Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 16 năm 2009

Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 16 năm 2009

Học vần tiết 69

Vần im - um

I/Mục đích yêu cầu:

-Học sinh đọc được : im, um, chim câu, trùm khăn ; từ và đoạn thơ ứng dụng.

-Viết được im, um, chim câu, trùm khăn.

-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: xanh, đỏ, tím, vàng.

II/Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa

-Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt

III/Hoạt động dạy và học:

 

doc 23 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 16 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày 
Môn 
Tiết 
Bài dạy 
ĐDDH
CV 896
7.12.09
HV
ĐĐ
MT
69
16
16
im - um
Trật tự trong trường học
Vẽ lọ hoa
Tranh
Tranh
Thay tô màu =đánh dấu +
8.12.09
TD
HV
T
16
70
61
TD rèn luyện TTCB
iêm , yêm
Luyện tập
Tranh
9.12.09
AN
HV
T
TNXH
16
71
62
16
Nghe hát Quốc ca- kể chuyện âm nhạc
uôm - ươm
Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
Hoạt động ở lớp
Nhạc cụ
Tranh
ĐDHT
10.12.09
HV
T
TC
72
63
16
Ôn tập 
Luyện tập
Gấp cái quạt ( t 2 )
11.12.09
HV
T
SHL
7364
16
ot , at
Luyện tập chung
Sinh hoạt tuần 16
Tranh
Ngày dạy :7.12.2009	
Học vần 	tiết 69
Vần im - um 
I/Mục đích yêu cầu:
-Học sinh đọc được : im, um, chim câu, trùm khăn ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
-Viết được im, um, chim câu, trùm khăn.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: xanh, đỏ, tím, vàng.
II/Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
-Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt 
III/Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1-Ổn định:
2-Bài cũ: vần em – êm 
-Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
-Cho học sinh viết bảng con: trẻ em, que kem , ghế đệm, mềm mại
-Nhận xét
3-Bài mới:
Giới thiệu :
-Hôm nay chúng ta học bài vần im – um ® giáo viên ghi tựa
a.Hoạt động1: Dạy vần im
Nhận diện vần:
-Giáo viên viết chữ im 
+Vần im gồm âm nào tạo nên ?
+Lấy và ghép vần im ở bộ đồ dùng tiếng việt 
Phát âm và đánh vần
-Giáo viên đánh vần: i – mờ – im
-Giáo viên đọc trơn im
+Thêm âm ch vào trước vần im được tiếng gì ? hãy ghép tiếng 
-Giáo viên viết bảng:chim
-Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
-Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
+Tranh vẽ gì ?
-Giáo viên ghi bảng: chim câu
-Giáo viên chỉnh sửa nhịp cho học sinh 
Hướng dẫn viết:
-Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết. 
Viết vần im
Chim 
Chim câu
-Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
b.Hoạt động 2: Dạy vần um
Quy trình tương tự như vần im
-Viết vần, tiếng, từ khoá: 
+Um 
+Trùm
+Trùm Khăn
c.Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
-Cho học sinh đọc các từ trong sách
-Giáo viên ghi bảng 
Con nhím 	tủm tỉm
Trốn tìm 	 mũm mĩm
-Giải thích các từ :
Con nhím: con vật nhỏ, có bộ lông là những gai nhọn, có thể xù
Trốn tìm: một trò chơi dân gian
Tủm tỉm: cười nhỏ nhẹ, không nhe răng và không hở môi
Mũm mĩm: em bé rất mập mạp, trắng trẻo, xinh xắn
-Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Hát
Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc lại tựa bài
Học sinh quan sát 
Từ âm i và âm m
Học sinh thực hiện 
Học sinh đánh vần
Học sinh đọc
Học sinh thực hiện và nêu
HS đọc cá nhân, đt
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu : chim câu
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết bảng con 
Học sinh đọc 
HS luyện đọc cá nhân 
Tiết 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Luyện tập :
a.Hoạt động 1: Luyện đọc
-Cho HS luyện đọc các vần vừa học ở SGK
-GV đính tranh trong SGK cho HS nhận xét 
à Em bé trong tranh rất ngoan biết đi hỏi, về chào; thật là đáng yêu
-Giáo viên đọc mẫu câu thơ
-Giáo viên chỉnh sửa lỗi của học sinh 
b.Hoạt động 2: Luyện viết
-Cho học sinh nêu yêu cầu khi ngồi viết
-Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết
Viết vần im
Chim câu
Viết vần um
Trùm khăn
c.Hoạt động 3: Luyẹân nói
-Cho học sinh nêu chủ đề luyện nói
-Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ những thứ gì?
Trong rừng thường có những gì ?
Mỗi thứ đó có màu gì ?
Em biết những vật gì có màu xanh? đỏ? Vàng? tím?
Trong các màu đó, con còn biết những màu gì ?
Con biết những vật gì màu đen ? màu trắng?
Các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng được gọi là gì ?
4-Củng cố:
-Thi đua tìm từ các vần mới học
-Nhận xét
5-Dặn dò:
-Về nhà xem lại các vần đã học
-Chuẩn bị bài vần iêm - yêm
HS luyện đọc cá nhân 
HS quan sát và nêu nhận xét 
Học sinh đọc câu thơ
Học sinh nêu 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết vở
Học sinh nêu 
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Đại diện mỗi dãy 3 bạn thi đua tiếp sức
Học sinh nhận xét 
Đạo đức	tiết 15
Trật tự trong trường học (Tiết 1)
I/Mục tiêu:
-Học sinh nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng và khi ra vào lớp học.
-Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
-Thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
II/Chuẩn bị:
-Tranh vẽ bài tập 1
-Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng
-Vở bài tập đạo đức
III/Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Ổn định:
2-Bài cũ: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2)
-Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
-Đọc câu ghi nhớ
-Nhận xét 
3-Bài mới:
Giới thiệu:
-Hôm nay chúng ta học bài trật tự trong trường học ® giáo viên ghi tưa bài
a.Hoạt động 1: Quan sát tranh 
+Ở tranh 1 các bạn vào lớp như thế nào ?
 +Ở tranh 2 học sinh ra khỏi lớp ra sao ?
 +Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong tranh 2
+Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ?
à Kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã
+Các em có được bắt chước điều đó không ? Cần phải làm thế nào ?
b.Hoạt động 2: Thực hiện thi đua 
-Thành viên ban giám khảo: giáo viên, lớp trưởng, lớp phó
-Giáo viên nêu yêu cầu cuộc thi:
Tổ tưởng biết điều khiển các bạn
Ra vào lớp không chen lấn xô đẩy
Đi cách đều nhau cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng 
Không kéo lê giầy dép gây bụi, gây ồn
-Tiến hành cuộc thi 
-Ban giám khảo nhận xét, công bố kết qủa và khen thưởng
4-Dặn dò : 
-Thực hiện tốt điều đã được học để giữ trật tự trong trường học
-Chuẩn bị : Trật tự trong trường học (Tiết 2)
Hát
Học sinh nêu
Học sinh đọc 
Nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày
Học sinh nêu 
4 tổ thực hiện thi đua
Ngày dạy: 8.12.2009	
Thể dục 	tiết 16
 TD RÈN LUYỆN TTCB 
I/Mục tiêu:
-HS biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đưa lên cao chếch hình chữ V
-Biết thực hiện đứng kiễng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước và sang ngang, hai tay chống hông.
-Thực hiện được đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
II/Địa điểm – phương tiện :
-Trên sân trường , dọn VS nơi tập và kiểm tra, 
-GV chuẩn bị cờ và vẽ sân cho trò chơi.
III/Nội dung và phương pháp lên lớp :
 1-Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học : 1-2 phút 
-Đứng vỗ tay hát :1 phút .
-Giậm chân tại chỗ , đếm theo nhịp : 1-2 phút 
-Tập hợp hàng đọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái:1phút 
+ Trò chơi “ Diệt các con vật có hại” : 1 phút .
+ Kiểm tra bài cũ : 2-3 phút 
 2-Phần cơ bản :
* Ôn phối hợp : 1-2 lần , 2x4 nhịp .
	+ Nhịp 1 :Đứng đưa hai chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng .
	+ Nhịp 2 : Về TTĐCB
	+ Nhịp 3 : Đứng đưa hai chân ra sau, hai tay lên cao chếch chữ V.
	+ Nhịp 4 : Về TTĐCB
 Xem SGV hình 47 ( trang 54)
*Ôn phối hợp : 1 – 2 lần, 2x4 nhịp.
 + Nhịp 1 :Đứng đưa chân trái sang ngang , hai tay chống hông .
	+ Nhịp 2 : Về tư thế đứng hai tay chống hông.
	+ Nhịp 3 :Đứng đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông .
	+ Nhịp 4 : Về TTĐCB 
-Trò chơi “Chạy tiếp sức “:6 -8 phút .
GV nêu tên trò chơi, tập nhợp HS theo đội hình chơi . Giải thích cách chơi kết hợp với chỉ dẫn trên hình vẽ . GV hoặc một nhóm HS làm mẫu, tiếp theo cho một tổ hoặc một nhóm chơi thử . Sau đó cho cvả lớp chơi thử 1-2 lần, nếu còn thời có thể chơi lần 3 chính thức .
*Chú ý : GV phải dọn sạch các vật gây nguy hiểm cho HS trên đường chạy. Khoảng cách chạy từ vạch xuất phát đến cờ 3-4m , các buổi sau tăng dần .
 3-Phần kết thúc :
-Đi thường theo nhịp và hát theo (2-4 hàng dọc )và hát : 2-3 phút .
-GV cùng HS hệ thống bài :1-2 phút
-GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà: 1-2 phút .
Học vần	tiết 70
 Vần iêm – yêm 
I/Mụcđích yêu cầu:
-Học sinh đọc được : iêm , yêm, dừa xiêm, cái yếm; từ và các câu ứng dụng.
-Viết được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : điểm 10.
II/Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
-Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III/Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1-Ổn định:
2-Bài cũ: vần im, um
-Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
-HS viết bảng con: con nhím, trốn tìm, mũm mĩm
-Nhận xét
3-Bài mới:
Giới thiệu :
-Hôm nay chúng ta học bài vần iêm, yêm ® giáo viên ghi tựa
a.Hoạt động1: Dạy vần iêm
Nhận diện vần:
-Giáo viên viết chữ iêm
+Vần iêm được tạo nên từ những âm nào?
+Lấy và ghép vần iêm ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
-Giáo viên đánh vần: iê – mờ – iêm
-Giáo viên đọc trơn iêm
+Thêm x vào trước vần iêm được tiếng gì ?
-Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
-Giáo viên ghi bảng : dừa xiêm
+Tranh vẽ gì ?
-Đọc toàn phần vần iêm
-Giáo viê ... heo tranh
à Ý nghĩ: Câu chuyện nói lên tình bạn thân thiết của Sóc và Nhím, mặc dù mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau
4-Củng cố:
-Cho học sinh đọc lại cả bài
-Trò chơi: Tìm tên gọi của đồ vật, dùng khăn bịt mắt, sờ các vật và tìm từ chỉ tên đồ vật đó rồi ghi vào giấy
-Nhận xét
5-Dặn dò:
-Học kỹ lại bài, tìm từ chứa các vần đã học
-Chuẩn bị bài vần ot – at 
Học sinh nêu 
Học sinh đọc các vần 
Học sinh đọc câu ứng dụng
Học sinh nêu: Bà đưa tay nâng quả trongvườn nhà
HS nêu nội dung bài viết
Học sinh nêu 
Học sinh viết vở
HS nghe và quan sát tranh
Chia 4 tổ 4 tranh thảo luận và kể lại 
Đại diện từng tổ lên kể lại câu chuyện theo tranh của tổ mình
Học sinh mở sách đọc
4 tổ cử 4 bạn thi ai nhanh hơn và tìm đúng tên đồ vật nhiều hơn thì thắng 
Học sinh nhận xét 
	Toán	tiết 63
Luyện tập
I/Mục tiêu:
-HS thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với bài toán.
II/Chuẩn bị:
-Nội dung bài tập, phấn màu
-Vở bài tập, đồ dùng học toán
III/Các hoạt dộng dạy và học:
 -Bài 1: Hd HS sử dụng các công thức cộng trừ trong phạm vi 10
 -Bài 2 :Yêu cầu HS tìm hiểu “ lệnh” của bài toán, tự làm bài và chữa bài .
	Lấy 	10 – 7 = 3 	rồi lấy	 3 + 2 = 5
	Tiếp tục 	 5 – 3 = 2	và cuối cùng 	 2 + 8 = 10
-Bài 3 : Hd HS thực hiện các phép tính ( Tính nhẩm rồi SS các số và điền dấu thích hợp vào ô trống )
-Bài 4 : Hd HS đọc tóm tắt của bài toán , từ đó hình thành bài toán :
Tổ 1 có 6 bạn .
Tổ 2 có 4 bạn . Hỏi tất cả có mấy bạn ?
IV/Củng cố :	
	6 – 4 £ 6 + 3	3 + 3 £ 6 – 2
	5 + 1 £ 2 + 4 	4 + 5 £ 5 + 4
V/Nhận xét – dặn dò :
-Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những học yếu .
-Chuẩn bị : luyện tập chung 
Thủ công 	tiết 16
Gấp cái quạt ( tiết 2 )
I/Mục tiêu :
-HS biết cách gấp cái quạt. 
-Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các neap gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
II/Chuẩn bị :
-Quạt giấy mẫu , 1 tờ giấy màu HCN .
-Bút chì , thước kẻ, hồ dán , 1 sợi chỉ hoặc len màu .
-1 tờ giấy màu HCN và 1 tờ giấy vở học sinh có kẻ ô, 
-Vở thủ công . Bút chì , hồ dán , 1 sợi chỉ hoặc len màu.
III/Các hoạt động dạy-học ï chủ yếu :
 a. Học sinh thực hành :
-GV nhắc lại quy trình gấp quạt theo 3 bước trên bản vẽ quy trình mẫu.
-HS thực hành gấp quạt theo các bước đúng quy trình. 
-GV nhắc nhở HS mỗi nếp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp . 
-Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
-GV nhắc nhở HS dán sản phẩm vào vở thủ công .
IV/Nhận xét –dặn dò :
-GV nhận xét về tinh thần học tập và sự chuẩn bị của HS.Nhận xét mức độ đạt kĩ thuật gấp của toàn lớp và đánh giá sản phẩm của HS
-GV dặn dò HS chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu để học bài : “ Gấp cái vĩ”
Ngày dạy:11.12.2009	
Học vần 	tiết 72
Vần ot – at 
I/Mục đích yêu cầu:
-Học sinh đọc được vần ot, at, tiếng hót, ca hát; từ và đoạn thơ ứng dụng.
-Viết được ot, at, tiếng hót, ca hát.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: gà gáy, chim hót, chúng em hát ca.
II/Chuẩn bị:
-Tranh trong sách giáo khoa, tranh minh họa từ khóa, từ ứng dụng
-Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt 
III/Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1-Ổn định:
2-Bài cũ: ôn tập 
-Cho học sinh đọc sách câu ứng dụng
-HS viết bảng con: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa
-Nhận xét
3-Bài mới:
Giới thiệu :
-Hôm nay chúng ta học bài vần ot – at có kết thúc bằng t ® giáo viên ghi tựa
a.Hoạt động1: Dạy vần ot
Nhận diện vần:
-Giáo viên viết chữ ot
-Phân tích cho cô vần ot
-Lấy ghép vần ot ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
-Giáo viên đánh vần: o – tờ – ot
-Giáo viên đọc trơn ot
+Có vần ot, thêm âm h và dấu sắc được tiếng gì?
-GV viết bảng.
+ Phân tích cho cô tiếng hót
-Đánh vần: h – ot – hot – sắc – hót
-Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu từ
-Giáo viên ghi bảng: tiếng hót
-Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Hướng dẫn viết:
-Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết . 
Viết vần ot
Tiếng hót
b.Hoạt động 2: Dạy vần at
Quy trình tương tự như vần ot
c.Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
-Cho học sinh nêu các từ ứng dụng
-Giáo viên ghi bảng , giải thích
bánh ngọt: bánh làm bằng bột mì và các loại chất khác, ăn có vị ngọt
trái nhót: quả màu đỏ, ăn rất chua 
bãi cát: 
chẻ lạt: chẻ tre, nứa ra thành những sợi nhỏ để buộc
-Giáo viên chỉ học sinh đọc
-Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Hát
Học sinh đọc câu ứng dụng
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc lại tựa bài
Học sinh quan sát 
Gồm 2 âm: o đứng trước, t đứng sau
Học sinh thực hiện 
Học sinh đánh vần
Học sinh đọc
Học sinh nêu tiếng hót
Aâm h đứng trước vần ot, dấu sắc đặt trên o
Học sinh đọc 
Học sinh nêu 
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con 
Học sinh nêu 
Học sinh đọc 
Tiết 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Luyện tập :
a.Hoạt động 1: Luyện đọc
-Cho học sinh đọc lại các vần đã học ở tiết 1
-Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa
+Tranh vẽ gì ?
+Hãy đọc đoạn thơ ứng dụng:
à Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
-Tìm tiếng có vần ot – at 
b.Hoạt động 2: Luyện viết
-Nhắc lại tư thế ngồi viết
-Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết
c.Hoạt động 3: Luyẹân nói
-Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì?
Các con vật trong tranh làm gì ?
Các bạn nhỏ đang làm gì ?
Chim hót như thế nào ?
Gà gáy làm sao ?
Em có hay ca hát khg ? thường vào lúc nào 
Ở lớp, em thường hát vào lúc nào ? 
Ở trường, em thường ca hát vào dịp nào ?
Em thích ca hát không ? Em biết bài hát nào? 
4-Củng cố:
-Đọc lại toàn bài học
Trò chơi: thi hát
-Đọc câu thơ, câu văn hoặc hát câu có tiếng mang vần ot – at 
-Đội nào được nhiều lượt đọc, đúng hơn thì thắng 
-Nhận xét
5-Dặn dò:
-Về đọc và viết bảng từ có mang vần ot - at
-Chuẩn bị bài vần ăt - ât
Học sinh luyện đọc 
Học sinh quan sát 
Hai bạn nhỏ đang trồng và chăm sóc cây. Trên cành cây chim đang hót
Học sinh đọc câu ứng dụng
Hót , hát 
Học sinh nêu
Học sinh quan sát 
HS viết vở từng dòng 
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Liú lo , thánh thót
o ó o 
học sinh đọc lại toàn bài
Học sinh thi đua 2 đội mỗi đội 3 – 5 bạn
 	 Toán tiết 64 
 	Luyện tập chung 
I/Mục tiêu: 
-HS biết đếm, so sánh, thou tự các số từ o đến 10; biết làm tính cộng, tính trừ các số trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II/Chuẩn bị: 
-Bảng phụ, thanh bảng vuông .
-Vở bài tập .
III/Các hoạt dộng dạy và học: 
+Bài 1 : Hd HS đếm số chấm tròn trong mỗi nhóm, rồi viết số chỉ số lượng chấm tròn vào ô 
trống tương ứng 
+Bài 2 : GV hd HS đọc các số từ 0 à 10 và từ 10 à 0
+Bài 3 : Yêu cầu HS tự thực hiện các phép tính theo cột dọc rồi chữa bài chấm bài .
+Bài 4 : Hd HS hiểu lệnh của bài toán thực hiện từng phép tính rồi điền kết quả vào các ô trống tương ứng .
+Bài 5 : 
a-Y/C HS căn cứ vào tóm tắt của bài toán để nêu các điều kiện của bài toán . Tiếp theo HS nêu yêu cầu câu hỏi của bài toán “ có tất cả mấy quả ?” . Sau đó HS tự nêu lời văn của bài toán rồi giải bằng lời và điền phép tính vào dòng còn trống .
b-Hd tương tự câu a.
IV/Củng cố :
3 + £ = 8	10 = 3 + £
6 + £ = 10	10 = 2 + £
V/Nhận xét – dặn dò :
-Tuyên dương các em học tốt , nhắc nhở các em học yếu .
SINH HOẠT TUẦN 16
GDNG T16
SINH HOẠT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
I/Mục tiêu:
-HS biết được bệnh tiêu chảy cấp là bệnh rất nguy hiểm, dễ lây lan và gay chết người.
-HS có ý thức ăn uống hợp vệ sinh.
-HS thực hiện đúng 6 biện pháp phòng ngừa
II.Nội dung:
 1/ HĐ1: Thế nào là bệnh tiêu chảy cấp ?
-GV GT:
 +Bệnh tiêu chảy cấp là 1 bệnh rất nguy hiểm, dễ lây lan chủ yếu qua đường ăn uống nếu vệ sinh kém và bệnh có thể gây tử vong
 +Bệnh có thể gây đại dịch. Phải phòng chống bệnh tiêu chảy cấp có hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của mọi người và cả cộng đồng
 2/ HĐ2: Các biện pháp phòng chống tiêu chảy cấp:
 a.GV cho HS họp nhóm
 b.Đại diện nhóm lên trình bày
 c.GVNX và KL: 
Thực hiện ăn chính, uống sôi
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiểu tiện
Bảo quản tốt thực phẩm được chế biến, chống ruồi nhặn, bụi bậm.
Sử dụng nguồn nước sạch
Sử dụng hố tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi trên kênh rạch
Thực hiện 6 không
-Không ăn rau sống, uống nước lã
 -Không ăn tiết canh thịt gia súc gia cầm bị bệnh
 -Không ăn mắm tôm tép, mắm cá biển sống
 -Không ăn thức ăn bị ôi thiu, có ruồi nhặn bu vào
 -Không ăn gỏi cá, hải sản sống, nem chua
 -Không sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn
* Lưu ý gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải báo ngay trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời
 3/ HĐ3: củng cố dặn dò
-GV gọi HS nêu lại 6 BP phòng chống bệnh tiêu chảy cấp
-GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 16.doc