I. MỤC TIÊU:
- Luyện đọc thêm bài tập đọc: Ngày hôm qua đâu rồi? ( tuần 1)
- HS đọc rõ ràng, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Trả lời các câu hỏi sau bài học.
- Ôn lại bảng chữ cái . Ôn tập về các từ chỉ sự vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tuần 9 Thứ 2, ngày 27 tháng 10 năm 2008 Buổi 1 Tiết 1 Tiếng Việt Ngày hôm qua đâu rồi? - Ôn tập giữa kì (t1) I. Mục tiêu: - Luyện đọc thêm bài tập đọc: Ngày hôm qua đâu rồi? ( tuần 1) - HS đọc rõ ràng, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Trả lời các câu hỏi sau bài học. - Ôn lại bảng chữ cái . Ôn tập về các từ chỉ sự vật II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: 2. Đọc thêm bài: Ngày hôm qua đâu rồi? - Giáo viên đọc mẫu - HS đọc bài - Đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài ( cá nhân, nhóm ). - Hướng dẫn tìm hiểu bài: ? Bạn nhỏ hỏi bố điều gì ? ? Nói tiếp ý của mỗi khổ thơ 2, 3, 4 cho thành câu .? ? Vì sao lại nói: Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng ?... ? Em cần làm gì để không phí thời gian ? GV chốt ý: Ngày hôm qua đâu rồi? Khuyên chúng ta không lảng phí thời gian. GV yêu cầu hs đọc thuộc 1 khổ thơ mình thích. 3. Đọc thuộc bảng chữ cái. - Mời một vài em đọc thuộc bảng chữ cái. 4. Hướng dẫn làm BT ở vở BTTV Bài 1. HS nêu yêu cầu BT 1. ? Nêu các từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối trong các từ đã cho. Điền vào các cột theo yêu cầu- Gọi 1 số em nêu kết quả. Bài 2. Thảo luận theo nhóm đôi. Mỗi hs viết thêm từ vào cột ở BT1. IV.Củng cố - dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học Tiết 2 Tiếng Việt mít làm thơ - Ôn tập (tiết 2) I. Mục tiêu: - Đọc thêm các bài tập đọc SGK và bài: Mít làm thơ ( tuần 2 ). Luyện đọc đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Ôn cách đặt câu theo mẫu: Ai là gì? - Ôn cách sắp xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn luyện tập đọc và đọc thuộc lòng bài: Ngày hôm qua đâu rồi? 3. Đọc thêm bài tập đọc: Mít làm thơ a. GV đọc mẫu. - Luyện đọc theo nhóm. Thi đọc giữa các nhóm b. HD tìm hiểu nội dung. ? Vì sao cậu bé có tên là Mít? Dạo này Mít có gì thay đổi? Ai dạy Mít làm thơ? ? Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ những câu thơ như thế nào? ? Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi Mít? Hãy nói vài câu bênh vực cho Mít? 4. Ôn cách đặt câu theo mẵu: Ai là gì? Bài 1. 1hs đọc yêu cầu của bài . - GV mở bảng phụ trình bày mẵu câu ở bài tập 2. - Hs tự làm bài vào vở nháp - HS nối tiếp nhau đặt câu. 5. Ôn cách xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài 2. - HS mở sgk tuần 7, 8 ghi tên các nhân vật trong các bài tập đọc - HS đọc tên các nhân vật - Gv ghi bảng - GV yêu cầu hs xếp tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái . - Gọi 1số hs trình bày – GV chốt ý đúng . Iv. Củng cố - dặn dò : GV nhận xét chung giờ học . Tiết 3 Toán Lít I. Mục tiêu: - Giúp học sinh có biểu tượng về nhiều hơn, ít hơn với nước - Nhận biết được đơn vị đo dung tích: lít, tên gọi và kí hiệu(l) - Biết làm các phép tính cộng, trừ có đơn vị đo là lít II. Đồ dùng dạy học: Cốc, can lít, bình nước, chai 1 lít III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 số HS a. Đặt tính rồi tính: 37 + 63 = 18 + 82 = b. Tính nhẩm: 10 + 90 = 60 + 40 = B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu “Nhiều hơn” nước, “ ít hơn” nước: - Học sinh quan sát 1 cốc nước và 1 bình nước, 1 can nước và một ca nước. Nhận xét về mức nước 3. Giới thiệu về lít: - Giáo viên rót nước đầy vào một ca. Muốn biết ca này đựng bao nhiêu nước ta dùng đơn vị đo là lít. Giáo viên viết bảng: Lít viết tắt là l - Học sinh đọc nhiều lần. - Giáo viên đưa ra một túi sữa, học sinh đọc số trên bao bì để trả lời trong túi có bao nhiêu sữa. - Giáo viên đưa ca (đựng được 1 lít) đổ sữa ra. ? Ca này chứa được bao nhiêu lít sữa. - Giáo viên viết bảng, học sinh đọc. Giáo viên đọc 3 lít, 5 lít, 6 lít học sinh viết vào vở nháp. 4. Thực hành: - Học sinh lần lượt nêu yêu cầu các bài tập Bài 1. Làm theo cặp: 1 hs đọc, 1 hs viết. Giáo viên kiểm tra kết quả Bài 2, 3, 4, Học sinh làm vào vở bài tập Chấm chữa một số bài: Bài 4: Bài giải Cả hai lần cửa hàng bán được là: 16 + 25 = 41( lít ) Đáp số: 41 lít 5. Củng cố - dặn dò HS Tiết 4 Tự nhiên xã hội Đề phòng bệnh giun I. Mục tiêu: - Sau bài học học sinh hiểu được: - Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. - Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn và nước uống. - Để đề phòng bệnh giun ta cần thực hiện 3 điều vệ sinh : Ăn sạch, uống sạch, ở sạch II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ sách giáo khoa trang 20- 21 III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài : Bàn tay sạch 2. Thảo luận về bệnh giun: ? Trong lớp ta những ai đã bị đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy? ( GV: Nếu chúng ta đã bị triệu chứng trên thì đã bị nhiễm giun.) ? Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người? ? Giun ăn gì mà sống được ? Nêu tác hại của giun gây ra? 3. Nguyên nhân lây nhiễm giun- Sinh hoạt nhóm - Nhóm nhỏ: Quan sát H1 SGK: chỉ vào từng hình trong sơ đồ ? Trứng giun và giun ra ngoài bằng cách nào? ? Trứng giun có thể vào cơ thể người lành bằng con đường nào? - Đại diện nhóm lên chỉ đường đi của giun vào cơ thể. 4. Làm gì để đề phòng bệnh giun ? Làm thế nào để trứng giun không xâm nhập vào cơ thể người? - Ăn chín uống sôi giữ vệ sinh cá nhân. * Liên hệ với Giáo dục VS Môi trường. Lưu ý HS: Giữ vệ sinh chung, nhà ở sạch sẽ, hợp vệ sinh, đại tiểu tiện đúng nơi qui định, không vứt phân bừa bãi, không sử dụng hố xí không hợp vệ sinh. iv. Củng cố - dặn dò: Các em cần định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần. Thường xuyên biết giữ VS cá nhân và vệ sinh chung. Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Buổi 2 Tiết 1 Luyện Tiếng Việt Ôn các bài tập đọc đã học I. Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ nặng đã học thành tiếng, đọc hiểu cho học sinh. Yêu cầu học sinh đọc trơn các bài đã học; biết ngắt nghỉ đúng hơi đúng sau các dấu câu. - Nắm vững được nội dung các bài tập đọc : Có công mài sắc, có ngày nên kim. Phần thưởng, Làm việc thật là vui, Ngày hôm qua đâu rồi? II. Đồ dùng dạy học: A. Chuẩn bị : GV chuẩn bị 1 số thăm, ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng tuần 1, 2. B. Luyện đọc : Gọi hs lần lượt lên bốc thăm. Chuẩn bị 2-3 phút . Gọi hs đọc các bài ghi sẵn trong thăm kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài. Gv và cả lớp nhận xét bổ sung. III. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học Tiết 2 Hướng dẫn tự học Luyện viết: Đổi dày I. Mục tiêu: - Biết viết đúng một đoạn trong bài: Đổi dày. - Biết ngồi viết đúng tư thế, trình bày chữ viết sạch đẹp. II. Hoạt động dạy học: A. Hướng dẫn chuẩn bị bài: GV đọc đoạn cần viết. Gọi 1 số học sinh đọc lại ? Trong đoạn này có mấy câu. Những chữ nào cần viết hoa. ? Nêu những từ khó viết. ( tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khểnh, gầm giường...) HS viết các từ khó vào vở nháp. B. Hướng dẫn viết bài vào vở GV đọc bài cho HS viết, theo dõi uốn nắn, chú ý hs viết chưa đẹp c. Chấm 1 số bài. III. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học, dặn hs luyện viết thêm ở nhà. Thứ 3, ngày 28 tháng 10 năm 2008 Buổi 1 Tiết 1 Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung - điểm số 1- 2; 1-2 I. Mục tiêu: - Bước đầu hoàn thiện các động tác tương đối chính xác - Học điểm số 1- 2; 1-2. Điểm số đúng, rõ ràng II. phương tiện: Cờ, khăn, còi III. hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu - Giáo viên lớp phổ biến nội dung tiết học - Giậm chân theo nhịp - Đi đều 2- 4 hàng dọc và hát 2. Phần cơ bản: - Điểm số 1- 2; 1-2 theo đội hình hàng dọc, 3- 4 lần - Ôn bài thể dục phát triển chung - Tập thi đua giữa các tổ - Gv theo dõi các tổ, uốn nắn cho một số em tập chưa đúng, chưa đẹp 3. Phần kết thúc: - Đi đều và hát - Giáo viên nhận xét tiết học Tiết 2 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố về biểu tượng dung tích ( sức chứa ). - Thực hiện tính cộng, trừ với số có kèm theo đơn vị đo là lít. - Giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị 4 cốc loại 0,5 lít, ca 1 lít, chai 1 lít III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Học sinh lên bảng viết số đo dung tích có đơn vị lít 2 học sinh lên bảng tính: 9 l + 18 l= 23 l + 9 l = B. Dạy bài mới 1. Củng cố lý thuyết 2. Thực hành : - Học sinh lần lượt nêu yêu cầu từng bài tập - làm bài vào vở - giáo viên hướng dẫn thêm cho những em chậm. 3. Chấm chữa bài: Bài 1: 1học sinh nêu miệng kết quả Bài 3: Giải Số lít dầu ở thùng 2 có là 15 + 3 = 18 ( lít) Đáp số: 18 lít Bài 4: HS nhìn vào tóm tắt đọc bài toán . ? Bài toán này thuộc dạng toán nào? HS làm bài: Bài giải Thùng thứ 2 có số lít dầu là 18 – 3 =15 (lít) Đáp số:15 lít IV. Củng cố - dặn dò: Tiết 3 Tiếng Việt Danh sách học sinh tổ 1, Lớp 2A - Ôn tập ( Tiết 3) I. Mục tiêu: - Đọc trơn và hiểu nội dung bài : Danh sách học sinh tổ 1. - Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và vật. - Ôn về cách đặt câu nói về hoạt động của con vật, đồ vật và cây cối . II. Hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài: B. Tập đọc và ôn bài về luyện từ và câu. 1. Tập đọc bài: Danh sách học sinh tổ 1. a. GV đọc mẫu b. Luyện đọc: - Đọc từng dòng : HS đọc nối tiếp . Đọc đúng và rõ ràng các chữ số ghi ngày sinh. VD: 25 / 6/ 1996. Đọc đúng và rõ ràng nơi ở, phố nhà . VD: 55 / Phố Hàng Trống. - HS tập đọc danh sách theo thứ tự : mỗi em 2 đến 3 dòng . GV uốn nắn, nhận xét . Sau đó tăng số dòng cho hs tập đọc đúng và rõ ràng ( mỗi hs 5 dòng ) - 2, 3 hs thi đọc toàn bài . c. Tìm hiểu bài Gv yêu cầu hs đọc thầm bài theo hàng ngang, dọc toàn bài và trả lời các câu hỏi ở sgk. GV và lớp nhận xét , bổ sung. Ghi điểm . 2. Luyện làm BT Bài 1. Gọi hs đọc yêu cầu bài 1. Làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. Gọi 1 số hs đọc kết quả bài làm, lớp nhận xét, bổ sung . Bài 2. Ôn luyện về cách đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, câycối. Gọi hs đọc yêu cầu – Làm bài vào vở nháp . Gọi hs nối tiếp đọc câu của mình . GV nhận xét, bổ sung. iii. Tổng kết – dặn dò : GV nhận xét chung giờ học Tiết 4 Tiếng Việt mít làm thơ - Ôn tập giữa kì ( Tiết 4) I. Mục tiêu: - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn tập chính tả II. Hoạt động ... ng dòng thơ - Đọc từng khổ thơ trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ - Đọc khổ thơ trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm (từng khổ thơ, cả bài, đồng thanh ) c. Tìm hiểu bài: HS đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi sgk GV nhận xét - bổ sung 2. Luyện tập. Bài 1. Tìm các bài đã học ở tuần 8 theo mục lục sách : Các nhóm viết các bài đã học ở tuần 8 Phân môn Nội dung Trang - Đại diện nhóm báo cáo. Bài 2. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị. - Học sinh luyện nói - Ghi lại bài vào vở bài tập iii. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Tiết 3 Luyện thể dục Ôn lại bài thể dục phát triển chung. I. Mục tiêu: - HS tập các động tác của bài thể dục phát triển chung tương đối chính xác. - Chơi trò chơi: Người thứ ba II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn 8 động tác thể dục đã học: - Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn luyện lại bài thể dục ( cả lớp, tổ ). - Lần lượt gọi từng tổ lên tập - Trò chơi: Người thứ ba. GV nêu cách chơi, cho HS chơi thử sau đó tổ chức cho cả lớp chơi. 3. Củng cố - dặn dò: Thứ 5, ngày 30 tháng 10 năm 2008. Buổi 1 Tiết 1 Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung, điểm số 1- 2; 1-2 I. Mục tiêu: - Tiếp tục hoàn thiện các động tác tương đối chính xác. - Học điểm số 1- 2; 1- 2. Điểm số đúng, rõ ràng II. Địa điểm phương tiện: Cờ, khăn, còi III. hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu - Giáo viên lớp phổ biến nội dung tiết học. - Giậm chân theo nhịp - Đi đều 2- 4 hàng dọc và hát 2. Phần cơ bản: - Điểm số 1- 2; 1-2 theo đội hình hàng dọc, 3- 4 lần - Ôn bài thể dục phát triển chung - Tập thi đua giữa các tổ 3. Phần kết thúc: - Đi đều và hát - Giáo viên nhận xét tiết học Tiết 2 Tiếng Việt đổi giày, Ôn tập (t8) I. Mục tiêu: - Luyện đọc bài tập đọc: Đổi dày. - Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ II. Hoạt động dạy học: 1. Tập đọc bài : Đổi dày . a. GV đọc mẫu . b. Hướng dẫn hs đọc : - Đọc nối tiếp từng câu. Chú ý các từ khó phát âm khó : tập tễnh, quái lạ, khập khễnh. + HS đọc các từ chú giải (sgk). - Đọc từng đoạn trước lớp: 3hs đọc nối tiếp . - HS thi đọc tiếp sức từng đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm . - Thi đọc giữa các nhóm . c.Tìm hiểu bài : HS đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài và trả lời các câu hỏi ở sgk. Gv và lớp nhận xét , bổ sung 2. Luyện tập. Trò chơi ô chữ Một hs đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu (phấn ) GV treo 1 tờ giấy khổ to đã kẻ ô chữ hướng dẫn hs làm bài - Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì ? - Bước 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang (viết chữ in hoa ), mỗi ô trống ghi 1 chữ cái (xem mẫu ). Nếu từ tìm được vừa có nghĩa đúng như lời gợi ý vừa có số chữ cái khớp với ô trống tên từng dòng thì chắc là đã tìm đúng. - Bước 3: Sau khi điền đủ các từ vào ô trống theo hàng ngang, em đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột dọc là từ nào ? HS làm bài vào vở bài tập. GV mời 3 nhóm hs lên bảng thi tiếp sức (mỗi hs điền 1 từ ) Đại diện từng nhóm đọc kết quả. Cả lớp và gv nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. Gọi 1 số hs đọc lại ô chữ . . III. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học . Tiết 4 Toán Ôn tập I. Mục tiêu: - Củng cố về kỹ năng tính cộng nhẩm và viết . - Giải toán vể “ nhiều hơn”, ’ít hơn “. - Rèn kỹ năng giải toán, làm tính có làn đơn vị lít. II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Gọi 1 số hs đọc thuộc bảng cộng B. Luyện tập: 1. GV hướng dẫn hs làm các bài tập ở vở BTT trang 46, GV theo dõi chung. 2. Chấm, chữa bài. Bài 2. Gọi 2 em lên bảng đặt tính và tính. Bài 3. Gọi 1 em lên giải. Lần sau cửa hàng bán được số đường là: 28 + 13 = 41 ( kg ) Đáp số: 41 kg. Bài 5. HS nêu miệng kết quả. III. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học . Tiết 4. Mĩ thuật GV chuyên dạy Buổi 2 Cô Trần Hương dạy Thứ 6, ngày 31 tháng 10 năm 2008 Buổi 1 Tiết 1 Toán Tìm 1 số hạng trong 1 tổng I. Mục tiêu: - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm số hạng trong một tổng: - Quan sát tranh, Điền số vào chỗ chấm. 6 + 4 = 6 = 10 - 4 = 10 - - Học sinh nêu nhận xét. Bài toán: Có tất cả 10 ô vuông có một số ô vuông bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp? - GV: Gọi số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi đó là y Ta có phép tính: y + 4 = 10. Học sinh nêu thành phần phép cộng. ? Muốn tìm số hạng y chưa biết ta làm thế nào? Học sinh tìm vào nháp. Gọi 1học nêu bài làm. Giáo viên nhận xét đưa kết quả đúng: y + 4 = 10 y = 10 – 4 y = 6 - Tương tự học sinh làm 6 +x = 10. Học sinh đọc chữ in đậm ở SGK 2. Thực hành: - Học sinh nêu yêu cầu từng bài - Cả lớp làm bài tập, GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em chậm. 3. Chấm - chữa bài: Bài 2: 1 học sinh nêu miệng cách làm, cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 3: 1 học sinh chữa ở bảng: Bài giải Số thỏ có là: 36 – 20 = 16 ( con) Đáp số: 16 con Bài 4: ? Muốn tìm độ dài đoạn thẳng BC ta làm thế nào? Hs trả lời. Gv nhận xét hướng dẫn học sinh làm bài. 4. Củng cố - dặn dò: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết, làm BT ở nhà. Tiết 2 Âm nhạc GV chuyên dạy Tiết 3 Tập làm văn Kiểm tra thử ( Đề do khối ra) Tiết 4 Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1. Nhận xét công tác tuần 9: - Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi trong tuần . - GV tổng hợp nhận xét các mặt . + Sinh hoạt 15 phút. + Nề nếp học tập, bán trú. +Vệ sinh trực nhật + Phong trào vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng... - GV tổng kết đánh giá chung, bình xét tuyên dương cuối tháng. 2. Kế hoạch tuần 10 - Phát động thi đua dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày 20 / 11 - Tiếp tục duy trì nếp lớp học, nề nếp bán trú, trực nhật vệ sinh.. . - Tập trung ôn tập để thi kiểm tra định kỳ lần 1 đạt kết quả cao. - Tiếp tục bổ sung, chấn chỉnh các loại hồ sơ cá nhân, học sinh chuẩn bị đón đoàn KT. 3. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học Buổi 2 Tiết 1 Luyện toán Luyện tập chung I. mụctiêu: - Củng cố về kỹ năng tính cộng nhẩm và viết. - Củng cố về kỹ năng giải toán và gọi tên các hình. II. Hoạt động dạy học: GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1. Tính: 12 +18 = 84 + 16 = 29 +11 =.. 55 + 25 = 21 + 19 = 23 + 17 =.. Bài 2. Đặt tính rồi tính: 47 +31 = 81 + 16 = 29 + 76 = 12 + 79 = 57 + 34 = 49 + 25 = Bài 3. Một cửa hàng, buổi sáng bán được 19 xe đạp, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 8 cái. Hỏi buổi chiều hàng bán được mấy cái xe đạp? 4. Ghi tên các hình tam giác, hình tứ giác trong hình vẽ sau: a. Các hình tam giác là: A B b. Các hình tứ giác là : D E C Hs làm bài – gv theo dõi, hướng dẫn bổ sung. Chấm – chữa bài. III. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học . Tiết 2 Đạo đức Chăm chỉ học tập(T2) I. Mục tiêu: - HS biết được: Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì ? - Giúp học sinh có kỉ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống. - Có thái độ tự giác trong học tập II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động chính a. Hoạt động 1: Đóng vai - Các nhóm thảo luận để sắm vai trong tình huống sau: Hôm nay, Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà. Hà băn khoăn chưa biết làm thế nào - Một số nhóm học sinh diễn vai theo cách của mình - Cả lớp nhận xét theo từng lần diễn GVKL: Học sinh cần phải đi học đều và đúng giờ. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm . GV nêu từng ý kiến –hs thảo luận tán thành hay không tán thành (câu hỏi ở BT đạo đức ) - Các nhóm thảo luận để bày tỏ thái độ đối với các ý kiến ở bài tập 5: - Cả lớp bổ sung ý kiến - GVKL: c. Hoạt động3: Phân tích tiểu phẩm - Một số học sinh diễn tiểu phẩm - Cả lớp theo dõi, phân tích tiểu phẩm: ? Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ không? Vì sao? ? Em có thể khuyên bạn An như thế nào. 3. Củng cố dặn dò: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh, đồng thời cũng là để giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền học tập của mình. Tiết 3 Tự học Hoàn thàng bài tập trong ngày I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành bài tập trong ngày tại lớp . II. Hoạt động dạy học: 1. GV hướng dẫn hs làm các bài tập 1, 2, 3 ( sách toán – trang 45) - Hs làm bài – gv theo dõi, hướng dẫn bổ sung giúp hs hoàn thành bài tại lớp . - Gọi 1 số hs đọc thuộc quy tắc tìm 1 số hạng trong 1 tổng . 2. Hs hoàn thành bài tập Đạo đức Gv và lớp nhận xét – bổ sung . III. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học . I. Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thành bài tập trong ngày tại lớp. II. Hoạt động dạy học: Gv hớng dẫn học sinh hoàn thngf bài tập tiết 5, tiết 6 vở bài tập tiếng việt. Nếu còn thời gian, gv tổ chức hs đọc thuộc lòng bài . Cô giáo lớp em . Gọi 1số hs đọc thuộc lòng trớc lớp . GV nhận xét - ghi điểm . III,Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học Tiết 1 Luyện Tiếng Việt Tập làm văn: Tuần 8 I . mục đích yêu cầu : - Củng cố kỷ năng nghe nói . - Biết nói lời mời ,nhờ yêu cầu đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp - Biết trả lời câu hỏi về thầy cô giáo lớp 1 - Củng cố kỷ năng viết 1 đoạn văn 4 đến 6 câu về thầy, cô giáo lớp 1. II . hoạt động lên lớp : 1 giáo viên hỏi : ? Tuần 8 các em đã học nội dung tập làm văn nào. (mời, nhờ, yêu cầu đề nghị –Kể ngắn theo câu hỏi ) 2. Thực hành Bài tập 1: hs nêu miệng HS tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu đề nghị đối với bạn . HS sinh hoạt nhóm đôi. Hs đưa ra các tình huống tập nói . Hs nhận xét –gv bổ sung . Khen gợi nhóm có tình huống trả lời đúng hay . Bài tâp 2: GV cho hs trả lời nối tiếp câu a , b , c ,d . GVkết luận: Giáo viên yêu cầu hs viết đoạn văn đến 6 câu nói về cô giáo, thầy giáo lớp1 Gv dựa vào ý của các câu trả lời ở bài tập 2 suy nghĩ để tìm từ ngữ diễn đạt tình cảm nhận thức của mìnhvề cô giáo lớp HS làm bài giáo viên theo dõi. HS đọc bài làm trước lớp –giáo viên nhận xét. III. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học Tiết 2 Thủ công Cô Hơng Dạy Tiết 3 Ngoài giờ lên lớp Đội tổ chức
Tài liệu đính kèm: