Giáo án trọn bộ lớp 1 - Tuần 2 - Trường tiểu học Cái Keo

Giáo án trọn bộ lớp 1 - Tuần 2 - Trường tiểu học Cái Keo

A .Mục tiêu:

 - Giúp học sinh nhận biết những việc cần phải làm trong các tiết Học vần.

 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong môn học vần.

 - Rèn luyện kỹ năng nhớ – nghe – đọc – viết.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Sách Tiếng Việt 1

 - Bộ đồ dùng của HS lớp 1.

C. Các hoạt động chủ yếu:

 1. Bài mới:

 

doc 32 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ lớp 1 - Tuần 2 - Trường tiểu học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tiết 1 - 2
Môn: Học vần
TCT: 1 + 2
Bài : Ổn định tổ chức
A .Mục tiêu:
 - Giúp học sinh nhận biết những việc cần phải làm trong các tiết Học vần.
 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong môn học vần.
 - Rèn luyện kỹ năng nhớ – nghe – đọc – viết.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Sách Tiếng Việt 1
 - Bộ đồ dùng của HS lớp 1.
C. Các hoạt động chủ yếu:
 1. Bài mới: 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách Tiếng Việt 1.
a . Giáo viên cho học sinh xem sách TV1.
- Sách Tiếng Việt 1 là sách gồm có các kênh hình và kênh chữ giúp các em học tập tốt, môn Tiếng Việt lả ngôn ngữ của người Việt Nam chúng ta
- Giáo viên hướng dẫn HS lấy sách TV1 và hướng dẫn các em mở sách .
- Mỗi tiết học có tên bài học đặt ở đầu trang 
- Sách gồm 2 phần, phần dạy âm, phần dạy vần.
* Giáo viên hướng dẫn HS làm quen với các kí hiệu trong sách. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giữ gìn sách 
b. Hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học tập tiếng việt ở lớp 1. 
* Sách bài tập Tiếng Việt:
 Giúp các em ôn luyện và thực hành các kiến thức đã học ở sách tiếng Việt.
- Giáo viên nhận xét.
*Vở tập viết in:
- Giúp các em rèn luyện chữ viết đúng mẫu
 Nghỉ giữa giờ
* Hướng dẫn và rèn nền nếp học tập
- Cách mở sách, cầm sách để đọc bài
- Thao tác khi sử dụng bảng con
- Tư thế ngồi học, giơ tay khi phát biểu.
- Học sinh quan sát sách tiếng việt 1.
- Học sinh mở sách và quan sát tranh vẽ trong SGK
- HS xem tranh ở phần bài học .
- Học sinh phải xem tranh phát hiện và ghi nhớ bài học.
- HS nhận biết thuộc các kí hiệu và đọc tên gọi các kí hiệu.
- Học sinh thực hành gấp sách , mở sách - Học sinh mở sách đến bài số 1.
- Học sinh quan sát tranh trao đổi,thảo luận , rút ra tên bài học.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- HS thực hành các thao tác học tập:
+ Mở sách
+ Gấp sách
+ Cất sách vở, đồ dùng học tập.
+ Viết bảng , xóa bảng.
+ Tư thế ngồi học 
+ Giơ tay khi phát biểu.
 Tiết 2
4. Giới thiệu bộ đồ dùng học tiếng việt của học sinh .
- Giáo viên cho HS xem bộ đồ dùng học Tiếng Việt 
- Giáo viên đưa từng đồ dùng học Tiếng Việt cho HS xem .
- Giáo viên nêu tên gọi của từng đồ dùng.
- Các đồ dùng cô vừa giới thiệu dùng để ghép chữ .
- Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh cách mở hộp đồ dùng .
3. Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt khi học tiếng việt .
- Giới thiệu các yêu cầu cơ bản và trọng tâm.
- Học tiếng việt các em sẽ biết, đọc, viết xem tranh nhận ra chữ mới .
- Ghép vần, ghép chữ, ghép câu, bài tập đọc 
- Các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, chịu khó đọc bài tìm tòi suy nghĩ
- Học sinh xem và mở hộp đồ dùng .
- Học sinh lấy đồ dùng và giơ lên như GV
- Học sinh nêu tên đồ dùng như GV.
 + Thanh cài 
 + Bộ chữ cái
- Học sinh mở hộp đồ dùng theo yêu cầu của GV, cất đồ dùng vào đúng chỗ quy định trong hộp, đậy nắp hộp,cất hộp vào cặp, bảo quản hộp đồ dùng.
- HS chú ý lắng nghe.
5. Củng cố dặn dò
 - Nhắc nhở các em sử dụng bộ đồ dùng học tập thật cẩn thận.
Tiết 3
Môn : Đạo đức
TCT: 1
Bài: Em là học sinh lớp 1
A.Yêu cầu cần đạt
 - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học
 - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
 - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
 + Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
 - biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
 * - Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân.
 - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
 - Kĩ năng lắng nghe tích cực.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp,thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
B.Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên “ Chuẩn bị trò chơi vòng tròn giới thiệu tên”
C. Các hoạt động dạy học 
 * Hoạt động1
 + Trò chơi
Giới thiệu tên
 HS đứng thành vòng tròn khoảng 6 - > 10 em và điểm danh từ 1 đến hết.
 Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên
* Thảo luận
 - Trò chơi giúp em điều gì ? 
- Em có thấy sung sướng ,tự hào khi tự giới thiệu tên của mình không ?
 * Kết luận
* Các em biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp
 *Hoạt động 2 
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu 
 - Các em hãy tự giới thiệu về sở thích của mình.
VD: Em rất thích đi học vì ở trường có rất nhiều bạn.
 - Hay ở trường có cô giáo dạy em nhiều điều hay?
 *Kết luận 
+ Em thứ nhất giới thiệu tên mình, sau đó em thứ hai giới thiệu tên em thứ nhất và tên mình.
+ Em thứ ba lại giới thiệu tên bạn thứ nhất, bạn thứ hai và tên mình. 
- Trò chơi giúp em biết được tên các bạn và giới thiệu tên của mình với các bạn.
- Em rất tự hào và sung sướng khi tự mình giới thiệu tên với các bạn.
 Mỗi người đều có một cái tên ,trẻ em cũng có quyền có họ tên
HS tự giới thiệu về sở thích của mình
 Mỗi người đều có những điều mình thí , và không thích, những điều đó có thể giống và khác nhau.Chúng ta cần tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác. 
 4 . Củng cố Dặn dò
 - Giáo viên mời từ 2 đến 3 học sinh giới thiệu tên trường và tên lớp của mình, tên cô giáo, 
Tên một số bạn trong lớp.. 
 - Về nhà các em chuẩn bị cho tiết sau tiếp tục tìm hiểu bài “em sẽ là HS lớp một”
 - GV nhận xét giờ học
Tiết 4:
Môn: Thủ công
TCT: 1
Bài Giới thiệu một số loại giấy bìa và một số dụng cụ học thủ công
A. Mục tiêu:
 - Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán ) để học thủ công.
 * Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo: Giấy vở HS, lá cây.
 B. Chuẩn bị:
 - SGK, các loại giấy bìa, giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Văn nghệ đầu giờ
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
Bài thủ công đầu tiên hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công.
b. Giới thiệu giấy bìa
+ Giấy bìa được làm ra từ đâu ?
+ Có các loại giấy nào thông dụng?
+ Tính chất của các loại giấy ?
 Lưu ý:
* GV giới thiệu cho HS từng loại giấy bìa, giấy màu.
c. Giới thiệu dụng cụ môn học thủ công.
- Ngoài các vật liệu vừa nêu các em còn biết vật liệu nào có thể thay thế?
 - Giấy bìa được làm ra từ bột của nhiều loại cây có nhiều sơ như bồ đề, bạch đàn, tre, nứa, lau, sậy
 - Có giấy viết, giấy màu, giấy thấm, các loại giấy này mỏng, giấy bìa cứng hơn.
- Giấy rất dễ cháy, dễ rách, dễ thấm nước
- Khi các em sử dụng phải nhẹ tay, phải để giấy, sách vở nơi khô ráo xa nước, xa lửa
- Giấy màu: một mặt có màu, mặt kia không có màu có kẻ ô li.
- Giấy bìa tương tự nhưng cứng hơn.
- Thước kẻ, bút chì, kéo ,giấy màu,giấybìa,giấy màu.
* HS khá, giỏi ( biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo; giấy vở HS)
4. Nhận xét dặn dò
- Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán gấp hình, cắt, dán giấy.
Ví dụ: Trong chương xé dán các em cần phải tiết kiệm giấy, khi xé dán. Không được xả giấy vụn ra lớp học tốn công quyét dọn, vứt rác bữa bãi còn gây ô nhiễm môi trườngNgoài ra các em còn tiết kiệm được tiền của cha, mẹ.
 b. Dặn dò: các em về chuẩn bị giấy trắng giấy màu, hồ dán để tiết sau học bài “xé dán hình chữ nhật, hình tam giác”
 ___________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011	
 Tiết 1
 Môn: Mĩ thuật
TCT: 1
Bài 1: 
 Xem tranh thiếu nhi vui chơi
I. Mục tiêu:
 - HS làm quen tiếp xúc tranh vẽ của thiếu nhi 
 - HS bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trong tranh.
II. chuẩn bị:
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
 - Một số tranh thiếu nhi vui chơi
 - Phiếu câu hỏi thảo luận
 - Bốn bức tranh vẽ hoa, lá đơn giản bằng nét (chưa tô màu)
 2. Sự chuẩn bị của hoc sinh:
 - Vở tập vẽ lớp 1
 - Sáp màu
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 3. Giới thiệu – dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài
 + Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn lớp mình chơi trò chơi có tên: “ truy tìm bí mật”
- GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm cử hai đại diện lên bảng thay phien nhau ghép những mảnh vụn trong hộp để tìm bí mật.
- Khi hoàn thành, GV đặt câu hỏi:
 + Bí mật của lớp mình là gì? 
 + Chúng ta thấy nó ở đâu?
- GV nhận xét và giới thiệu, dẫn vào bài.
- GV ghi tựa bài lên bảng và mời HS mở vở tập vẽ ra
- HS chú ý lắng nghe
- HS chia nhóm theo hướng dẫn và cử đại diện lên bảng
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời:
 + Hình các bạn đang vui chơi
 + Thấy trong vở tập vẽ
- HS lắng nghe
- HS quan sát và mở vở tập vẽ ra.
 Hoạt động 1
* Giới thiệu tranh về đề tài vui chơi
- GV treo thêm một vài bức tranh cho HS xem.
- GV giới thiệu cho HS hiểu về tranh:
 + Đây là tranh mà các bạn nhỏ vẽ về các hoạt động vui chơi của mình.
- GV đặt câu hỏi cho HS nhận biết:
 + Các bạn vẽ các hoạt động vui chơi này có giống nhau không?
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
 + Đề tài vui chơi rât rộng lớn, các hoạt động vui chơi rất phong phú và hấp dẫn, có nhiều hoạt động vui chơi có thể vẽ thành tranh đẹp. Bây giờ chúng ta cùng nhau xem tranh của các bạn vẽ, để thưởng thức và học tập cách vẽ của các bạn nhé!
Hoạt động 2
* Hướng dẫn HS xem tranh:
- GV cất một số tranh vào và để lại hai bức tranh có trong vở tậpvẽ và yêu cầu HS quan sát tranh
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
 + Bức tranh vẽ cảnh gì?
 + Trong tranh có những hình ảnh nào?
 + Có những màu nào được vẽ trong tranh?
 + Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích?
- GV nhận xét và tóm lại ý
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có 4 HS với thời gian 5 phút cùng nhau xen tranh với sự giúp đỡ của GV để trả lời câu hỏi phiếu bài tập
- GV phát phiếu bài tập cho các nhóm với các nội dung:
 + Mô tả lại hình dáng và các hoạt động trong tranh?
 + Hình ảnh trong tranh được diễn ra ở đâu?
 + Màu nào được vẽ nhiều? Màu nào được vẽ ít?
 + Em thích hình ảnh nào nhất trong tranh của bạn?
- Khi thời gian kết thúc GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và khen ngợi, động viên và khích l ...  hơn
 - GV dùng đồ vật cho HS quan sát và so sánh
 - GV nhận xét
 3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu hình vuông
 - GV đưa lần lượt từng hình vuông cho học sinh xem, mỗi lần giơ một hình vuông đều nói đây là hình vuông.
- Cho HS nhìn hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau nhưng đều gọi là hình vuông 
- Giáo viên gọi học sinh giơ hình vuông và nói.
- Giáo viên đưa chiếc khăn mùi xoa lên và hỏi chiếc khăn này hình gì?
- Viên gạch hoa lát nền nhà có hình gì?
- Giáo viên nhận xét chữa bài
b.Giới thiệu hình tròn
- Giáo viên đính hình tròn lên và nói đây là hình tròn. 
- Trong thực tế các em có thấy đồ vật nào có dạng hình tròn không?
c. Giới thiệu hình tam giác
- Giáo viên đính hình tam giác lên bảng và nói đây là hình tam giác.
- GV nhận xét
- Học sinh nhắc lại hình vuông
 Cá nhân – Cả lớp
- 3 – 5 HS nhắc lại đây là hình vuông màu xanh
- Học sinh cả lớp lấy hộp đồ dùng học toán và mở hộp lấy hình vuông để lên bàn học.
- 5 – 7 HS lấy các hình trong hộp đồ dùng giơ lên và nói tên các hình có trong hộp đồ dùng.
- Đây là hình vuông ( nhiều học sinh nhắc lại)
- Đây là chiếc khăn có hình vuông
- Viên gạch hoa lát nền nhà có hình vuông
- Học sinh lấy hình tròn trong hộp đồ dùng giơ lên và nói đây là hình tròn .
- Nhiều HS kể tên một số đồ vật có dạng hình tròn.
- Học sinh lấy hình tam giác để lên bàn và nói đây là hình tam giác.
4 .Củng cố dặn dò
 - Giáo viên để hình vuông, hình tròn, hình tam giác không theo thứ tự và gọi hoc sinh lên lựa hình vuông để theo hình vuông, hình tròn để theo hình tròn, hình tam giác để theo hình tam giác.
 - Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 - Về nhà tìm các vật có hình vuông, hình tròn hình, tam giác.
_______________________________________________________________________ 
 Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tiêt 1 – 2
Môn: Học vần 
TCT: 9 + 10 
Bài 3 Dấu /
A . Yêu cầu cần đạt
 - Học sinh nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
 - Đọc được bé
 - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa
B . Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ, các vật mẫucác tiếng bé, cá ,lá, chuối, chó, khế
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói trong sách giáo khoa
C . Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức
 Kiểm tra đồ dùng học tập ( Hát )
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - Giáo viên đọc cho HS viết chữ b ở bảng con và đọc tiếng be 
 - Gọi 2 – 3 học sinh lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng : bé , bê , bóng , bà trên bảng lớp
 3. Dạy học bài mới :
 * Giới thiệu bài: 
 Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: 
 + Các tranh này vẽ ai và nội dung thế nào ? 
 - Các tiếng đó giống nhau ở chỗ đều có dấu sắc.
 * Giáo viên chỉ dấu (/ ) và nói tên của dấu, 
 tên của dấu này là dấu sắc 
 * Dạy dấu thanh:
 - GV viết bảng lớp dấu /
 a. Nhận diện dấu:
 - Giáo viên viết dấu sắc lên bảng và nói: Dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải
+ Dấu sắc giống cái gì ?
 - Giáo viên để cái thước đặt nghiêng cho học sinh xem.
 b. Ghép chữ và phát âm:
 - Các bài trước các em đã được học chữ e và chữ b, tiếng be. Khi thêm dấu sắc vào be, ta được tiếng bé
 - Giáo viên mời học sinh nêu vị trí dấu sắc trong tiếng bé.
 - Giáo viên viết lên bảng tiếng bé và phát âm mẫu bé
c. Viết dấu sắc trên bảng con
 - Giáo viên dấu sắc trên bảng lớp theo khung ô li và hướng dẫn quy trình.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tiếng bé chữ b viết trước viết tiếp chữ e dấu sắc được đặt trên chữ e.
 - GV uốn nắn sửa chữa chữ viết cho học sinh.
- 5 – 7 học sinh chỉ vào tranh và nói tranh vẽ bé, cá, lá, chuối, khế, chó.
- Học sinh nhắc lại ( Dấu sắc )
 Cá nhân - cả lớp
- Dấu sắc (/ )
- Dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải - Học sinh cả lớp lấy dấu sắc ghép vào thanh cài 
- Giống cái thước đặt nghiêng
- Học sinh ghép tiếng bé vào thanh cài.
 /
 be
 bé
- Dấu sắc được đặt trên chữ e ( bé )
- Học sinh phát âm bé 
- Cá nhân – nối tiếp
- HS quan sát và viết vào bảng con
/ / / / 
bé bé bé 
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc 
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm
 b. Luyện viết:
- GV hướng dẫn, nêu cách ngồi viết, lưng thẳng ngực không tỳ vào bàn, hai chân vuông góc với mặt bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 - > 30 cm tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
 - Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các em cách cầm bút cách để vở.
c.Luyện nói:
- GV nêu tên bài luyện nói theo nội dung bức tranh.
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.
- Quan sát tranh em thấy gì?
+ Các bức tranh này có gì giống nhau ? và có gì khác nhau?
+ Em hãy đọc lại tên của bài luyện nói này?
- HS lần lượt đọc b – e – be – sắc – bé 
- HS đọc cá nhân – đọc nối tiếp
- Cả lớp đọc
- HS tập tô vào vở tập viết 
/ / / / 
bé bé bé 
- Nói về các sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
- Học quan sát tranh trong SGK
 + Các bạn đang học bài trong lớp có cô giáo đang giảng bài.
 + Hai bạn gái nhảy dây
 + Bạn gái đi học vừa ôm hoa vừa nhảy.
- Bạn gái tưới rau, có các bạn chó, mèo, gấu đang xem.
+ Đều có các bạn, các hoạt động khác nhau như: Đi học, nhảy dây, tưới rau 
+ Bé
4 . Củng cố dặn dò:
 - GV chỉ bảng học sinh đọc theo b – e – sắc – bé 
 - Tìm dấu sắc vừa học trong các tiếng bóng, bò, bê, bế bé trên bảng lớp.
 - Dặn các em về nhà học bài – xem trước bài 4 
 - GV nhận xét giờ học
Tiết 3
Môn : Toán
TCT: 4
Bài
 Hình vuông-Hình tròn-Hình tam giác
A . Yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, nói đúng tên hình 
B .Đồ dùng dạy học:
 - Một số hình tam giác bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa) có kích thước màu sắc khác nhau
 - Một số đồ vật thật có mặt bìa là hình tam giác
C . Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 Văn nghệ đầu giờ 
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Cô mời một nhắc lại tên bài tiết trước chúng ta học. ( Bài hình vuông, hình tròn, hình tam giác.)
 - Giáo đính các hình lên bảng và mời học sinh lên nêu tên các hình.
 3. Bài mới:
Giới thiệubài:
 - Tiết trước các em đã được cô giới thiệu hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Các em đã biết phân biệt các hình hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành tô màu vào các hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Bài 1: Giáo viên đính bài tập 1 lên bảng và hỏi học sinh các em có biết đây là hình gì không?
 - Các em lấy bút chì màu tô vào hình vuông mỗi hình các em nên tô 1 màu cho đẹp nhé
 - Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các em tô màu
- Giáo viên và học sinh nhận xét
Bài 2: Tô màu vào hình tròn
- Giáo viên đính lên bảng các hình tròn và hỏi học sinh đây là hình gì?
- Có nhiều hình tròn lớn nhỏ khác nhau, các em hãy lấy bút chì màu tô vào các hình tròn.
- Nên tô mỗi hình một màu cho đẹp. 
- Giáo viên theo dõi và nhắc nhở các em tô 
Không chờm ra ngoài.
- Giáo viên và học sinh nhận xét bài làm trong vở của học sinh.
Bài 3: Tô màu vào hình vuông và hình tròn:
- Giáo viên đính hình lên bảng và gọi học sinh lên tô màu vào hình , hình vuông các em tô một màu, hình tròn các em tô một màu.
- Giáo viên theo dõi và nhận xét
c. Trò chơi:
- GV cho HS thi đua tìm hình tam giác trong các hình đã học.
- GV gắn lên bảng các hình đã học
- Giáo viên và học sinh theo dõi nhận xét
 * Hoạt động nối tiếp 
- HD HS tìm các đồ vật xung quanh có hình tam giác, kêu tên một số đồ vật mà em biết có hình tam giác .
- Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các em tô đúng, tô đẹp.
- Học sinh đây là hình vuông 
- Học sinh thực hành tô màu vào hình vuông trên bảng lớp và vở bài tập toán.
- Đây là hình tròn
- 2 HS thực hành tô màu vào hình trên bảng lớp 
- Cả lớp tô vào vở bài tập. 
- Học sinh thực hành tô màu vào các hình trên bảng lớp và vở bài tập.
- 2 học sinh lên bảng tìm hình tam giác trong các hình đã học để riêng.
- Cái nhà ,cái thuyền ,chong chóng, con cá
- HS dùng chì màu tô trong vở bài tập các đồ vật có hình tam giác.
4.Củng cố dặn dò::
 - Giáo viên mời học sinh nhắc lại tên bài vừa học ( Hình vuông, hình tròn, hình tam giác 
 - Em hãy nêu nêu tên một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
 - Về nhà các em tìm các vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
 - Xem trước bài luyện tập trang 10.
 _________________________________________	
 Sinh hoạt tập thể
I. Yêu cầu
 -GV nhận xét và đánh giá lại những hoạt động của lớp trong tuần qua
 - GV nêu những giải pháp khắc phục
 - GV nêu phương hướng tuần tiếp theo
II .Nội dung sinh hoạt
1)GV nhận xét và đánh giá lại những hoạt động của lớp trong tuần:
II. Đánh giá:
 * Ưu điểm:
 * Hạn chế:
 III. Kế hoạch:  
 PHẦN KÝ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
* Nhận xét:
Tuần .........
Tổng số.......... Tiết đã soạn ........tiết
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. 
 Ngày ....tháng.....năm 2011
 Phó hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 2 lop 1.doc