Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 2

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 2

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được những nhóm có số lượng 4, 5

- Đọc ,viết được các chữ số 4,5

- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số

- Lấy được nhóm vật có số lượng cho trước là 4,5

- Đếm, đọc viết được các số 1,2,3,4,5

 

docx 20 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Thứ 2, ngày 12 tháng 9 năm 2022
TIẾT 3: TOÁN
BÀI 4 : Số 4, số 5
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 4, 5
- Đọc ,viết được các chữ số 4,5
- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số
- Lấy được nhóm vật có số lượng cho trước là 4,5
- Đếm, đọc viết được các số 1,2,3,4,5
II. Đồ dùng dạy học: Ti vi- Mô hình số (trong bộ đồ dùng Toán)
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động:.
- Y/C HS QS cho 4 bạn lên đứng xép hàng HS đếm có bao nhiêu bạn?
- GV NX chốt lại từ đó dẫn dắt vào bài học.
2. Khám phá: hs theo dõi gv chiếu phần bài học lên màn hình
 Hoạt động 1: a. Nhận biết số lượng bốn và cách đọc sô 4
 - Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên trái và trả lời câu hỏi.
- Số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 4
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và viết số 4.Học sinh viết sô 4
b. Nhận biết số lượng năm và cách đọc sô 5
 - Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên phải, hỏi: 
- GV nhận xét: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 5.
- HS đọc: “năm bông hoa”, “ năm hình vuông” “số năm”.
- HD viết số 5
3. Thực hành: 
Bài 1: HĐ chung cả lớp
- Yêu cầu HS lấy ra 4 thẻ số từ 1 đến 5
- HS quan sát GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật.
- HS gắn thẻ từ phù hợp với số lượng đồ vật
- HS đọc các số từ 1 đến 5, và ngược lại
- Nhận xét
Bài 2: Cá nhân thực hành hđ 1 trong sách
 - Hướng dẫn yêu cầu HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng ghi số tương ứng
- HS làm vở bài tập
- GV NX, chốt lại
Bài 3: Cá nhân, tập viết số 4,5
- HS theo dõi GV viết số 4;5
- HS viết số trong vở
- Nhận xét, chữa lỗi sai
4. Vận dụng 
Tập đếm số bạn nam, nữ trong tổ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
.
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 6: c a (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các tiếng, chữ có c, a.
+ Học được cách đọc tiếng ca
Học sinh yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học 
-GV: Bộ chữ học vần, tranh ảnh, cái ca. 
-HS:SGK, bảng, phấn, bút chì.
III. Hoạt động dạy học: 
 1.Khởi động
- HS hát bài : cá vàng bơi 
- GV giới thiệu bài
2. Khám phá 
HĐ1 :Giới thiệu âm mới:
HĐ2+ Đọc tiếng/ từ mới: ca
- Yêu cầu học sinh phân tích tiếng ca
- GV nhận xét: Cách đọc và phân tích tiếng ca của chúng ta đã được thể hiện trong mô hình
HĐ3+Viết bảng con
* Hướng dẫn viết chữ c, a, ca:
- GV nhận xét, chữa lỗi sai
4. Vận dụng. 
- Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
----------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 6: c a ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các tiếng, chữ có c, a.
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ: cô, na, cơ, đa.
Học sinh yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học 
-GV: Bộ chữ học vần, tranh ảnh, cái ca. 
-HS:SGK, bảng, phấn, bút chì.
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: Thi tìm tiếng có âm c,a
2. Thực hành:
HĐ4: Đọc, tìm tiếng trong từ ứng dụng 
-Yêu cầu HS chỉ vào chữ trong vòng tròn và hỏi đây là chữ gì?
-Yêu cầu đọc đồng thanh: ca
-HS nghe GV giải thích về các từ : ca nô, ca sĩ, ca múa.
-Yêu cầu HS chỉ vào các từ ca nô, ca sĩ, ca múa và đọc: ca, ca, ca
- GV nhận xét
HĐ5: Viết ( vở tập viết) 
- GV yêu cầu tô, viết vào vở c, a, ca (cỡ vừa)
- Quan sát hướng dẫn, giúp đỡ.
- Nhận xét và sửa một số bài của HS.
3. Vận dụng. 
- Tìm tiếng có âm c và a đã học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
----------------------------------------------------------
TIẾT 3: GDKNS
Tiết đọc thư viện - Tiết 1
Bài: Giới thiệu thư viện cho phụ huynh và học sinh đầu cấp
I. Yêu cầu cần đạt:
* Đối với phụ huynh:
-  Thấy được Thư viện là “trái tim của trường học” là nơi học sinh tiểu học - những nhà trí thức tương lai biết cách chọn lựa sách báo; biết tìm những kiến thức và sử dụng kiến thức trong học tập từ đó phụ huynh khuyến khích con em làm bạn với sách, đọc sách cho học sinh nghe ở giai đoạn đầu và cùng đọc với các em ở những tháng cuối năm học trở về sau;
- Hỗ trợ nhà trường xây dựng hay sửa chữa, bổ sung để thư viện là nơi đẹp nhất, hấp dẫn nhất không chỉ dành cho giáo viên, học sinh mà cả gia đình cha mẹ học sinh cùng đến đọc sách với con em mình tạo thành “văn hóa đọc” cho trẻ ngay từ mái trường tiểu học;
* Đối với học sinh:
-  Thư viện là nơi mang lại cho trẻ nhiều lợi ích ngoài mục đích đọc sách. Thư viện cần tạo cơ hội thuận lợi nhất cho trẻ em phát triển các tiềm năng của mình một cách toàn diện. Đó là không gian học tập đa chức năng với các góc hoạt động khác nhau như: góc đọc, góc nghiên cứu, góc sáng tạo, góc nghệ thuật, góc nghe, góc trò chơi giáo dục,
II. Thành phần tham gia:
- Ban Giám hiệu;
- Phụ huynh học sinh và học sinh;
- Giáo viên phụ trách lớp;
- Giáo viên thư viện.
III. Nội dung sinh hoạt:
 1. Góc sinh hoạt của Ban giám hiệu với phụ huynh:
- Ban Giám hiệu làm rõ:
+ Vai trò quan trọng của việc xây dựng thói quen đọc sách hàng ngày cho học sinh (ở trường, ở nhà).
+ Nhấn mạnh vào thông điệp việc xây dựng thói quen đọc sách cần có sự góp sức của gia đình cùng với nhà trường.
HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH GIÚP (CÙNG) HỌC SINH ĐỌC SÁCH Ở NHÀ
* Trẻ thích đọc sách khi:
- Cha mẹ đọc sách với con thường xuyên.
- Cha mẹ dành thời gian kể cho trẻ những câu chuyện và đặt câu hỏi cho trẻ.
- Cha mẹ dùng đồ chơi và trò chơi minh họa để làm câu chuyện trở nên sống động hơn.
- Trẻ hiểu được rằng cha mẹ chúng thích đọc sách và cha mẹ sẽ là tấm gương tốt trong việc đọc sách cho các con.
- Cha mẹ dành thời gian nói chuyện về những địa điểm và nhân vật trong truyện.
 * Phụ huynh giúp trẻ đọc sách ở nhà thế nào?
- Cần tập đọc to câu chuyện trước.
- Đọc rõ với tốc độ vừa phải.
- Làm cho giọng đọc thêm phần kịch tính, ví dụ như giọng run rẩy khi nhân vật sợ hãi hoặc giọng giận dữ khi nhân vật giận dữ.
- Cố gắng sử dụng nhiều giọng đọc có sắc thái khác nhau cho các nhân vật khác nhau.
- Có thể đọc lại câu chuyện khi nào trẻ còn thích nghe. Trẻ em thường thích sự lặp đi lặp lại.
- Để cho trẻ đọc lại câu chuyện một mình (những tháng cuối của lớp 1).
- Thảo luận về câu chuyện - các sự kiện và nhân vật và đặt những câu hỏi như: "Con nghĩ là chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao con nghĩ là họ lại làm như vậy?"...
 2. Góc sinh hoạt của HS – GV:
 - GV (+ GV thư viện) ngồi đọc truyện cho các em nghe trong lúc Ban giám hiệu trao đổi với phụ huynh.
Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1&2: TIẾNG VIỆT
Bài 7: b e ê \ / 
I. Yêu cầu cần đạt:
 + Đọc, viết học được cách đọc các tiếng có chữ b,e,ê thanh huyền, thanh sắc: bế, bé, cá, bê, cà.
+ Đọc được tiếng bè, bé
+ MRVT các tiếng chứa b, e, ê thanh huyền, thanh sắc
+ Đọc được câu ứng dụng có tiếng chứa b, e, ê thanh huyền, thanh sắc
+ Hiểu được câu ứng dụng.
II. Đồ dùng dạy học 
-GV: Tranh ảnh minh họa, từ khóa bè. Mẫu chữ b, e, ê. Bảng phụ chữ viết mẫu bè, bế.
-HS:SGK, bảng, phấn, bút chì, VTV.
III. Hoạt động học
1.Khởi động: Hát 
- HS hát bài : Cháu lên ba
-GV liên hệ - Giới thiệu bài và ghi đề.
2. Khám phá: Tiết 1
+HĐ1: Giới thiệu âm mới, thanh mới
- HS quan sát GV treo tranh và giới thiệu
- HS đọc đồng thanh b,e,ê
+HĐ2: Đọc tiếng/ từ khóa
- HS quan sát GV viết tiếng bè lên bảng
- HS quan sát GV phân tích tiếng bè: Tiếng bè có âm b đứng trước âm e đứng sau và thanh huyền. Hôm nay chúng ta học cách đọc tiếng bè.
-Yêu cầu học sinh luyện đọc.
HĐ3: Đọc tiếng/ từ khóa có thanh sắc 
- YC HS đọc dấu sắc
- HS quan sát GV phân tích tiếng bé
- HS đánh vần: bờ - e – be- sắc – bé.
- HS theo dõi GV chốt: bé gồm có 2 âm b và e, thanh sắc.
- HS theo dõi GV viết dấu sắc lên bên cạnh tên bài b, e, ê.
- YC HS đọc các từ bế, bé, cá
-YC HS tìm tiếp các tiếng có thanh huyền trong tranh
-Tiếng bê có thanh ngang
HĐ4. Viết bảng con
GV hướng dẫn học sinh viết bảng con và nhận xét
* Hướng dẫn viết chữ e, ê :	
* Hướng dẫn viết bè:
* Hướng dẫn viết bé:
-GV nhận xét.
Tiết 2: 
Khởi động: HS hát bài tập thể
Thực hành
HĐ4. Đọc câu ứng dụng 
a. Giới thiệu
- Tranh 1: HS quan sát tranh và trả lời Tranh vẽ những ai?
- Tranh 2: HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ con gì?
-Yêu cầu HS đọc hai câu trong bài
b. Đọc thành tiếng
+ Đọc nhẩm:
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng trong hai câu dưới tranh.
+ GV đọc mẫu
+ Học sinh đọc tiếng từ ngữ theo yêu cầu của giáo viên
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh. 
HĐ 5: Viết vở tập viết 
- GV yêu cầu tô, viết vào vở b, e,ê, bè, bé (cỡ vừa)
- Quan sát hướng dẫn, giúp đỡ.
- Nhận xét và sửa một số bài của HS.
3. Vận dụng:- Về nhà tìm các tiếng có âm b, e, ê đã học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TC Toán
BÀI 4 : Số 4, số 5
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 4, 5
- Đọc ,viết được các chữ số 4,5
- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số
II. Đồ dùng dạy học : VBT
III. Hoạt động học
1. Khởi động:.
- Y/C HS QS cho 4 bạn lên đứng xép hàng HS đếm có bao nhiêu bạn?
- GV NX chốt lại từ đó dẫn dắt vào bài học.
2. Thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS lấy ra 4 thẻ số từ 1 đến 4
- HS quan sát GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 4 đồ vật.
- Giáo viên nhận xét
Bài 2: Treo tranh 
- Hướng dẫn yêu cầu , yêu cầu HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng
-HS nghe GV NX, chốt lại
+ HD hs làm BT toán
Bài 3: Viết số 4,5 vào vở BT Toán
3. Vận dụng: Luyện viết số 4,5 vào vở ô li, tìm đồ vật có số lượng 4,5
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
EM YÊU GIA ĐÌNH (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
-HS biết được ý nghĩa của tình yêu thương gia đình.
-HS thực hành thể hiện tình yêu thương gia đình.
- Hs biết yêu quý những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh và nhạc nền các bài hát: Ba ngọn nến lung linh. (Ngọc Lễ), Cả nhà thương nhau. (Phan Văn Minh), Cháu yêu bà. (Xuân Giao), Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. (Nguyễn Văn Chung)
III. Hoạt động học
1. Khởi động: HS hát bài Ba ngọn nến lung linh
2. Thực hành: 
Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh dưới đây có hành động thể hiện tình yêu thương gia đình?
Hướng dẫn HS quan ... có d, đ, i.
+ Đọc hiểu câu ứng dụng.
+ Học sinh yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học: 
-GV: Tranh ảnh minh họa từ khóa: dê, đỗ, bi; Mẫu chữ d, đ, i trong khung chữ; Bảng phụ có chữ viết mẫu : dê, đỗ, bi.
-HS:SGK, bảng, phấn, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – hoc
1.Khởi động: hát bài A<B<C
2. Thực hành:
HĐ5. Đọc thành tiếng.
- YC HS đọc đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS theo dõi GV đọc mẫu
-YC HS đọc cá nhân
-YC HS đọc từ có tiếng chứa d, đ, i, đi (bộ), bờ (đê), dế.
HĐ6. Viết vở tập viết 
- HS theo dõi GV yêu cầu tô, viết vào vở , đ, I, dê, đỗ, bi (cỡ vừa)
- Quan sát hướng dẫn, giúp đỡ.
- Nhận xét và sửa một số bài của HS.
3.Vận dụng:
- Em hãy nêu lại các chữ mình vừa học?
-Em hãy tìm từ ngữ chứa tiếng / chữ có đ, đ, i
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 10: ÔN TẬP (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
+ Đọc, viết được cá tiếng chứa âm đã học trong tuần b, c, d, đ, a, e, ê, i, o, ô, ơ.
+ MRVT có tiếng chứa b, c, d, đ, a, e, ê, i, o, ô, ơ.
+ Đọc hiểu các câu, đoạn ứng dụng.
+ Viết được các từ: bế bé, có cờ, dỗ bé
+Kể được câu chuyện “ Qụa trồng đậu” bằng 1-3 câu; hiểu được kết quả, niềm vui của lao động.
+ Yêu thiên nhiên, biết lao động chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: 
-GV: Tranh ảnh minh họa từ khóa: bé bò, đi bộ, đá, đổ, da cá; Mẫu chữ da cá, đi bộ trong khung chữ; Bảng phụ ; Tranh minh họa câu chuyện.
-HS:SGK, bảng, phấn, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học
1.Khởi động 
- HS hát bài : Ba thương con
- HS theo dõi GV liên hệ - Giới thiệu bài và ghi đề bài 
2. Khám phá 
HĐ1. Đọc ghép âm, vần, thanh thành tiếng.
- HS theo dõi GV treo bảng phụ/30 yêu cầu HS đọc thầm (GV hướng dẫn HS đọc thầm ghép âm, vần, thanh ở cột 1,2,3 và chỉ đọc to tiếng ghép được ở cột 4)
-YC HS đọc cá nhân nối tiếp
- GV chỉnh sửa những em phát âm chưa chính xác ( có thể giải thích thêm nghĩa của những từ trên)
HĐ2. Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- YC HS đọc các từ ngữ trong tranh/ 30
- HS theo dõi GV chỉnh sửa phát âm
- Tổ chức trò chơi: “Tìm nhanh tên cho tôi”
- HS theo dõi GV phổ biến luật chơi.
- HS theo dõi GV nhận xét – tuyên dương.
HĐ 3. Viết bảng con
HS theo dõi GV hướng dẫn cho học sinh viết từ da cá, đi bộ
- GV Nhận xét, chỉnh sửa.
HĐ4. Viết vở tập viết 
- HS theo dõi GV yêu cầu viết vào vở ,da cá, đi bộ (cỡ vừa)
- Quan sát hướng dẫn, giúp đỡ.
3.Vận dụng: Ôn lại bài đã học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..
Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2022
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 10: ÔN TẬP (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
+ Đọc, viết được cá tiếng chứa âm đã học trong tuần b, c, d, đ, a, e, ê, i, o, ô, ơ.
+ MRVT có tiếng chứa b, c, d, đ, a, e, ê, i, o, ô, ơ.
+ Đọc hiểu các câu, đoạn ứng dụng.
+ Viết được các từ: bế bé, có cờ, dỗ bé
+Kể được câu chuyện “ Qụa trồng đậu” bằng 1-3 câu; hiểu được kết quả, niềm vui của lao động.
+ Yêu thiên nhiên, biết lao động chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: 
Máy tính, tranh minh họa bài Quạ trồng đậu
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ5. Đọc đoạn ứng dụng 
a. Giới thiệu
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai?
- Bà và bé đang làm gì?
- Để biết bức tranh minh họa cho điều gì chúng ta cùng đọc bài nhé.
b. Đọc thành tiếng.
- HS theo dõi Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhẩm
- HS theo dõi GV đọc mẫu
-YC HS đọc nối tiếp
-YC HS cả đoạn
HĐ6. Viết chính tả 
- HS theo dõi GV đọc mẫu câu: Bà dỗ bé
- HS theo dõi GV lưu ý từ dễ viết sai chính tả :dỗ bé
-Hướng dẫn HS cách trình bày vở.
-GV đọc 
-GV đọc lại để HS soát lỗi.
3. Vận dụng:
- Em hãy tìm từ ngữ chứa tiếng chữ có âm/ chữ đã học trong tuần.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
VIẾT ( TẬP VIẾT)
I. Yêu cầu cần đạt:
+ Học sinh viết tập viết đúng kiểu chữ thường: bế bé, cá cờ, bí đỏ
+ Học sinh viết đúng, đẹp
+ Rèn cho học sinh tính cẩn thân, chăm chỉ.
II. Đồ dùng: Bảng phụ kẻ li
III. Hoạt động dạy-học
1.Khởi động: Cho hs đọc các từ chuẩn bị viết
- Tìm và nêu các âm đã học trong tuần
Hoạt động 1: Viết bảng con:
- HS quan sát từ: bế bé
+ Phân tích tiếng bế
+ Phân tích tiếng bé
+ Chữ b, ê,e cao mấy li?
- HS theo dõi GV viết mẫu, lưu ý HS nét nối các con chữ, vị trí dấu thanh.
- GV quan sát, uốn nắn
- GV thực hiện tương tự với các từ: cá cờ, bí đỏ
HĐ2: Viết vở Tập viết:
- GVHDHS viết vào vở Tập viết
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GVQS, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
3. Vận dụng: Viết các từ đã học vào vở ô li
TIẾT 4: TC TOÁN
Số 6; 7; 8; 9
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 6,7;8,9
- Đọc viết được các chữ số 6,7,8,9
- Học sinh rèn luyện tính nhanh nhẹn, cẩn thận khi làm bài
III. Hoạt động dạy-học
1. Khởi động:.( Tư duy, lập luận)
- Y/C HS QS cho 6 bạn lên đứng xếp hàng HS đếm có bao nhiêu bạn?
- Mỗi em cầm 1 đồ vật, cô cầm 1 đồ vât có bao nhiêu ?
- Cho mỗi em cầm 1 bông hoa có bao nhiêu bông hoa?
- Tạo nhóm 6,7,8,9
2. Thực hành:
Bài 1: Ôn đọc viết các số 6,7,8,9
- Yêu cầu HS lấy ra 7 thẻ số từ 1 đến 9
- HS theo dõi GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 9 đồ vật, 
- yêu cầu HS giơ thẻ số thích hợp (gắn 1 đồ vật thì Hs giơ thẻ số 1, tương tự đến 9 đồ vật, 
- Mời 1 HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, yêu cầu HS đếm số vật của nhóm để khẳng định bạn đó gắn thẻ số đúng rồi đọc số 
- nhận xét, chữa bài
Bài 2. Treo tranh 
- Hướng dẫn yêu cầu , yêu cầu HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng
Bài 3: Luyện viết số 6;7;8;9 vào vở ô li
- GV theo dõi uốn nắn
3. Vận dụng: Tìm đồ vật xung quanh em có số lượng từ 1 dến 9
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT
XEM- KỂ: QUẠ TRỒNG ĐẬU
I. Yêu cầu cần đạt:
+ Học sinh xem tranh và kế lại được câu chuyện Quạ trồng đậu.
+ Học sinh kể lại được câu chuyện 
+ Học sinh rèn tính mạnh dạn, tự tin
II. Đồ dùng dạy học: 
- Máy tính, tranh minh họa câu chuyện
III. Hoạt động dạy-họ
1. Khởi động:
- GV cho HS xem tranh và hỏi: Đây là con gì?
Để biết câu chuyện vầ nhân vật quạ này chúng ta cùng xem tranh và kể chuyện nhé!
3.Khám phá: Xem tranh – kể chuyện
HĐ1. Kể theo từng tranh
- HS theo dõi GV trình chiếu tranh 1:+ Qụa nhặt được cái gì ?
- HS theo dõi GV trình chiếu tranh 2:+ Qụa làm gì với những hạt đậu?
- HS theo dõi GV trình chiếu tranh 3:+ Những hạt đậu như thế nào?
- HS theo dõi GV trình chiếu tranh 4:+ Những cây đậu thế nào?
+Qụa cảm thấy thế nào?
HĐ2: Kể toàn bộ câu chuyện:
+. Kể nối tiếp câu chuyện trong nhóm
- GVHDHS kể lại câu chuyện theo nhóm 4
+ Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. Lưu ý HS nói được một câu chuyện có liên kết theo các mức độ, chẳng hạn:
- Mức 1: Qụa nhặt những hạt đậu. Qụa vải những hạt đậu xuống đất. Những hạt đậu mọc thành cây đậu. Cuối cùng cây đậu mọc ra rất nhiều quả. Qụa cảm thấy rất vui.
- Mức 2: Một hôm, Qụa nhặt những hạt đậu. Qụa bèn vùi chúng xuống đất. Chẳng bao lâu sau những hạt đậu mọc thành cây đậu. Cuối cùng những cây đậu ấy mọc ra bao nhiêu là nhiều quả. Qụa cảm thấy sung sướng vô cùng.
+ Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- GV gọi 1 số HS lên bảng chỉ tranh và kể lại nội dung câu chuyện
-GV nhận xét – tuyên dương
Hoạt động 3: Mở rộng
+Câu chuyện kể về nhân vật nào?
+Qụa là nhân vật thế nào?
-GV nhận xét – tuyên dương
3.Vận dụng:
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2: ÔN LUYỆN T Viêt
Luyện viết dấu \ / ~ ? .
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện viết được các dấu thanh
- Luyện viết đúng, đẹp 
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động luyện viết.Năng lực giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ viết các nét.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động:
- HS đọc lại các dấu đã học
2. Thực hành:
HĐ1: Viết bảng con:
- HS theo dõi GV cho HS nhắc lại cách viết các dấu
- Hs viết bảng lần lượt từng dấu
- HS theo dõi GV quan sát, uốn nắn
HĐ2. Viết vở:
- GV hướng dẫn HS viết các dấu vào vở 
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- GV nhận xét vở của 1 số HS
Vận dụng: Tìm các đồ vật xung quanh có các dấu đã học
IV.Điều chỉnh sau bài dạy
..
Tiết 3: SINH HOẠT LỚP
HỌC SINH CHIA SẺ THU HOẠCH VÀ PHẢN HỒI
TRÒ CHƠI: VÒNG TRÒN KẾT BẠN
I. Yêu cầu cần đạt:
HS chia sẻ về người bạn của mình sau khi đã quan sát bạn một thời gian; tạo cảm xúc tích cực, vui vẻ giữa các thành viên trong lớp.
II. Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động tổng kết tuần
GV thực hiện công tác tổng kết tuần và phổ biến những hoạt động của tuần sau.
2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình quan sát được về bạn ngồi cạnh, những gì mình thấy thú vị, bạn giống và khác mình điểm gì.
HS cùng phát hiện ra những thói quen chung, sở thích chung của các thành viên trong tổ. Những bạn có chung sở thích có thể đổi chỗ ngồi cạnh nhau để trò chuyện.
3. Hoạt động nhóm: Vòng tròn kết bạn
Bản chất: HS có điều kiện làm quen với nhiều bạn hơn trong lớp.
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
Phương án 1: GV cho phép cả lớp ra khỏi chỗ, thống nhất trước về hiệu lệnh tập hợp bằng chuông hoặc tiếng vỗ tay. Khi hiệu lệnh vang lên, HS chạy về các bàn, không nhất thiết phải ngồi đúng chỗ cũ.
Phương án 2: GV mời cả lớp ra sảnh hoặc xuống sân trường, xếp thành vòng tròn với từng cặp đôi đối mặt vào nhau. Khi GV hô: "Bước một bước, gặp bạn mới!”, HS bước sang phải để gặp một người bạn mới, chào hỏi, làm quen, hỏi thăm nhau. GV hô 3 lần như vậy, mỗi HS có thêm 3 bạn mới. GV chỉ định 5-6 HS chia sẻ về người bạn mới của mình: Bạn tên là gì? Em biết gì về bạn?
Kết luận: Chỉ cần thân thiện, kết bạn không hề khó.
4. Tổng kết
-	GV đề nghị HS trong thời gian học, chơi, tiếp tục quan sát bạn mình để thấy nhiều điều thú vị hơn nữa ở bạn. Ví dụ: bạn thích màu gì; bạn thích làm gì vào giờ ra chơi; bạn yêu thích đồ dùng học tập nào; bạn làm gì giỏi; bạn hay lặp lại động tác gì, có thói quen gì; mình và bạn có gì giống và khác nhau... GV lưu ý nhắc HS dùng con mắt “tích cực” để nhìn bạn, tìm điểm thú vị, hay, đẹp chứ không phải quan sát để tìm điểm xấu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_2.docx