I. MỤC TIÊU:
Nhận biết và đọc và được: om, am, làng xóm, rừng tràm;từ và câu ứng dụng.
Viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.
Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
*Thông qua bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Tranh minh hoạ từ khoá, phần câu và phần luyện nói.
HS: Bộ đồ dùng học TV 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức(1): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3):
Tuần 15 Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010 Học vần (Tiết129, 130) Bài 60 : om - am I. Mục tiêu: Nhận biết và đọc và được: om, am, làng xóm, rừng tràm;từ và câu ứng dụng. Viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn. *Thông qua bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS II. Đồ dùng dạy - học: GV: tranh minh hoạ từ khoá, phần câu và phần luyện nói. HS: Bộ đồ dùng học TV 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’): HS viết và đọc các từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang. 2 HS đọc bài trong SGK. 3. bài mới(30’): Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, GV ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại . b. Dạy vần om Nhận diện vần : om GV giới thiệu ghi bảng: om. HS nhắc lại: om . GV giới thiệu chữ in, chữ thường. xóm H:Vần om được tạo nên từ âm nào? ( o và m ) H:Vần om và vần on giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì? làng xóm (Giống nhau: Đều bắt đầu bằng o Khác nhau : vần om kết thúc bằng m) GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm : om. HS phát âm: om. Đánh vần và đọc tiếng từ : HS phân tích vần om ( o đứng trước âm m đứng sau ). HS đánh vần: o - m - om(cá nhân, nhóm, cả lớp ). HS đọc: om (cá nhân; nhóm). Có vần om muốn có tiếng xóm ta làm thế nào ? (thêm âm x dấu sắc) HS ghép : xóm. HS nêu. GV ghi bảng: xóm. HS phân tích tiếng: xóm (âm x đứng trước vần om đứng sau dấu sắc trên o). HS đánh vần: xờ - om - xom - sắc - xóm (cá nhân; nhóm; cả lớp ) . HS đọc: xóm (cá nhân; nhóm ; cả lớp). GV cho HS quan sát tranh. H:Bức tranh vẽ gì? (vẽ làng xóm ) GVgiới thiệu và ghi từ : làng xóm. HS đọc: làng xóm (cá nhân; nhóm; cả lớp ). HS đọc : om - xóm - làng xóm. H:Vần mới vừa học là vần gì ? H:Tiếng mới vừa học là tiếng gì ? HS nêu. GVtô màu.HS đọc xuôi, đọc ngược. am am Quy trình tương tự vần: om Lưu ý am được tạo nên từ a và m tràm HS so sánh vần am với vần om: rừng tràm Vần am và vần om giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau: kết thúc bằng m Khác nhau : am bắt đầu bằng a) Đánh vần: a - m - am, trờ- am - tram - huyền - tràm; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. Giải lao . Luyện viết : GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: om, am, làng xóm, rừng tràm. Viết chữ: om,am. HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. c .Đọc từ ứng dụng: GV ghi từ ứng lên bảng: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam. HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ : chòm râu: râu mọc nhiều, dài tạo thành chùm. đom đóm: con vật nhỏ, có thể phát sáng vào ban đêm. GVđọc mẫu từ . Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp ). Tiết 2 3. Luyện tập (30’) : a.Luyện đọc : HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. HS đọc SGK(cá nhân, nhóm, cả lớp ). Đọc câu ứng dụng: GV cho HS quan sát tranh. H:Bức tranh vẽ gì ?( Vẽ mưa to làm gãy cành cây.....) GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng : Mưa tháng bảy gãy cành trám Nắng tháng tám rám trái bòng . HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp ). Giải lao b. Luyện viết : GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài . c. Luyện nói: GV ghi chủ đề luyện nói: Nói lời cảm ơn. HS đọc chủ đề luyện nói: Nói lời cảm ơn. GV gợi ý: H:Bức tranh vẽ gì? H:Những người trong tranh đang làm gì? H:Tại sao bé lại cảm ơn chị? H:Em đã bao giờ nói: “Em xin cảm ơn” chưa? H:Khi nào ta phải cảm ơn? HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò(3’): HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: ăm, âm. Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2010 Học vần (Tiết131, 132) Bài 61 : ăm - âm I. Mục tiêu Nhận biết và đọc được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm;từ và câu ứng dụng. Viết được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm. *Thông qua bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS II. Đồ dùng dạy - học: GV: tranh minh hoạ từ khoá, phần câu và phần luyện nói. HS: Bộ đồ dùng học TV 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’): HS viết và đọc các từ: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam. 2 HS đọc bài trong SGK. 3.Bài mới(30’): Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, GV ghi bài lên bảng, HS nhắc lại . b. Dạy vần ăm Nhận diện vần : GV giới thiệu ghi bảng: ăm. HS nhắc lại: ăm. ăm GV giới thiệu chữ in, chữ thường. H:Vần ăm được tạo nên từ âm nào? ( ă và m ) tằm H:Vần ăm và vần am giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì? nuôi tằm (Giống nhau: Đều kết thúc bằng m Khác nhau: vần ăm bắt đầu bằng ă ) GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm : ăm. HS phát âm: ăm. Đánh vần và đọc tiếng từ : HS phân tích vần ăm ( ă đứng trước âm m đứng sau ). HS đánh vần: ă - m - ăm(cá nhân, nhóm, cả lớp ). HS đọc: ăm (cá nhân; nhóm). H:Có vần ăm muốn có tiếng tằm ta làm thế nào ? (thêm âm t dấu huyền) HS ghép tiếng: tằm. HS nêu. GV ghi bảng: tằm. HS phân tích tiếng: tằm(âm t đứng trước vần ăm đứng sau dấu huyền trên ă) HS đánh vần: tờ - ăm - tăm - huyền - tằm (cá nhân; nhóm; cả lớp ) - HS đọc: tằm (cá nhân; nhóm; cả lớp) . GV cho HS quan sát tranh. H:Bức tranh vẽ gì? (vẽ con tằm) GVgiới thiệu và ghi từ : con tằm. HS đọc: con tằm (cá nhân; nhóm; cả lớp ). HS đọc : ăm - tằm - con tằm. H:Vần mới vừa học là vần gì ? H:Tiếng mới vừa học là tiếng gì ? HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. âm âm Quy trình tương tự vần: ăm lưu ý vần âm được tạo nên từ â và m. nấm HS so sánh vần âm với vần ăm: H:Vần âm và vần ăm giống nhau điểm gì? hái nấm khác nhau điểm gì? (Giống nhau: kết thúc bằng m Khác nhau : âm bắt đầu bằng m) Đánh vần: â - m - âm, nờ - âm - nâm - sắc - nấm ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. Giải lao Luyện viết : GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ăm, âm, con tằm, hái nấm. HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai . c .Đọc từ ứng dụng: GV ghi từ ứng lên bảng : tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm. HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GVgiải nghĩa từ: đỏ thắm: màu đỏ khăn quàng của các anh chị đội viên. GVđọc mẫu từ . Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp ). Tiết 2 3. Luyện tập (30’) a.Luyện đọc : HS đọc lại từng phần trên bảng lớp . HS đọc SGK(cá nhân, nhóm, cả lớp ). Đọc câu ứng dụng : GV cho HS quan sát tranh . H:Bức tranh vẽ gì ?( vẽ đàn dê đang gặm cỏ). GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi. HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới . HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp ). Giải lao b. Luyện viết : GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài . GV chấm, chữa bài . c. Luyện nói: GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Thứ ngày tháng năm HS đọc tên bài luyện nói: Thứ ngày tháng năm GV gợi ý: H:Bức tranh vẽ gì? H:Những vật trong tranh nói lên điều gì chung? H:Em hãy đọc thời khoá biểu của lớp em? H:Ngày chủ nhật em thường làm gì? H:Khi nào đến Tết? H:Em thích nhất ngày nào trong tuần? Vì sao? HS mở SGK quan sát tranh. HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò(3’): HS đọc lại bài, nhắc lại vần vừa học. Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. HS về ôn lại bài và xem trước bài sau.ôm, ơm Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. Toán (tiết 57) Luyện tập I. Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9.Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. *Bài tập cần làm: 1(cột 1, 2); 2(cột 1); 3(cột 1, 3); 4 II. Đồ dùng dạy - học: GV: Kế hoạch bài dạy. HS: vở, SGK. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Bài cũ(3’): 2 HS lên bảng làm 9 - 7 = 9 - 8 = HS làm bảng con: 9 - 1 = *2 + 1 = HS nhận xét, GV ghi điểm. 3.Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại. b. HS làm bài tập *Bài tập cần làm: 1(cột 1, 2); 2(cột 1); 3(cột 1, 3); 4 + Bài 1: (cột 1, 2) -1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu miệng kết quả từng phép tính theo từng cột - GV ghi bảng cột tính đầu. 8 + 1 = 9 - 1 = 1 + 8 = 9 - 8 = H:Hai phép tính 8+1 và 1+8 có bằng nhau không? Vì sao? GV củng cố tính chất của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. + Bài 2: (cột 1)Trang 80 SGK - 1 -2HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra. 5 + ... = 9 9 - ... = 6 4 + ... = 8 7 - ... = 5 ... + 7 = 9 ... - 0 = 9 Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. HS dưới lớp nhận xét kết quả. H:Số nào cộng với 7 bằng 9? H:9 trừ đi mấy bằng 6? GV chốt lại ý đúng. *Củng cố các phép cộng, trừ đã học + Bài 3:(cột 1, 3)Trang 80 SGK - 1HS nêu yêu cầu của bài lớp làm vào vở - 2 HS lên bảng làm bài. GV chốt lại cách làm đúng. Trường hợp: 4 + 5 5 + 4 Nhận xét: 4 + 5 cũng bằng 5 + 4 nên có thể viết ngay dấu = vào ô trống. ?Muốn điền được dấu vào ô trống em làm thực hiện qua mấy bước? + Bài 4: - HS thảo luận nhóm đôi rồi viết phép tính thích hợp. - GV gọi một số nhóm HS trình bày: 1 em nêu bài toán, 1 em nêu phép tính(khuyến khích HS nêu các bài toán khác nhau, có thể viết phép tính khác nhau ).. *Bài tập có thể làm tiếp cột 3, 4(bài 1) ; cột 2, 3(bài 2) ; cột 2(bài 3) ; bài 5. - HS suy nghĩ làm bài - GV bao quát giúp đỡ HS Bài 5: hướng dẫn HS đếm 5 hìmh vuông Bài 5( Trang 80 SGK): HS đếm ( 5 hình vuông ) Trò chơi: HS làm phép tính tiếp sức. VD: 5 + 3 + 1 - 2 - 4 ( Mỗi nhóm 1 phiếu, nhóm nào làm xong trước là thắng cuộc ) 4. Củng cố, dặn dò(3’): GV nhận xét giờ học. chuẩn bị giờ sau.Phép cộng trong phạm vi 10. Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010 Học vần (tiết13 ... 2. Kiểm tra bài cũ(3’): 2 HS lên bảng làm bài tập: + + Lớp làm bảng con 7 + 3 = 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại. b. HS làm bài tập: *Bài tập cần làm: 1; 2; 4; 5 Bài 1 ( Trang 82 SGK): HS nêu yêu cầu của bài 9 + 1 = 8 + 2 = 1 + 9 = 2 + 8 = HS nêu miệng kết quả theo nhóm. 1 số em nêu miệng kết quả trước lớp. H:Em có nhận xét gì về kết quả của hai phép tính 9+1 và 1+9? H:Ta có thể nói 9+1 bằng 1+9 được không? GV chốt lại nội dung bài. Bài 2( Trang 82 SGK): HS nêu yêu cầu rồi tự làm bài. + + + + + HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra ( lưu ý HS viết kết quả sao cho: đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột với chục ) HS báo cáo kết quả kiểm tra. GV khen những HS làm bài đúng. Giải lao Bài 4( Trang 82 SGK): HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm bài 5 + 3 + 2 = 4 + 4 + 1 = 6 + 3 -5 = 5 + 2 - 6 = 1 số HS nêu kết quả và cách làm. HS nhận xét. GV khen những HS làm bài đúng. Bài 5( Trang 82 SGK): HS quan sát tranh và nêu bài toán theo nhóm. HS viết phép tính thích hợp. 1 số em nêu phép tính và bài toán tương ứng. GV chấm, chữa một số bài. *Bài tập có thể làm tiếp: Bài 3: Bài 3( Trang 82 SGK): HS nhẩm, viết số vào chỗ chấm. 3 HS lên bảng chữa bài. GV chấm, chữa một số bài. 4. Củng cố, dặn dò(3’): GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài giờ sau.Phép trừ trong phạm vi 10. Mĩ thuật (Tiết 15) Vẽ cây I. Mục tiêu: HS nhận biết hình dáng,màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà. Biết cách vẽ cây,vẽ nhà. Vẽ được bức tranh đơn giản có cây,có nhà và vẽ màu theo ý thích. * HS khá, giỏi: Vẽ được bức tranh có cây, có nhà, hình vẽ sắp xếp cân đối, màu sắc phù hợp. Giáo dục HS yêu thích môn học. * Giáo dục về BVMT : HS biết: - một vài loại cây thường gặp và sự đa dạng của thực vật. - Một số vai trò của thực vật đối với con người. - một số biện pháp cơ bản bảo vệ thực vật. - Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây hoa trái. Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. biết chăm sóc cây. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Một số tranh ảnh về các loại cây, nhà. HS: Vở tập vẽ; màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(2’): Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 3.Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại. b. Hướng dẫn: b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát(5-6’) -Cho HS quan sát cây bàng ở trước cửa lớp - GV cho HS quan sát tranh H: Bức tranh vẽ gì? H: Em hãy kể tên các bộ phận của cây?( Thân cây, cành cây, vòm cây- các tán lá) H: Em hãy kể tên một số loại cây mà em biết? H: Các cây mà em vừa kể, thân cây, cành cây, vòm lá của các loại cây này có gì giống nhau có gì khác nhau? * GV kết luận: Có nhiều loại cây khác nhau , hình dáng của cây cũng khác nhau, Nhưng cây nào cũng có thân cây, cành cây, có vòm lá; nhiều cây có hoa, có quả; quả cây cung cấp chất bổ rất cần thiết cho con người. Cây còn cho ta bóng mát Vườn nhà em có những loại cây gì? Em cần chăm sóc và bảo vệ cây như thế nào? c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS vẽ cây, vẽ nhà(8-10’) - GV giới thiệu cách vẽ: GV vẽ minh hoạ lên bảng -Yêu cầu HS quan sát +Vẽ thân cây, cành cây. + Vẽ vòm lá( tán lá) + Vẽ thêm chi tiết phụ + Vẽ màu theo ý thích. - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước để HS thấy được cách sắp xếp bố cục, vẽ màu.. Giải lao d. Hoạt động 2: Thực hành: (12-14’) - Có thể vẽ 1 cây hoặc nhiều cây thành hàng cây, vườn cây ăn quả( có thể vẽ nhiều cây to nhỏ khác nhau và vẽ thêm ngôi nhà cho bài vẽ thêm đẹp) - Vẽ màu theo ý thích. * Vẽ hình cây và nhà vừa với phần giấy hình vẽ sắp xếp cân đối, vẽ màu phù hợp (HS khá, giỏi) - HS vẽ bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. 4. củng cố, Dặn dò (2’): HS trưng bày sản phẩm. GV và HS nhận xét bình chọn bài vẽ đẹp nhất. GV khen những HS vẽ đẹp. Nhắc HS chẩn bị bài giờ sau. Bài tuần 16 Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 Tập viết (tiết 14) đỏ thắm, mầm non, chôm chôm,... I. Mục tiêu: Viết đúng các chữ : đỏ thắm, mầm non, chôm chôm ,..kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa theo vở tập viết 1,tập một. Rèn tính cẩn thận. *Thông qua bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS II. Đồ dùng dạy- học : Giáo viên: chữ viết mẫu. Học sinh: vở Tập viết 1, bảng, phấn. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’): Học sinh viết: nhà trường, buôn làng. Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho học sinh. 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp . GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại. b. Hướng dẫn học sinh viết bảng con: Học sinh đọc bài viết ( 3- 4 học sinh ). Bài yêu cầu viết mấy dòng ! Là những dòng nào ? Từ “đỏ thắm” gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào? Khoảng cách giữa hai chữ “đỏ” và “thắm” là bao nhiêu? Muốn viết chữ “thắm” ta viết như thế nào? Những con chữ nào cao 5 ly? Con chữ nào cao 3 ly? Học sinh viết bảng con. GVnhận xét, chỉnh sửa. Các từ: mầm non, chôm chôm, ... Quy trình hướng dẫn tương tự. Giải lao c. Học sinh viết vở. HS mở vở tập viết. Gọi HS đọc bài viết. Học sinh nêu tư thế ngồi viết. Học sinh lần lượt viết từng dòng vào vở.Giáo viên chấm, nhận xét một số bài. 4 .Củng cố, dặn dò(3’) : Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà luyện viết thêm vào vở ô li. Toán (tiết 60) Phép trừ trong phạm vi 10 I. Mục tiêu: Làm được phép tính trừ trong phạm vi 10;viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. Giáo dục HS yêu thích môn toán. *Bài tập cần làm: 1; 4 II. Đồ dùng dạy- học: GV, HS: Bộ đồ dùng học Toán 1. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức (1’):Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ (3’): HS làm tính 9 + 1 = 2 + 7 = Lớp làm bảng con 4 + 6 = 5 + 5 = 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại. b.Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10. 10 - 1 = 9 và 10 - 9 = 1 GV đính lên bảng 10 hình tam giác. H:Có mấy hình tam giác? (10 hình) GV gạch đi 1 hình tam giác. H:Bớt đi mấy hình tam giác? ( 1 hình tam giác) H:10 hình tam giác bớt 1hình tam giác còn lại mấy hình tam giác?(9) H:10 bớt 1 còn mấy?(9) H:bớt chuyển thành phép tính gì? H:10 trừ 1 bằng mấy? HS nêu phép tính . GV ghi bảng: 10 - 1 = 9 Một số HS đọc. H:Có 10 hình tam giác bớt 9 hình tam giác còn lại mấy hình tam giác? (1) H:10 trừ 9 bằng mấy? (1) HS nêu phép tính . GV ghi bảng: 10 - 9 = 1 HS đọc phép tính. HS đọc lại 2 phép tính. 10 - 2 = 8 và 10 - 8 = 2 GV đính lên bảng 10 hình tròn rồi gạch đi 2 hình tròn. HS nêu bài toán, trả lời và nêu phép tính. GV ghi bảng phép tính: 10 - 2 = 8. Một số HS đọc. HS nêu nhanh kết quả của phép tính: 10 - 8 = ... HS đọc lại 2 phép tính vừa được thành lập. 10 - 3 = 7; 10 - 7 = 3; 10 - 4 = 6; 10 - 6 = 4; 10 - 5 = 5 HS mở SGK quan sát tranh vẽ, nêu bài toán, trả lời và tự viết phép tính. HS ghi nhớ các công thức trên bảng. GV che dần các phép tính, HS thi đua học thuộc. 10 - 1 = 9 10 - 9 = 1 10 - 2 =8 10 - 8 = 2 10 - 3 = 7 10 - 7 = 3 10 - 4 = 6 10 - 6 = 4 10 - 5 = 5 10 - 5 = 5 Giải lao c. Thực hành *Bài tập cần làm: 1; 4 Bài 1 ( Trang 83 SGK): HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm bài. Làm xong , các em đổi chéo vở để kiểm tra cho nhau. GV giúp HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ từ các phép tính: 1 + 9 = 10 10 - 1 = 9 10 - 9 = 1 Bài 4 ( Trang 83 SGK): HS quan sát tranh, nêu bài toán tương ứng và tự viết phép tính thích hợp. Gọi 1 số em nêu bài toán và phép tính tương ứng. GV chấm, chữa bài. *Bài tập có thể làm tiếp: Bài 2; 3 Bài 2 ( Trang 83 SGK): HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm bài. 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 9 GV gọi 1HS lên bảng chữa bài. GV ghi điểm. Bài 3 ( Trang 83 SGK): HS nêu cách làm bài. HS làm bài vào bảng con. GV khen những HS làm bài đúng. 4. Củng cố, dặn dò(3’): Gọi 1 số HS xung phong đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10. Chuẩn bị bài sau. Luyện tập. Thủ công (tiết 15) Gấp cáI quạt I. Mục tiêu: Biết cách gấp cái quạt bằng giấy. Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy.Các nếp gấp có thể chưa đều,chưa thẳng theo đường kẻ . * Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Giáo dục HS yêu thích môn học . II. Đồ dùng dạy - học : GV: mẫu gấp cái quạt có kích thớc lớn, giấy thủ công . HS: giấy thủ công, vở thủ công . III. Các hoạt động dạy - học: 1.ổn định tổ chức (1’):Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ (2’): GV kiểm tra đồ dùng học tập. 3. Bài mới (30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, HS nhắc lại, GV ghi đầu bài lên bảng. b. hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: GV cho HS quan sát vật mẫu H:em có nhận xét gì về cái quạt giấy? ( quạt có đường gấp đều nhau) H:Nếu không có hồ dán ở giữa thì có thành quạt không? c. GV làm mẫu và hướng dẫn qui trình gấp. GV treo tranh qui trình. GV: Ta gấp các nếp đều nhau. H:Gấp các nếp đều nhau ta gấp như thế nào? Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp đều nhau. Bước 2: Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa sau đó dùng chỉ hoặc len buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng. H:Bước 2 ta làm thế nào? Bước 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát nhau khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt. H:Em nhắc lại cách gấp cái quạt? HS nêu, HS nhận xét. Giải lao d. HS thực hành gấp: HS gấp. GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu. HS trưng bày sản phẩm GV và HS cùng đánh giá và nhận xét chọn ra bài đẹp . 4.Củng cố, dặn dò (2’): GV nhận xét, tuyên dương. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Bài tuần 16 Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu Ngày ... tháng 12 năm 2010 ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: