Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 24

Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 24

A- Mục tiêu:

1- Đọc: Đọc đúng, nhanh được cả bài bàn tay mẹ

- Đọc đúng các TN, yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xưởng

- Ngắt nghỉ hỏi sau dấu chấm, dấu phẩy

2- Ôn các vần an, at:

- HS tìm được tiếng có vần an trong bài.

- Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at

3- Hiểu:

- Hiểu được nội dung bài: Tính chất của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn của bạn.

 

doc 49 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 12tháng 02 năm 2007
Chào cờ
Bài 4:
Tập đọc
Bàn tay mẹ
a- Mục tiêu:
1- Đọc: Đọc đúng, nhanh được cả bài bàn tay mẹ
- Đọc đúng các TN, yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xưởng
- Ngắt nghỉ hỏi sau dấu chấm, dấu phẩy
2- Ôn các vần an, at:
- HS tìm được tiếng có vần an trong bài.
- Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at
3- Hiểu:
- Hiểu được nội dung bài: Tính chất của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn của bạn.
4- Học sinh chủ động nói theo đề tài: Trả lời các câu hỏi theo tranh
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói trong SGK
- Bộ thực HVTH
- Sách tiếng việt 1 tập 2
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ: (linh hoạt)
- Đọc cho HS viết: Gánh nước, nấu cơm
- Gọi HS đọc bài "Cái nhãn vở"
- GV nhận nét, cho điểm
- 2 HS lên bảng viết
- 2 HS đọc 
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: (linh hoạt)
2- Hướng dẫn HS luyện đọc:
a- GV đọc mẫu lần 1:
- Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
- HS chú ý nghe
b- Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Luyện đọc các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng 
- Cho HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- HS luyện đọc CN, đồng thanh đồng thời phân tích tiếng.
- GV giải nghĩa từ:
- Rám nắng: Đã bị nắng làm cho đen lại 
- Xưởng: Bàn tay gầy nhìn rõ xương
+ Luyện đọc câu:
- Mỗi câu 2 HS đọc
- HS đọc theo hướng dẫn của GV
- Mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu. Các bàn cùng dãy đọc nối tiếp.
- Mỗi đoạn 3 HS đọc
+ Luyện đọc đoạn, bài.
- Đoạn 1: Từ "Bìnhlàm việc"
- 2 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
- Đoạn 2: Từ "Đi làmlót dầy"
- HS đọc, HS chấm điểm
- Đoạn 3: Từ "Bình của mẹ"
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
+ Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1HS chấm điểm
- GV nhận xét, cho điểm HS
3- Ôn tập các vần an, at:
a- Tìm tiếng có vần an trong bài:
- Yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần an trong bài.
- HS tìm: Bàn
- Tiếng bàn có âm b đứng trước vần an đứng sau, dấu ( \ ) trên a
b- Tìm tiếng ngoài bài có vần an, ạt:
- Gọi HS đọc từ mẫu trong SGK
- Chia nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận với nhau để tìm tiếng có vần an, at?
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
- Gọi các nhóm nêu từ tìm được và ghi nhanh lên bảng .
- HS khác bổ sung
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng
+ Nhận xét chung giờ học
 Tiết 2
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a- Tìm hiểu và đọc, luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài (lần 2)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 
- Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
- 2 HS đọc
H: Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình ?
- Mẹ đi chợ mấu cơm, tắm cho em bé, giặt 1 chậu tã lót đầy.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- 2 HS đọc
H: Bàn tay mẹ Bình như thế nào ?
- Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương
- Cho HS đọc toàn bài
- GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS đọc
b- Luyện nói:
Đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh 
- Cho HS quan sát tranh và đọc câu mẫu
- HS quan sát tranh và đọc câu mẫu: Thực hành hỏi đáp theo mẫu
Mẫu: 
H: Ai nấu cơm cho bạn ăn.
T: Mẹ nấu cơm cho tôi ăn.
- GV gợi mở khuyến khích HS hỏi những câu khác
- GV nhận xét, cho điểm
5- Củng cố - dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
H: Vì sao bàn tay mẹ lại trở lên gầy gầy, xương xương ?
- Vì hàng ngày mẹ phải làm những việc 
H: Tại sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ?
- Vì đôi bàn tay mẹ gầy gầy, xương xương
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Học lại bài 
- Xem trước bài "Cái bống"
Tập viết
Tiết 24: Tô chữ hoa: C
A- Mục tiêu:
- HS tô đúng và đẹp chữ hoa : C
- Viết đúng và đẹp các vần an, at; các từ ngữ, bàn tay, hạt thóc
- Viết đúng theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ ND của bài
C- Các hoạt động dạy - học:
I- Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng viết các chữ, viết xấu ở giờ trước.
- 2 HS lên bảng viết
- Chấm 1 số bài viết ở nhà của HS 
- Nhận xét và cho điểm
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Hướng dẫn tô chữ hoa C:
- GV treo bảng có viết chữ hoa C và hỏi .
H: Chữ C hoa gồm những nét nào ?
- Chữ hoa c gồm 1 nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau.
- GV chỉ lên chữ C hoa và nêu quy trình viết đồng thời viết mẫu chữ hoa C.
- HS theo dõi và tập viết trên bảng con.
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS 
3- Hướng dẫn HS viết vần và từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng và nêu yêu cầu.
- HS đọc CN các vần và từ ứng dụng trên bảng.
- Cả lớp đọc ĐT
- Phân tích tiếng có vần an, at
- GV nhắc lại cho HS về cách nối giữa các con chữ.
- HS viết trên bảng con
- GV nhận xét, chỉnh sửa
4- Hướng dẫn HS tập viết vào vở:
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Cho HS tô chữ và viết vào vở 
- GV theo dõi và uốn nắn HS yếu.
- 1 HS nêu
- HS tô và viết theo hướng dẫn
+ Thu vở và chấm 1 số bài 
- Khen những HS được điểm tốt
5- Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS tìm thêm những tiếng có vần an, at
- Khen những HS viết đẹp và tiến bộ
- Nhận xét chung giờ học
ờ: - Viết bài phần B
- HS tìm
- HS nghe và ghi nhớ 
Tiết 93:
Toán:
Luyện tập
A- Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tròn chục
- Nhận ra cấu tạo của các số tròn chục (từ 10 đến 90)
B- Đồ dùng dạy - học:
- Đồ dùng chơi trò chơi
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc các số tròn chục cho 1 HS lên bảng viết và cả lớp viết ra nháp
- GV HS nhận xét bạn đọc và viết số 
- GV nhận xét, cho điểm
- HS viết theo bạn đọc
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Hướng dẫn làm BT:
Bài 1:
- GV nêu nhiệm vụ
- Nối (theo mẫu)
- Bài yêu cầu chúng ta nối (theo mẫu). Vậy cụ thể em phải làm như thế nào ?
- Nối chữ với số 
GV nêu: Đây chính là nối cách đọc số với cách viết số.
Chữa bài:
- HS làm trong SGK
- Gọi 1 HS nhận xét.
- 1 HS lên bảng 
- GV kiểm tra kết quả của tất cả HS
- GV nhận xét
Bài 2:
? Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS đọc phần a cho cả lớp cùng nghe
- Viết theo mẫu
- GV: Còn các số 70, 50, 80 gồm mấy chục ? mấy đơn vị ?
- 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị
Chữa bài:
- HS làm tương tự như phần a
- Chữa miệng BT2
- GV nhận xét
- 1 HS đọc bài làm của mình
H: Các số tròn chục có gì giống nhau ?
- 1 HS nhận xét
H: Hãy kể tiếp các số tròn chục, ngoài các số trong BT2.
- Đều có đơn vị là 0
- HS kể: 10, 20, 30, 60, 90
Bài 3:
- Cho HS khoanh tròn vào số bé nhất và lớn nhất
- HS làm trong sách
- Yêu cầu HS đổi sách kiểm tra chéo
a (20) b (90)
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Cho HS làm bài, GV đồng thời gắn lên bảng
- Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng viết
3- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi "Tìm nhà"
- HS chơi tập thể
- Cho HS đọc các số tròn chục từ 10 - 90, và từ 90 - 10.
- HS đọc đồng thanh
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Ôn lại bài
- Chuẩn bị trước tiết 94.
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2006
Thể dục:
Bài 24
Bài thể dục - đội hình đội ngũ
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Học động tác điều hoà
	Ôn điểm số hàng dọc theo tổ và cả lớp
2- Kĩ năng: 
- Biết thực hiện động tác ở mức độ cơ bản đúng
- Biết điểm đúng số, rõ ràng
II- Địa điểm - Phương tiện:
III- Các hoạt động cơ bản:
Phần nội dung
Phương pháp tổ chức
A- Phần cơ bản:
1- Nhận lớp:
- Kiểm tra cơ sở vật chất
- Điểm danh
- Phổ biến mục tiêu bài học
2- Khởi động:
- Xoay khớp cổ tay, hông, đầu gối
- Chạy nhẹ nhàng
- Trò chơi: Múa, hát tập thể
B- Phần cơ bản:
1- Học động tác điều hoà:
- GV nêu tên động tác, giả thiết va làm mẫu
x x x x
x x x x
3-5m (GV) ĐHNL
- Thành 1 hàng dọc
x x x x
x x x x
3-5m (GV) ĐHTL
- Lưu ý: Động tác này thực hiện với nhịp hô hơi
chậm, cổ tay, bàn tay, các ngón tay thả lỏng
- Học tập đồng loạt sau khi GV đã làm mẫu
- GV quan sát, sửa sai, chia tổ cho HS tập luyện.
(tổ trưởng điều khiển)
2- Ôn toàn bài thể dục đã học:
- GV vừa làm mẫu, hô nhịp cho HS làm theo
3- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số
4- Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh
- HS tập ôn theo nhóm, lớp
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Lần 1: GV điều khiển
Lần 2: Lớp trưởng điều khiển
- HS chơi thi theo tổ
- (GV theo dõi, điều khiển)
C- Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh: Vỗ tay và hát
- Nhận xét giờ học (khen, nhắc nhở HS giao bài)
- Xuống lớp
x x x x
x x x x
(GV) ĐHXL
Tiết 3:
Chính tả:
Bàn tay Mẹ
A- Mục tiêu:
- HS chép lại đúng và đẹp đoạn "Bình yên..lót đầy" trong bài "Bàn tay mẹ"
- Trình bày bài viết đúng hình thức văn xuôi
- Đều đúng vần an hay at, chữ g hay gh
- Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều đẹp
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn và 2 BT
- Bộ chữ HVTH
C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại 2 BT
- GV chấm vở của 1 số HS phải viết lại
- GV nhận xét và cho điểm
- 2 HS lên bảng
II- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Hướng dẫn HS tập chép:
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc bài cần chép
- 3,5 HS đọc đoạn văn trên bảng phụ
- Yêu cầu HS tìm tiếng khó viết
- Hàng ngày, bao nhiêu, nấu cơm.
- Yêu cầu HS luyện viết tiếng khó 
- 1, 2 HS lên bảng, lớp viết trong bảng con
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Cho HS tập chép bài chính tả vào vở.
- HS chép bài theo hướng dẫn
- GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của 1 số em còn sai. Nhắc HS tên riêng phải viết hoa.
- HS chép xong đổi vở kiểm tra chép
- GV đọc lại bài cho HS soát đánh vần, những từ khó viết
- GV thu vở chấm 1 số bài 
- HS ghi số lỗi ra lề, nhận lại vở chữa lỗi.
3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: Điền vần an hay at
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc
- Cho HS quan sát tranh và hỏi
? Bức tranh vẻ cảnh gì ?
- Giao việc:
- Đánh vần, tát nước
- 2 HS làm miệng 
- 2 HS lên bảng làm
Dưới lớp làm vào vở
Bài 3: Điền g hay gh:
Tiến hành tương tự bài 2
- GV chấm bài, chấm một số vở của HS.
Đáp án: Nhà ga; cái ghế
4- Củng cố - dặn dò:
- Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
- Dặn HS nhớ quy tắc chính tả vừa viết. Y/c những HS mắc nhiều lỗi viết lại bài ở nhà.
- HS nghe và ghi nhớ.
Bài 5:
Tập đọc:
Cái bống
A- Mục tiêu:
1- ... phút
b- Củng cố - dặn dò:
H: Các em phải làm gì sau kho câu chuyện này ?
- NX chung tiết học
ờ: Kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- HS nhận
Tiết 5
Toán: 
Tiết 96: Trừ các số tròn chục
A- Mục tiêu:
	- HS biết làm tính trừ 2 số tròn chục trong phạm vi 100. Đặt tính, thực hiện phép tính.
	- Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép tính trừ các số tròn trục trong phạm vi 100.
	- Củng cố về giải toán có lời văn.
B- Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng gài, que tính, đồ dùng phục vụ trò chơi:
C- Các hoạt động dạy - Học:
Giáo viên
HS
II- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Giới thiệu phép trừ các số tròn chục.
a- Bước 1: Giới thiệu phép trừ 50 - 20 = 30
- Y/c HS lấy 5 chục que tính đồng thời GV gài 5 chục que tính lên bảng gài.
H: Em đã lấy được bao nhiêu que tính ?
- Y/c HS tách ra 2 chục que tính đồng thời GV rút hàng trên gắn xuống hàng dưới hai chục que tính.
H: Các em vừa tách ra bao nhiêu que tính ?
H: Sau khi tách ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính ?
H: Em làm như thế nào để biết điều đó ?
H: Hãy đọc lại phép tính cho cô ?
b- Bước 2: Giới thiệu kỹ thuật tính.
+ GV nêu: Vừa rồi chúng ta đã sử dụng que tính 
để tìm ra kq'. Bây giờ cô hướng dẫn các em cách đặt tính viết.
- HS lấy 5 chục que tính
- 50 que tính
- 20 que tính
- 30 que tính
- Đếm, trừ
- 50 - 20 = 30 
 + GV hỏi: Dựa vào cách đặt tính cộng.
Các số tròn chục bạn nào có thể lên bảng đặt tính trừ cho cô ?
- Gọi HS đặt tính nêu miệng cách tính
 50 0 trừ 0 bằng 0 viết 0
 20 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
 30
Vậy 50 - 20 = 30
- Y/c HS nêu cách tính của 1 vài phép tính
- GV nhận xét và cho điểm.
-1 HS lên bảng đặt tính.
- HS nêu.
3- Luyện tập:
Bài 2: 
Bước 1: Hướng dẫn trừ nhẩm.
- GV đưa phép tính: 50 - 30 và hỏi 
H: Bạn nào có thể nêu kq' mà không cần đặt tính?
- GV HD cách tính nhẩm ?
- 50 còn gọi là gì ?
- 30 còn gọi là gì ?
- 5 chục trừ 3 chục bằng mấy chục ?
- vậy 50 - 30 bằng bao nhiêu ?
- GV cho HS nhắc lại 50 trừ 30 bằng 20.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
H: Bài toán cho biết những gì ?
H: Bài toán hỏi gì ?
H: Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái kẹo ta làm ntn ?
- Gọi HS lên bảng T2 và giải 
T2 : Có: 30 cái kẹo
 Thêm: 10 cái kẹo
 Có tất cả:. Cái kẹo ?
Bài 4:
- Y/c HS nêu Y/c ?
- Y/c HS nêu cách tính và làm BT ?
- HS nêu cách nhẩm và kq'
 5 chục
- 3 chục
- Lấy 5 trừ 3 = 2
- 50 - 30 = 20
- Có 30 cái kẹo, thêm 10 cái 
- có tất cả bao nhiêu cái kẹo
- Cách tính cộng 
- HS làm vở, 1 HS lên bảng.
Bài giảng:
Số kẹo An có là:
30 + 10 = 40 (cái kẹo)
	Đ/s: 30 cái kẹo
- Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- Tính kq' của phép tính trừ, sau đó so sánh 2 số với nhau
4- Củng cố bài:
+ Trò chơi: Xì điện 
- Nhận xét chung giờ học:
ờ: Thực hành làm tính trừ.
- HS chơi theo HD
- HS nghe và ghi nhớ.
4- Củng cố bài:
+ Trò chơi: Xì điện 
- Nhận xét chung giờ học:
ờ: Thực hành làm tính trừ.
- HS chơi theo HD
- HS nghe và ghi nhớ.
- GV NX, cho điểm
rồi điền dấu.
- HS làm sách, 2 HS lên bảng
5phút
4- Củng cố bài:
+ Trò chơi: Xì điện 
- Nhận xét chung giờ học:
ờ: Thực hành làm tính trừ.
- HS chơi theo HD
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 1
Ngày soạn: 02/3/2006
Ngày giảng: 03/3/2006
Thứ sáu ngày 03 tháng 3 năm 2006
Âm nhạc:
Tiết 24: Học hát "Bài quả"
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Học hát bài quả
	- Nhớ được lời và hát đúng giai điệu
2- Kỹ năng: - Biết hát đúng giai điệu và lời ca
	- Biết hát kết hợp với vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca.
3- Giáo dục: Yêu thích âm nhạc.
B- Giáo viên chuẩn bị:
	- Hát chuẩn xác bài quả
	- Song loan, thanh phách, trống nhỏ
C- Các hoạt động dạy - học:
T/g
GV
HS
4phút
I- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS hát lại bài "Bầu trời xanh" và bài "Tập tầm vông"
- GV nhận xét và cho điểm.
- 1 vài em
12phút
II- Dạy - học bài mới:
1- Hoạt động 1: Dạy hát bài quả
+ GV gt bài hát (Linh hoạt)
+ GV hát mẫu một lần
+ Đọc lời ca
- GV đọc lời ca từng câu hát cho HS đọc theo (Dạy lời nào, đọc lời ấy)
+ Dạy hát từng câu
- GV chia mỗi lời thành 2 câu hát và chú ý những chỗ lấy hơi.
- HS đọc lời ca và tập hát theo những nội dung của GV.
- HS tập hát từng câu theo HD của GV.
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS
+ Cho HS tập hát liên kết cả hai lời.
- HS hát CN, nhóm, lớp
5phút
Nghỉ giữa tiết
Lớp trưởng đk'
11phút
2- Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm và vỗ tay.
- GV HD HS vừa hát vừa vỗ tay
- Cho HS hát kết hợp với gõ theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS đứng hát kết hợp với nhún chân nhẹ nhàng.
- Cho HS hát đối đáp theo nhóm
Lời 1:
Một em hát: Quả gì mà ngon ngon thế ?
Cả nhóm hát: Xin thưa rằng quả khế
Một em hát: ăn vào thì chắc là chua ?
Cả nhóm hát: Vâng vâng ! chua.. canh cua
Lời 2: Hát đối đáp tương tự lời 1.
- HS thực hiện theo HD
- HS thực hiện CN, nhóm
- HS thực hiện như HD
3phút
3- Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS hát cả bài 1 lần.
- GV NX chung giờ học:
- Cả lớp hát.
Tiết 2:
Đạo đức: 
Tiết 24: Đi bộ đúng quy định
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Học sinh hiểu
	- Đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông, theo vạch sơn quy định, ở đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía tay bên phải.
	- Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, không gây cản trở việc đi lại của mọi người.
2- Kỹ năng:
	- HS thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày.
3- Thái độ: - Có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người thực hiện.
B- Tài liệu và phương tiện:
- Vở BT đạo đức 1
- Mô hình đèn tín hiệu giao thông (đỏ, vàng, xanh) vạch dành cho người đi bộ.
C- Các hoạt động dạy - học:
T/g
GV
HS
3phút
I- Kiểm tra bài cũ:
H: Em đã thực hiện việc đi bộ ra sao ?
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS tự nêu (1 vài em)
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (Linh hoạt)
2- Hoạt động 1: Làm bài tập 1
+ GV yêu cầu từng HS làm BT 4
- Nối tranh vẽ người đi bộ đúng quy định với "khuôn mặt tươi cười" và gt vì sao ?
- Đánh dấu cộng vào ô c với tranh tương ứng với việc em đã làm.
+ GV tổng kết: "khuôn mặt" tươi cười nối với các tranh 1, 2, 3, 4, 6 những người trong các tranh. Vì những người trong các tranh này đã bộ đúng quy định.
- Các bạn ở những tranh 5,7,8 thực hiện sai quy định về an toàn giao thông, có thể gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng của bản thân.
- Khen ngợi những HS đã thực hiện việc đi lại đúng quy định, nhắc nhở những HS thực hiện sai.
3- Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi theo BT3.
+ Y/c các cặp HS thảo luận theo BT3
- Các bạn nào đi đúng quy định ?
- Những bạn nào đi sai quy định ? vì sao ?
- Những bạn đi dưới lòng đường có thể gặp điều gì nguy hiểm.
- Nếu thấy bạn mình đi như thế em sẽ nói gì với các bạn ?
- Gọi HS nêu ý kiến NX và bổ sung 
+ GV nêu kết luận.
- Từng HS làm BT
- Theo từng tranh HS lần lượt trình bày kết quả trước lớp, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau.
- HS chú ý nghe
- HS thảo luận
- 2 bạn đi trên vỉa hè
- 3 bạn đi dưới lòng đường vì có thể gây tai nạn nguy hiểm.
- Khuyên bảo các bạn đi trên vỉa hè.
5phút
Nghỉ giữa tiết
Lớp trưởng đk'
10phút
4- Tham gia trò chơi theo BT5
- Thực hiện trên sân trường
HD: Khi bạn giơ tín hiệu thì các em phải thực 
hiện việc đi đúng quy định
- GV nhận xét chung và công bố kq'
- HS thực hiện trò chơi theo HD
4phút
5- Củng cố - Dặn dò:
- HD HS đọc câu thơ cuối bài
- GV nhận xét chung giờ học.
ờ: Thực hiện như nội dung đã học.
- HS đọc theo HD
Tiết 4
Tự nhiên xã hội:
Tiết 24: Cây gỗ
A- Mục tiêu: 
1- Kiến thức: - Nắm được tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng
- Nắm được các bộ phận chính của cây gỗ
2- Kỹ năng: Biết tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng 
- Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ
- Biết quan sát, phân biệt nói đúng tên các bộ phận chính của cây.
3- Giáo dục: ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá.
B- Chuẩn bị:
- Hình ảnh các cây gỗ ở bài 24 SGK
- Phần thưởng cho trò chơi.
C- Các hoạt động dạy - học:
GV
HS
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (Linh hoạt)
2- Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ 
+ Mục đích:
- Phân biệt được cây gỗ với những loại cây khác.
- Biết được các bộ phận chính của cây.
+ Cách làm:
- Cho HS quan sát các cây ở sân trường để phân biệt được cây gỗ với cây hoa.
- Tên của cây gỗ là gì ?
- Các bộ phận của cây ?
- Cây có đặc điểm gì ?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi 
- Thân, cành, lá
- Cây cao và thấp: to và nhỏ
10phút
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
+ GVKL: Cây gỗ giống các cây rau, cây hoa, cũng có rễ, thân, lá hoa nhưng cây gỗ có thân to, cành lá xum xuê làm bóng mát.
- HS chú ý nghe.
Nghỉ giữa tiết
Lớp trưởng đk'
13
t
3- Hoạt động 2: Làm việc với SGK
+ Mục đích: Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ
+ Cách làm: 
- Chia nhóm 4 HS thảo luận theo câu hỏi sau
H: Cây gỗ được trồng ở đâu ?
H: Kể tên một số cây mà em biết ?
H: Kể tên những đồ dùng được làm bằng gỗ ?
H: Cây gỗ có ích lợi gì ?
+ GV chốt lại nội dung
4- Hoạt động 3: Trò chơi 
+ Mục đích: Củng cố những hiểu biết về cây gỗ.
+ Cách làm:
- Cho HS lên tự làm cây gỗ, một số HS hỏi: VD: 	Bạn tên là gì ?
	Bạn trồng ở đâu ?
	Bạn có ích lợi gì ?
5- Củng cố - Dặn dò:
H: Cây gỗ có ích lợi gì ?
- NX chung giờ học
ờ: Có ý thức bảo vệ cây trồng
- HS thảo luận nhóm 4; 1 em hỏi, 1 em trả lời, những em khác nhận xét, bổ sung
- ở vườn, rừng
- HS kể
- bàn, ghế, giường.
- Lấy gỗ, làm bóng mát, ngăn lũ.
- HS thực hiện như HD.
4phút
5- Củng cố - Dặn dò:
H: Cây gỗ có ích lợi gì ?
- NX chung giờ học
ờ: Có ý thức bảo vệ cây trồng
- 1 vài HS nêu.
Tiết 4:
Sinh hoạt lớp:
Nhận xét tuần 24
A- Nhận xét chung:
1- Ưu điểm: - Đi học đầy đủ, đúng giờ 
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Ngoan ngoãn , có ý thức học tốt.
- Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
2- Tồn tại: 
- Xếp hàng tập TDGG còn chậm (Thắng, Tùng)
- KN đọc còn chậm, ấp úng (Vũ Long, Toàn)
- Trang phục còn bẩn (Hạnh)
B- Kế hoạch tuần 25:
- Tiếp tục duy trì từ những ưu điểm của tuần qua
- Khắc phục những tồn tại trên.
- Thực hiện theo đúng nội quy của lớp học
- Dạy và học tuần 25 theo đúng lịch trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc