Giáo án Tổng hợp môn học khối 1 - Tuần học 1 năm 2009

Giáo án Tổng hợp môn học khối 1 - Tuần học 1 năm 2009

Tập đọc - kể chuyện:

Cậu bé thông minh

I. Mục tiêu bài học:

A) Tập đọc:

- Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé . trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa

 B) Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa .

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ SGK phóng to.

 - Bảng viết sẵn câu, đoạn thẳng để HD HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

 

doc 20 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 1 - Tuần học 1 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc - kể chuyện:
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu bài học:
A) Tập đọc:
- Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé . trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa 
 B) Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa .
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh hoạ SGK phóng to.
	- Bảng viết sẵn câu, đoạn thẳng để HD HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu: 
Giới thiệu 8 chủ điểm
GV giải thích từng chủ điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Măng non, tranh bài học và GV giới thiệu bài: Cậu bé ...
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp.
GV nhắc nhở nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp. Đồng thời giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện đã đợc chú giải ở cuối bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
GV theo dõi HD các nhóm đọc đúng.
- Một HS đọc lại đoạn 1
- Một HS đọc lại đoạn 2
- Cả lớp đọc đoạn 3
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Nhà vua nghỉ ra kế gì để tìm ngời tài?
Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh?
H: Cậu bé làm thế nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý.
H: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
- Vì sao cậu bé yêu cầu nh vậy?
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn
- Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em.
Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
Mở phụ lục SGK
2 HS đọc tên 8 chủ điểm.
Quan sát lắng nghe.
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài từng câu: đầu --> hết bài
HS đọc
HS đọc từng cặp.
Đồng thanh
HS đọc thầm đoạn 1
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc thầm đoạn 2
Thảo luận nhóm
HS đọc thầm đoạn 3
HS đọc thầm đoạn 2
Thảo luận nhóm trả lời
Ca ngợi tài trí của cậu bé.
HS mỗi nhóm tự phân vai
Thi đọc truyện theo vai (2 nhóm)
Kể chuyện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV nêu nhiệm vụ: Quan sát 3 tranh và tập kể lại từng đoạn câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện:
Nếu HS lúng túng, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho từng tranh.
Sau mỗi lần 1 HS kể, cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện.
3. Củng cố, dặn dò:
H: Trong câu chuyện, em thích ai (nhân vật nào)? Vì sao?
GV khen ngợi, động viên những ưu điểm, tiến bộ của lớp, nhóm, cá nhân; nêu những điểm cha tốt.
Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
HS lắng nghe.
- HS quan sát lần lợt 3 tranh, nhẩm kể.
- 3 HS nối tiếp nhau, quan sát tranh kể 3 đoạn câu chuyện.
- Tiếp tục vài lợt.
HS trả lời.
Toán ĐỌC ,VIẾT SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I.Mục tiêu :
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Vận dụng làm bài tập.
- Các em yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
-HS tự làm bài sau đó chữa bài:--
Đọc số: Một trăm sáu mươi mốt 
Viết số: 161
Đọc số: Ba trăm bốn mươi lăm.
Viết số: 345.
a ) 310; 311; 312;313; 314; 315;; 316 317;318 ;319.
b) 400; 399; 398; 397; 396; 395; 394; 393; 392 ;391.
303 516
410 - 10 < 400 + 1
 400 401
*Số lớn nhất : 735
*Số bé nhất : 142
-HS làm bài và kiểm tra chéo lẫn nhau-
A / Ổn định lớp
	 B/ Bài mới
1)Giới thiệu
2) Bài giảng
Bài 1: Viết theo mẫu
Bài 2.Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Điền dấu = 
Với trường hợp có các phép tính khi điền dấu có thể giải thích
Bài 4: Học sinh tìm số lớn nhất ,số bé nhất 
375 421 573 241 375 142.
GV kiểm tra lại một số vở HS
C/. Củng cô , dặn dò: 
Nhận xét , đánh giá tiết học : Tuyên dương các em làm bài tốt ; động viên các em còn hạn chế
HS xem lại cách đọc , viết, so sánh các số có ba chữ sô
Thứ 3 ngày 18 tháng 8 năm 2009
Toán : CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (không nhớ )
I. Mục tiêu bài giảng :
 - Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số( không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học
III Các hoạt động dạy học. 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
*Gọi HS lên bảng kiểm tra 
-HStính nhẩm , đọc và ghi ngay kết quả vào các dấïu chấm 
 400 + 300 = 700 ; 100 + 20 + 4 = 124
 -HS làm vào vở sau đó đổi chéo bài để chấm 
 352 732 418 395
+416 -511 +201 - 44 
Bài giải
 -Số học sinh khối lớp Hai là.
 245 - 32 = 213 (học sinh) 
 Đáp số: 213 học sinh
Bài giải
 -Giá tiền một tem thư là :
 200 + 600 = 800 (đồng ) 
 Đ áp số : 800 đồng 
 ‏	 
A) Kiểm tra bài cũ :
B) Bài mới:
1)Giới thiệu:
2) Bài giảng:
Bài 1: Tính nhẩm:
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
Cho HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính 
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài ,phân tích rồi giải toán về ít hơn 
Bài 4: Tương tự như bài 3 .HS đọc yêu cầu bài,phân tích rồi giải toán về nhiều hơn
.C/ Củng cố,dặn dò:
Nhận xét tiết học: Về nhà xem lại bài 
Đạo đức: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)
 I-Mục tiêu:
1/_Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ
2/ Học sinh biết thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
3/ Học sinh có thái độ kính yêu Bác Hồ
 II-Đồ dùng dạy học :
 -Phiếu giao việc ở hoạt động 1 và 2
 -Các tranh ảnh về Bác
 III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp :
2/Bài mới :
-Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
Chia nhóm 4
Tranh 1,2 VBT
KL: 
Hoạt động 2: Kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác 
-Gợi ý thảo luận 
- Kết luận 
Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy
Gv giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm
N1: Điều 1 Bác dạy gì ?
N2 Điều 2 Bác dạy gì ?
N3: Điều 3 Bác dạy gì ?
N4: Điều 4Bác dạy gì ?
N5: Điều 5 Bác dạy gì ?
Kết luận : Cần thực hiện đúng theo 5 điều Bác Hồ dạy
Củng cố , dăn dò:
-Hát tập thể:Ai yêu Bác Hồ Chí Minh...
-Nhận phiếu giao việc
 -Cả lớp thảo luận 
-Đại diện nhóm trình bày giới thiệu 1 ảnh
-Lắng nghe
- Thảo luận lớp
-Các nhóm thảo luận
-Từng nhóm lên đọc 5 điều Bác Hồ dạy
-Nhận xét các nhóm
-5 em nhắc lại
-Đại diện nhóm lên trình bày nội dung thảo luận 
-Lớp nhận xét 
 -Vài em nhắc lại 
 -Lắng nghe
Chính tả: Tập chép: cậu bé thông minh
I. Mục đích yêu cầu:.
- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài 
- Làm đúng bài tập ( 2 ) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn ; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng ( BT3)	
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Viết sẵn đoạn văn cần chép, nội dung bài tập 2a, 2b (2 lần)
	 Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3
	HS: Vở
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu: 
Nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học, nhằm củng cố nề nếp học tập.
GV giải thích từng chủ điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tập chép 1 đoạn trong bài tập đọc. Làm bài tập các tiếng có âm vần dễ lẫn (an/ang). Ôn lại bảng chữ cái và học tên các chữ do nhiều chữ cái ghép lại.
2. HD tập chép:
a) HD HS chuẩn bị:
GV đọc đoạn chép trên bảng.
GV hướng dẫn HS nhận xét.
- Đoạn này chép từ bài nào?
- Tên bài viết ở vị trí nào?
- Đoạn chép có mấy câu?
- Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết nh thế nào?
- Hướng dẫn HS viết tiếng khó vào bảng con.
- GV gạch chân những tiếng dễ sai, yêu cầu HS khi chép bài không gạch chân các tiếng này.
- GV theo dõi uốn nắn.
b) Chấm, chữa bài:
GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài tập 2: Lựa chọn
Cho cả lớp làm BT 2b
GV cùng cả lớp nhận xét: Ai đúng, ai phát âm đúng?
Bài tập 3: Điền chữ và tên còn thiếu
GV mở bảng phụ
Sau mỗi chữ GV sửa lại cho đúng.
* HS học thuọcc thứ tự của 10 chữ và tên chữ tại lớp.
- GV xoá hết những chữ ở cột tên chữ.
- GV xoá hết tên chữ viết ở cột tên chữ.
- GV xoá hết bảng.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét.
- Nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-2, 3 HS đọc lại
Cởu bé thông minh
Viết giữa trang vở.
-3
-HS trả lời.
-chim sẻ, xẻ thịt, sắc, bảo, cỗ
-HS chép bài vào vở
-HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài. 
Nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào bảng con. 2 HS lên bảng (che bảng không để cả lứop nhìn thấy) HS đọc thành tiếng.
Cả lớp viết lời giải vào vở.
HS nêu yêu cầu bài tập
1 HS làm mẫu ă - á
1 HS làm ở bảng lớp. Cả lớp làm ở bảng con.
Nhiều HS đọc lại ở bảng.
- 1 số HS nói và viết lại.
- 1 số HS nhìn chữ ở cột chữ nói (hoặc viết) lại.
- Vài HS đọc thuộc lòng 10. Cả lớp viết lại vào vở.
Tự nhiên và xã hội: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .
- Chỉ đúng các vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh vẽ cơ quan hô hấp
-Phiếu học tập cho hoạt động 1	
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động: Trò chơi “Hít thở”
-Giới thiệu bài mới: Cơ quan vận động
Hoạt động 1: Thưc hành cách thở sâu 
*Bước 1: : Trò chơi
 -GV yêu cầu HS -GV cho một số nhóm lên thực hiện trò chơi
 “ Bịt mũi nín thở ”
-Cảm giác của em sau khi nín thở lâu?
*Bước2: Hoạt động cả lớp 
-Cho một số em lên thực hiện hít thở sâu
-Kết luận: SGV
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-GV dùng tranh giảng thêm và rút ra kết luận:
*Nhận xét dặn dò
HS tham gia chơi
-Cả lớp thực hiện trò chơi “ Bịt mũi nín thở ”
-Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường 
- 
-HS thực hiện yêu cầu
HS mở SGK thực hành 
-Một số HS lên thực hành hỏi đáp trước lớp
- Lớp nhận xét
-HS nhắc lại kết luận 
-Lắng nghe
Thứ 4 ngày 19 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: Hai bàn tay em
I. Mục đích, yêu cầu:
- đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi đung sau mỗi khổ thơ , giữa các dòng thơ.
- Hiểu ND: hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.( trả lời đượ các câu hỏi trong SGK; thuộc 2,3 khổ thơ trong bài) 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn học thuộc lòng.
 III. Các hoạt động dạy, học  ... iết chữ hoa A, V, D.
- Theo dõi, nhận xét.
- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc: 	Vừ A Dính
- Cụm từ có 3 chữ: Vư, A, Dính.
- Hs trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Bằng khoảng cách viết một chữ o.
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét, sửa chữa.
- 3 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng.
- Nhận xét, sửa chữa.
- HS viết bài theo yêu cầu.
Luyện từ và câu: ôn về từ chỉ sự vật - So sánh
I. Mục tiêu bài học:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT 1 ) .
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn , câu thơ ( BT2 )
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó . ( BT 3 )
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong BT1
	- Bảng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong BT2
	- Tranh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, vòng ngọc thạch, tranh minh hoạ cánh diều nh dấu á.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu: GV nói về tác dụng của tiết LTVC: giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.
B. Dạy Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ôn về những từ ngữ chỉ sự vật và làm quen với hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn. Qua đó luyện óc quan sát.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a) Bài tập 1:
GV mời 1 HS lên bảng làm mẫu.
GV mời 3 - 4 HS lên bảng gạch dới những từ chỉ sự vật
GV chốt lại lời giải đúng.
b) Bài tập 2:
GV mời 1 HS làm mẫu.
GV mời 3 HS lên bảng.
Chốt lại lời giải đúng.
Kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên đợc so sánh với nhau.
c) Bài tập 3:
Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? 
3. Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dơng những HS học tốt.
Yêu cầu HS về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì?
HS lắng nghe.
2 hS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp làm vào vở.
Cả lớp - GV nhận xét
Cả lớp chữa baì trong vở
2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm bài.
HS nhận xét bài làm ở bảng.
HS trả lời. Cả lớp chữa bài.
1 HS đọc yêu cầu bài.
HS phát biểu tự do.
Thứ 6 ngày 21 tháng 8 năm 2009
TOÁN	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm )
Chuẩn bị cho việc học phép trừ các số có 3 chữ số có nhớ một lần.
Rèn luyện tính thông minh suy đoán nhanh.
II. Đồ dùng học tập :
- GV chuẩn bị bảng phụ ghi nội dung Bài 1 , Bài 2 , Bài 3, Bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 2, 3, 4.
- Gọi HS làm tính.
382
195
+
436
172
+
- GV nhận xét, chữa bài cho điểm.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu
- Nêu mục tiêu, ghi đề lên bảng
b/ HD luyện tập
Bài 1: Gọi HS làm trên bảng.
- Lớp làm vào bảng con.
- Chữa bài, cho điểm.
Bài 2: Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Gọi HS lên bảng.
- Chữa bài, chấm điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc tóm tắt bài toán.
- Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
- Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở.
- Chấm chữa bài, ghi điểm.
Bài 4: HS xác định yêu cầu.
- Kiểm tra vở, ghi điểm.
- Tuyên dương - nhận xét nhóm.
3. Củng cố dặn dò:
- HS về nhà luyện tập thêm các số có ba chữ số có nhớ 1 lần.
- Về nhà làm lại các bài tập : 3, 4, 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Trừ các số có ba chữ số. 
- 3 em.
- 2 HS làm bảng lớp. .
- Cả lớp làm bảng con.
- 2 HS làm bảng lớp.
- Đặt tính và tính.
- 2 HS làm bảng lớp.
- Lớp làm vào vở.
- 3 HS đọc.
- Có 125l dầu.
- Có 135l dầu.
- Cả 2 thùng có ? lít dầu.
- Thùng thứ nhất có 125l dầu, thùng thứ hai có 135l dầu. Hỏi cả hai thùng có ? l.
Bài giải:
Số lít dầu của 2 thùng:
 125 + 135 = 260 (lít).
 Đáp số: 260 lít.
- Tự làm vào vở BT.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
- HS thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: CHƠI THUYỀN
Phân biệt ao/oao, l/n, an/ang
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe - viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ .
- Điền đúng các vần ao / oao vào chỗ trống ( BT2 ) .
- Lầm đúng BT (3) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Bảng phụ (hoặc bảng nam châm) viết (2 lần) nội dung BT2 (có thể thay bằng 3 hoặc 4 băng giấy).
	- VBT (nếu có).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A - Bài cũ(5phút)
- Gọi 3HS lên bảng. GV đọc: lo sợ, rèn luyện, siêng năng, đàng hoàng. 
- Nhận xét sửa sai.
B - Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:(3 phút)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết(15 phút)
a. GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
+ Tìm hiểu nội dung bài thơ. GV đọc. 
- Gọi HS đọc khổ thơ 1.
- Hỏi: Khổ thơ 1 cho ta biết điều gì?
- GV đọc khổ thơ 2.
- Hỏi: Khổ thơ 2 nói điều gì?
+ Hướng dẫn trình bày:
- Bài có mấy dòng thơ.
- Mỗi dòng có mấy chữ?
- Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Khi viết bài thơ lùi vào mấy ô để cho đẹp?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ dễ viết sai.
- GV đọc. 
b. GV đọc cho HS viết vàovở:
- GV nhắc nhở HS cách ngồi cầm bút để vở, cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.
c. Chấm chữa bài
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập (10 phút)
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài SGK.
- Nhận xét, chữa bài. 
4 Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS viết bài chính tả sạch, đẹp, làm tốt các bài tập.
- Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại; cả lớp đọc lại các bài viết, ghi nhớ chính tả.
- 3 HS lên bảng viết.
- Cả lớp viết giấy nháp.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc lại.
- Các bạn đang chơi thuyền, mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
- Chơi thuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà may.
- 18 dòng.
- 3 chữ.
- Phải viết hoa. 
- Lùi vào 4 ô.
- Chuyền, sáng, mềm mại, dây, môi, ...
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở chữa lỗi.
- 1 HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài.
Tập làm văn (Tiết 1):
Đề bài: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I.Mục tiêu:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ( BT1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( BT 2 ) .
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (phô tô cho từng hs - nếu không có vở bài tập.)
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐÔNG GIÁO VIÊN
-Hs chú ý lắng nghe.
-2 hs đọc lại đề.
-2 hs đọc yêu cầu.
-Lớp đọc thầm theo.
-Hs lắng nghe.
-Thảo luận theo cặp.
-15-5-1941 tại Pác Bó, Cao Bằng.
-Hs trả lời.
-30-1-1970.
-Đại diện các nhóm trình bày
-nhận xét, bổ sung.
-Hs nói thêm về Huy hiệu Đội, bài hát của Đội
-Hs lắng nghe và nhắc lại..
-1 hs đọc yêu cầu.
-Lớp đọc thầm theo.
-Hs chú ý lắng nghe.
-3,4 hs tập làm miệng.
-Làm bài vào vở.
-3,4 hs đọc mẫu đơn đã hoàn chỉnh.
-Nhận xét bài của bạn.
A.Mở đầu(2 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài (1 phút)
-Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Ghi đề bài.
2.HD hs làm bài
a.Bài tập 1 (10-12 phút)
Gv nêu yêu cầu và cách học tiết tập làm văn để củng cố nề nếp học tập cho hs.
-Gọi 1,2 hs đọc yêu cầu của bài tập.
-Gv:Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (5-9 tuổi, sinh hoạt trong các sao nhi đồng), lẫn thiếu niên (9-14 tuổi), sinh hoạt trong các chi đội TNTP Hồ CHí Minh.
-Cho hs thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:
+Đội thành lập ngày nào?
+Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
+Đội mang tên Bác khi nào?
-Mời đại diện các nhóm báo cáo.
-Gv tóm ý:
+Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15-5-1941 tại Pác Bó, tỉnh Cao Bằng, lúc đầu, đội chỉ có 5 người: Đội trưởng là Nông Văn Dền (Bí danh Kim Đồng), Nông Văn Thàn (Tức Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (Tức Thanh Minh), Lý Thị Mỳ( Tức Thuỷ Tiên), Lý Thị Xậu (Tức Thanh Thuỷ). Đội mang tên Bác vào ngày 30-1-1970.
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
-Gv giúp hs nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần:
+Quốc hiệu: Cộng hoà 
+Tiêu ngữ: Độc lập
+Địa điểm: ngày, tháng, năm viết đơn.
+Tên đơn.
+Địa chỉ gởi đơn.
+Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp trường của người viết đơn.
+Nguyện vọng và lời hứa.
+Tên và chữ kí của người làm đơn:
-Hướng dẫn hs làm miệng.
-Sau đó, cho hs làm bài vào vở bài tập (hoặc mẫu đơn in sẵn).
-Gọi 3,4 hs đọc mẫu đơn đã hoàn chỉnh.
-Nhận xét , tuyên dương hs. 
3.Củng cố, dặn dò (1-2 phút)
-Gv nêu nhận xét về tiết học.
-Nhấn mạnh điều mới học: ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
-Yêu cầu hs nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện. 
Thủ công: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (tiết 1)
I. Mục tiêu
Hs biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói
Gấp được tàu thuỷ hai ống khói .Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. tàu thuỷ tương đối cân đối.
* HS khéo tay gấp được tàu thuỷ hai ống khói các nếp gấp thẳng, phẳng. tàu thuỷ tương đối cân đối.
HS hứng thú và yêu thích gấp hình
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng thủ công màu
Quy trình gấp, tàu thuỷ hai ống khói có hình vẽ minh hoạ
Giấy thủ công
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn, HS quan sát và nhận xét
H: Hình dáng tàu thuỷ hai ống khói?
H: màu sắc?
H: Các phần tàu thuỷ hai ống khói (phần ống khói, thân)
-Mở dần mẫu ra
2. Hoạt động 2:
 Hướng dẫn mẫu
B1: Gấp cắt tạo tờ giấy hình vuông
Hình 1 SGV
B2:Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gáp giữa hình vuông 
Hướng dẫn hình 2 SGV
B3:Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói Hướng dẫn hình 3,4,5,6,7,8 SGV
B3, Cả lớp xếp nháp
- Hướng dẫn uốn nắn thêm
Cũng cố, dặn dò 
Về nhà tập gấp
Chuẩn bị giấy màu
Quan sát Hình 2
Quan sát hình 3, 4, 5, 6, 7
Quan sát hình 8
Theo dõi, lắng nghe
- Cả lớp thao tác trên giấy nháp
 -Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3(3).doc