Giáo án Tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 27

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.

-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần yêu, iêu; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần yêu và iêu

3. Hiểu từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.

-Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.

-HTL khổ thơ em thích.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 25 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1335Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 27
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
Tập đọc (2)
Đạo đức
Thủ công
Ngôi nhà.
Chào hỏi và tạm biệt (T1)
Cát dán hình vuông (T1)
Ba
Thể dục
Chính tả
Toán
Tập viết
Bài thể dục – Trò chơi.
Ngôi nhà.
Luyện tập.
Tô chữ hoa K
Tư
Tập đọc (2)
Toán
TNXH
Quà của bố.
Bảng các số từ 1 đến 100.
Con mèo.
Năm
Chính tả
Toán
Tập viết
Mĩ thuật
Quà của bố.
Luyện tập.
Tô chữ hoa L
Vẽ hoặc nặn cái ô tô.
Sáu
Tập đọc (2)
Toán
Kể chuyện
Hát 
Vì bây giờ mẹ mới về.
Luyện tập chung.
Bông hoa cúc trắng.
Hoà bình cho bé(TT)
Thứ hai ngày tháng năm 2004
Môn : Tập đọc
BÀI: NGÔI NHÀ
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.
-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
Ôn các vần yêu, iêu; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần yêu và iêu
Hiểu từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
-Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
-HTL khổ thơ em thích.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
1.KTBC : Nhận xét bài KTĐK giữa học kỳ 2, rút kinh nghiệm cho học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, tha thiết tình cảm). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Hàng xoan: (hàng ¹ hàn), xao xuyến: (x ¹ s), lảnh lót: (l¹ n)
Thơm phức: (phức ¹ phứt).
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là thơm phức ?
Lảnh lót là tiếng chim hót như thế nào ?
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn, theo 3 khổ thơ)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần yêu, iêu.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Đọc những dòng thơ có tiếng yêu ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ?
Bài tập 3:
Nói câu có chứa tiếng mang vần iêu ?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ 
+ Nhìn thấy gì?
Nghe thấy gì?
Ngửi thấy gì?
Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
Luyện HTL một khổ thơ.
Tổ chức cho các em thi đọc thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích.
Luyện nói:
Nói về ngôi nhà em mơ ước.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Dọn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp.
Học sinh chữa bài tập giữa học kỳ 2.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Thơm phức: Mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn.
Tiếng chim hót liên tục nghe rất hay.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Em yêu nhà em.
Em yêu tiếng chim.
Em yêu ngôi nhà.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần iêu ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Ví dụ: buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, kiêu căng  .
Đọc mẫu câu trong bài (Bé được phiếu bé ngoan)
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức.
2 em.
Nhìn thấy: Hàng xoan trước ngỏ hoa nở như mây từng chùm.
Nghe thấy: Tiếng chim đầu hồi lảnh lót.
Ngửi thấy: Mùi rơm rạ trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức.
Học sinh đọc: 
Em yêu ngôi nhà.
Gỗ tre mộc mạc
 Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Học sinh rèn HTL theo hướng dẫn của giáo viên và thi đọc HTL khổ thơ theo ý thích.
Lắng nghe.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Các em nói về ngôi nhà các em mơ ước.
	Nhà tôi là một căn hộ tập thể tầng 3. Nhà có ba phòng rất ngăn nắp ấp cúng. Tôi rất yêu căn hộ này nhưng tôi mơ ước lớn lên đi làm có nhiều tiền xây một ngôi nhà kiểu biệt thự, có vườn cây, có bể bơi. Tôi đã thấy những ngôi nhà như thế trên báo, ảnh, trên ti vi.
Học sinh khác nhận xét bạn nói về mơ ước của mình.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Môn : Đạo đức: 
BÀI : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
1. Học sinh hiểu:
-Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay.
	-Cách chào hỏi, tạm biệt.
	-Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
-Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có thái độ:
	-Tôn trọng, lễ độ với người lớn.
	-Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
3. Học sinh có kĩ năng hành vi:
 	-Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
	-Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.
-Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
	-Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.
	-Bài ca “Con chim vành khuyên”.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 
Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?
Vì sao cần nói lời cám ơn, lời xin lỗi?
Gọi 2 học sinh nêu.
GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” bài tập 4:
Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
Giáo viên nêu ra các tình huống dưới dạng các câu hỏi để học sinh xử lý tình huống:
Khi gặp nhau (bạn với bạn, học trò với thầy cô giáo, với người lớn tuổi)  .
Khi chia tay nhau  .
Hoạt động 2: Thảo luận lớp:
Nội dung thảo luận:
1.Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?
2.Em cảm thấy như thế nào khi:
Được người khác chào hỏi?
Em chào họ và được đáp lại?
Em chào bạn nhưng bạn cố tình không đáp lại?
Gọi đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận: 
Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4.Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết sau.
Thực hiện nói lời chào hỏi và tạm biệt đúng lúc.
2 HS trả lời 2 câu hỏi trên.
Cần nói lời cám ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ.
Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau thành từng đôi một.
Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi.
Ví dụ:
Hai người bạn gặp nhau (Tôi chào bạn, bạn có khoẻ không?)
Học sinh gặp thầy giáo (cô giáo) ở ngoài đường (Em kính chào thầy, cô ạ!)
Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các câu hỏi.
1.Khác nhau, do đối tượng khi gặp gỡ khác nhau nên cách chào hỏi khác nhau.
2.Tự hào, vinh dự.
Thoải mái, vui vẽ.
Bực tức, khó chịu.
Trình bày trước lớp ý kiến của mình.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh nêu tên bài học và tập nói lời chào hỏi, lời tạm biệt khi chia tay.
Môn : Thủ công
BÀI: CẮT DÁN HÌNH VUÔNG (Tiết 1)
I.Mục tiêu:	-Giúp HS biết kẻ, cắt và dán được hình vuông.
	-Cắt dán được hình vuông theo 2 cách.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Chuẩn bị tờ giấy màu hình vuông dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
	-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Ghim hình vẽ mẫu lên bảng.
Định hướng cho học sinh quan sát hình vuông mẫu (H ... n nói:
Hỏi đáp theo mẫu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh hỏi đáp theo mẫu.
Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. 
Tổ chức cho các em hỏi đáp theo mẫu.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu truyện cho người thân nghe, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: về phép, vững vàng, luôn luôn.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Hoảng hốt; Mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
1 học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
Đứt 
Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng con, trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng nhiều từ thì thắng cuộc.
Đọc mẫu câu trong bài.
Mứt tết rất ngon. 
Cá mực nứng rất thơm.
Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.
2 em đọc lại bài.
Vì bây giờ mẹ mới về.
Khi mới đứt tay, cậu bé không khóc.
Lúc mẹ về cậu bé mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thương. Mẹ không có nhà, cậu không khóc chẳng có ai thương, chẳnh ai lo lắng vỗ về.
Bài này có 3 câu hỏi. Học sinh đọc các câu hỏi và trả lời.
Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
Mỗi lần 3 học sinh đọc, học sinh thực hiện khoảng 3 lần.
Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
Trả lời 1:
Mình cũng giống cậu bé trong truyện này.
Trả lời 2:
Tôi là con trai tôi không thích làm nũng bố mẹ.
Nhiều cặp học sinh khác thực hiện hỏi đáp như trên.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Môn : Kể chuyện
BÀI: BÔNG HOA CÚC TRẮNG
I.Mục tiêu : 
-Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp co chữa khỏi bệnh cho mẹ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Đồ dùng để đóng vai: khăn để đóng vai mẹ, gậy để đóng vai cụ già.
-Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 81 để kể lại câu chuyện đã học. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Hôm nay các em sẽ nghe câu chuyện cổ tích Nhật Bản có tên là: Bông hoa cúc trắng. Câu chuyện kể về một bạn nhỏ nhà nghèo rất hiếu thảo, yêu thương người mẹ đang ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đã làm cảm động cả thần tiên khiến thần tiên giúp bạn chữa khỏi bệnh cho mẹ. Vì sao truyện có tên là Bông hoa cúc trắng? Các em sẽ nghe cô kể lại câu truyện này để biết điều đó nhé.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé cụ thể:
Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động.
Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt.
Lời cụ già: ôn tồn.
Lời cô bé: ngoan ngoãn lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng, hốt hoảng khi đến các cánh hoa: “ Trời ! Mẹ chỉ còn sống được 20 ngày nữa! ”.
Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
	Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Sư tử và chuột nhắt”.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
Trong một túp lều người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “Con mời thầy thuốc về đây”
Người mẹ ốm nói gì với con?
4 học sinh (thuộc 4 tổ) hoá trang theo vai và thi kể mẫu đoạn 1.
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai người mẹ, cụ già, cô bé để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Là con phải yêu thương cha mẹ.
Con cái phải chăm sóc yêu thương khi cha mẹ đau ốm.
Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động cả thần tiên.
Tấm lòng hiếu thảo của cô bé giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện (các em có thể nói theo suy nghĩ của các em).
4 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
Môn : Hát
BÀI : HOÀ BÌNH CHO BÉ (TT)
I.Mục tiêu :
	-Học sinh hát đúng giai điệu lời ca và thuộc bài.
	-Biết một số động tác vận động phụ hoạ.
 	-Học sinh được giới thiệu về cách đánh nhịp
II.Đồ dùng dạy học:
	-Hát chuẩn xác bài “Hoà bình cho bé” có sắc thái biểu cảm.
-Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc.
-Những nhạc cụ gõ cho học sinh.
-Bảng chép lời ca. 
-Tranh ảnh minh hoạ: Hình ảnh chim bồ câu trắng, tượng trưng của hoà bình.
-Các động tác vận động phụ hoạ.
-Đánh nhịp 2 – 4: Thể hiện bằng động tác tay, làm rõ 2 phách: một phách mạnh và một phách nhẹ, giúp cho những người hát giữ đúng phách và nhịp, giữ đúng tốc độ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ 
Gọi HS hát trước lớp bài “Hoà bình cho bé”.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới : 
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Ôn tập bài hát:
Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt.
Các nhóm luân phiên cùng hát 2, 3 lượt.
Các nhóm hát nối tiếp từng câu hát.
Nhóm 1 hát câu 1
Nhóm 2 hát câu 2
Nhóm 3 hát câu 3
Cả lớp hát câu 4
Phối hợp hát với gõ đệm.
Hoạt động 2 :
Tập vận động phụ hoạ
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận động phụ hoạ theo bài hát.
Hoạt động 3 :
Tổ chức cho học sinh biểu diễn có vận động phụ hoạ, đệm theo bằng nhạc cụ gõ.
Hoạt động 4 :
Giới thiệu cách đánh nhịp.
Giáo viên làm mẫu đánh nhïip 2 – 4
Thể hiện bằng động tác tay, làm rõ 2 phách: một phách mạnh và một phách nhẹ, giúp cho những người hát giữ đúng phách và nhịp, giữ đúng tốc độ.
Cho học sinh nữa lớp vỗ tay theo phách, nữa lớp đánh nhịp bằng tay phải rồi đổi phiên.
4.Củng cố :
Cho học sinh hát lại kết hợp với vận động phụ hoạ.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà: 
Tập hát ở nhà.
Xem lại bài hát, thuộc lời ca để tiết sau học tốt hơn.
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp bài“Hoà bình cho bé”.
HS khác nhận xét bạn hát.
Lớp hát tập thể 1 lần. 
Vài HS nhắc lại.
Học sinh hát theo hướng dẫn của giáo viên. 
Các nhóm hát theo giáo viên từng câu hát theo nhóm mình.
Lớp hát câu 4.
Thực hiện 2 – 3 lần.
Hát phối hợp gõ đệm.
Học sinh thực hiện động tác vận động phụ hoạ theo hướng dẫn của giáo viên.
Với tư thế đứng vỗ tay theo phách khi hát câu hát 1, câu hát 3. Sau đó giơ tay theo hình chữ V, nghiêng sang trái, sang phải nhịp nhàng. Động tác giơ tay lên cao thực hiện trong câu hát 2, đến câu hát 4 cũng giơ tay lên cao nhưng thêm: nắm hai bàn tay, hai cách tay thành vòng tròn phối hợp chân quay tại chỗ, hết một vòng là hết câu hát 4.
Thi đua giữa các nhóm biểu diễn và vận động phụ hoạ.
Học sinh thực hiện theo giáo viên.
Ôn lại bài hát và vận động phụ hoạ.
Thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc