Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 7

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 7

- HS hiểu được lời khen đúng và chân thành mang lại niềm vui cho người khác, nắm được nguyên tắc của lời khen

- Thể hiện được cử chỉ việc làm để mang lại niềm vui cho những người xung quanh.

- Biết yêu thương mọi người.

 

docx 18 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1 HĐTN
 HĐGDTCĐ: NGÀY MỚI BẮT ĐẦU BẰNG NIỀM VUI
I. Yêu cầu đạt được:
- HS hiểu được lời khen đúng và chân thành mang lại niềm vui cho người khác, nắm được nguyên tắc của lời khen
- Thể hiện được cử chỉ việc làm để mang lại niềm vui cho những người xung quanh.
- Biết yêu thương mọi người.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động, kết nối: Hát múa 1 bài 
Hoạt động 1. Sinh hoạt dưới cờ.
- Sinh hoạt chung toàn trường theo nội dung của Đội.
Hoạt động 2. Sinh hoạt trong lớp.
1. Khởi động. Hát
2. Khám phá
HĐ 1: Trò chơi (Lời khen)
- Học sinh kết thành nhóm đôi và nói lời khen nhau bằng cụm từ: Mình thấy bạn:.(rất xinh, rất thông minh, rất vui tính, rất nhanh nhẹn, làm toán rất giỏi, đọc bài rất to và rõ ràng, hát rất hay, vẽ rất đẹp)
- Bạn nhận lời khen tả lời – Cảm ơn bạn
- Đổi vai, đổi nhóm thể hiện nhiều bạn
Kết luận: Lời khen sẽ giúp cho mọi người cảm thấy vui hơn, tự tin hơn, Niềm vui có thể truyền từ người này sang người khác. Vì thế chúng ta nên bắt đầu ngày mới bằng một lời khen
HĐ 2: Niềm vui lan tỏa
- HS nghe Gv kể câu chuyện theo tranh. 
- HS nêu nội dung câu chuyện
- HS ra sân xếp vòng tròn đập tay bạn bên trái, quay sang đạp tay bạn bên phải cho đến khi đều.
- Liên hệ, giáo dục Hs biết yêu thương mọi người. 
3. Vận dụng, trải nghiệm.
- HS chia sẻ với người thân về tác dụng của lời khen. Hs vận dụng vào cuộc sống.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TOÁN
PHÉP CỘNG. DẤU +, DẤU =
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hs Biết dùng dấu cộng (+) để biểu thị các tình huống gộp vào, thêm vào. Hiểu rằng kết quả của em phép tính cộng là câu trả lời cho câu hỏi “có tất cả bao nhiêu?”
- Hs tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề.
- Hs cẩn thận, tập trung chú ý lắng nghe, 
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng, ti vi, máy tính
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động. Tổ chức Trò chơi: Gọi thuyền
2. Khám phá:
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV
- HS chia sẻ trước lớp
- HS nghe GV giới thiệu dấu +, dấu = 
- HS đọc theo yêu cầu GV 4 + 3 = 7
3. Thực hành.
Bài 1: ( cá nhân)
HS mô tả tranh, đọc từng phép tính: 3 + 3 = 6; 2 + 4 = 6
HS nghe Gv đọc lệnh rồi nhắc lại lệnh, nối mỗi phép tính với tranh thích hợp
HS chia sẻ kết quả trước lớp – GV nhận xét, chốt
Bài 2: 
HS nghe GV nêu yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ và tự viết được số vào ô trong vở
Một số Hs chia sẻ trước lớp
GV nhận xét, chốt đáp án
Bài 3: HĐ này cho Hs luyện tập theo hai nội dung a, b.
- Các bước tương tự như các hoạt động 1, 2
Bài 4: Viết dấu +, dấu = ( cá nhân)
HS tập viết dấu +, dấu = vào vở. Gv hướng dẫn
HS nghecGV chốt lại cách viết dấu +, dấu =
4.Vận dụng, trải nghiệm
Chia sẻ với người thân về cách viết dấu +, dấu =
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT 
BÀI 31: ai ay 
I.Yêu cầu cần đạt:
- Hs đọc, viết, học được cách đọc vần ai, ay và các tiếng/ chữ có ai, ay ; MRVT có tiếng chứa ai, ay. 
- Biết yêu quý và có ý thức bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh/ ảnh/ slide minh họa: gà mái, chạy thi; tranh minh họa bài học.
- Bảng phụ viết sẵn: ai, ay, gà mái, chạy thi.
III. Các hoạt động dạy học: 
TIẾT 1
1.Khởi động: Kể tên các vần đã học
2. Khám phá: 
 HĐ1+ Giới thiệu vần: ai, ay
+ Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
Vần ai
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, tổ, lớp: a-i-ai
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ai.
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng mái.
Vần ay
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, tổ, lớp: a-y-ay
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ai.
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng chạy.
HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng
 - HS đọc các từ dưới tranh, tìm được: tiếng chứa vần ai là tiếng dài, lái; tiếng chứa vần ay là tiếng máy, bay, cháy. 
- HS nghe GV nhận xét, tuyên dương và giải nghĩa 1 số từ.
HĐ 3: Tạo tiếng mới chứa ai, ay.
- HS chọn một phụ âm bất kì và ghép với vần ai, ay để tạo thành tiếng, chọn những tiếng có nghĩa.
HĐ 4: Viết (vào bảng con )
- HS quan sát GV viết mẫu lên bảng lớp: ai. GV lưu ý HS nét nối giữa a và i.
- HS viết vào bảng con: ai. GV quan sát, chỉnh sữa chữ viết cho HS
- Thực hiện tương tự với: ay, gà mái, chạy thi. GV lưu ý HS nét nối giữa các chữ cái, vị trí dấu thanh.
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT 
BÀI 31: ai ay (T2)
I.Yêu cầu cần đạt:
Đọc - hiểu bài Đố bé; đặt và trả lời được câu hỏi về tác dụng của mắt, mũi.
- Hình thành năng lực sáng tạo.
- Biết yêu quý và có ý thức bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh/ ảnh/ slide minh họa: gà mái, chạy thi; tranh minh họa bài học.
- Bảng phụ viết sẵn: ai, ay, gà mái, chạy thi.
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Khởi động: Đọc lại từ Tiết 1
2. Thực hành:
HĐ5 : Đọc đoạn ứng dụng
a. HS quan sát tranh 1 và nêu đuợc nội dung bức tranh 
+ Đọc thành tiếng.
- HS đọc nhẩm (đủ cho mình nghe) tiếng nào chưa đọc trơn được thì đánh vần.
- HS nghe GV đọc mẫu và đọc thầm theo.
- HS đọc các từ có tiếng chứa vần ai, ay, tai, tay.
 - HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm.
- HS đọc cả bài.
- HS nghe GV nhận xét, sửa sai.
 b.Trả lời câu hỏi
- HS nghe GV đặt câu hỏi trong SGK và trả lời
- HS đọc cá nhân đáp án của bài tập đọc hiểu: Tai để nghe. Tay để làm.
+ Nói và nghe
- HS luyện nói theo cặp, sau đó một số cặp nói trước lớp: Mắt, mũi để làm gì +HĐ 6: .Viết ( vào vở Tập viết )
- HS viết vào vở TV1/1, tr.25: ai, ay, gà mái, chạy thi (cỡ vừa).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- HS nghe GV nhận xét và sữa bài của một số HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân từ ngữ chứa tiếng/chữ có vần ai, ay và đặt câu hỏi với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
-------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3: GDKNS
ATGT: ĐÈN TÍN HIỀU GIAO THÔNG ( T2)
Bài 2: Đèn tín hiệu giao thông
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu giao thông, nơi có tín hiệu đèn giao thông.Có phản ứng đúng với tín hiệu giao thông.
- Xác định vị trí của đèn giao thông ở những phố có đường giao nhau, gần ngã ba, ngã tư, Đi theo đúng tín hiệu giao thông để bảo đảm an toàn.
II. Đồ dùng dạy học :
	- GV : Tranh vẽ phóng to, bài dạy trên máy tính
	- HS: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Khởi động:
- Cả lớp hát bài hát: Em đi học
2. Thực hành:
+HĐ 1: Tình huống nào trong tranh Ai được đi trong các tình huống sau:
- HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi :
+ Tranh 1: người đi bộ hai xe được đi? .Vì sao?
+ Tranh 2: người đi bộ hai xe được đi? .Vì sao?
+HĐ 2: Hành vi nào trong tranh chỉ ra ai chấp hành và ai không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
- HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi :
+ Em nhìn thấy những trường hợp nào vi phạm đèn tín hiệu. Những trường hợp chấp hành đèn tín hiệu.
+ Em đồng tình với trường hợp nào trong tình huống 1(bằng cách sử dụng thẻ).
+ Em nhìn thấy những trường hợp nào vi phạm đèn tín hiệu. Những trường hợp chấp hành đèn tín hiệu.
- Em đồng tình với hành vi tham gia giao thông nào trong từng bức tranh (bằng cách sử dụng thẻ)
- Em hãy nói lời khuyên cho với những hành vi chưa đúng?
+HĐ 3: Trò chơi “ai đúng luật ” 1 HS làm quản trò.
- Khi giơ tầm bìa có hình người đi màu xanh, cả lớp sẽ đứng lên, nhìn sang hai bên và hô (quan sát hai bên và đi).
- Khi giơ tấm bìa có hình người đi màu đỏ cả lớp sẽ ngồi xuống ghế và hô (hãy đợi.)(Cứ thế cho từng nhóm thực hiện)
- Nghe GV nhận xét
3. Vận dụng, trải nghiệm
-Chia sẻ với bạn hoặc người thân những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông xảy ra trên đường đến trường. 
- Thực hiện tốt luật giao thông khi tham gia.
Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1&2: TIẾNG VIỆT
BÀI 32: AO – AU 
I. Yêu cầu cần đạt. 
- Đọc, viết, học được cách đọc vần ao, au và các tiếng/chữ có ao, au. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ao, au 
- Tìm được các tiếng chưa vần ao, au.
- Tích cực tương tác với Gv và bạn để hoàn thành tốt bài học. Chữ viết cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, ti vi trình chiếu tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy-học TIẾT 1
1. Khởi động. TC: Bông hoa kì diệu
2. Khám phá.
Hoạt động 1. Khám phá vần mới: Vần ao, au 
- Tương tự học các vần an, at.
Hoạt động 2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. Vần ao 
- Đánh vần, phân tích và đọc trơn: ao – chào – chào cờ theo cá nhân- nhóm- tổ- lớp
b. Vần ap
- Đánh vần, phân tích và đọc trơn: au – cau – quả cau
Hoạt động 3. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS xem SGK và đọc các từ dưới tranh (trong sách/ trên bảng)
- HS tìm tiếng chứa vần ao, au
- HS đọc trơn từ: sao mai, rau cải, báo cáo, cau mày
- HS theo dõi Gv chiếu tranh giải nghĩa từ. 
3. Thực hành.
Hoạt động 4. Tạo tiếng mới chứa ao, au
- HS dùng bộ đồ dùng chọn phụ âm bất kì ghép với ao, au để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa.
Hoạt động 5: Viết bảng con
- HS quan sát GV viết mẫu: ao, au.
- HS viết bảng con. 
- Theo dõi và chia sẻ bài viết của bạn.
- Theo dõi GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh từ chào cờ, quả cau
TIẾT 2:
Hoạt động 6. Đọc bài ứng dụng: Xào rau
a. Nghe Gv giới thiệu bài đọc:
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi giới thiệu vào bài.
b. Đọc thành tiếng
- Nghe GV đọc mẫu. 
- Tìm tiếng chứa vần mới. 
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm , lớp. tiếp sức câu. Đọc cả bài.
- Tập đọc phân vai.
c.Trả lời câu hỏi:
- Nghe GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Bài này dạy bnaj làm gì? ( Xào rau)
d. Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp: + Mẹ bạn hay xào rau gì?
- Nghe GVnhận xét
Hoạt động 7: Viết vở tập viết 
- Nghe GV HD viết: ao, au, chào mào, quả cau
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng nghe GV DH thêm.
- Nghe GVNX vở của 1 số bạn.
4. Vận dụng.Thi tìm từ chứa ao, au và đặt câu với các từ đó.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 3: ÔN LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN PHÉP CỘNG.DẤU +.DẤU =
I. Yêu cầu cần đạt. 
- Viết thành thạo dấu +,dấu =. Biết dùng dấu cộng (+) để biểu thị các tình huống gộp vào, thêm vào.
- Biết sử dụng phép cộng.Biết viết kết quả phép tính cộng.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh n ... p xếp của bảng cộng 6.
- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề.
- HS tập trung chú ý lắng nghe, cẩn thận trong làm bài
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bút dạ, các hộp đồ đựng đồ, 
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ” thi đọc phép cộng trong phạm vi 3
2. Khám phá:
- HS quan sát GV gắn hình vuông lên bảng rồi viết các phép tính.
- HS nhận xét các phép tính?
-HS nghe GV chốt kiến thức
3.Thực hành:
Bài 1: Cả lớp
- HS quan sát GV gắn hình vuông rồi nêu phép tính tương ứng.
- Tương tự các ô vuông khác HS quan sát GV gắn hình vuông rồi nêu phép tính và ghi kết quả vào vở.
- Một số HS lên bảng làm.
- HS theo dõi GV chữa và nhận xét.
- HS đọc các phép tính trên bảng.
Bài 2: HS tự điền kết quả từng phép tính.
- HS học thuộc bảng cộng 6.
Bài 3: Tổ chức trò chơi: Nối nhanh, nối đúng
- HS nghe GV nêu cách chơi và tổ chức cho HS tham gia chơi
- GV nhận xét và tổng kết trò chơi.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về bảng cộng 6
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 34: ÂN, ÂT (T2) 
I. Yêu cầu cần đạt. 
- Đọc, viết, học được cách đọc vần ân, ât và các tiếng/chữ có ân, ât. 
Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ân, ât 
- Tìm được các tiếng chứa vần ân, ât
- Tích cực tương tác với Gv và bạn để hoàn thành tốt bài học. 
- Chữ viết cẩn thận, đọc bài tốt
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, ti vi trình chiếu tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy-học 
1.Khởi động: Đọc bài tiết 1
2.Thực hành
Hoạt động 6. Đọc bài ứng dụng: Về quê
a. Nghe Gv giới thiệu bài đọc:
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi giới thiệu vào bài.
b. Đọc thành tiếng
- Nghe GV đọc mẫu. 
- Tìm tiếng chứa vần mới. 
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm , lớp. tiếp sức câu. Đọc cả bài.
c.Trả lời câu hỏi:
- Nghe GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Chủ nhật Ngân làm gì?
d. Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp: Chủ nhật này bạn sẽ làm gì?
- Nghe GVnhận xét
Hoạt động 7: Viết vở tập viết 
- Nghe GV HD viết: ân,ât, cái cân, nhật kí
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng nghe GV DH thêm.
- Nghe GVNX vở của 1 số bạn.
3. Vận dụng.Thi tìm từ chứa ân, ât và đặt câu với các từ đó.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 35: ÔN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS đọc, viết được các vần, các tiếng/ chữ chứa các vần đã học trong tuần ai, ay, ao, au, ăn, ăt, ân, ât; MRVT có tiếng chứa ai, ay, ao, au, ăn, ăt, ân, ât. Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa từ ngữ ứng dụng; viết (chính tả nhìn - viết) chữ cỡ vừa câu ứng dụng.
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
- HS yêu con vật, yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn từ rau cần, bật lửa, máy bay, sao mai, rau cải, thợ lặn.
III. Hoạt động dạy - học: 
	TIẾT 1
1. Khởi động: HS thi đua kể các vần đã học trong tuần.
2. Thực hành:
a. Đọc ( ghép âm, vần và thanh thành tiếng)
- HS quan sát, đọc thầm bài trong SGK tr.82.
- HS đọc cá nhân, nối tiếp các tiếng ghép ở cột 4 
- Hs đọc lại các vần đã học ở cột 2: ai, ay, ao, au, ăn, ăt, ân,
 b. Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- HS đọc từ ngữ ứng dụng ở bài trong SGK tr.82. GV chỉnh sữa phát âm của HS.
- HS tìm và nối tranh phù hợp với từ trong VBT1/1 hoặc phiếu bài tập.
c. Viết vào bảng con
- HS quan sát chữ mẩu.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh, cách nối nét.
- HS quan sát GV viết mẫu: rau cần. 
- HS viết bảng con: rau cần. GV quan sát, chỉnh sữa chữ viết cho HS.
- Thực hiện tương tự với: bật lửa
d. Viết vào vở tập viết
- HS viết vào vở TV1/1, tr.26: rau cần, bật lửa (cỡ vừa).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- HS nghe GV nhận xét và sữa bài của một số HS.
3. Vận dụng.Thi tìm từ chứa vần vừa học và đặt câu với các từ đó.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2022
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 35: ÔN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc - hiểu bài Gõ phách; có ý thức học tập chăm chỉ, tập trung. Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa từ ngữ ứng dụng; viết (chính tả nhìn - viết) chữ cỡ vừa câu ứng dụng. Kể được câu chuyện ngắn Chuyện ở sở thú bằng 4-5 câu;
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
- HS yêu con vật, yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn từ rau cần, bật lửa, máy bay, sao mai, rau cải, thợ lặn.
III. Hoạt động dạy - học: 
	TIẾT 2	
1. Khởi động: đọc lại bài tiết 1
2. Thực hành:
a. Đọc bài ứng dụng 
- Giới thiệu bài đọc.
- Đọc thành tiếng
+ HS đọc đánh vần, đọc trơn bài đọc. GV quan sát, giúp đỡ.
+ HS lắng nghe Gv đọc mẫu và đọc thầm theo.
+ HS đọc các từ chứa có vần ân, ât.
- HS đọc từng câu. HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
b. Trả lời câu hỏi:
Hs nghe GV nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
 - Vì sao vạc chưa thể gõ phách? (Vì vạc chưa chú ý.)
c.Viết (vở tập viết) 
- HS nhìn SGK tr.83, đọc câu: Chào mào gõ mỏ.
- HS nghe GV hướng dẫn cách trình bày vào vở.
- HS nhìn - viết vào vở Chính tả.
- Hs đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sữa lỗi.
- GV quan sát giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách).
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm tiếng chứa vần ân, ât và đặt câu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
-------------------------------------------------------------
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT 
I. Yêu cầu cần đạt
- Hs viết đúng kiểu chữ thường cỡ vừa, các từ ngữ ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nghe- viết) câu ứng dụng cỡ vừa.
 	- Hình thành năng lực sáng tạo.
 - Hs chăm chỉ viết bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết chữ mẫu: máy bay, sao mai, rau cải, thợ lặn.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Khởi động: Tìm tiếng có vần ai, ay.
2. Thực hành:
a- HS quan sát và lắng nghe gv hướng dẫn mẫu chữ trên dòng kẻ li: máy bay, sao mai, rau cải, thợ lặn.
b- Viết vào bảng con. 
- HS nghe GV hướng dẫn viết từ: máy bay, sao mai, rau cải, thợ lặn.
- HS quan sát GV viết mẫu, lưu ý HS nét nối các con chữ.
- HS viết vào bảng con,gv quan sát, chỉnh sữa chữ viết cho HS.
c.Viết vào vở Tập viết
- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi viết ,viết chưa đúng cách.
3. Vận dụng, trải nghiệm
 - Cùng người thân viết lại những chữ chưa đúng, chưa đẹp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 4: TC TOÁN
ÔN LUYỆN CỘNG TRONG PHẠM VI 3
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 3
- Thuộc bảng cộng trong vi phạm vi 3.Viết được phép tính cộng có kết quả bằng 2,3. Lập và thuộc bảng cộng trong phạm vi 3
- HS yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học: Máy chiếu hoặc tranh ảnh.
III.Hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động : Tổ chức Trò chơi: Ai nhanh,ai đúng. 
2. Thực hành: 
HS làm bài ở vở BTT. GV theo dõi giúp đỡ các em còn chậm.
Bài 1: cá nhân
- Yêu cầu Học sinh viết kết quả vào chỗ chấm.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: cá nhân
Viết phép tính rồi trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn yêu cầu , yêu cầu HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn.
- GV NX, chốt lại.
Bài 3: Yêu cầu hs tìm số con cá ở phía sau hòn đá,
- GV NX, chốt
3. Vận dụng: Đọc thuộc Phép cộng trong phạm vi 3
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1 : TIẾNG VIỆT
 KỂ CHUYỆN: CHUYỆN Ở SỞ THÚ.
I. Yêu cầu cần đạt
- HS kể được câu chuyện ngắn:Chuyện ở sở thú,bằng 4- 5 câu. Hiểu được nội dung câu chuyện cần phải biết giúp đỡ người trong mọi hoàn cảnh. Biết nói lời cảm ơn đối với họ.
- Hình thành năng lực sáng tạo.
 - HS chăm chỉ viết bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Khởi động: Giới thiệu câu chuyện: Chuyện ở sở thú
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Kể theo từng tranh
- Hs lắng nghe GV kể theo tranh
- HS theo dỏi GV trình chiếu tranh 1,2,3,4 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô giáo, kể theo HD từng tranh
HĐ2. Kể toàn bộ câu chuyện:
a. Kể nối tiếp câu chuyện trong nhóm
- HS kể lại câu chuyện theo nhóm 4
b. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. GV Lưu ý hướng dẫn để HS dùng thêm các từ để liên kết các câu. GV cho HS thêm từ chỉ thời gian mở đầu câu chuyện, mở đầu câu, thay từ để không bị lặp từ. 
c. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- HS lên bảng chỉ tranh và kể lại nội dung câu chuyện.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
3. Vận dụng, trải nghiệm
 - Kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 2: Ô L TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN BÀI 34
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh đọc, viết được bài 34, làm bài tập VBT.
- Học sinh viết đúng, đẹp
- Rèn cho học sinh tính cẩn thân, chăm chỉ.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: GV giới thiệu bài: 
2. Thực hành:
HĐ 1: Đọc bài trong SGK 
- HS đọc bài nhóm đôi
- HS luyện đọc cá nhân trước lớp
- Chỉnh sửa và nhận xét cách đọc của học sinh
HĐ 2: Làm vở bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài ở VBT 
- HS làm vào vở theo hướng dẫn.
- GV kiểm tra nhận xét.
HĐ 3: Luyện viết
- GV đọc cho hs viết: máy bay, sao mai, rau cải, thợ lặn.
- GV nhận xét vở của 1 số HS
3. Vận dụng, trải nghiệm
 - Đọc lại bài học nhiều lần
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt
- HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau tiếp tục quan sát cuộc sống và những người xung quanh bằng ánh mắt tích cực để phát hiện được những điều thú vị, đáng yêu, đáng khen.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Giới thiệu bài:	
2. Thực hành
HĐ 1: Tổng kết tuần
HĐ2. Chia sẽ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
GV đề nghị HS chia sẻ theo cặp đôi: Mình đã làm gì để mang lại niềm vui cho mọi người khi bắt đầu một ngày mới? (Trước khi đi học, ôm mẹ và chúc mẹ một ngày tốt lành; vẽ một mặt cười để lên bàn của bạn bên cạnh; nói một lời khen với bác hàng xóm; rót một cốc sữa cho em bé nếu bạn có em; tặng một chiếc bút cho người bạn thân...)
-	Hs thực hiện.
Kết luận: Khi tặng niềm vui cho mọi người, mình cũng thấy hạnh phúc.
3.Vận dụng: GV yêu cầu HS nói lời khen với những người thân trong gia đình.
-------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_7.docx