- HS quan sát tranh phóng to trong SGK mục khám phá và tự trả lời câu hỏi: “Số nắp nhiều hơn hay ít hơn số lọ ”
- HS theo dõi GV kết luận.
- HS lấy 5 hình vuông màu đỏ và 4 hình vuông màu xanh gắn vào bảng con.
- HS đếm và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu nắp, bao nhiêu lọ?
- Kết luận.
- HS lấy 5 hình vuông màu vàng và 4 hình vuông màu xanh gắn vào bảng con.
TUẦN 5: Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2022 TIẾT 1: HĐTN SINH HOẠT DƯỚI CỜ THEO CHỦ ĐỀ: VẺ NGOÀI CỦA EM. I. Yêu cầu cần đạt: - HS biết được họ tên và vẻ ngoài của cô giáo dạy môn Mĩ thuật. - HS được giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm khi quan sát vẻ bề ngoài của một người. - Có hứng thú khi quan sát vẻ bề ngoài của bản thân. - Thông qua tiết học HS cảm thấy yêu bộ môn Mĩ thuật hơn. II. Đồ dùng dạy học. Tranh vẻ chân dung một số người. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động. Lớp hát 2. Khám phá. Hoạt động 1: Chúng em giao lưu với cô giáo dạy Mỹ thuật - Giao lưu cùng cô giáo Mỹ thuật. - Học sinh được xem tranh mẫu của GV mĩ thuật vẽ và lắng nghe một số vấn đề liên quan đến bức tranh. 3.Thực hành. - Hoạt động nhóm 4 : Quan sát 1 số bức tranh và nêu ra một số đặc điểm về vẻ bề ngoài ngoài của các bức tranh đó. - Chia sẻ, trình bày trước lớp. 4. Vận dụng: Chia sẻ những điều vừa khám phá cho người thân nghe TIẾT 3: TOÁN LỚN HƠN, BÉ HƠN. DẤU >, < I. Yêu càu cần đạt : - Biết trong hai số đã cho, số nào lớn hơn số kia. Biết sử dụng các dấu >, < để diễn đạt bằng lời. - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng học toán III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS chơi trò chơi: Thỏ tìm cà rốt - HS nghe GV giới thiệu bài. 2 Khám phá * Nhận biết lớn hơn, bé hơn - HS quan sát tranh phóng to trong SGK mục khám phá và tự trả lời câu hỏi: “Số nắp nhiều hơn hay ít hơn số lọ ” - HS theo dõi GV kết luận. - HS lấy 5 hình vuông màu đỏ và 4 hình vuông màu xanh gắn vào bảng con. - HS đếm và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu nắp, bao nhiêu lọ? - Kết luận. - HS lấy 5 hình vuông màu vàng và 4 hình vuông màu xanh gắn vào bảng con. -GV yêu cầu HS “ Hãy nối một hình vuông màu vàng với một hình vuông màu xanh ” - HS rút ra được số hình vuông màu vàng nhiều hơn hình vuông màu xanh - HS theo dõi GV kết luận.: Dùng kí hiệu 6 > 5 Dùng kí hiệu 5 < 6 - GV yêu cầu HS lấy hộp đồ dùng, lấy thẻ số là số nắp ( số hình vuông màu vàng), là số lọ ( số hình vuông màu xanh) và xếp thẻ dấu > hoặc < giữa hai số theo yêu cầu của GV 3.Thực hành: Bài 1: - HS làm việc nhóm đôi với SGK. - Cá nhân chia sẻ trước lớp. Bài 2: - HS hoạt động nhóm. - Các nhóm chia sẻ trước lớp. Bài 3: - HS hoạt động nhóm. - Các nhóm chia sẻ trước lớp. 4. Vận dụng. - HS so sánh các đồ vật xung quanh lớp học xem đồ vật nào lớn hơn, bé hơn. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 4: TIẾNG VIỆT BÀI 21 : NG NGH ( T1) I. Yêu càu cần đạt : - Đọc, viết, học được cách đọc các tiếng có ng, ngh. Mở rộng vốn từ có ng, ngh. Viết được chữ số 8. - Đọc, hiểu được đoạn ứng dụng. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong gia đình,biết trả lời câu hỏi. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết. II. Đồ dùng dạy học GV: Mẫu chữ, chữ số: ng, ngh, 8 HS: Sách Tiếng Việt, vở tập viết, VBT. III. Hoạt động dạy học Tiết 1 1. Khởi động: - HS thi đọc các âm đã học. tổ nào có bạn đọc được nhiều và đúng các âm đã học thì tổ đó 2. Khám phá Hoạt động 1: Khám phá âm mới a) Giới thiệu ng,ngh -Thực hiện tương tự các tiết học trước, GV giúp HS nhận ra và đọc được chữ ng,ngh trong vòng tròn. Nhận ra ng có trong ngô, ngh có trong nghỉ, nghệ. b) Đọc âm mới, tiếng/ từ khóa -HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng rổ: ngô: ngờ- ô- ngô, ngô tiếng ngô gồm có âm ng đứng trước, âm ô đứng sau . -Thực hiện tương tự với tiếng: ngủ, nghỉ, nghệ. - GV làm tương tự với tiếng: ngủ, nghĩ, nghệ Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng: - HS quan sát tranh SGK, đọc thầm từ ngữ dưới mỗi tranh. - Quan sát GV trình chiếu tranh,nghe giải nghĩa 1 số từ Hoạt động 3:Tạo tiếng mới chứa nh, th, ph -HS ghép âm ng, ngh với các nguyên âm, dấu thanh đã học để tạo thành tiếng mới, lưu ý HS ngh chỉ kết hợp với i, e, ê 3. Thực hành Hoạt động 4: Viết bảng con: -HS quan sát và nghe GV mô tả chữ mẫu GV mô tả chữ mẫu nh: Chữ ng là chữ ghép từ 2 chữ cái n và g -HS quan sát GV viết mẫu lên bảng lớp: ng -HS viết vào bảng con: ng. GV quan sát, chỉnh sữa chữ viết cho HS Thực hiện tương tự với chữ ngh, ngô, nghệ, 8. GV lưu ý HS nét nối giữa ng và h, nét nối các con chữ trong các tiếng 4. Vận dụng. - Tìm từ ngữ chứa tiếng/chữ có ng, ngh và đọc cho người thân của em cùng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ___________________________ BUỔI CHIỀU TIẾT 1: TIẾNG VIỆT BÀI 21 : NG NGH ( T2) I. Yêu càu cần đạt : - Đọc, viết, học được cách đọc các tiếng có ng, ngh. Mở rộng vốn từ có ng, ngh. Viết được chữ số 8. - Đọc, hiểu được đoạn ứng dụng. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong gia đình,biết trả lời câu hỏi. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết. II. Đồ dùng dạy học GV: Mẫu chữ, chữ số: ng, ngh, 8 HS: Sách Tiếng Việt, vở tập viết, VBT. III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: - HS chơi TC: Bay lên nào 2. Thực hành Hoạt động 1: Đọc đoạn ứng dụng a.Giới thiệu:HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ những ai? + Họ đang làm gì? b) Đọc thành tiếng: HS đánh vần, đọc trơn nhẩm (đủ cho mình nghe) từng tiếng trong các câu dưới tranh. - HS nghe GV đọc mẫu và đọc nhẩm theo. - HS đọc các từ có tiếng chứa ng,ngh. - HS luyện đọc từng câu (cá nhân). - HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm (đọc trong nhóm, đọc trước lớp). - HS đọc cả đoạn Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi -Nga làm gì hộ bà? (Nga kê ghế hộ bà) Hoạt động 3: Viết (vào vở Tập viết) - HS viết vào vở ng, ngh, ngô, nghệ, 8.Lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút 3. Vận dụng. - Tìm từ ngữ chứa tiếng/chữ có ng, ngh và đọc cho người thân của em cùng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. _ TIẾT 3 : GDKNS : AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 2: TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG ( T1) I. Yêu cầu cần đạt. - Biết ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu giao thông, nơi có tín hiệu đèn giao thông.Có phản ứng đúng với tín hiệu giao thông. - Xác định vị trí của đèn giao thông ở những phố có đường giao nhau, gần ngã ba, ngã tư, Đi theo đúng tín hiệu giao thông để bảo đảm an toàn. II. Đồ dùng dạy học - GV : Tranh vẽ phóng to - HS: Sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy và học. 1.Khởi động: - Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: Đường tín hiệu giao thông . - Đèn tín hiệu là hiệu lệnh chỉ huy giao thông, điều khiển các loại xe qua lại. - Có 2 loại đèn tín hiệu, đèn cho các loại xe và đèn cho người đi bộ. - Tín hiệu đèn cho các loại xe gồm 3 màu: Đỏ, vàng, xanh. - Đèn tín hiệu cho người đi bộ có hình người màu đỏ hoặc xanh. 2. Khám phá: HĐ 1. Tìm hiểu đèn tín hiệu giao thông. a.Đèn tín hiệu giao thông ba màu - Cho hs thảo luận nhóm 4: Quan sát 4 tranh trong sách giáo khoa( trang 8) trả lời câu hỏi: + Đèn tín hiệu giao thông đặt ở những nơi nào?. + Khi có tín hiệu đèn xanh các em được làm gì? + Khi có tín hiệu đèn vàng các em phải làm gì? + Khi có tín hiệu đèn đỏ các em phải làm gì? b. Đèn tín hiệu giao thông hai màu - Cho hs thảo luận nhóm 4: Quan sát 2 tranh trong sách giáo khoa( trang 9) trả lời câu hỏi:Đèn tín hiệu giao thông hai màu dành cho người đi bộ: + Khi có tín hiệu đèn xanh các em được làm gì? + Khi có tín hiệu đèn đỏ các em phải làm gì? HĐ 2 Đèn tính hiệu giao thông hai màu ở nơi giao nhau với đường sắt. - Cho hs thảo luận nhóm 2: Quan sát tranh trong sách giáo khoa( trang 9) trả lời +Khi có Đèn tính hiệu giao thông hai màu ở nơi giao nhau với đường sắt thì các em phải làm gì?. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Liên hệ giáo dục các em khi tham gia giao 3. Vận dụng. - Đi theo đúng tín hiệu giao thông để bảo đảm an toàn. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. . Thứ ba, ngày 4 tháng 10 năm 2022 TIẾT 1: TIẾNG VIỆT BÀI 22 : IA ( T1) I. Yêu càu cần đạt : - Đọc, viết, học được cách đọc các tiếng có ia. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ia Viết được chữ số 9. Đọc, hiểu được đoạn ứng dụng. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong gia đình,biết trả lời câu hỏi. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, slide minh họa từ khóa : bia, mía. Mẫu chữ, chữ số: ia, 9 III. Các hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: Hát - HS nghe GV giới thiệu bài. 2 Khám phá Hoạt động 1: Khám phá âm mới a)Giới thiệu vần ia: GV giới thiệu vần ia trong vòng tròn. - HS chỉ vần ia và đọc: ia - HS nhận ra ia trong “bia”, “mía” b) Đọc vần mới, tiếng,từ khóa -HS đánh vần, đọc trơn bia: bờ- ia- bia -Phân tích tiếng “bia” (Tiếng “bia” có âm b đứng trước, âm ia đứng sau) - Thực hiện tương tự với tiếng: mía. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng: - HS quan sát tranh SGK, đọc thầm từ ngữ dưới mỗi tranh. - HS tìm tiếng chứa vần ia, phân tích - HS quan sát GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ Hoạt động 3: Tạo tiếng mới chứa ia -HS chọn 1 phụ âm bất kì ghép với ia, lưu ý HS tìm tiếng có nghĩa - HS đọc tiếng mình tạo được - GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ TIẾT 2: Hoạt động 4. Viết bảng con: -HS quan sát và nghe GV mô tả chữ ia: Chữ ia là chữ ghép từ 2 chữ cái i và a -HS quan sát GV viết mẫu lên bảng lớp: ia -HS viết vào bảng con: ia. GV quan sát, chỉnh sữa chữ viết cho HS -Thực hiện tương tự với chữ bia, mía, 9. Hoạt động 5:Đọc đoạn ứng dụng a) Giới thiệu: - GV có thể cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: -Tranh vẽ những con vật nào? Chúng đang làm gì? (Tranh vẽ con gà và con thỏ. Gà ôm ngô, thỏ ôm lá khô) b) Đọc thành tiếng: - HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng - HS luyện đọc các tiếng có ia: tía, tỉa, chia - HS luyện đọc từng câu: cá nhân - HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp) - HS đọc cả đoạn: cá nhân, nhóm, lớp. Hoạt động 6: Trả lời câu hỏi -Thỏ làm gì? (Thỏ tỉa lá khô) - Gà tía làm gì? ( Gà tía bẻ ngô ) Hoạt động 7: Viết (vào vở Tập viết) - HS viết vào vở ia, bia, mía, 9 4. Vận dụng. - Tìm từ ngữ chứa tiếng/chữ có chứa ia và đọc cho người thân của em cùng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 3: Ô L TOÁN ÔN LUYỆN LỚN HƠN, BÉ HƠN. DẤU & ... SGK/34:Có bao nhiêu ? - HS làm bài cá nhân. - HS làm vào vở sau đó trình bày trước lớp. Bài tập 4/SGK/35: Nêu số theo đúng thứ tự? - Cá nhân HS tự hoàn thành các dãy số - HS lên bảng điền số - HS cùng cả lớp xác nhận kết quả đúng: 3. Vận dụng. - HS chơi trò chơi “ Tìm số, sắp thứ tự các số”. - Nhận xét tiết học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 2: TIẾNG VIỆT BÀI 24 : ÔN TẬP (T2) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc được các tiếng chứa âm/chữ đã học: ng, ngh, ia, ua, ưa; các chữ số từ 0 đến 9. Mở rộng vón từ có tiếng chứa ng, ngh, ia, ua, ưa, m, a. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong gia đình,biết trả lời câu hỏi. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng TV, bộ chứ số 0 – 9. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: HS thi kể lại các âm đã học trong tuần. Tổ nào kể được đủ, đúng, nhanh sẽ chiến thắng. 2. Thực hành: Hoạt động 4: Viết vở Tập viết -HS nghe GV hướng dẫn viết: nghe, mưa gió - GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút - HS viết vào vở TV - Giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng. HĐ 5: Đọc số - Giới thiệu bài - Đọc số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 + HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp HĐ 6: Tìm các chữ số trong hình - Nghe GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Chữ số trốn ở đâu? - Nghe GV đặt câu hỏi - HS trả lời. - Lớp nhận xét. HĐ 7: Viết chính tả - HS nhìn vào SGK, đọc các chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS đổi vở soát lỗi. Nghe GV nhận xét. 3. Vận dụng. - Cùng người thân đọc lại bài, viết một số chữ đã học trong bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 4:TIẾNG VIỆT BÀI 25 : ÔN TẬP (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc chữ in thường và chữ in hoa theo bảng chữ cái; đọc, viết được các tiếng chứa âm/chữ đã học. Mở rộng vốn từ chứa âm/chữ đã học - Đọc - hiểu được đoạn ứng dụng. - Tự tin giao tiếp và hợp tác với bạn trong nhóm. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động làm bài tập II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm anh em sinh đôi. 2 Khám phá HĐ 1: Đọc bảng chữ cái - GV trình chiếu bảng chữ in thường, in hoa SGK - HS chỉ tay đọc theo cặp chữ in thường- in hoa, ví dụ: a thường- A hoa - HS đọc: cá nhân, lớp HĐ 2: Tìm tên quả - HS đọc yêu cầu: Nhà có 5 quả gì? - HS quan sát tranh SGK, tìm tên quả - 1 số HS lên bảng chỉ và đọc tên quả: na, dừa, khế, me, lê - HS khác NX 3. Thực hành HĐ 3: Viết - Viết bảng con + HS quan sát chữ mẫu bìa vở, nô đùa + HS nhận xét độ cao các chữ cái, cách đặt dấu thanh, cách nối nét. + HS quan sát GV viết mẫu bìa vở + HS viết bảng con Thực hiện tương tự như vậy với nô đùa - Viết vào vở tập viết + HS viết vào vở tập viết + Quan sát hỗ trợ HS khó khăn khi viết 4. Vận dụng. - Cùng người thân đọc lại bài, viết một số chữ đã học trong bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. Thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2022 TIẾT 1:TIẾNG VIỆT BÀI 25 : ÔN TẬP (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc chữ in thường và chữ in hoa theo bảng chữ cái; đọc, viết được các tiếng chứa âm/chữ đã học. Mở rộng vốn từ chứa âm/chữ đã học - Đọc - hiểu được đoạn ứng dụng. - Tự tin giao tiếp và hợp tác với bạn trong nhóm. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động làm bài tập II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm anh em sinh đôi. 2. Thực hành: HĐ 4: Đọc đoạn ứng dụng - Đọc tành tiếng: + HS đọc thầm: tiếng nào chưa đọc trơn được thì đánh vần. + GV đọc trước lớp + HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm ( đọc trong nhóm, trước lớp) + Đọc cả đoạn trước lớp. - Trả lời câu hỏi - Nghe GV hướng dẫn : Chọn đáp án đúng. Yêu cầu HS đọc câu hỏi tr 61 - Nghe GV đặt câu hỏi. HS chọn đáp án. Lớp nhận xét. HĐ 5: Viết ( viết vào vở chính tả, nghe - viết) - HS nghe – viết SGK, đọc câu Bà cho bé quà. - HS viết từ khó vào bảng con: quà. GV lưu ý cách nối - Nghe GV hướng dẫn cách trình bày vở - HS nghe - viết vào vở chính tả. GV quan sát giúp đỡ HS khi gặp khó khăn. - Đọc soát lỗi. Đổi vở nhóm đôi dò bài cho nhau 3. Vận dụng. Em cùng người thân tìm từ ngữ chứa tiếng/ chữ có âm/ chữ đã học trong tuần và đặt câu với từ ngữ tìm được. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 2: TẬP VIẾT I. Yêu cầu cần đạt: - HS tập viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa từ ngữ ứng dụng cá ngừ, chia quà, cà chua, dưa lê viết đúng chữ số 8, 9 cỡ nhỏ - Chữ viết rõ ràng - Tự tin giao tiếp và hợp tác với bạn trong nhóm. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động làm bài tập II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết mẫu chữ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS chơi trò chơi Bay lên nào 2. Khám phá. HĐ 1: Viết bảng con - HS quan sát các từ: cá ngừ, chia quà, cà chua, dưa lê - HS nhận xét độ cao, độ rộng các chữ cái, cách đặt dấu thanh, cách nối nét - HS quan sát GV viết trên bảng lớp: cá ngừ - HS viết bảng con : cá ngừ. GV quan sát chỉnh sửa chữ viết cho HS - Thực hiện tương tự như vậy với chia quà, cà chua, dưa lê, 8, 9. - Tương tự như vậy với các cặp nét còn lại 3. Thực hành HĐ 2: Viết vào vở tập viết - HS viết vào vở TV 4. Vận dụng. - Về viết lại các từ ngữ cá ngừ, chia quà, cà chua, dưa lê cho người thân xem nhé. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 3: TC TOÁN ÔN LUYỆN SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 I. Yêu cầu cần đạt: - Biết sắp thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé một nhóm số có không quá 4 số trong phạm vi 10. -Nhận biết và biết sắp xếp các số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy lập luận toán học. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán III.Hoạt động dạy học 1. Khởi động: Tổ chức trò chơi Ai nhanh và đúng nhất. 2. Thực hành: Bài 1a,b: - Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. - HS làm bài cá nhân vào vở BTT. - Nhận xét, chữa bài Bài 2: Nghe GV đọc y/c. - Hướng dẫn yêu cầu , yêu cầu HS tự thực hiện . - Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết HS khoanh đúng số, đúng màu. - Nghe GV NX, chốt lại. Bài 3: - Hướng dẫn yêu cầu , yêu cầu HS tự thực hiện . - Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm, trả lời đúng. - Lắng nghe GV NX, chốt lại. 3. Vận dụng. Chia sẻ với người thân những điều đã học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. BUỔI CHIỀU: TIẾT 1: KỂ CHUYỆN XEM – KỂ : CON CHUỘT NHANH TRÍ I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS: - Kể được câu chuyện Con chuột nhanh trí bằng 4- 5 câu - Hiểu được cẫn bình tĩnh, nhanh trí khi xử lí những tình huống khó khăn. - Bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phẩm chất chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa câu chuyện: Con quạ khôn ngoan III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Giải đố: Vừa bằng quả mướp, ăn cướp cả làng là con gì? Con chuột 2. Khám phá. HĐ 1: Kể theo từng tranh. - YC HS quan sát tranh 1 GV trình chiếu - Nghe GV nêu câu hỏi dưới mỗi bức tranh cho HS nghe - HS trả lời câu hỏi cá nhân - Lớp nhận xét đúng, sai - Tương tự như vậy với các bức tranh còn lại. 3. Thực hành HĐ 2: Kể toàn bộ câu chuyện - Kể chuyện tiếp nối câu chuyện theo nhóm 4 - Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - HS nhận xét về con chuột. HĐ 3: Mở rộng - HS trả lời được: Con chuột trong câu chuyện là con vật như thế nào? - Lắng nghe GV nhận xét – tuyên dương 4. Vận dụng. Em kể lại câu chuyện Con chuột nhanh trí cho người thân nghe nhé. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 2: TC TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN NỘI DUNG BÀI 24 + 25 I. Yêu cầu cần đạt: - Luyện đọc, viết được các chữ đã học trong tuần 5. Làm VBT. - Luyện đọc, viết đúng, đẹp các nét. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động luyện viết. Năng lực giải quyết vấn đề II. Đồ dùng dạy học: slide minh họa từ khóa, hình ảnh. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Giới thiệu bài: 2. Thực hành HĐ 1: Đọc bài trong SGK - HS đọc bài nhóm đôi - Cá nhân đọc trước lớp - HS nhận xét.đánh giá lẫn nhau HĐ 2: Viết. - HS lắng nghe GV đọc bó mía, chùa cổ, cưa gỗ HS viết vào vở - HS lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - Giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng. - Nghe GV nhận xét vở của 1 số HS HĐ 2: Làm vở bài tập. - HS lắng nghe GV hướng dẫn HS làm bài ở VBT - HS làm vào vở theo hướng dẫn. - Nghe GV nhận xét. 3. Vận dụng. Em cùng người thân đọc lại bài 24 trong SGK. Chia sẻ với người thân những điều đã học. Đặt câu chứa tiếng có chữ ia, ua, ưa. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học học sinh: - HS thấy được ưu, khuyết điểm của tuần 5. Từ đó đề ra hướng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ của tuần 6. - Rèn thói quen nền nếp theo quy định - GD HS yêu trường, yêu lớp, giúp đỡ bạn bè. - HS biết chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau kể về dáng vẻ bên ngoài của mình, ai cũng tự tin và nhìn vẻ bề ngoài của người khác bằng góc nhìn tích cực, phát hiển điều thú vị ở hình thức ở bạn mình. II. Các hoạt động 1. Sinh hoạt lớp: Đánh giá hoạt động tuần qua a. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần . - GV y/c tổ trưởng các tổ nhận xét các hoạt động của tổ mình. - Lớp trưởng nhận xét. - GV nhận xét chung về ưu điểm và tồn tại của các hoạt động. b. Kế hoạch tiếp nối : - Thực hiện nội quy trường lớp, đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định. 2. Hoạt động trải nghiệm. Hoạt động 1: Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước. - GV yêu cầu HS đặt tranh tự họa của mình đặt trên mặt bàn. Yêu cầu 2 bạn cùng bàn đổi bức tranh cho nhau để nhận xét bài vẽ của nhau. - HS nhận xét Hoạt động 2: Triển lãm tranh tự họa và giới thiệu mình qua tranh - HS chăng dây gai trong lớp. - HS cùng GV đi đến các tổ để ngắm tranh và chụp ảnh. - Nghe GV khen ngợi những bức tranh đẹp. - HS chăng dây mỗi tổ 1 góc và dùng kẹp để kẹp tranh lên dây. - Mỗi HS tự giới thiệu về mình với các thành viên trong tổ qua bức vẽ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Hoạt động 3: Tổng kết và vĩ thanh - Nghe GV hướng dẫn dùng những bức tranh tự họa ấy để trang trí lớp. IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
Tài liệu đính kèm: