Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 22

- Phát triển năng lực về văn học:

+ Từ tên chủ đề và những kinh nghiệm xã hội của bản thân, thảo luận, đánh giá về đặc điểm của các mùa trong năm, sự khác nhau về thời tiết và trang phục theo mùa.

+ Nhận biết sự khác nhau về trang phục cần mặc khi trời mưa và trời nắng, trao đổi với bạn về những hiểu biết của mình về mùa mưa.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

+ Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.

+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.

+ Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh

 

docx 20 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 22
Khối 1
(Từ ngày 13/02 đến ngày 17/02 năm 2023)
Thứ, ngày
Tiết
Tiết CM
Môn
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 13/02/2023
1
CC (HĐTN)
2
22
Đạo đức
Bài 11: Tự chăm sóc bản thân (T.2)
3
253
Tiếng Việt
Mưa (T.1)
4
254
Tiếng Việt
Mưa (T.2)
5 
43
TNXH
Bài 20: Giữ an toàn với một số con vật (T.2)
Ba ( Sáng)
14/02/2023
1
GDThể Chất
2
65
Toán
Chục - Số tròn chục (T.1)
3
255
Tiếng Việt
Mặt trời và hạt đậu (T.1)
4
256
Tiếng Việt
Mặt trời và hạt đậu (T.2)
(Chiều)
1
TV (BD)
Luyện viết
2
TV (BD)
Luyện đọc
3
Toán (BD)
Luyện tập
 Tư ( Sáng)
15/02/2023
1
66
Toán
Chục - Số tròn chục (T.2)
2
44
TNXH
Bài 21: Ôn tập chủ đề:THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T.1)
3
257
Tiếng Việt
Mặt trời và hạt đậu (T.3)
4
258
Tiếng Việt
Mặt trời và hạt đậu (T.4)
(Chiều)
1
Toán (BD)
Luyện tập
2
259
Tiếng Việt
Cầu vồng (T.1)
3
260
Tiếng Việt
Cầu vồng (T.2)
Năm(Sáng)
16/02/2023
1
GDTC
2
65
HĐTN 
SH theo chủ đề: Thể hiện cảm xúc khác nhau
3
261
TV (TH)
Thực hành
4
262
TV (KC)
Kể chuyện: Thần mưa và thần nắng
(Chiều)
1
Âm nhạc 
2
Toán (BD)
Luyện tập
3
TV (BD)
Thực hành vở bài tập
Sáu
17/02/2023
1
Mỹ thuật 
2
263
TV (Ôn tập)
Cầu vồng (T.3)
3
264
TV (Ôn tập)
Cầu vồng (T.4)
4
67
Toán
Các phép tính dạng 30 + 20, 50 – 20
5
SHL (HĐTN)
Tổ trưởng GV
 Phan Thị Thúy Hằng
TIẾNG VIỆT 
BÀI: MƯA (2 TIẾT)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Phẩm chất chủ yếu: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực Tiếng Việt qua hoạt động thực hành.
Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Từ tên chủ đề và những kinh nghiệm xã hội của bản thân, thảo luận, đánh giá về đặc điểm của các mùa trong năm, sự khác nhau về thời tiết và trang phục theo mùa.
+ Nhận biết sự khác nhau về trang phục cần mặc khi trời mưa và trời nắng, trao đổi với bạn về những hiểu biết của mình về mùa mưa.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.
+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
+ Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, SGV, một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to, hình minh họa tiếng có vần oa, ach.
- Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ.
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học.
Nhận biết sự khác nhau về trang phục cần mặc khi trời mưa và trời nắng, trao đổi với bạn về những hiểu biết của mình về mùa mưa.
- Trò chơi “Trời nắng – trời mưa”
+ GV phổ biến luật chơi
+ Cách chơi: 
GV hô: Trời nắng, trời nắng
HS hô: Đội mũ, che ô. HS đứng dậy đồng thời đưa hai tay lên cao, chụm vào nhau trên đầu như cái nón
- HS lắng nghe
GV hô: Mưa nhỏ, mưa nhỏ
HS hô: Tí tách, tí tách. Đồng thời HS đưa ngón tay này trỏ vào lòng bàn tay kia và đếm theo câu nói.
Tương tự như vậy, GV hô: mưa rào, mưa rào; sấm nổ, sấm nổ....
- Thông qua trò chơi, GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề của tuần “Mưa và nắng”.
- GV hỏi:
+ Em cảm thấy như thế nào khi trời nắng gắt/ trời mưa gió?
+ Khi ra khỏi nhà nếu gặp trời mưa em phải làm gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
- HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS tự liên hệ bản thân và trả lời
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:Luyện đọc văn bản
Mục tiêu: 
- Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.
- Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
a) Cho HS đọc thầm:
- GV kiểm soát lớp
b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ
- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc: đọc nhẹ nhàng, vui tươi, chủ yếu theo nhịp 2/2 hoặc 1/3
- Cả lớp đọc thầm bài thơ
- Nhắc HS để ý chỗ ngắt, nghỉ hơi
- HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi 
c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ.
- HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.
- GV nêu từ các nhóm phát hiện.
+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.
- HS giải nghĩa từ với sự gợi ý, hướng dẫn của GV
+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại. 
+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn. 
d) Luyện đọc câu
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV giới thiệu lưu ý cho HS cách ngắt, nghỉ hơi của bài thơ.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: 
+ tí tách: từ mô phỏng tiếng động nhỏ, gọn, liên tiếp, không đều nhau như tiếng nước rơi xuống từng giọt cách quãng
+ trắng xóa: Trắng đều khắp trên một diện rất rộng.
+ phập phồng: phồng lên, xệp xuống một cách liên tiếp.
e) Tổ chức cho HS đọc cả bài
- GV hỏi: Bài này được chia làm mấy đoạn?
- GV nhận xét, chốt: Bài này được chia thành 4 đoạn, mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV cho HS năng khiếu đọc toàn bài trước lớp.
f) Mở rộng vốn từ:
- Y/C HS đọc thầm lại bài thơ, dùng bút chì gạch chân tiếng trong bài có chứa vần oa, ach
- Gọi HS nêu tiếng chứa vần oa, ach
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV nhận xét, tuyên dương
- Đặt câu chứa từ có vần oa/ ach:
+ Chia lớp thành 2 đội, thi đua nói câu chứa từ có vần oa/ ach. Đội nào nói được nhiều câu hơn sẽ chiến thắng
- 2 đội tham gia trò chơi.
+ GV nhận xét, tuyên dương
- Học sinh nghe và quan sát giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc một số từ khó như: rơi, trước, sau, nhau, sạch, lượt; xoá, hoa,;cách ngắt nghỉ hơi đúng logic ngữ nghĩa, như Không/ xô đẩy nhau/, Mưa/ gọi chồi biếc/ mưa/ nâng cánh hoa/.
- Học sinhđọc thành tiếng theo nhóm nhỏ.
- Học sinhgiải thích nghĩa của một số từ khó hiểu, ví dụ: tí tách, trắng xoá, phập phồng, nốt nhạc,...
- Học sinh đọc thầm lại bài đọc, tìm tiếng trong bài có chứa vần oa, ach. 
- Học sinh đọc to từ/ tiếng chứa vần oa/ ach.
- Học sinh tìm và đặt câu, ví dụ: Em thích máy điều hoà.; Quê em có nhiều sông rạch.
TIẾT 2
3/ LUYỆN TẬP -THỰC HÀNH:
Mục tiêu: Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh
a/Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
- GV hỏi: Bài thơ tả cảnh gì?
- Bài thơ tả cảnh trời mưa. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- Y/C HS đọc câu 2
- Đọc lại bài thơ và tìm câu thơ có chứa hình ảnh được nhắc đến trong từng bức tranh.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: gắn câu thơ phù hơp với tranh
+ Tổ chức cho các nhóm trình bày
+ GV nhận xét, chốt nội dung bài học, GDHS tình yêu thiên nhiên.
- Em hãy học thuộc lòng một khổ thơ mà em yêu thích nhất? (5 phút)
- Thi đọc thuộc lòng
- Tổ chức bầu chọn, tuyên dương bạn đọc thuộc nhất, hay nhất.
b/ Luyện nói sáng tạo 
- Nêu Y/C của bài tập
- Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi hoạt động nói theo yêu cầu.
+ GV gợi ý: Bạn biết điều gì về mưa? Mình biết/ thấy ....... Còn bạn thì sao?
+ GV theo dõi, giúp đỡ HS.
+ Gọi 1 số nhóm lên trình bày trước lớp
+ GV nhận xét, tuyên dương.
- HS biết nêu nội dung chính của bài thơ và trả lời đúng câu hỏi
- Học sinh trao đổi trong nhóm nhỏ yêu cầu của hoạt động.
- Học sinh thực hiện: một bạn hỏi và một bạn trả lời và ngược lại.
- Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn.
4/ VẬN DỤNG: Trò chơi về mưa 
Mục tiêu: luyện phản xạ nhanh cho HS
- GV lựa chọn hoặc cho HS lựa chọn trò chơi về mưa và phổ biến luật chơi.
VD: Trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ”
+ GV phổ biến luật chơi: HS đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn, dập, kèm theo lời nói: Mưa to. HS phải chạy nhanh lấy tay che đầu. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói: Mưa tạnh. HS chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đúng im tại chỗ. (cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để HS phản ứng nhanh theo nhịp)
- Gv nhận xét
- Nhắc lại nội dung vừa được học (tên bài, tên tác giả, hình ảnh em thích, ....)
- HS đọc thuộc lòng ở nhà
- Chuẩn bị cho bài sau: “Mặt trời và hạt đậu”
- HS hào hứng tham gia trò chơi
-Học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
- Học sinh về nhà đọc thuộc lòng ở nhà, khi đi học về cần chào hỏi ba mẹ/ ông bà/ anh chị em; chuẩn bị bài:Mặt trời và hạt đậu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TOÁN
CHỤC - SỐ TRÒN CHỤC 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được các kiến thức về chục - số tròn chục trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng: Đếm, lập số, đọc, viết các số tròn chục trong phạm vi 100.Vận dụng thứ tự các số tròn chục, dự đoán quy luật, viết dãy số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 10 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 10 khối lập phương;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát.
- Học sinh hát bài “Mưởi ngón tay yêu”.
- Không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học s ... h minh hoạ, các bóng nói trong tranh, các câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng nội dung của từng đoạn truyện.Kể từng đoạn của câu chuyện, bước đầu kể toàn bộ câu chuyện.
- GV đưa từng tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh, đồng thời rút ra nội dung tranh.
+ Tranh 1: Ngọc Hoàng quyết định điều gì?
+ Tranh 2: Thần mưa đã làm gì?
+ Tranh 3: Thần nắng đã làm gì?
+ Tranh 4: Cuối cùng hai thần quyết định làm gì?
- GV đưa ra câu trả lời cho từng bức tranh
- GV giúp HS phát triển ý tưởng, lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý, thêm chen từ ngữ. 
Tranh 1:
+ Bức tranh 1 gồm những ai?
+ Họ đang làm gì?
+ Đọc bóng nói của Ngọc Hoàng và cho biết Ngọc Hoàng muốn hai thần làm gì?
Tranh 2: 
+ Thần mưa làm cây cối, nhà cửa như thế nào?
+ Mọi người cảm thấy như thế nào khi bị lũ lụt?
Tranh 3: 
+ Thần nắng làm ruộng đồng, con vật như thế nào? 
+ Mọi người cảm thấy như thế nào khi bị hạn hán?
Tranh 4: Cuối cùng hai thần quyết định làm gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 bạn, mỗi bạn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. GV nhắc HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể và khi ngồi nghe kể.
- GV cho HS kể trước lớp theo nhóm, theo cá nhân toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Hỏi:
+ Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
+ Điều gì xảy ra khi thần nắng và thần mưa không tranh giành hơn thua?
+ Hãy nêu tác hại của việc tranh giành hơn thua?
- GV nhận xét, chốt nội dung câu chuyện, 
- HS quan sát tranh, suy nghĩ và TLCH
- HS quan sát và theo dõi
- HS thảo luận nhóm kể chuyện.
- HS kể trước lớp. 
- HS nhận xét, đánh giá bạn.
- HS trả lời theo suy nghĩ của bàn thân
- HS lắng nghe
4. VẬN DỤNG
- GV tổ chức trò chơi “Trúc xanh”: Chia cả lớp thành 2 đội theo dãy bàn.
+ Mỗi đội sẽ lần lượt chọn 1 vị thần mà em thích, sau đó trả lời câu hỏi dưới vị thần đó:
* Câu hỏi: Tên của truyện là gì?
+ Tên của các nhân vật trong truyện?
+ Chi tiết nào em yêu thích nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.GDKNS.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau (Chủ đề Tết quê em)
- HS tham gia trò chơi.
- HS kể lại cho người thân nghe.
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TOÁN
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 30 + 20, 50 - 20 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức, Kĩ năng: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100 (tính nhẩm).
-Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, tính chất giao hoán của phép cộng trong các trường hợp cụ thể.
2. Năng lực chú trọng: Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3.Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 50 khối lập phương; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập phương;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM CỦA HS
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các khối lập phương lập số 20 và số 30.
- Học sinh nhóm 4: Dùng các khối lập phương lập số 20 và số 30.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu:Giúp học sinh thực hiện được phép cộng, phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100 (tính nhẩm). Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, tính chất giao hoán của phép cộng trong các trường hợp cụ thể. Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng và trừ
2.1. Xây dựng biện pháp cộng (nhẩm) các số tròn chục trong phạm vi 100:
- Giáo viên tiến hành theo hình thức: Dạy học thông qua giải quyết vấn đề. 
* Bước 1. Tìm hiểu vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát phép tính 30 + 20 = ? Thảo luận, trình bày nhận biết:Ta phải tính 30 + 20. 
- Viết các phép tính đã hoàn thiện ra bảng con:30 + 20 = 50
- Các nhóm quan sát phép tính 30 + 20 = ? Thảo luận, trình bày nhận biết:Ta phải tính 30 + 20. 
- Một vài nhóm trình bày cách thức giải quyết.Làm bằng cách nào (đếm hay tính)?Đếm thế nào?Tính thế nào?
- Học sinh nghe giáo viên tổng kết ngắn gọn cách làm của các nhóm, khen ngợi động viên; giới thiệu biện pháp tính kết hợp thao tác trên thiết bị dạy học. 3 chục + 2 chục = 5 chục.
30 + 20 = 50.
- Các nhóm thực hiện kế hoạch
* Bước 2. Lập kế hoạch:
- Giáo viên gợi ý: Dùng các thanh chục đã xếp ở phần khởi động thể hiện phép tính 30 + 20.
- Học sinh nhận biết muốn tính 30 + 20 phải gộp 3 thanh và 2 thanh để tìm số khối lập phương có tất cả.
* Bước 3. Tiến hành kế hoạch:
- Giáo viênhướng dẫn các nhóm thực hiện kế hoạch.
- Các khả năng có thể xảy ra:
+ Đếm:Đếm trên các khối lập phương (đếm thêm 1, thêm 10, );đếm trên các ngón tay; đếm trên hình vẽ tự tạo ra ( ,	)
+ Tính:3 chục + 2 chục = 5 chục (50); 3 + 2 = 5 nên 30 + 20 = 50.
- Các nhóm thảo luận, nêu cách thức giải quyết, nêu tên cách làm: Đếm hay Tính.
- Giáo viên khuyến khích một vài nhóm trình bày cách thức giải quyết. 
- Giáo viên tổng kết ngắn gọn cách làm của các nhóm, khen ngợi động viên.
- Giáo viên giới thiệu biện pháp tính kết hợp thao tác trên thiết bị dạy học: 3 chục + 2 chục = 5 chục; 30 + 20 = 50.
* Bước 4. Kiểm tra:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng đếm theo chục trên thiết bị dạy học để khẳng định kết quả đúng.
- Cả lớp cùng đếm theo chục (đếm thêm 10) để khẳng định kết quả đúng.
- Học sinh thực hiện được phép cộng, phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100 (tính nhẩm). Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, tính chất giao hoán của phép cộng trong các trường hợp cụ thể. Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng và trừ.
- Các nhóm thảo luận, nêu cách thức giải quyết, nêu tên cách làm: Đếm hay Tính.
- Các khả năng có thể xảy ra:
+ Đếm:Đếm trên các khối lập phương (đếm thêm 1, thêm 10, );đếm trên các ngón tay; đếm trên hình vẽ tự tạo ra ( ,	)
+ Tính:3 chục + 2 chục = 5 chục (50); 3 + 2 = 5 nên 30 + 20 = 50.
- Các nhóm thực hiện kế hoạch
- Viết các phép tính đã hoàn thiện ra bảng con: 30 + 20 = 50.
- Một vài nhóm trình bày cách thức giải quyết.Làm bằng cách nào (đếm hay tính)?Đếm thế nào?Tính thế nào?
- Học sinh kết hợp thao tác trên thiết bị dạy học. 3 chục + 2 chục = 5 chục.
30 + 20 = 50.
- Cả lớp cùng đếm theo chục (đếm thêm 10) để khẳng định kết quả đúng.
2.2. Xây dựng biện pháp trừ (nhẩm) các số tròn chục trong phạm vi 100:
- Giáo viên đặt vấn đề: 50 – 20 = ?
- Học sinh nói cách tính:
	5 chục – 2 chục = 3 chục
	50 – 20 = 30.
- Giáo viên sử dụng thiết bị dạy học có sẵn trên bảng thể hiện phép trừ bằng thao tác tách 2 thanh chục sang một bên, còn lại 3 thanh chục là kết quả.
- Học sinh kiểm tra đúng sai.
+ Học sinh đếm (50, 40, 30); dùng quan hệ cộng trừ:
+ Học sinh quan sát.
- Giáo viên giúp học sinh kiểm tra đúng sai, có thể bằng cách:
+ Đếm bớt 10: Giáo viên bớt từng chục trên thiết bị dạy học.
+ Dùng quan hệ cộng trừ:50 – 20 = 30 vì 30 + 20 = 50.
- Học sinh nói cách tính:
	5 chục – 2 chục = 3 chục
	50 – 20 = 30.
- Học sinh kiểm tra đúng sai.
+ Học sinh đếm (50, 40, 30); dùng quan hệ cộng trừ:
+ Học sinh quan sát.
3. Luyện tập - Thực hành
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong sách học sinh.
a. Bài 1. Tính nhẩm:- Khi sửa bài, giáo viênyêu cầu học sinh nói cách tính. Giáo viên lưu ý cặp phép tính cột thứ hai (20 + 60 cũng bằng 60 + 20).
- Học sinh làm bài, sửa bài, nói cách tính.
- Học sinh làm tốt các bài tập trong sách học sinh.
b. Bài 2. Tính nhẩm:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từ trái qua phải, chỉ cần viết kết quả cuối cùng.
- Học sinh làm từ trái qua phải, viết kết quả cuối cùng.
- Mở rộng: Giáo viên giúp học sinh nhận biết và gọi đúng tên các con vật trong tranh (sách học sinh trang 101): bò sữa, heo, gà trống, gà con – chó, mèo, dê – ngựa, lừa, cừu, thỏ).
- Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi nhận.
4/ VẬN DỤNG
*Mục tiêu: Học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học
- Giáo viên yêu cầu học sinh chơi trò chơi “Phản ứng nhanh”.
- Giáo viên nói phép tính và chỉ định.
Ví dụ: 10 + 50; 20 + 40; 70 + 10; 
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Học sinh nói nhanh kết quả.
- Giáo viên nhắc học sinh về nhà cùng người thân đếm từ 1 tới 100.Cùng người thân đếm tất cả các con vật trong bức tranh (sách học sinh trang101), lưu ý đếm theo một trình tự nhất định, không bỏ sót, không trùng lặp.Sau khi đếm xong, học sinh cùng phụ huynh đưa ngón tay (sách học sinh trang 101) để thể hiện 1 chục và 3 đơn vị.
Học sinh về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Thứ ba Tiếng Việt (2 tiết)
ÔN TẬP LUYỆN VIẾT, ĐỌC
Nội dung ôn tập:
- GV hướng dẫn học sinh luyện viết: Bước đầu thực hiện kĩ năng nghe – viết đoạn văn.Phân biệt đúng chính tả ch-/ tr-, dấu hỏi/ dấu ngã và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Mưa và nắng trong vở bài tập
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP
Nội dung ôn tập: 
+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Lập số, đếm, đọc, viết các số tròn chục
- Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 100
- So sánh các số trong phạm vi 100 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 100).
Thứ tư 
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP 
Nội dung ôn tập: 
+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Lập số, đếm, đọc, viết các số tròn chục
- Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 100
- So sánh các số trong phạm vi 100 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 100).
Thứ năm Tiếng Việt (2 tiết)
ÔN TẬP LUYỆN VIẾT, ĐỌC
Nội dung ôn tập:
- GV hướng dẫn học sinh luyện viết: Bước đầu thực hiện kĩ năng nghe – viết đoạn văn.Phân biệt đúng chính tả ch-/ tr-, dấu hỏi/ dấu ngã và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Mưa và nắng trong vở bài tập
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP 
Nội dung ôn tập: 
+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Lập số, đếm, đọc, viết các số tròn chục
- Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 100
- So sánh các số trong phạm vi 100 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 100).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_22.docx