I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng,.
Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
Trả lời được câu hỏi 1, 2(SGK).
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
HS:Bộ chữ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
tuần 26 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011 Tập đọc(tiết 7+8) Bàn tay mẹ I. Mục đích , yêu cầu Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng,... Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ. Trả lời được câu hỏi 1, 2(SGK). *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy học GV:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK HS:Bộ chữ III. Hoạt động dạy học Tiết 1 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’) GV kiểm tra và chấm điểm nhãn vở tự làm của HS Kiểm tra viết các từ: hằng ngày, làm việc, gánh nước, nấu cơm, rám nắng 3. Dạy bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp vào bài,HS nhắc lại b.Hướng dẫn HS luyện đọc +) GV đọc mẫu bài văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm +) HS luyện đọc HS luyện đọc tiếng, từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. Luyện đọc tiếng, từ khó kết hợp phân tích (in sau kí hiệu T trong SGK) GV giải nghĩa: rám nắng(da bị nắng làm cho đen lại) xương xương(bàn tay gầy) HS luyện đọc trong sự phân biệt các tiếng có âm, vần, dấu thanh đối lập (l-n, an-ang) Luyện đọc câu HS đọc trơn từng câu theo cách: mỗi em đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất; tiếp tục với câu sau. Sau đó, GV gọi 1 HS đầu bàn, các em sau tự đứng lên đọc tiếp nối nhau Luyện đọc cả bài HS đọc tiếp nối theo đoạn HS thi đọc cả bài.HS đọc đồng thanh cả bài c. Ôn các vần an, at GV nêu yêu cầu 1 trong SGK HS tìm tiếng trong bài có vần an(bàn tay) HS đọc và phân tích tiếng GV nêu yêu cầu 2 (tìm tiếng ngoài bài có vần an, at) Vần an: bàn ghế,tan học...... Vần at: mát mẻ, ca hát... HS đọc từ mẫu (GV kết hợp giải nghĩa) HS thi đua tìm tiếng, từ ngoài bài có vần an, at 4.Củng cố, dặn dò(2p) HS chơi trò chơi đọc tiếp sức.Tuyên dương HS học tiến bộ. Tiết 2 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2.Bài cũ(2’) H:Gọi HS nhắc lại bài vừa học? 3.Bài mới(30’) a) Tìm hiểu bài đọc GV đọc câu hỏi 1 HS đọc tiếp nối 2 đoạn đầu của bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: “Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình ?” (Mẹ đi chợ,nấu cơm,tắm cho em bé,giặt một chậu tã lót đầy) HS đọc yêu cầu 2 H:Câu văn nào diễn tả tình cảm của bình với đôi bàn tay mẹ? (Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng,các ngón tay gầy gẫy xương xương của mẹ.) Một số em đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ 2 - 3 HS thi đọc diễn cảm toàn bài,lớp đồng thanh một lần. b) Luyện nói GV nêu yêu cầu của bài tập HS nhìn tranh thực hành hỏi - đáp theo mẫu HS tự hỏi - đáp nhưng không nhìn sách hoặc không hỏi những câu hỏi trong SGK H:Ai nấu cơm cho bạn ăn?(Mẹ nấu cơm cho tôi ăn) GV khuyến khích HS trả lời câu hỏi khác,GV nhận xét,cho điểm. H:ai mua quần áo mới cho bạn?(bố,mẹ mai quần áo mới cho tôi) H:Ai chăm sóc khi bạn ốm?(bố mẹ chăm sóc khi tôi ốm) H:Ai vui khi bạn được điểm 10?(Cả nhà vui khi tôi được điểm 10) 4. Củng cố - dặn dò(3’) GV nhận xét giờ học, biểu dương những em học tốt Nhắc HS về nhà học bài và xem trước bài sau : Cái bống Thứ ba ngày 01 tháng 3 năm 2011 Toán (tiết 101) Các số có hai chữ số I. Mục tiêu Nhận biết về số lượng,biết đọc và viết đếm các số từ 20 đến 50; nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50. Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị GV,HS:Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 III. Hoạt động dạy-học 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2.Bài cũ(3’)Nhận xét bài kiểm tra của HS. 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp ghi đầu bài lên bảng, hS nhắc lại. b.Giới thiệu các số từ 20 đến 30 GV hướng dẫn HS : lấy ra 2 bó que tính và nói: H:Có mấy chục que tính? ( có 2 chục que tính), lấy thêm 3 que tính nữa H:lấy thêm mấy que tính nữa?(lấy thêm 3 que tính) GV giơ lên và nói: Hai chục và 3 là hai mươi ba Gọi 3 HS nhắc lại GV: Hai mươi ba viết như sau: 23 HS nhìn số đọc Lưu ý: 24 đọc là: Hai mươi tư 25 đọc là: Hai mươi lăm Giải lao GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 HS đọc yêu cầu của bài và làm bài Lưu ý phần b) chỉ yêu cầu HS viết các số từ 19 đến 30 rồi đọc số (nếu các em viết thêm các số 31, 32 thì hoan nghênh nhưng không bắt buộc) GV nhận xét,tuyên dương - Giới thiệu các số từ 30 đến 40 GV hướng dẫn HS nhận biết số lượng, đọc và viết các số từ 30 đến 40 tương tự các số từ 20 đến 30 HS làm bài tập 3 HS đọc yêu cầu bài 3, HS làm bài, HS đổi vở kiểm tra, GV nhận xét - Giới thiệu các số từ 40 đến 50 Tiến hành tương tự như các số từ 20 đến 30 HS làm bài tập 3, bài 4 vào vở HS thi đọc xuôi, đọc ngược từ 20 đến 50, GV nhận xét, tuyên dương 4.Củng cố, dặn dò(2’) HS chơi trò chơi thi viết nhiều số GV nhận xét tiết học, về học bài, xem trước bài sau: các số có hai chữ số (tiếp theo) ________________________________________ Chính tả (tiết 3) Bàn tay mẹ I. Mục đích, yêu cầu Nhìn sách hoặc bảng,chép lại đúng đoạn(hàng ngày,..chậu tã lót đầy); 35 chữ trong khoảng 15 - 17 phút. Điền đúng vần an hoặc vần at, chữ g , gh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 SGK. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn văn cần chép, nội dung các bài tập HS: Vở chính tả III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’) GV chấm điểm của những HS về nhà phải chép lại bài 3.Dạy bài mới(30’) a. Hướng dẫn HS tập chép GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần chép 1, 2 HS đọc lại đoạn văn Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm những tiếng các em dễ viết sai. VD: hằng ngày, bao nhiêu, là, việc, nấu cơm, giặt, tã lót HS vừa nhẩm vừa viết vào bảng con HS chép đoạn văn vào vở Khi HS viết, GV hướng dẫn các em cách ngồi, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở. Nhắc HS viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng cho HS soát lại. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không. Hướng dẫn các em gạch chân chữ viết sai, sửa lại bên lề vở GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến Hướng dẫn HS ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết GV chấm tại lớp một số bài, số còn lại mang về nhà chấm Giải lao 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a) Điền vần: an hay at Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài 4 HS lên bảng thi làm nhanh bài tập. Dưới lớp làm vào vở Từng HS đọc lại các tiếng đã điền Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua HS sửa lại bài trong VBTTV1/2 theo lời giải đúng b) Điền chữ: g hay gh Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài 4 em lên bảng thi làm đúng, làm nhanh. Cả lớp làm vào vở Từng HS đọc lại các tiếng đã điền Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua HS sửa lại bài theo lời giải đúng 4. Củng cố, dặn dò(3’) GV biểu dương các em học tốt Yêu cầu các em viết bài chưa tốt về nhà chép lại đoạn văn trong bài bàn tay mẹ. Tập viết(tiết 24) Tô chữ hoa: C, D, Đ I. Mục đích, yêu cầu Tô được các chữ hoa C, D, Đ Viết đúng các vần an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ - kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai.(mỗi từ ngữ viết được ít nhất một lần) **HS giỏi viết đều nét dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng,số chữ quy định trong vở tập viết 1,tập hai. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy - học GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết HS: Bảng con, phấn, vở TV III. Hoạt động dạy - học 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ(3’) GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS và chấm điểm một số bài 3.Dạy bài mới(30’) a. Giới thiệu bài GV treo bảng phụ đã viết trước nội dung bài viết và nêu mục đích, yêu cầu tiết học b. Hướng dẫn tô chữ hoa Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét HS quan sát chữ hoa trên bảng phụ và trong vở TV GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết (vừa nói vừa tô chữ hoa trong khung chữ) HS luyện viết vào bảng con c. Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: an, at, bàn tay, hạt thóc; anh, ach, gánh đỡ, sạch sẽ HS quan sát các vần, từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở TV1/2 HS tập viết vào bảng con Giải lao d. Hướng dẫn HS viết vào vở HS tô các chữ hoa; tập viết các vần, từ ngữ GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết GV chấm , chữa bài cho HS 4. Củng cố, dặn dò(2’) Cả lớp bình chọn người viết đúng, viết đẹp nhất trong tiết học. GV biểu dương những HS đó HS tiếp tục luyện viết trong vở TV1/2 - phần B Thứ tư ngày 02 tháng 3 năm 2011 Tập đọc(tiết 9,10) Cái Bống I. Mục đích , yêu cầu Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng... Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ. Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK) Học thuộc lòng bài đồng dao. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK HS:Bộ chữ III. Hoạt động dạy- học Tiết 1 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’) HS đọc bài Bàn tay mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK 3.Dạy bài mới(30’) a.Giới thiệu bài GV giới thiệu trực tiếp vào bài, HS nhắc lại đầu bài. b.Hướng dẫn HS luyện đọc GV đọc mẫu bài văn: giọng nhẹ nhàng, tình cảm HS luyện đọc HS luyện đọc tiếng, từ :(bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng) Luyện đọc tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn (in sau kí hiệu T trong SGK), GV kết hợp giải nghĩa từ khó: đường trơn (đường bị ướt nước mưa, dễ ngã), gánh đỡ (gánh giúp mẹ), mưa ròng (mưa nhiều, kéo dài) GV hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn khi viết chính tả phù hợp đặc điểm của lớp HS luyện đọc trong sự phân biệt các tiếng có âm, vần, dấu thanh đối lập (l-n, an-ang) Luyện đọc câu HS đọc trơn từng câu theo cách: mỗi em đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất; tiếp tục với câu sau. Sau đó, GV gọi 1 HS đầu bàn, các em sau tự đứng lên đọc tiếp nối nhau Luyện đọc cả bài. HS thi đọc cả bài. HS đọc đồng thanh cả bài Giải lao + Ôn các vần anh, ach a) GV nêu yêu cầu 1 trong SGK HS tìm tiếng trong bài có vần anh(gánh) HS tìm GV tô mầu, HS đọc HS đọc và phân tích tiếng b) GV nêu yêu cầu 2 (tìm tiếng ngoài bài có vần anh, ach) HS đọc câu mẫu :Nước chanh mát và bổ. Quyển sách này rất hay. HS thi đua nói câu có vần anh, ... h điểm thi đua HS sửa lại bài trong VBTTV1/2 theo lời giải đúng b) Điền chữ: ng hay ngh Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài HS lên bảng thi làm tiếp sức Từng HS đọc lại các từ đã điền Cả lớp và GV nhận xét HS sửa lại bài theo lời giải đúng 4.Củng cố, dặn dò(2’) GV biểu dương các em học tốt Yêu cầu các em viết bài chưa tốt về nhà chép lại đoạn văn Kể chuyện(tiết 2) ôn tập I. Mục đích, yêu cầu Đọc trơn cả bài tập đọc Vẽ ngựa. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết , bức tranh. Hiểu nội dung bài:Tính hài hước của câu truyện: Bé vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ. Trả lời câu hỏi1, 2(SGK) Giáo dục HS yêu thích môn học. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Chuẩn bị GV: nội dung ôn tập HS: SGK TV 1/2, vở chính tả III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2.Bài cũ:Không kiểm tra 3.Bài mới(30’) a. Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp ghi đầu bài, HS nhắc lại. b.Dạy bài mới Luyện đọc HS mở SGK bài Vẽ ngựa (TV 1/2) tự đọc GV gọi từng em đọc bài . GV cùng HS nhận xét, sửa chữa Giải lao Luyện viết HS tự chọn một bài chính tả rồi viết vào vở. GV chấm và nhận xét một số bài 4. Củng cố - dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học, khen ngợi các em đọc bài tốt, có bài viết đẹp Toán (tiết 103) Các số có hai chữ số (tiếp) I. Mục tiêu Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết các số từ 70 đến 99;nhận biết được thứ tự các số từ 70 đến 99 Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học GV, HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ(3’) Gọi HS lên bảng viết số:năm mươi hai,năm mươi lăm Đọc số:64,61 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài,HS nhắc lại b.Giới thiệu các số từ 70 đến 80 HS xem hình vẽ từ dòng trên cùng của bài học trong SGK để nhận ra có 7 chục nên viết 7 ở cột chục, có 2 que tính rời nên viết 2 ở cột đơn vị GV: Có 7 chục và 2 đơn vị, tức là có: bảy mươi hai HS viết số 72, một số HS đọc lại số HS lấy ra 7 bó chục và 1 que tính rời và nói: Bảy chục và một là bảy mươi mốt Tiến hành tương tự với các số còn lại HS làm bài tập 1, một số HS đọc lời giải GV lưu ý cách đọc các số: 71, 74, 75 Giải lao 2. Giới thiệu các số từ 80 đến 90, từ 90 đến 99 GV tiến hành tương tự với các số từ 70 đến 80 HS làm bài tập 2 HS nêu yêu cầu của bài HS làm bài vào SGK Một số HS lên bảng chữa bài,GV cùng HS nhận xét Bài 3: H:HS nêu yêu cầu của bài HS tự làm bài để nhận ra cấu tạo của các số GV nhận xét tuyên dương Bài 4: HS quan sát hình vẽ rồi trả lời: Có 33 cái bát, số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị (cũng là chữ số 3 nhưng chữ số 3 ở bên trái chỉ chục, chữ số 3 ở bên phải chỉ đơn vị) 4.Củng cố ,dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học, về học bài , chuẩn bị bài sau.So sánh các số có hai chữ số Mĩ thuật( tiết 26) vẽ chim và hoa I. Mục tiêu Hiểu được nội dung đề tài vẽ chim và hoa Biết cách vẽ tranh đề tài chim và hoa. Vẽ được tranh có chim và hoa. ** HS giỏi vẽ được tranh chim và hoa cân đối, màu sắc phù hợp. Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học GV:Sưu tầm môt số tranh ảnh có chim và hoa HS:Vở tâp vẽ 1,bút chì,bút mầu III. Các hoat động dạy- học 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2.Bài cũ(3’) Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài lên bảng,HS nhắc lại. b.GV giới thiệu môt số loài chim,hoa bằng tranh ,ảnh H: Tên loài hoa trong tranh? H:nêu mầu sắc của loài hoa? H:Hoa gồm có bộ phận nào? H:Kể tên các loài chim mà em biết? H:Con chim gồm có bộ phận nào? H:Kể các mầu sắc của các con chim mà em biết? GV tóm tắt:Có nhiều loài chim và hoa, mỗi loai có hình dáng mầu sắc riêng và đẹp. b.Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.GV cho HS quan sát hình minh hoạ H:Muốn vẽ bức tranh chim và hoa trước tiên ta phải làm gì? Vẽ hình GV nêu câu hỏi Tô mầu Gọi HS nhắc lại cách vẽ. Giải lao Thực hành(15’) HS vẽ bài vào vở GV gợi ý cho HS tìm thêm hình ảnh cho bài vẽ thêm sinh động HS trình bầy bài vẽ theo tổ, HS đánh giá bình chọn bài đẹp 4.củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học, về nhà tập vẽ lại. Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011 Tập đọc(tiết 11) tiết 1: ôn tập giữa học kì ii I. Mục đích , yêu cầu - Đọc được các vần, từ, câu và tập đọc đã học theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng : 25 tiếng/ phút ; trả lời 1 - 2 câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy học - GV: đề bài - HS : Ôn tập III. các Hoạt động dạy học 1. ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Dạy bài mới: 30’ a Giới thiệu bài. b.Nội dung. *GV cho HS đọc bài trên bảng lớp. Bài 1. Gv viết vần cho HS đọc. +om, am, anh, iêp, ung, uông, oanh, oach, inh, ach, uynh, uân, ang. Bài 2: Đọc từ. Bánh chưng, huân chương, mùa xuân, cánh buồm, thu hoạch, phụ huynh, tiếp khách. Bài 2: Đọc câu. Hoa ban xòe cánh trắng Lan tươi màu nắng vàng Cành hồng khoe nụ thắm Bay làn hương dịu dàng. *GV cho HS đọc bài trong SGK. GV cho HS mở SGK ra. GV yêu cầu HS đọc 1 bài bất kỳ(VD: Bài trường em; tặng cháu; bà tay mẹ; cái nhãn vở) trong chương trình đã học. HS đọc bài. Gv bao quát chung. GV nhận xét giờ học. tập đọc ( Tiết số 12) tiết 2: Kiểm tra GHKII I. Mục đích , yêu cầu - Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng : 25 tiếng/ phút ; trả lời 1 - 2 câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. - Viết được các từ ngữ, bài ứng dụng yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng : 25 tiếng/ 15 phút. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy học - GV: đề bài - HS : Ôn tập III. các Hoạt động dạy học 1. ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: ghi tên bài Kiểm tra giữa học kỳ II(kiểm tra viết) b. Đề bài: * Bài 1: Viết các vần: (2 điểm) oat, uy, oăng, oanh, iêp, uych, uya, ưu. * Bài 2: Viết các từ: (4 điểm) Phụ huynh, đón tiếp, khoai tây, thoáng mát, hoa hoè, sạch sẽ * Bài 3: Viết bài ứng dụng: (4 điểm) Hoa ban xoè cánh trắng Lan tươi màu nắng vàng Cành hồng khoe nụ thắm Bay làn hương dịu dàng. 4. Củng cố: 2’ - GV thu bài, nhận xét giờ học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Đọc ôn các bài tập đọc đã học và đọc trước bài: Hoa ngọc lan. Toán (tiết104) So sánh các số có hai chữ số I. Mục tiêu Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số Nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số. Giáo giục HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy- học GV, HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2.Bài cũ(3’) Gọi HS lên bảng làm bài:>,<,= 2 ... 5 10 ... 7 7 ... 7 8 ... 9 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài , HS nhắc lại. b.Giới thiệu 62<65 GV hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ có trong bài để nhận ra: 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị, 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị 62 và 65 cùng có 6 chục mà 2 đơn vị < 5 đơn vị nên 62 < 65 HS nhận biết 62 62 HS so sánh 42.....44 76....71 82....87 Giới thiệu 63 > 58 HS nhận ra 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 có 5 chục và 8 đơn vị 63 và 58 có số chục khác nhau, 6 chục > 5 chục nên 63 > 58 hay 58 < 63 GV tập cho HS diễn đạt, vd: Hai số : 24 và 28 đều có 2 chục, mà 4<8 nên 24<28 Hai số: 39 và 70 có số chục khác nhau, 3 chục < 7 chục nên 39<70 Giải lao Thực hành Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài Cả lớp làm bài vào vở rồi nhận xét Khi chữa bài cho vài HS giải thích một vài quan hệ như phần lý thuyết GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu của bài 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở rồi nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2 HS làm bài,HS chữa bài, GV nhận xét Bài 4: 2 HS nêu yêu cầu của bài Các nhóm cử đại diện lên bảng thi làm đúng, làm nhanh GV và cả lớp nhận xét tính điểm thi đua. 4.Củng cố, dặn dò(2’) H: Nhắc lại cách so sánh có hai chữ số? Về học bài, chuẩn bị bài sau Thủ công (tiết 26 ) cắt, dán hình vuông I. Mục tiêu - Biết cách kẻ, cắt và dán hình vuông Kẻ, cắt, dán được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. ** Với HS khéo tay kẻ, cắt, dán được hình vuông theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt được hình vuông có kích thước khác. HS ham học môn thủ công. II. Chuẩn bị GV:Chuẩn bị một hình vuông mẫu, một tờ giấy kẻ ô, bút chì , thước , kéo... HS:Giấy mầu có kẻ ô, một tờ giấy kẻ ô, bút chì , kéo, hồ dán. III.Các hoạt độnh dạy- học 1.ổn định lớp(1’)lớp hát 2.Bài cũ(3’)Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài, HS nhắc lại. b.GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét GV cho HS quan sát mẫu H: Hình vuông có mấy cạnh? H:Các cạnh có bằng nhau không? mỗi cạnh bao nhiêu ô? Giải lao GV hướng dẫn mẫu GV hướng dẫn HS kẻ ô GV hướng dẫn xác định điểm a, Đếm xuống 7 ô được điểm đ và đếm sang phải 7 ô được điểm b, từ điểm xuống 7 ô được điểm c, HS nối 4 điểm được hình vuông ABCD. GV hướng dẫn cắt rời và dán cắt theo cạnh AB, AD, DC, BC. Dán sản phẩm cân đối GV hướng dẫn cách kẻ, cách cắt hình vuông đơn giản: cắt 2 cạnh GV cho HS tập kẻ cắt 4.Củng cố,dặn dò(2’) Gọi HS nhắc lại cách kẻ cắt hình vuông.Về học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 27 Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu Ngày tháng 3 năm 2011 .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: