: ? Muốn có những bạn cùng học, cùng chơi em phải cư xử như thế nào ? - GV nhận xét, cho điểm - 1 vài HS nêu II- Dạy - học bài mới: 1- Khởi động: Cho cả lớp hát bài "Lớp chúng ta đoàn kết" 2- Hoạt động1: Đóng vai - Chi lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong các tranh 1, 3, 5, 6 của BT3. + Cho các nhóm lên đóng vai trước lớp Gợi ý: Em cảm thấy thế nào khi: + Em được bạn cư xử tốt + Em cư xử tốt với bạn. + Kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm những bạn. - HS quan sát tranh, thảo luận để chuẩn bị đóng vai - Cả lớp theo dõi, NX - HS tự trả lời - HS nghe và ghi nhớ 3- Hoạt động 2: HS vẽ tranh về chủ đề bạn em. - GV yêu cầu vẽ tranh - HS vẽ tranh CN và theo nhóm - Cho HS trương bày tranh lên bảng (trương bày theo tổ) - GV nhận xét, khen ngợi tranh của các nhóm. + Kết luận chung : - Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do, kết giao với bạn bè - Muốn có người bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi. - Cả lớp theo dõi, nhận xét - HS nêu tranh mà mình thích - HS nghe và ghi nhớ 4- Củng cố - dặn dò: ? Cư xử tốt với bạn sẽ có lợi gì ? - GV nhận xét giờ học ờ: Thực hiện cư xử tốt với bạn - 1 vài HS nhắc lại - HS nghe và ghi nhớ Tiết 85: Toán: Giải toán có lời văn A- Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn + Tìm hiểu bài toán: - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? (bài toán đòi hỏi gì ?) + Giải bài toán: - Thực hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết - Trình bày bài giảng (nên câu trả lời, phép tính để giải bài toán và đáp số) - Các bước tự giải bài toán có lời văn B- Đồ dùng dạy - học: GV: Đồ dùng phục vụ huyện tập và trò chơi: HS: Sách HS, giấy nháp C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - GV gắn 3 chiếc thuyền ở hàng trên và 2 chiếc thuyền ở hàng dưới, vẽ dấu móc để chỉ thao tác gộp. - Y/c HS quan sát và viết bài toán ra giấy nháp. Gọi HS lên bảng viết. - GV nhận xét và cho điểm. - HS quan sát và viết bài toán - 1 HS viết vào bảng lớp. II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 2- Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải a- Hướng dẫn tìm hiểu bài toán. - Cho HS quan sát và đọc bài toán 1 và hỏi : - Bài toán đã cho biết những gì ? - HS quan sát, 1 vài HS đọc - Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà . - Bài toán hỏi gì ? - GV kết hợp viết tóm tắt lên bảng rồi nêu: '' Ta có thể tóm tắt như sau'' - Một vài HS nêu lại TT b- Hướng dẫn giải bài toán: ? Muốn biết nhà An có mấy con gà ta làm NTN ? (hoặc ta phải làm phép tính gì ? ) - Ta phải làm phép tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy nhà An có tất cả 9 con gà. - Gọi HS nhắc lại - 1 vài em c. Hướng dẫn viết bài giải toán. GV nêu: ta viết bài giải của bài toán như sau: (ghi lên bảng lớp bài giải). - Viết câu lời giải: - Ai có thể nêu câu lời giải ? - GV theo dõi và HD HS chọn câu lời giải chính xác và ngắn ngọn - GV viết phép tính, bài giải - HD HS cách viết đáp số (danh số không cho trong ngoặc) - Nhà An có tất cả là - Nhiều HS nêu câu lời giải - HS đọc lại câu lời giải - HS nêu phép tính của bài giải: 4 + 5=9 (con gà) - Cho HS đọc lại bài giải - 1 vài em đọc. - GV chỉ vào từng phần để nhấn mạnh khi viết. - Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau: - Viết "Bài giải" - Viết câu lời giải - Viết phép tính (Đặt tên đơn vị trong ngoặc) - Viết đáp số. - HS nghe và ghi nhớ 3- Luyện tập: Bài 1: - Cho HS đọc bài toán, viết tóm tắt, GV viết TT lên bảng. - GV hướng dẫn học sinh dựa vào phần TT để trả lời câu hỏi - Bài toán cho biết những gì ? - An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng. - HS trả lời GV kết hợp ghi TT lên bảng - Y/c HS nhìn vào phần bài giải trong sách để tự nêu: - Phần bài giải cho sẵn câu trả lời, chỉ cần viết phép tính và đáp số - GV viết phần bài giảng giống SGK lên bảng. - HS làm bài. + Chữa bài: - Gọi 1 HS lên bảng viết phép tính và đáp số. - 1 HS lêng bảng - GV kiểm tra và nhận xét. - 1 HS nhận xét Bài 2: - Y/c HS đọc bài toán, viết TT và đọc lên - 2 HS đọc, lớp viết TT trong sách - Y/c HS nêu câu lời giải và phép tính giải bài toán. - 1 vài em nêu - Y/c HS nhắc lại cách trình bày giải - Cho HS làm bài + Viết chữ "Bài giải" + Viết câu lời giải + Viết phép tính giải + Viết đáp số - HS làm bài theo HD Chữa bài: - Chữa bài trên bảng lớp, gọi 1 HS trình bày bài giải (khuyến khích học sinh tìm câu lời giải khác) Bài giải Số bạn của tổ em có tất cả là: C1: 6 + 3 = 9 (bạn) C2: 3 + 6 = 9 (bạn) Đáp số : 9 bạn Bài 3: - Tiến hành tương tự như BT2 - GV nhận xét cách trình bày bài giải theo quy trình. - HS làm vở, một học sinh lên bảng. 4- Củng cố bài: + Trò chơi: "Đọc nhanh bài giải" - Nhận xét chung giờ học ờ: Ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau. - HS thi giữa các tổ - HS nghe và ghi nhớ. Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2006 Tiết 22: Thể dục: Bài thể dục - Trò chơi A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Ôn động tác TD đã học - Học động tác bụng - Làm quen với trò chơi nhảy đúng, nhảy nhanh. 2- Kỹ năng: Biết thực hiện 4 động tác ... Tiết 2: 3- Luyện tập: a- Luyện đọc: + Đọc lại bài tiết 1. - GV chỉ theo TT và không theo TT cho HS đọc - HS đọc Cn, nhóm, lớp + Đọc câu ứng dụng: - GV treo tranh và hỏi : - Các bạn trong tranh đang làm gì ? - Các bạn đang trồng cây xanh GV: Đó là việc làm rất tốt, vậy ai giúp đỡ các bạn có cây xanh để trồng, chúng ta cùng đọc bài để biết điều đó nhé. - HD và giao việc - HS đọc Cn, nhóm, lớp - GV theo dõi, chỉnh sửa. b- Luyện viết: - GV viết mẫu, HD HS viết bài vào vở - HS tập viết theo HD - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu - NX bài viết. c- Luyện nói theo chủ đề: - Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ? - Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang - GV treo tranh và Y/c HS lên chỉ và nói tên từng loại đèn. - 1 HS lên chỉ và nói - GV HD và giao việc. - HS thảo luận nhóm 2, trao đổi về các loại đèn Gợi ý: - Đèn nào dùng điện để thắp sáng ? - Đèn nào dùng dầu để thắp sáng - Nói về 1 loại đèn em vẫn dùng để đọc sách ở nhà? - Gọi đại diện nhóm lên trình bày - HS nghe và ghi nhớ 4- Củng cố - dặn dò: + Trò chơi: tìm tiếng có vần - HS chơi thi giữa các tổ - Cho HS đọc lại bài - GV NX chung giờ học - 2 HS đọc trong SGK ờ: - Ôn lại bài - Chuẩn bị trước bài ôn tập - HS nghe và ghi nhớ. Tiết 21: Tập viết: Đoạt giải, chỗ ngoặt A- Mục tiêu: - Viết các từ: đoạt giải, chỗ ngoặt, tuyệt đẹp, tuần lễ - Biết viết đúng, đẹp, đúng cỡ chữ, đều nét, đưa bút đúng quy trình viết. Chưa đều khoảng cách các con chữ. B- Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ có viết sẵn ND của bài HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. C- Các hoạt động dạy - học Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết: hí hoáy, khoẻ khoắn, khoanh tay. - KT bài viết ở nhà của HS - GV nhận xét, sửa sai - 3 HS lên bảng viết II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài: - Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài học và nêu nhiệm vụ giờ học 2- HD học sinh quan sát và viết mẫu. - Cho HS quan sát chữ mẫu và đọc. - GV nêu quy trình viết và viết mẫu - HS chú ý nghe - HS quan sát, 3 HS đọc. - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS chú ý theo dõi. - HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con 3- HD Học sinh viết bài trong vở: - Khi ngồi viết em cần ngồi ntn ? - Khi viết em cần chú ý gì ? - Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn. - Khi viết phải ngồi và cầm bút đúng quy định, chia đều khoảng cách, viết liền nét. - HS chữa lời trong vở - GV theo dõi và uốn nắn thêm HS yếu + Thu bài tổ 1 chấm điểm - Nêu và chữa lối sai phổ biến 4- Củng cố - dặn dò: - Cho cả lớp bình chọn người viết đúng, đẹp - GV biểu dương những HS viết đẹp ờ: - Luyện viết lại ở nhà - HS bình chọn theo Y/c - HS nghe và nghi nhớ Tiết 88: Toán: Luyện tập A- Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn - Thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo cm. B- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, sách HS. C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: không KT II- Dạy - Học bài mới: 1- Giới thiệu bài: (trực tiếp) 2- HD học sinh làm các BT trong SGK - HS chú ý nghe Bài 1: - GV tổ chức, HD HS tự giải bài toán - Cho HS đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự điền số thích hợp vào chỗ chấm - Y/c HS tự giải bài toán và trình bày. - 2 HS đọc - HS làm nháp; 1 HS lên bảng Tóm tắt Có: 4 bóng xanh Có: 5 bóng đỏ Có tất cả: quả bóng. Bài giải An có tất cả là: 4 + 5 = 9 (quả bóng) Đ/s: 9 quả bóng + Chữa bài: - Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chỉnh sửa - HS thực hiện theo Y/c Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1 - Cho HS tự đọc bài toán, tự nêu T2 và tự giải. Tóm tắt Có : 5 bạn nam Có : 5 bạn nữ Có tất cả: .. bạn ? - GV nhận xét, chỉnh sửa. Bài giải: Số bạn tổ em có tất cả là: 5 + 5 = 10 (Bạn) Đ/s: 10 bạn Bài 3: Thực hiện tương tự bài 1. - Nêu Y/c HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán Bài 4: - Cho HS đọc Y/c - GV HD: - GV viết phép tính: 2 em + 3 em = lên bảng. - HS thực hiện theo HD - Tính theo mẫu - HD HS cộng: Các con hãy lấy số đo cộng với số đo được kết quả là bao nhiêu thì viết lại, sau đó viết đơn vị đo ở bên phải kết quả - Với phép trừ cũng thực hiện tương tự - GV lật bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 4. - GV theo dõi, nhận xét và chữa bài. - HS làm bài theo HD - 1 HS lên bảng làm bài 3- Củng cố - dặn dò: + Trò chơi: Thi giải toán theo T2 - GV nhận xét chung giờ học ờ: - Ôn lại bài vừa học - Xem trước bài tiết 89. - HS chơi thi giữa các tổ - HS nghe và ghi nhớ. Thứ sáu ngày tháng năm 2006 Tiết 22: Âm nhạc: Ôn bài hát "Tập tầm vông" A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Ôn bài hát "Tập tầm vông" - Tập hát kết hợp với gõ tay đệm theo phách - Nghe hát, nhạc để nhận ra chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống. 2- Kỹ năng: - Thuộc lời ca và hát đúng giai điệu - Biết thế nào là chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. 3- Giáo dục: Yêu thích môn học: B- Chuẩn bị: - Hát lại hai bài: tìm bạn thân, sắp đến tết rồi - Thanh phách, song loan, trống nhỏ. - Một số VD giải thích về chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống. C- Các hoạt động dạy - học: I- Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước chúng ta học bài hát gì ? - Y/c HS hát lại bài hát ? - Bài hát do ai sáng tác ? - GV nhận xét, cho điểm. - Bài hát "tập tầm vông" - 2 - 3 HS hát - Bài hát do tác giả Nguyễn hữu Lộc sáng tác. II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (Linh hoạt) 2- Ôn tập bài hát "Tập tầm vông" + Cho HS hát ôn cả bài - GV theo dõi, chỉnh sửa + Cho HS hát kết hợp với trò chơi - GV theo dõi và HD thêm + Cho HS hát và gõ đệm - GV làm mẫu và giảng giải Đệm theo phách Tập tầm vông tay không tay có. x x xx x x xx Đệm theo nhịp 2: Tập tầm vông tay không tay có. x x x x - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS hát ôn Cn, nhóm, lớp - HS thực hiện cả lớp, nhóm nhỏ - HS theo dõi và làm theo. 3- Nghe hát - Nghe nhạc để nhận ra chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi nhanh. + GV hát câu hát "Mẹ mua cho.. đã lớn" - Câu hát cô vừa hát, âm thanh vang lên theo hướng nào ? + GV hát tiếp và Y/c HS nhận xét ? "Biết đi thăm ông, bà" + GV hát tiếp "Nào ai ngoan..bên nhau" - GV theo dõi, chỉnh sửa. - Âm thanh vang lên theo hướng đi lên - Âm thanh đi xuống - Âm thanh đi ngang. 4- Củng cố - Dặn dò: - Cho HS hát lại toàn bài - GV nhận xét chung giờ học ờ: - Ôn lại bài hát - Chuẩn bị bài 23 - Cả lớp hát đồng thanh - HS nghe và ghi nhớ. Bài 103: Học vần: Ôn tập A- Mục tiêu: - HS đọc, viết chắc chắn các vần bắt đầu = u từ bài 98 đến bài 102 - Biết ghép âm để tạo vần đã học. - Biết đọc đúng các từ ứng dụng và từ khoá có trong bài - Đọc đúng đoạn thơ ứng dụng. - Nghe và kể lại câu chuyện "truyện kể mãi không hết". Nhớ được tên nhân vật chính, nhớ được các tình tiết trong truyện. B- Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ các phiếu từ từ bài 98 đến 102 - Bảng ôn (trong SGK) - Bảng ôn kẻ sẵn trong bảng lớp - Tranh minh hoạ cho câu chuyện: "truyện kể mãi không hết" C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Trò chơi: Xướng hoạ theo vần uê, uơ, uy - GV làm quản trò - HS chơi theo HD II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt) 2- Ôn tập. a- Đọc các vần đã học: - GV treo bảng vần, yêu cầu đọc các vần theo tay chỉ. - GV đọc tên vần cho HS chỉ bảng. - Gọi 1 HS lên bảng chỉ và yêu cầu HS khác đọc theo tay chỉ của bạn - GV nhận xét, chỉnh sửa b- Ghép vần: - Yêu cầu HS đọc âm đứng đầu của hệ thống vần đang ôn. - Yêu HS đọc âm ở cột thứ hai trong bảng vần - HS đọc CN, nhóm, lớp - 1 số Hs lần lượt chỉ - HS thực hiện theo hướng dẫn - 1 HS đọc: u - HS đọc ĐT: ê, ơ, y, ya, yên, ân, ât, yết, ynh, ych. - Yêu cầu HS ghép âm u vào trước các âm vừa học và đọc tên các vần tạo thành. - HS thực hiện (CN, nhóm, lớp) c- Đọc từ ứng dụng: - Yêu cầu HS đọc các từ ứng dụng có trong bài. - HS đọc: uỷ ban, hoà thuận, luyện tập. - HS đọc CN, nhóm, lớp - Yêu cầu HS đọc lại - GV đọc mẫu, giải nghĩa từ - Y/c HS phân tích các tiếng: uỷ thuận, luyện - HS phân tích: tiếng "thuận" có âm th đứng trước, vần vân đứng sau, dấu nặng dưới â. - GV theo dõi, chỉnh sửa d- Viết các từ ứng dụng. - GV viết mẫu, nêu quy trình viết - GV theo dõi, chỉnh sửa + NX chung giờ học - HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con. Tiết 2 3- Luyện tập: a- Luyện đọc: + Đọc lại bài ôn tiết 1. - Y/c HS đọc lại các vần vừa ôn - Y/c HS đọc các từ ứng dụng - GV theo dõi, chỉnh sửa. + Đọc đoạn thơ ứng dụng: - GV treo tranh và hỏi : - Tranh vẽ gì ? - HS đọc Cn, nhóm, lớp - HS đọc Cn, lớp - Tranh vẽ cảnh kéo cá trên biển GV: Đó là nội dung của đoạn thơ ứng dụng. - Gọi 1 HS khá đọc bài - Y/c HS luyện đọc. + HS đọc nối tiếp từng câu + HS đọc cả bài + Lớp đọc đt - GV theo dõi, chỉnh sửa. - 1 HS khá đọc - HS luyện đọc theo Y/c b- Luyện viết: - HD HS viết bài trong vở - Lưu ý HS về tư thế ngồi, cách cầm bút, chia khoảng cách và đặt dấu - GV theo dõi và uốn nắn HS yếu - NX bài viết của HS. - HS viết bài theo HD của GV c- Kể chuyện: "Truyện kể mãi không hết" - GV kể hai lần: Lần 1: Vừa kể vừa chỉ tranh Lần 2: Kể lần lượt 4 đoạn theo 4 bức tranh, vừa kể kết hợp với HS để giúp HS nhớ từng đoạn - HS chú ý nghe GV kể - Nhà vua đã ra lệnh cho những người kể chuyện, kể những câu chuyện ntn ? - Chuyện phải kể mãi không hết - Những người kể chuyện cho nhà vua đã bị nhà vua làm gì ? Vì sao họ lại bị đối xử như vậy ? - Những người kể chuyện đều bị nhà vua tống vào ngục vì đã không kể được câu chuyện theo Y/c của nhà vua. - Em hãy kể lại câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho nhà vua nghe. - Câu chuyện em kể đã hết chưa ? - Hãy thảo luận trong nhóm để biết vì sao anh nông dân được thưởng ? - 1 vài em - Chưa hết - HS thảo luận nhóm 4 theo Y/c của GV. + Y/c HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý. - HS kể CN, kể nối tiếp theo nhóm. - GV theo dõi, chỉnh sửa. 4- Củng cố - Dặn dò: - Y/c HS nhắc lại các vần đã ôn - Trò chơi: Tìm tiếng có vần vừa ôn - NX chung giờ học ờ: - Ôn lại bài - Chuẩn bị trước bài: Trường em - 1 vài em - HS chơi thi giữa các tổ - HS nghe và ghi nhớ. Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 22
Tài liệu đính kèm: