Giáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 7 năm 2008

Giáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 7 năm 2008

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chú Khánh, Thầy giáo, lời dẫn truyện).

- Hiểu các từ: xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi.

Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng. Tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh họa bài đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 7 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAN 7
Thứ 2, ngày 13 tháng 10 năm 2008.
	Buổi 1 ( Cô Hoa HP dạy thay)
Tiết 1. 2	 Tập đọc
 Người thầy cũ.
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chú Khánh, Thầy giáo, lời dẫn truyện).
- Hiểu các từ: xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi.
Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng. Tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ:
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài đọc
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Gọi 2 học sinh đọc bài: Ngôi trường mới .
	? Tìm những từ tả vẻ đẹp của ngôi trường.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm Thầy trò, giới thiệu bài đọc.
2. Luyện đọc 
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Một học sinh khá đọc . Cả lớp đọc từ khó: nhấc kính, mắc lỗi
	- Đọc nối tiếp câu, lưu ý các câu dài
	- Đọc nối tiếp đoạn. Đọc chú giải
	- Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm ( Cá nhân, đoạn, cả bài)
	- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài :
	? Bố Dũng đến trường để làm gì?
	? Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường?
	? Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
	? Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
	? Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
4. Luyện đọc lại:	 Các nhóm phân vai và đọc ( người dẫn chuyện, thầy giáo, bố Dũng)
iv. Củng cố - dặn dò: 	? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Tiết 3	Toán
	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn
	- Củng cố và rèn kỉ năng giải toán ít hơn, nhiều hơn:
 III. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
	Gọi học sinh chữa bài 3 SGK, nhận xét, ghi điểm: 
B. Luyện tập
 Học sinh làm bài tập vào vở bài tập. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
C. Chấm chữa bài:
Bài 1. HS nêu miệng.
Bài 2b. Gọi 1 em lên giải	 	Giải
Anh có số tuổi là 
10 + 5 = 15 (tuổi )
 Đáp số : 15 tuổi .
Bài 3. 	Giải
	Toà nhà thứ hai cao:
17 - 6 = 11 ( tầng )
Đáp số: 11 tầng
Bài 4. 	 HS nêu miệng số hình chữ nhật, hình tam giác.
III. Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học .
Tiết 4	 Tự nhiên xã hội
Ăn uống đầy đủ
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết
	- Ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
	- Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước, ăn thêm nhiều hoa quả
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ sách giáo khoa trang 16, 17
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi:
 ? Hằng ngày bạn ăn mấy bữa? Mỗi bữa bạn ăn những gì? Ăn mấy bát?
 ? Ngoài ra bạn còn ăn uống gì thêm? Bạn thích ăn gì? uống gì?
	Gọi 1 số nhóm báo cáo
GV kết luận: Ăn uống đầy đủ được hiểu là chúng ta ăn đủ cả về số lượng và đủ cả về chất lượng.
Hoạt động 2: Lợi ích của việc ăn uống đầy đủ:
 ? Thức ăn được biến đổi như thế nào trong ruột dày và ruột non?
 ? Những chất bổ thu từ thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì?
	Thảo luận nhóm đôi:
 ? Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước.
 ? Nếu ta thường xuyên bị đói, khát điều gì sẻ xảy ra?
 Đại diện một số nhóm trình bày
Hoạt động 3: Trò chơi đi chợ:
 - Giáo viên viết tên các thức ăn đồ uống hàng ngày.
 1 số HS lên giới thiệu thức ăn mà mình lựa chọn cho từng bữa.
 Cả lớp nhận xét lựa chọn nào phù hợp
III. Củng cố - dặn dò:
	Lưu ý HS: Cần ăn đủ, uống đủ và ăn thêm hoa quả.
	 Buổi 2
Tiết 1	Luyện Tiếng Việt .
Luyên đọc: Người thầy cũ
I. Mục tiêu:
	- Giúp hs tiếp tục rèn kỷ năng, đọc thành tiếng, đọc hiểu .
	- Rèn kỷ năng đọc phân vai. 
III. hoạt động dạy học: 
1. Luyện đọc : Gọi 1hs khá đọc .
	HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm, trước lớp
	- Đọc phân vai .
	- GV hướng dẫn 3 HS đọc phân vai.
	( người dẫn chuyện, thầy giáo, Khánh .)
	Các nhóm phân vai đọc bài .
	Gọi một số nhóm đọc theo vai trước lớp
	GV và lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất .
2. Củng cố nội dung.
	? Nêu lại nội dung chính của bài.
IV. Củng cố - dặn dò:
	Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 2	Mỹ thuật
	 GV chuyên dạy
Tiết 3.	Hướng dẫn thực hành
Thủ công :Gấp máy bay đuôi rời .
 I . Mục tiêu:
	- Biết gấp máy bay đuôi rời bằng giấy .
	- Gấp được máy bay đuôi rời đúng quy trình và đẹp .
II . Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
B. Thực hành :
	- Gọi 1hs nêu lại qui trình gấp 
	- Gọi 2hs lên bảng thực hành .
	- GVvà lớp nhận xét.
	- GV tổ chức cho hs thực hành gấp theo nhóm .
	HS làm –gv theo dõi bổ sung .
 - Các nhóm trng bày sản phẩm – Chọn nhóm có nhiếu sản phẩm đúng đẹp tuyên dương trước lớp.
III. Tổng kết - dặn dò : GVnhận xét giờ học .
	Thứ 3, ngày 14 tháng 10 năm 2008
	Buổi 1
Tiết 1	 Thể dục
Động tác toàn thân. Đi đều
I. Mục tiêu: - Thực hiện động tác toàn thân tương đối đúng
	- Ôn đi đều tương đối chính xác, đúng nhịp
II. chuẩn bị.
	Sân trường, còi, tranh đ/t toàn thân.
III. hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
	- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
	- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông.
	- Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên
	- Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu
2. Phần cơ bản:
	- Tập động tác toàn thân
 	+ Giáo viên vừa làm mẫu vừa hướng đẫn
 + Giáo viên hô học sinh luyện tập
	- Đi đều 2 – 4 hàng dọc
3. Phần kết thúc:
 - Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng . - Giáo viên nhận xét tiết học .
Tiết 2	 Toán
Ki- lô- gam
I. Mục tiêu:
	- Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn
	- Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân ( Cân đĩa)
	- Nhận biết về đơn vị ki lô gam, biết viết, đọc, tên gọi, kí hiệu (kg)
	- Thực hành cân một số đồ vật quen thuộc
	- Biết làm các phép tính cộng, trừ kèm theo đơn vị đo ki lô gam
II. Đồ dùng dạy học:
	- Cân đĩa và các quả cân: 1 kg, 2kg, 5 kg
	- Một số đồ vật: túi gạo, túi đường, (1 kg)
III. hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn.
2. Giới thiệu cân đĩa và cách cân
	- GV cho học sinh cân đĩa và giới thiệu cách cân
	- Giới thiệu cách cân
3. Giới thiệu kg, quả cân 1 kg
	- Giáo viên đưa cân ra giới thiệu
4. Thực hành: 
Bài 1: 	Nhìn hình vẽ đọc rồi đền vào chỗ chấm
Bài 2: 	Lưu ý kết quả có kèm theo đơn vị đo
Giải toán:
Cả hai bao gạo cân nặng là:
25 + 10 =35 (kg)
Đáp số: 35 kg
IV .Củng cố- dặn dò:
	Chuẩn bị cân để tiết sau thực hành
Tiết 3	 Kể chuyện
Người thầy cũ
I. Mục tiêu:
- Xác định được 3 nhân vật trong chuyện: Chú bộ đội, thầy giáo và Dũng.
- Kể lại câu chuyện toàn bộ đủ ý, đúng trình tự, diễn biến câu chuyện
- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo vai.
- Biết nghe bạn kể, nhận xét bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học:
	Kính đeo mắt, mũ bộ đội, ca- la- vát.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	4 học sinh kể lại câu chuyện: Mẫu giấy vụn
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện : Gọi 1 HS đọc lại chuyện.
	? Nêu tên các nhân vật trong chuyện?( Dũng, chú Khánh, thầy giáo)
	- Kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
	- Đại diện nhóm thi kể câu chuyện trước lớp.
	- Cả lớp, giáo viên nhận xét
	- Dựng lại đoạn 2 theo vai:
	+ Lần 1: Giáo viên làm vai dẫn chuyện.
	+ Lần 2 học sinh dựng lại câu chuyện theo 3 vai
	- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện
IV. Củng cố - dặn dò :
	GV nhận xét chung giờ học.
.
Tiết 4
Chính tả ( TC)
Người thầy cũ
I. Mục tiêu:
	- Tập chép chính xác một đoạn trong bài: Người thầy cũ
	- Luyện tập phân biệt ui/ uy, tr/ ch
II. chuẩn bị:
	Chép sẵn đoạn viết ở bảng
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp các tiếng có vần ai, ay.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn chuẩn bị :
	- Giáo viên đọc bài ở bảng. 2 học sinh đọc lại.
	? Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
	- Hướng dẫn nhận xét:
	? Chữ đầu câu viết như thế nào?
	? Học sinh viết tiếng khó: xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi, hình phạt, nhớ mãi.
	- Học sinh viết bài vào vở
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
	- Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài
	Từng cặp thi tìm: Bụi phấn, huy hiệu
Bài 3. (b): Tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất
Iii .Củng cố - dặn dò:
	GV nhận xét chung giờ học.
	 Buổi 2
Tiết 1	 Luyện toán
	 Luyện tập 
I. Mục tiêu:
	- Luyện tập về đơn vị ki lô gam, biết viết, đọc, tên gọi, kí hiệu (kg)
	- Biết làm các phép tính cộng, trừ kèm theo đơn vị đo ki lô gam.
	- Giải toán về ít hơn.
II. hoạt động dạy học:
1. Củng cố lý thuyết.
	? Nêu tên đơn vị đo vừa mới học lúc sáng.
	? Ki lô gam viết tắt là gì.
	? 1 kg bông so với 1 kg sắt thì loại nào nặng hơn.
2. Luyện tập
	HS làm 1 số bài tập sau:
- Bài 1. Tính
	15 kg +5 kg =	38 kg - 8 kg =
	59 kg + 10 kg =	90 kg - 30 kg =
- Bài 2. Bao gạo cân nặng 50 kg, bao nếp cân nặng 25 kg. Hỏi cả 2 bao nặng bao nhiêu ki lô gam?
- Bài 3. Mẹ Lan mua 17 kg lạc. Số lạc mẹ mua nhiều hơn số nếp là 5 kg. Hỏi mẹ Lan mua bao nhiêu kg nếp?
- Bài 4. Lúc ông 66 tuổi cháu 5 tuổi. Năm nay ông 72 tuổi. Hỏi bây giờ cháu bao nhiêu tuổi?
HD: -	Tìm số tuổi ông hơn cháu - Tìm số tuổi của cháu
	Lưu ý Học sinh có thể làm 2 cách
	HS làm bài, GV theo dõi, chấm chữa bài
III. Tổng kết - dặn dò
Tiết 2. 	NGLL
 Vệ sinh trường lớp 
I. Mục tiêu - HS biết một số việc để làm sạch trường lớp học, tác dụng của trường lớp học sạch sẽ.
- Giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường.
II. chuẩn bị	Chổi, giỏ rác, khăn lau
III. Hướng dẫn thực hành
GV chia HS theo 3 tổ, phân công nhiệm vụ cho từng tổ.
	Tổ 1: Lau chùi cửa sổ, dụng cụ đựng nước
	Tổ 2. Lau chùi bàn ghế, bảng, quét lớp học.
	Tổ 3. Quét sân trước lớp
 GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho các em trong quá trình lao động. 
Tiết 3. 	Âm nhạc
	 GV chuyên dạy
Thứ 4, ngày 15 tháng 10 năm 2008 
	 Buổi 1
Tiết 1	 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Học sinh làm quen với cân đồng hồ ( cân bàn) tập cân cân đồng hồ
	- Rèn kỉ năng làm tính và giải toán có kèm theo đơn vị đo (kg)
II. Đồ dùng dạy học:
	- 1 cân đồng hồ, cân bàn
	- Túi gạo, túi đường, quả cam, quả bưởi .
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	? Ki lô gam là đơn vị đo đại lượng nào ?
	1 học sinh giải bài 3, trang 32 SGK
	GV nhận xét, ghi điểm
B. Luyện tập:
1. GV giới thiệu cân đồng hồ và cách  ... dẫn làm bài tập:
- Bài 1: Cho HS hoạt động nhóm 4 
? Kể tên các môn học lớp 2: ( toán, tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên xã hội, thể dục, nghệ thuật ) 
	Gọi 1 số học sinh nêu lại trước lớp, nhận xét, bổ sung.
- Bài 2: Giáo viên treo tranh cả lớp quan sát nêu tên các hoạt động
- Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
	- Giáo viên lưu ý học sinh nói nội dung bức tranh phải sử dụng từ chỉ 	hoạt động vừa tìm được.
	- Các nhóm thảo luận
	Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả
Bài 4: 1 học sinh nêu yêu cầu
	Học sinh điền từ chỉ hoạt động vào mỗi chỗ trống
3. Chấm, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò:
	Nêu các từ chỉ hoạt động mà em biết
Tiết 4	 Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy không mui
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết cách gấp thuỳen phẳng đáy không mui.
	- Gấp đợc thuỳen phẳng đáy không mui.
	- HS hứng thú gấp hình.
II. Đồ dùng:
	- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy gấp sẳn
	- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui.
	- Giấy thủ công.
III. hoạt động dạy học
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
	- GV cho HS quan sát mẫu thuyền phẳng đáy không mui.
	? Thuyền có hình dáng như thế nào? Màu sắc ra sao? Thuyền gồm mấy phần? Thuyền có tác dụng gì? 
	- GV nêu tác dụng của thuyền trong thực tế
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại dạng ban đầu để HS quan sát.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu
	Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều
	Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
	Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
* Chú ý: Gấp thuyền phẳng đáy không mui có nhiều thao tác khó nhớ, GV
 hướng dẫn kỹ để HS nắm được cách làm.
	- GV gọi 1 hoặc 2 HS thao tác lại các bước cho cả lớp quan sát
- GV tổ chức cho HS gấp thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy nháp.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
IV. Nhận xét - dặn dò: 
	- Nhận xét chung tiết học:
	- Dặn dò: Tiết sau học tiếp gấp thuyền phẳng đáy không mui.
 Buổi 2
Tiết 1	Hướng dẫn TH
Lv: cô giáo lớp em 
I . Mục tiêu:
- HS luyện viết đúng bài thơ “Cô giáo lớp em”. Trình bày đúng khổ thơ năm chữ.
- Ngồi viết đúng tư thế, trình bày sạch đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
	Gọi 1 số em đọc lại bài: Cô giáo lớp em.
? Bài thơ gồm có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ.
? Nội dung bài thơ này là gì.
B. Dạy bài luyện viết.
	- Giáo viên đọc bài viết. Hai học sinh đọc lại.
	? Khi viết các chữ cái đầu dòng phải viết như thế nào.
	+ Viết từ khó: giảng , trang vở, ngắm mãi, điểm mười
- Giáo viên đọc bài, học sinh viết bài vào vở. Lưu ý các em: Ngồi viết đúng tư thế, trình bày cân đối, đẹp.
III. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 2.	 Chính tả( nghe viết)
Cô giáo lớp em
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng khổ 2, khổ 2 bài thơ “Cô giáo lớp em”. Trình bày đúng khổ thơ năm chữ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt phân biệt các tiếng có vần ui /uy. Vần iên/ iêng
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh viết bảng lớp. Các lớp viết vở nháp: tiêu biểu, huy hiệu, vui vẻ, trùng trục, quả chanh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
	- Giáo viên đọc đoạn viết. Hai học sinh đọc lại.
	? Khi cô dạy viết gió và nắng thế nào ?
	? Câu thơ nào cho biết bạn nhỏ rất thích bài thơ của cô cho?
 - Hướng dẫn nhận xét. Viết từ khó: thoảng, giảng, ngắm mãi, điểm mười
 - Giáo viên đọc bài, học sinh viết bài vào vở, lưu ý các em viết đều, đúng mẫu, trình bày sạch sẽ..
 - Chấm chữa bài.
2. Bài tập:
Bài tập 2: 	1 học sinh đọc yêu cầu. HĐ theo nhóm đôi 
 ? Tìm tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống.
 Các nhóm thi nhau tìm, nhóm nào tìm được nhiều từ nhóm đó thắng cuộc.
Bài tập 3: 1 học sinh đọc yêu cầu: Tìm hai từ ngữ có tiếng chứa vần iên, hai từ ngữ có tiếng chứa vần yên
	Gọi đại diện các tổ thi viết ở bảng bảng
IV. Củng cố - dặn dò:
	Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò HS luyện viết thêm ở nhà.
Tiết 3
Luyện thể dục
Luyện thể dục tuần 6
I. mục tiêu: Giúp hs 
	- Ôn 6 động tác của bài thể dục .
	- Yêu cầu thực hiện động chính xác hơn 
II. hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu.
	 GV tập hợp lớp phổ biến học.
	 Xoay các khớp : chân, tay, hông. Dậm chân tại chỗ.
2. Phần cơ bản.
	Ôn 6 động tác của bài thể dục mỗi động tác 2 lần 8 nhịp .
	Lớp trưởng hô cả lớp tập thể dục .
	GV theo dõi sữa sai động tác thể dục .
	Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ .
	 Gv tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm .
3. Phần kết thúc:
	Đứng tại chỗ, vỗ tay hát. Gv nhận xét chung giờ học .
Thứ 5 , ngày 16 tháng 10 năm 2008.
	 Buổi 1
Tiết 1	 Thể dục
Động tác nhảy . Trò chơi "bịt mắt bắt dê"
I. Mục tiêu:
	- Thực hiện 6 động tác thể dục phát triển chung đã học
	- Học động tác: Nhảy
	- Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê
II. Địa điểm, phương tiện
	Sân trường, tranh đ/t Nhảy, 2 khăn vải nhỏ dài, còi
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
	- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
	- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
2. Phần cơ bản:
	- Học động tác nhảy tập 4- 5 lần
	- Ôn lại 6 động tác đã học
	- Chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê.
Hướng dẫn chơi thử: 2 em đóng Dê lạc đàn, 1 em đóng người đi tìm dê. Bịt mắt 3 em chơi thử. Sau đó tiếp tục chơi.
3. Phần kết thúc:
	- Đi đều 2- 4 hàng dọc - Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 2	Tập viết
Chữ hoa: E, Ê
I. Mục tiêu:
- Biết viết chữ cái hoa E, Ê theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết câu ứng dụng: Em yêu trường em, theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học:
	Mẫu chữ hoa E, Ê 
	Chữ viết sẵn cở nhỏ Em, Em yêu trường em
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Học sinh viết Đ, Đẹp vào vở nháp - Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hớng dẫn học sinh quan sát
- Hướng dẫn quan sát chữ mẫu. Nhận xét.
- Giáo viên viết mẫu nhắc lại qui trình viết chữ: E - Ê
- Học sinh viết vào vở nháp.
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng
? Nêu những hành động để thể hiện tình cảm yêu quý ngôi trường của em?
- GV cho các em quan sát chữ viết mẫu. Nhận xét dòng chữ ứng dụng
- Giáo viên viết mẫu chữ Em. Học sinh viết vở nháp.
4. Học sinh viết bài vào vở
	Giáo viên theo dõi tư thế ngồi viết, cách cầm bút của học sinh.
	Chấm chữa bài.
Tiết 3	 Toán
6 cộng với một số : 6 + 5
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5( Lập và thuộc công thức 6 cộng với một số)
- Rèn kỹ năng tính nhẩm
II. Đồ dùng dạy học: 20 que tính, bảng cài
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:	Gọi 1 số hS nối tiếp đọc bảng cộng: 7 cộng với 1 số. 8 cộng với 1 số.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu phép cộng 6 + 5
 - Giáo viên yêu cầu học sinh : Lấy 6 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Tất cả có bao nhiêu que tính?
- Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính : 5 + 6 =11 	
- Hướng dẫn học sinh lập bảng cộng 
 6 + 6	 = 12 	6 + 8 = 14	 
	6 + 7 = 13	6 + 9 = 15
	Học sinh học thuộc bảng cộng
2. Thực hành:
HS đọc yêu cầu các BT, làm bài vào vở. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em chậm.
3. Chấm chữa bài
Bài 2. Củng cố bảng cộng 6: HS nêu miệng kết quả
Bài 4: Gọi 1 em lên giải.
	Số điểm có tất cả là:
	6 +9 = 15 (điểm)
	Đáp số : 15 điểm
Bài 5: So sánh kết quả 2 phép tính 7 +6 = 6 +7 8 + 8 > 7 + 8
IV. Củng cố - dặn dò: Học thuộc bảng cộng: 6 cộng với 1 số 
Tiết 4	 Mĩ thuật
Cô Hương dạy
	 Buổi 2
	 Cô Trần Hương dạy
Thứ 6, ngày 17 tháng 10 năm 2008
	Buổi 1 
Tiết 1:	Toán
 26 + 5
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5 (Cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
 - Củng cố giải toán đơn về cách đo đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học: 2 bó một chục que tính và 11 que tính rời
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 3 tổ thi tiếp sức đọc bảng cộng: 6 cộng với 1 số:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu 26 + 5
	Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên:
 - Lấy 26 que tính. Lấy thêm 5 que tính nữa. Tất cả có bao nhiêu que tính?
	Học sinh nêu cách làm. ? Vậy 26 + 5 bằng mấy?
 	Giáo viên ghi bảng : 26 + 5 = 31
	Gọi 1 học sinh đặt tính và tính:	
	- Nhiều học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính
2. Thực hành:
 Học sinh làm bài vào vở - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các em. 
3. Chấm chữa bài	
Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3.	Giải
Số điểm 10 trong tháng là:
16 + 5 = 21( điểm)
Đáp số: 21 điểm
iv. củng cố - dặn dò 
Tiết 2	Âm nhạc
	 GV chuyên dạy
Tiết 4	 Tập làm văn 
Kể ngắn theo tranh. lt về thời khóa biểu
I. Mục tiêu:
- Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn, kể lại được một truyện đơn giản có tên: Bút của cô giáo.
- Trả lời được một số câu hỏi về thời khóa biểu của lớp.
- Viết thời khóa biểu hôm nay theo mẫu đã học.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ bài tập 1
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 1 học sinh đọc bài tập 2 trang 6
 2 học sinh đọc mục lục trong truyện thiếu nhi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hớng dẫn học sinh quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật mỗi tranh
Tranh 1: Tranh vẽ hai bạn học sinh đang làm gì?
? Bạn trai nói gì? Bạn kia trả lời ra sao?
- Học sinh kể lại toàn bộ nội dung tranh 1. Các tranh còn lại làm tương tự.
- Hoạt động nhóm: kể lại nội dung 4 tranh. Mỗi học sinh kể 1 lượt
	Thi kể giữa các nhóm
Bài 2: Học sinh mở thời khóa biểu của lớp. Yêu cầu học sinh viết thời khóa biểu ngày thứ 2( viết theo 2 cách). Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Dựa vào bài 2, trả lời các câu hỏi:
? Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết nào?
? Em cần mang những quyển sách nào đến trường?
IV. Củng cố - dặn dò:
	? Thời khóa biểu dùng để làm gì?
	- Một học sinh kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo
Tiết 4.	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
1. đánh giá công tác tuần 7:
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi trong tuần .
- GV tổng hợp nhận xét các mặt .
 + Sinh hoạt 15 phút + Nề nếp học tập, bán trú + Vệ sinh trực nhật .
2. Kế hoạch tuần 8:
- Tiếp tục duy trì nếp lớp học tập, SH, nề nếp bán trú, trực nhật VS .
- Quán triệt việc ăn quà vặt, xả giấy lọai .
- Tăng cường việc bảo quản Đ D, sách vở và luyện viết chữ đẹp .
Buổi 2. Đại hội Đội

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7(2).doc