Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 26

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 26

- Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày như: cầm vật nhọn, sắc, chọc phá thú vật, ném đá, trèo cây,

- Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt;

- Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt

- Đồng tình với thái độ, hành vi đúng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

 

docx 20 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 153Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26
Khối 1
(Từ ngày 13/03 đến ngày 17/03 năm 2023)
Thứ, ngày
Tiết
Tiết CM
Môn
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 13/03/2023
1
CC (HĐTN)
2
26
Đạo đức
Bài 13:Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt (T.1)
3
301
Tiếng Việt
Cô chổi rơm (T.1)
4
302
Tiếng Việt
Cô chổi rơm (T.2)
5 
53
TNXH
Bài 24: Em giữ vệ sinh cơ thể (T.2)
Ba ( Sáng)
14/03/2023
1
GDTC
2
79
Toán
Bảng các số từ 1 đến 100 (T.1)
3
303
Tiếng Việt
Cô chổi rơm (T.3)
4
304
Tiếng Việt
Cô chổi rơm (T.4)
(Chiều)
1
TV (BD)
Luyện viết
2
TV (BD)
Luyện đọc
3
Toán (BD)
Luyện tập
 Tư ( Sáng)
15/03/2023
1
80
Toán
Bảng các số từ 1 đến 100 (T.2)
2
54
TNXH
Bài 25: Em ăn uống lành mạnh (T.1)
3
305
Tiếng Việt
Ngưỡng cửa (T.1)
4
306
Tiếng Việt
Ngưỡng cửa (T.2)
(Chiều)
1
Toán (BD)
Luyện tập
2
307
Tiếng Việt
Mũ bảo hiểm (T.1)
3
308
Tiếng Việt
Mũ bảo hiểm (T.2)
Năm(Sáng)
16/03/2023
1
GDTC
2
78
HĐTN 
SH theo chủ đề: Những người sống quanh em
3
309
TV (TH)
Thực hành
4
310
TV (KC)
Kể chuyện: Chuyện ghế và bàn
(Chiều)
1
Âm nhạc 
2
Toán (BD)
Luyện tập
3
TV (BD)
Thực hành vở bài tập
Sáu
17/03/2023
1
Mỹ thuật 
2
311
TV (Ôn tập)
Mũ bảo hiểm (T.3)
3
312
TV (Ôn tập)
Mũ bảo hiểm (T.4)
4
81
Toán
Bảng các số từ 1 đến 100 (T.3)
5
SHL (HĐTN)
Tổ trưởng GV
 Phan Thị Thúy Hằng
MÔN ĐẠO ĐỨC 
BÀI 13: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN TRONG SINH HOẠT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày như: cầm vật nhọn, sắc, chọc phá thú vật, ném đá, trèo cây,
- Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt;
- Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt
- Đồng tình với thái độ, hành vi đúng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài thơ “Nước sôi” của Thanh Minh.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
- Gv đọc cho học sinh nghe bài thơ “Nước sôi” và kết nối hs vào bài mới “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt”.
- Học sinh nghe giáo viên đọc thơ.
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (29-32 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày như: cầm vật nhọn, sắc, chọc phá thú vật, ném đá, trèo cây.
a) Những vật dụng này có thể gây tai nạn, thương tích gì?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để thực hiện yêu cầu bài học. Các hình ảnh này là những vật dụng khá quen thuộc trong gia đình hay trong sinh hoạt đời thường, học sinh dễ dàng nhận diện từng hình ảnh và nêu những nguy cơ có thể xảy ra.
b) Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng những vật dụng đó?
- Giáo viênnhắc nhở học sinh rằng các em còn nhỏ, chưa thể tự mình sử dụng các dụng cụ trên. Nếu có nhu cầu sử dụng phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan sát cụ thể, chặt chẽ của người lớn. 
- Giáo viên nhắc nhở học sinh: Tuyệt đối không tự sử dụng các vật dụng trên theo ý mình mà không có sự quan sát, theo dõi của người lớn. Trong một số trường hợp đặc biệt, các em cần hiểu rõ công dụng của từng loại, biết cách sử dụng một cách an toàn.
c) Kể thêm một số vật dụng trong nhà có thể gây tai nạn, thương tích.
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tìm ví dụ trong một số phương diện khác.
- Học sinh hoạt động nhóm để thực hiện yêu cầu bài học: nhận diện từng hình ảnh và nêu những nguy cơ có thể xảy ra:
- Học sinh thảo luận và đưa ra cách phòng tránh: phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan sát cụ thể, chặt chẽ của người lớn.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tìm ví dụ trong một số phương diện như: thức ăn, nước uống, cầu thang, xe cộ, nhà cửa, đi đường, cây cối, bụi, 
3.LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH:
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.
3.1/Thảo luận (11-12 phút):
a) Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn?
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận nội dung của tất cả các hình.
+ Phòng tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu thang: Mắt nhìn các bậc thềm và bước chân; Tay vịn lan can; Đi với tốc độ bình thường, từng bước một, không lao, chạy; Không trượt trên lan can cầu thang; Phải có đủ ánh sáng,
+ Phòng tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng thang cuốn: Quan sát kĩ để chọn bậc lên; Đứng bên phải thang cuốn để nhường đường; Tay vịn chắc trên bề mặt lan can, không thò tay xuống phía dưới tay vịn;
+ Phòng tránh tai nạn, thương tích khi đi bậc thềm: Quan sát kĩ; Bước lên, xuống từng bậc một; Không chạy nhảy, phóng một lúc nhiều bậc;
b) Việc làm của các bạn có thể gây tai nạn, thương tích gì? Cần làm gì để phòng tránh?
- Giáo viên tổ chức thảo luận theo nhóm đôi để thực hiện hoạt động này. Mỗi nhóm tìm hiểu một hoạt động.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh nhận diện hình, sau đó trả lời các câu hỏi.
- Học sinh thảo luận, hiểu rõ nhiệm vụ cụ thể của mình, sau đó đề xuất các câu trả lời.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi, mỗi nhóm tìm hiểu một hoạt động: nhận diện hình, sau đó trả lời các câu hỏi.
TIẾT 2
3.2 Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi đúng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
a) Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao? Em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một đến hai hoạt động.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh nhận diện hình, sau đó phát biểu ý kiến.
- Sau khi tìm hiểu nội dung các hình, giáo viên yêu cầu học sinhlựa chọn đồng tình hay không đồng tình, vì sao?
- Cuối hoạt động, giáo viên nhắc nhở học sinh tuyệt đối tránh các tình huống, hoàn cảnh như trên để đảm bảo toàn, tránh những tai nạn, thương tích vô cùng nguy hiểm.
b) Vì sao phải chú ý phòng tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4: đưa ra ý kiến để trả lời câu hỏi vì sao phải chú ý phòng tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt. 
- Tuỳ thuộc vào câu trả lời của học sinh, giáo viên cần cân nhắc, điều chỉnh, bổ sung, dặn dò thêm.
- Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một đến hai hoạt động.
- Học sinhnhận diện hình, sau đó phát biểu ý kiến:Hình 1: Một bạn nam đứng trong bếp, tay sờ vào nồi đang nấu trên bếp, có hơi nóng bốc lên.Hình 2: Một bạn nữ bị một con chó cắn vào tay.Hình 3: Hai bạn nữ đang chơi cát, một bạn bốc cát ném vào mặt bạn kia. Hình 4: Ba bạn nam thả diều gần các cột điện cao thế.
- Học sinh lựa chọn không đồng tình và trả lời vì sao và đưa ra lời khuyên.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm 4: đưa ra ý kiến để trả lời câu hỏi vì sao phải chú ý phòng tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt. 
- Học sinh chú ý lắng nghe.
3. 3 Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt; nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Giáo viên cho các nhóm tiến hành sắm vai như một vở kịch nho nhỏ, không chú trọng diễn xuất mà chú ý vào cách khuyên nhủ bạn.
- Giáo viên giáo dục: Các em cũng hãy nhắc nhở bạn bè, người thân cẩn thận trong các tình huống trên.
- Các nhóm sắm vài theo tình huống của từng hình:
+ Hình 1: Với tình huống này, bạn hãy ngay lập tức tìm sự giúp đỡ của người lớn để tránh nguy cơ bị bỏng hoặc gây cháy nổ.
+ Hình 2: Bạn không nên vừa đi vừa dùng dao vì có nguy cơ đứt tay; nếu bị vấp ngã, dao có thể đâm vào người.
+ Hình 3: Bạn không nên dùng bật lửa hoặc hộp diêm tạo lửa vì có thể gây cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của mình và nhiều người khác.
+ Hình 4: Bạn không nên vừa sạc pin vừa dùng điện thoại vì có thể gây cháy nổ, bị điện giật.
TIẾT 3
4/ VẬN DỤNG: Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
- Giáo viên cho học sinh nhìn lại các hoạt động của mình và trả lời theo thực tế để các em nhận thức rõ hơn việc cần bảo đảm an toàn, tránh thương tích trong sinh hoạt.
- Giáo viên gợi ý cho các em nhớ lại những việc đã nêu trong các hoạt động ở trên như:Sử dụng thiết bị điện;Sử dụng phương tiện giao thông;Sử dụng các vật dụng trong gia đình;
Tham gia các trò chơi, hoạt động tập thể;Đi cầu thang, thang máy, thang cuốn, bậc thềm;Ăn uống,
- Giáo viên tuỳ vào câu trả lời của các em để góp ý, điều chỉnh nếu cần.
- Học sinh trả lời theo thực tế để bảo đảm an toàn, tránh thương tích trong sinh hoạt.
- Học sinhnhớ lại những việc đã nêu trong các hoạt động ở trên.
- Học sinh nêu các ý kiến cá nhân để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích trong tình huống trên. 
4.1. Hoạt động 1. Một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy (7-8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy.
- Giáo viên trình chiếu video clip hướng dẫn kĩ năng thoát khỏi đám cháy để học sinh xem và học hỏi.
- Giáo viên cần làm mẫu trước khi tổ chức cho học sinh thực hành, nhắc các em chú ý hỗ trợ nhau khi luyện tập. 
- Học sinh xem và học hỏi.
- Hs quan sát gv làm mẫu và thực hành, chú ý hỗ trợ nhau khi luyện tập:Nhớ các thao tác trong kĩ năng thoát hiểm.Đảm bảo an toàn khi luyện tập.
4.2. Hoạt động 2. Dùng băng dán cá nhân băng bó những vết thương nhỏ (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hành dùng băng dán cá nhân băng bó những vết thương nhỏ.
- Giáo viêntổ chức cho học sinh thực hành như hoạt động trên. Sau 2 hoạt động ở phần Thực hành, giáo viên lưu ý học sinh:Tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn.Luôn có sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của ng ... giá, nhận xét về phần trình bày của mình theo hướng dẫn của giáo viên.
4/ VẬN DỤNG (8-10 phút):
* Mục tiêu: Học sinh hát bài Em đội mũ bảo hiểm của nhạc sĩ Nguyễn Bằng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vàđặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung.
- Gv hướng dẫn hs xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- GV yêu cầu hS hát bài Em đội mũ bảo hiểm của nhạc sĩ Nguyễn Bằng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói thêm về lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm.
- Học sinh đọc câu lệnh.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi để phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu: hát bài Em đội mũ bảo hiểm của nhạc sĩ Nguyễn Bằng.
- Học sinh hát.
- HS nói thêm về lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa học (tên bài, thông tin nào con thích nhất về chiếc mũ bảo hiểm, ).
- Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: bài Thực hành.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1.Đọc trơn văn bản hướng dẫn về cách đội mũ bảo hiểm.
2.Nói về trình tự các bước đội một chiếc mũ bảo hiểm tương ứng với hình ảnh minh họa.
3.Mở rộng vốn từ về từ ngữ chỉ trình tự và thay từ ngữ đó cho các số tương ứng với các bước đội mũ bảo hiểm.
4.Phát triển năng lực quan sát,giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập
5.Bồi dưỡng phẩm chất có trách nhiệm - biết cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia giao thông trên đường thông qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, vở Bài tập Tiếng Việt tập 2; viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KHỞI ĐỘNG:
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ, tạo tâm thế phấn khởi cho HS bắt đầu vào bài học
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu thuộc chủ đề Những người bạn im lặng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
- HS thi đua, chia sẻ.
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Mục tiêu:Nói về trình tự các bước đội một chiếc mũ bảo hiểm tương ứng với hình ảnh minh họa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên treo tranh minh họa 4 bước đội mũ bảo hiểm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhtự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh quan sát tranh minh họa các bước đội mũ bảo hiểm và thảo luận với bạn về các bước đội mũ bảo hiểm tương ứng với tranh vẽ (4 bước).
- HS trao đổi với bạn và thực hiện bài tập vào vở.
- Học sinh tự đánh giá bài làm của mình và của bạn theo hướng dẫn của giáo viên.
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH(8-10 phút):
* Mục tiêu: Học sinh mở rộng vốn từ về từ ngữ chỉ trình tự và thay từ ngữ đó cho các số tương ứng với các bước đội mũ bảo hiểm. 
- Gv hướng dẫn học sinhtìm hiểu về các từ ngữ chỉ trình tự đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi với bạn về các yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn hs thảo luận thêm về lí do cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá, nhận xét về phần trình bày của mình.
- Học sinhtìm hiểu về các từ ngữ chỉ trình tự đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.
- HS thay các từ ngữ chỉ trình tự nêu trên cho các số tương ứng với các bước đội mũ bảo hiểm.
- Học sinh thảo luận thêm về lí do cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường.
- Học sinh tự đánh giá, nhận xét về phần trình bày của mình theo hướng dẫn.
4/ VẬN DỤNG (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa được học (nội dung mà em cảm thấy hứng thú).
- Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhắc lại nội dung vừa được học (nội dung mà em cảm thấy hứng thú).
- Học sinh chuẩn bị kể chuyện: Chuyện ghế và bàn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN ( trang 79)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1.Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Chuyện ghế và bàn,tên chủ đề Những người bạn im lặng và tranh minh hoạ.
2.Nhớ được các tình tiết, diễn biến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.
3.Biết dựa vào tranh minh hoạ, các từ ngữ gợi ý để ghi nhớ nội dung của từng đoạn truyện.
4.Nhận diện lời của các nhân vật và lựa chọn giọng nói phù hợp với từng nhân vật.
5.Kể từng đoạn của câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện. Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước lớp.
6. Biết bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
7. Bồi dưỡng phẩm chất có trách nhiệm - giữ gìn đồ dùng của mình sạch sẽ, gọn gàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện phóng to.
	2. Học sinh: Sách học sinh, tìm hiểu trước về câu chuyện sẽ học, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KHỞI ĐỘNG:
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ, tạo tâm thế phấn khởi cho HS bắt đầu vào bài học
- Giáo viên gọi vài học sinh kể chuyện tuần trước và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Hs kể
- Nhận xét
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Luyện tập nghe và nói (8-10 phút):
* Mục tiêu: Học sinh phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh hoạ.
- Giáo viên treo tranh minh họa truyện “Chuyện ghế và bàn”. 
- Giáo viên nêu các câu hỏi kích thích phỏng đoán nội dung câu chuyện: Trong các bức tranh có những nhân vật nào?Ai là nhân vật chính?Câu chuyện diễn ra ở đâu?Có những chuyện gì xảy ra với bàn và ghế?
- Gv dùng tên truyện và tranh minh hoạ để giới thiệu bài mới.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh dựa vào tên truyện, tranh minh hoạ và từ ngữ trong bóng nói để phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học.
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH:Luyện tập nghe kể và kể chuyện (12-15 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhớ được các tình tiết, diễn biến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.Biết dựa vào tranh minh hoạ, các từ ngữ gợi ý để ghi nhớ nội dung của từng đoạn truyện.Nhận diện lời của các nhân vật và lựa chọn giọng nói phù hợp với từng nhân vật.Kể từng đoạn của câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện.
- Gv yêu cầu hs nhắc lại cách nhận diện lời của nhân vật và cách sử dụng giọng nói phù hợp với lời của từng nhân vật.
- Giáo viênkể mẫu lần một toàn bộ câu chuyện, chú ý dùng giọng điệu khác nhau cho từng lời nhân vật và hoàn cảnh; yêu cầu học sinh liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình.
- Giáo viêndùng câu hỏi kích thích phỏng đoán: Nam có nghe được câu chuyện của cô bàn và bác ghế không? Con nghĩ Nam sẽ làm gì sau khi tỉnh giấc?
- Giáo viên kể lần 2 theo từng đoạn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể từng đoạn của câu chuyện, dùng cụm từ gợi ý dưới tranh để ghi nhớ nội dung truyện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh (nhóm học sinh) thực hiện kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện:Con thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?Nếu là Nam, con sẽ nói gì với bàn và ghế?
- Học sinh nhắc lại cách nhận diện lời của nhân vật và cách sử dụng giọng nói phù hợp với lời của từng nhân vật.
- Học sinh nghe giáo viên kể mẫu lần một toàn bộ câu chuyện và liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình.
- Học sinh nghe kể lần 2 theo từng đoạn và quan sát tranh minh hoạ theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.
- Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện với bạn trong nhóm nhỏ với âm lượng nhỏ, đủ nghe trong nhóm nhỏ.
- Học sinh (nhóm học sinh) thực hiện kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên để nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.
4/ VẬN DỤNG (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên truyện, nhân vật/ chi tiết mà con yêu thích nhất, lí do yêu thích.
-Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc, kể lại truyện cho người thân cùng nghe; chuẩn bị bài: Mít học vẽ tranh.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Thứ ba Tiếng Việt (2 tiết)
ÔN TẬP LUYỆN VIẾT
Nội dung ôn tập: - GV hướng dẫn học sinh luyện viết: Bước đầu thực hiện kĩ năng nghe – viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả uôi/ ui và dấu hỏi/ dấu ngã . và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Những người bạn im lặng trong vở bài tập.
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP
Nội dung ôn tập: 
+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Điền số vào sơ đồ tách- gộp .
- Hệ thống dãy số từ 1 tới 100.
- Đọc, viết số, nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 100. 
- So sánh hai số trong phạm vi 100. 
- Khái quát hoá cách so sánh ba số trong phạm vi 100.
- Vận dụng thứ tự các số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện dãy số.
Thứ tư TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP 
Nội dung ôn tập: + GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Điền số vào sơ đồ tách- gộp .
- Hệ thống dãy số từ 1 tới 100.
- Đọc, viết số, nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 100. 
- So sánh hai số trong phạm vi 100. 
- Khái quát hoá cách so sánh ba số trong phạm vi 100.
- Vận dụng thứ tự các số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện dãy số.
Thứ năm Tiếng Việt (2 tiết)
ÔN TẬP LUYỆN VIẾT
Nội dung ôn tập:
 - GV hướng dẫn học sinh luyện viết: Bước đầu thực hiện kĩ năng nghe – viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả uôi/ ui và dấu hỏi/ dấu ngã . và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Những người bạn im lặng trong vở bài tập.
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP 
Nội dung ôn tập: + GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Điền số vào sơ đồ tách- gộp .
- Hệ thống dãy số từ 1 tới 100.
- Đọc, viết số, nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 100. 
- So sánh hai số trong phạm vi 100. 
- Khái quát hoá cách so sánh ba số trong phạm vi 100.
- Vận dụng thứ tự các số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện dãy số.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_26.docx