1. Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oăt, uât, uyêt (xuất phát, chỗ ngoặt, trượt tuyết, ), trong mạch chung của chủ đề Ngày tuyệt vời.
2. Nhận diện được vần oăt, uât, uyêt, tiếng có vần oăt, uât, uyêt, đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới.
3. Đánh vần được tiếng có vần oăt, uât, uyêt.
4. Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oăt, uât, uyêt và các tiếng, từ ngữ có các vần oăt, uât, uyêt, tăng tốc độ viết các từ.
5. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.
6. Mở rộng hiểu biết về các loài hoa.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 20 Khối 1 (Từ ngày 30/01 đến ngày 03/02 năm 2023) Thứ, ngày Tiết Tiết CM Môn Tên bài dạy Hai ( Sáng) 30/01/2023 1 CC (HĐTN) 2 20 Đạo đức Bài 10: Cùng thực hiện nội quy (T2) 3 229 Tiếng Việt uân uyên uyt (T.1) 4 230 Tiếng Việt uân uyên uyt (T.2) 5 39 TNXH Bài 18: Con vật quanh em (T.2) Ba ( Sáng) 31/01/2023 1 GDThể Chất 2 59 Toán Các phép tính dạng 10 + 4, 14 – 4 3 231 Tiếng Việt oăt uât uyêt (T.1) 4 232 Tiếng Việt oăt uât uyêt (T.2) (Chiều) 1 TV (BD) Luyện viết 2 TV (BD) Luyện đọc 3 Toán (BD) Luyện tập Tư ( Sáng) 01/02/2023 1 60 Toán Các phép tính dạng 12 + 3, 15 – 3 2 40 TNXH Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi (T.1) 3 233 Tiếng Việt oanh uynh uych (T.1) 4 234 Tiếng Việt oanh uynh uych (T.2) (Chiều) 1 Toán (BD) Luyện tập 2 235 Tiếng Việt oăng oam oap (T.1) 3 236 Tiếng Việt oăng oam oap (T.2) Năm(Sáng) 02/02/2023 1 GDTC 2 59 HĐTN 3 237 TV (TH) Thực hành 4 238 TV (KC) Kể chuyện: Vượt qua nỗi sợ (Chiều) 1 Âm nhạc 2 Toán (BD) Luyện tập 3 TV (BD) Thực hành vở bài tập Sáu 03/02/2023 1 Mỹ thuật 2 239 TV (Ôn tập) Ôn tập (T.1) 3 240 TV (Ôn tập) Ôn tập (T.2) 4 61 Toán Các số đến 20 (T3) 5 SHL (HĐTN) Tổ trưởng GV Phan Thị Thúy Hằng MÔN TIẾNG VIỆT BÀI 1: UÂN, UYÊN, UYT YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp hs: 1.a. Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày tuyệt vời (ví dụ: được tặng cờ luân lưu, được trao vòng nguyệt quế,). 1.b.Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uân, uyên, uyt (cờ luân lưu, chơi bóng chuyền, huýt còi,). 2. Nhận diện được vần uân, uyên, uyt tiếng có vần uân, uyên, uyt. Nhận diện cấu trúc vần bắt đầu bằng âm (u) (có âm cuối /-n/, /-t/), đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới. 3. Đánh vần được tiếng có vần uân, uyên, uyt. 4. Viết chữ cỡ nhỏ các vần uân, uyên, uyt và các tiếng, từ ngữ có các vần uân, uyên, uyt, tăng tốc độ viết các từ. 5. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn. 6. Mở rộng vốn từ về những từ chứa tiếng có vần uân, uyên, uyt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thẻ từ các vần uân, uyên, uyt; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (cờ luân lưu, chơi bóng chuyền, huýt còi,); tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. 2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu:Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uân, uyên, uyt. - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”. Học sinh tham gia trò chơi: vỗ tay và hát bài hát Hoa lá mùa xuân; đọc, viết từ ngữ; nói câu có tiếng chứa vần thuộc chủ đề: Ngàn hoa khoe sắc. - HS tham gia đọc, viết - Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến uân, uyên, uyt. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa uân, uyên, uyt). - Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. - Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu tên chủ đề và quan sát chữ ghi tên chủ đề. - Hs quan sát và nói: phòng truyền thống, cờ luân lưu, huân chương, bóng chuyền,. - Hs tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa uân, uyên, uyt. Từ đó, học sinh phát hiện ra uân, uyên, uyt. - Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài. 2/HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: * Mục tiêu: Học sinh nhận diện được vần uân, uyên, uyt,tiếng có vần uân, uyên, uyt, đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới.Viết chữ cỡ nhỏ các vần uân, uyên, uytvà các tiếng, từ ngữ có các vần uân, uyên, uyt, tăng tốc độ viết các từ. 2.1. Nhận diện vần mới: a.1. Nhận diện vần uân: - Giáo viên gắn thẻ chữ uân lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần uân. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ uân. a.2. Nhận diện vầnuyên, uyt: Tiến hành tương tự như nhận diện vần uân. a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần uân, uyên, uyt: - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần uân, uyên, uyt. 2.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng luân. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng luân. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng luân. 2.3. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa: a. Đánh vần và đọc trơn từ khóa cờ luân lưu: - Gv hướng dẫn hs quan sát tranh từ cờ luân lưu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa luân. - Gv hướng dẫn hs đọc trơn từ khóa cờ luân lưu. b. Đánh vần và đọc trơn từ khóa bóng chuyền, huýt còi: Tiến hành tương tự như từ khóa cờ luân lưu. - Học sinh quan sát chữ uân in thường, in hoa, phân tích vần uân(âm uđứng trước, âm â đứng giữa, âm ađứng sau). - Học sinh đọc chữ uân: u-â-nờ-uân. - Học sinh nêu điểm giống nhau giữa các vần uân, uyên, uyt (đều có âm uđứng trước; có âm cuối /-n/ hoặc /-t/). - Học sinh quan sát. - Học sinh phân tích: gồm âm l, vần uân. - Học sinhđánh vần (đồng thanh, nhóm, cá nhân): lờ-uân-luân. - Học sinh quan sát từ cờ luân lưuphát hiện tiếng khóa luân vần uân trong tiếng khoá luân. - Học sinh đánh vần: lờ-uân-luân. - Học sinh đọc trơn từ khóa: cờ luân lưu. 2.4. Tập viết: a. Viết vào bảng con uân, cờ luân lưu, uyên, bóng chuyền, uyt, huýt còi: - Viết vần uân: GV viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ uân. - HS quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của vần uân (chữ u đứng trước, chữ â đứng giữa, chữ n đứng sau. - Học sinh viết vần uân vào bảng con. - Viết từ cờ luân lưu: Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ luân (chữ lđứng trước, vần uân đứng sau). - Viết chữ uyên, bóng chuyền, uyt, huýt còi: Tương tự như viết chữ uân, cờ luân lưu. b. Viết vào vở tập viết: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết uân, cờ luân lưu, uyên, bóng chuyền, uyt, huýt còi vào vở Tập viết. - Giáo viên nhắc học sinh: chú ý khoảng cách giữa chữ trong một từ và độ cao các chữ theo cỡ chữ nhỏ. - Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ luân. - Học sinh viết chữ cờ luân lưu vào bảng con. - Học sinh viết uân, cờ luân lưu, uyên, bóng chuyền, uyt, huýt còi. - Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn. TIẾT 2 2.5. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút): * Mục tiêu: Học sinh đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn. a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng: - Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần uân, uyên, uyt theo chiều kim đồng hồ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần uân, uyên, uyt. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm các từ có chứa uân, uyên, uyt và đọc các từ vừa tìm được. - Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần uân, uyên, uyt (tuần tra, thuyền buồm, xe buýt). - Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ: tuần tra, thuyền buồm, xe buýt. - Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng: tuần tra, thuyền buồm, xe buýt. - Học sinh tìm và đọc các từ mới, ví dụ: quấn quýt, uyên ương, kim tuyến, tu huýt, b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng: - Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Mẹ nói tuần đầu Huân sẽ làm quen với ai và việc gì? Ai đưa Huân vào lớp? - Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu. - Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc. - Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng. - Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng. 4/ VẬN DỤNG: * Mục tiêu: Học sinh biết Tìm các tiếng chứa vần uyt. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng. - Giáo viên tổ chức trò chơi “Hoa gì đây?” - Học sinh đọc: Tìm trong các từ ngữ sau tiếng chứa vần uyt. - Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: Tìm các tiếng chứa vần uyt. Củng cố-Dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có uân, uyên, uyt. - Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có uân, uyên, uyt; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học. - Hs chuẩn bị tiết học sau: oăt uât uyêt. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. MÔN TIẾNG VIỆT BÀI 2: OĂT, UÂT, UYÊT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp Hs: 1. Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oăt, uât, uyêt (xuất phát, chỗ ngoặt, trượt tuyết,), trong mạch chung của chủ đề Ngày tuyệt vời. 2. Nhận diện được vần oăt, uât, uyêt, tiếng có vần oăt, uât, uyêt, đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới. 3. Đánh vần được tiếng có vần oăt, uât, uyêt. 4. Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oăt, uât, uyêt và các tiếng, từ ngữ có các vần oăt, uât, uyêt, tăng tốc độ viết các từ. 5. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn. 6. Mở rộng hiểu biết về các loài hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thẻ từ các vần oăt, uât, uyêt; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (xuất phát, chỗ ngoặt, trượt tuyết,); tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. 2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: Học si ... 23-25 phút):* Giới thiệu mặt đồng hồ và hướng dẫn xem đồng hồ: * Mục tiêu:Giúp học sinh làm quen biểu tượng đại lượng thời gian. Nhìn đồng hồ: đọc, viết được thời điểm giờ đúng (kim phút chỉ số 12). Liên hệ với các thời điểm sinh hoạt hằng ngày. Sử dụng thuật ngữ với đại lượng thời gian: lúc. - Giáo viên dùng đồng hồ để bàn, giới thiệu giúp học sinh nhận biết mặt đồng hồ có:Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút (các kim quay theo chiều từ số bé tới số lớn). Mười hai số từ số 1 tới số 12. - Giáo viên hướng dẫn xem đồng hồ:Ví dụ: Khi kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 7, đọc là: 7 giờ. - Học sinh nhận biết kim giờ, kim phút và đọc các số trên mặt đồng hồ ở sách học sinh. - Học sinh xem đồng hồ. 3. Thực hành: a. Bài 1. Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ? a. Bài 1: - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giờ ở các đồng hồ và giải thích. - Học sinh đọc giờ ở các đồng hồ và giải thích.Ví dụ: đồng hồ màu hồng chỉ chín giờ, vì kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 9. b. Bài 2. Xoay kim đồng hồ: b. Bài 2: Xác định vị trí kim phút, kim giờ (thực hành trên mô hình đồng hồ). - Ví dụ: giáo viên nói “9 giờ”. - Giáo viên hướng dẫn tương tự với 2 giờ và 12 giờ. - Học sinhxác định vị trí kim phút, kim giờ (thực hành trên mô hình đồng hồ). - Học sinhxoay kim và mô tả “kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 9”. - Học sinh thực hiện tương tự với 2 giờ, 12 giờ. c. Bài 3. Nói theo tranh: c. Bài 3: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, thảo luận để nói một “câu chuyện”. - Giáo viên cung cấp các thuật ngữ: xuất phát, chạy trên đường, tới nơi). Ví dụ: Xe xuất phát lúc mấy giờ?Tới nơi lúc mấy giờ? - Giáo viên khuyến khích học sinh giải thích - Học sinh quan sát tranh, thảo luận để nói một “câu chuyện”. - Học sinhlắng nghe và trả lời: 7 giờ; 9 giờ. - Học sinhgiải thích. 4/ VẬN DỤNG (3-5 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện xoay kim đồng hồ để được: 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ. - Học sinh thực hiện. - Học sinh về nhà nhận biết một số “việc nhà” phù hợp với các em, dùng đồng hồ để “canh” giờ làm việc (9 giờ dọn dẹp nhà cửa, 10 giờ phụ mẹ làm bếp). Biết quý trọng thời gian, thói quen đúng giờ và ý thức quan tâm giúp đỡ người thân trong gia đình. - Học sinh thực hiện ở nhà. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 19: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI ( trang 80-81) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được việc làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. - Thực hiện chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. - Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phẩm chất: Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh môi trường; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, “ô cửa bí mật”, 2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động : * Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về một số con vật nuôi, dẫn dắt vào bài mới. - Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ hình ảnh con vật nuôi mà mình đã sưu tầm; giáo viên đặt câu hỏi: “Em thích nuôi con vật nào?” và cho học sinh chia sẻ về con vật đó, về những tình cảm của học sinh với con vật đó. Sau đó, giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học: “Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi”. - Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Đối xử tốt với vật nuôi : * Mục tiêu: Giúp học sinh có ý thức đối xử tốt với vật nuôi. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh (tranh 1 và 2 trang 80 sách học sinh) và cho biết nội dung các tranh này vẽ gì. - Giáo viên đặt câu hỏi: “Em có nhận xét gì về tình cảm của bạn Nam và chó Lu? Vì sao em biết?” - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH: Tình cảm gần gũi và thân thiết của vật nuôi với con người, một số việc làm để chăm sóc vật nuôi : * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số việc làm để chăm sóc vật nuôi. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và tự kể câu chuyện của chó Lu theo tranh. - Giáo viên kể lại câu chuyện. - Giáo viên đặt câu hỏi về cách cư xử của Nam với chó Lu; về tình cảm của chó Lu và Nam: Khi chó Lu bị ốm, bạn Nam đã làm gì? (hoặc) Nam có những hành động gì để chăm sóc chó Lu? - Gv yêu cầu hs chia sẻ nhóm đôi câu hỏi: “Nếu em được nuôi một con vật, em sẽ làm gì để chăm sóc nó?”. - Giáo viên gọi một số học sinh lên chia sẻ và kể câu chuyện về tình cảm của vật nuôi với học sinh, những việc học sinh làm để chăm sóc vật nuôi của mình. - Giáo viên và học sinh cùng nhau nhận xét và rút ra kết luận: Vật nuôi gần gũi, thân thiết với con người. - Học sinh quan sát tranh và tự kể câu chuyện của chó Lu theo tranh. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên. - Học sinh chia sẻ nhóm đôi câu hỏi: “Nếu em được nuôi một con vật, em sẽ làm gì để chăm sóc nó?”. - Học sinh lên chia sẻ và kể câu chuyện về tình cảm của vật nuôi với mình, những việc mình làm để chăm sóc vật nuôi của mình. - Học sinh nhận xét và rút ra kết luận. 4/VẬN DỤNG - Giáo viên yêu cầu học sinh tự chụp (hoặc nhờ người thân chụp) một số tấm hình về vật nuôi yêu thích của mình; hình chụp học sinh với vật nuôi yêu thích. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. TIẾT 2 1. Hoạt động khởi động : * Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước. - Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ những hình ảnh về vật nuôi yêu thích và những việc làm mà mình thường làm để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi của mình. Sau đó, giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài tiết 2. - Học sinh chia sẻ những hình ảnh về vật nuôi yêu thích và những việc làm mà mình thường làm để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. 2. Thực hành: * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được việc làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. - Giáo viên tổ chức trò chơi tiếp sức “Ô cửa bí mật”. Hai nhóm cùng chơi một lúc. Ở mỗi lượt chơi, lần lượt từng thành viên của mỗi nhóm sẽ lên mở một ô cửa bí mật (phía sau ô cửa này là một tranh (tranh 1, 2, 3 trang 82, 83 sách học sinh) minh hoạ cho 1 hành động đúng/sai về chăm sóc, bảo vệ vật nuôi). - Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên tổng kết trò chơi và cùng học sinh thảo luận, phân tích từng tranh. Có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý sau: Nội dung tranh này vẽ gì? Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Việc làm của bạn nhỏ trong tranh có thể hiện việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi không? Vì sao? - Giáo viên đặt câu hỏi: Kể tên một số việc em nên làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. Kể tên một số việc em không nên làm với vật nuôi. - Giáo viên tổng kết và rút ra kết luận: Có rất nhiều cách để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi: cho vật nuôi ăn, không chọc phá vật nuôi, đắp chăn giữ ấm cho vật nuôi, - Học sinh tham gia trò chơi tiếp sức “Ô cửa bí mật” theo hướng dẫn của giáo viên. - Với hành động đúng, học sinh sẽ gắn hoa xanh; với hành động sai, học sinh sẽ gắn hoa đỏ. Nhóm nào làm xong sớm và đúng sẽ giành chiến thắng. - Học sinh thảo luận, phân tích từng tranh. - Học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh lắng nghe. 3. Vận dụng: * Mục tiêu: Giúp học sinh xử lí đúng tình huống liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở cuối trang 83 sách học sinh và cho biết tranh này vẽ gì. - Giáo viên nêu tình huống cho học sinh và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cách xử lí tình huống, tập đóng vai tình huống. Sau đó, giáo viên mời một số nhóm lên đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - Giáo viên và học sinh cùng nhau nhận xét. Trong quá trình này, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh: Hai bạn nam trong tình huống đã có hành động gì với con mèo? Em có nhận xét gì về hành động này? Bạn nữ trong tình huống đã làm gì? Em có nhận xét gì về hành động này? - Gv tổng kết: Vật nuôi là những con vật sống cùng chúng ta. Chúng ta cần yêu thương và chăm sóc chúng và rút ra kết luận: Em yêu thương, chăm sóc vật nuôi. - Học sinh quan sát tranh, thảo luận theo nhóm cách xử lí tình huống, tập đóng vai tình huống. Sau đó, một số nhóm lên đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - Hs nhận xét theo gợi ý của giáo viên. - Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Chăm sóc - Bảo vệ”. - Giáo viên khuyến khích học sinh chia sẻ với người thân về một số việc nên làm/không nên làm để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU Thứ ba Tiếng Việt (2 tiết) ÔN TẬP Nội dung ôn tập: - GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các vần: oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Ngàn hoa khoe sắc trong vở bài tập TOÁN (1 TIẾT) ÔN TẬP Nội dung ôn tập: + GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về: - Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. - Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. - So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10). Thứ tư TOÁN (1 TIẾT) ÔN TẬP Nội dung g dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về: - Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. - Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. - So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10). Thứ năm Tiếng Việt (1 tiết) ÔN TẬP Nội dung ôn tập: - GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các vần: oăt, uât, uyêt và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Ngày tuyệt vời trong vở bài tập. TOÁN (1 TIẾT) ÔN TẬP Nội dung ôn tập: + GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về: - Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. - Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. - So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).
Tài liệu đính kèm: