Giáo án Tự nhiên và xã hội - Tiết 14 - Bài 14: An toàn khi ở nhà

Giáo án Tự nhiên và xã hội - Tiết 14 - Bài 14: An toàn khi ở nhà

GIÁO ÁN BÀI DẠY LỚP 1

Tuần 14

Môn: Tự nhiên và xã hội

Tiết 14

Bài 14: An toàn khi ở nhà

(SCKTKN/70, SGK/30, 31)

I – MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.

- Biết gọi người lớn khi có tay nạn xảy ra.

- Nêu được cách xử lý đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay,

- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động 2.

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa trong SGK.

2. Học sinh:

 - SGK.

 

doc 2 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội - Tiết 14 - Bài 14: An toàn khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ tư, 17/11/2010
GIÁO ÁN BÀI DẠY LỚP 1
Tuần 14
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 14
Bài 14: An toàn khi ở nhà
(SCKTKN/70, SGK/30, 31)
I – MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
- Biết gọi người lớn khi có tay nạn xảy ra.
- Nêu được cách xử lý đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay,
- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động 2.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh minh họa trong SGK.
2. Học sinh:
 - SGK.	
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN (GV)
HỌC SINH (HS)
1. Ổn định: 
2. Khởi động: 
 - Cho HS chơi trò chơi đứng ngồi theo lệnh.
- Chơi.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 - Hôm nay chúng ta học bài: An toàn khi ở nhà.
 3.2. Hoạt động 1: Quan sát hình.
 a) Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay.
 b) Cách tiến hành:
- Nghe.
 * Bước 1: 
 - Yêu cầu HS xem tranh SGK và cho HS trao đổi nhóm 2 theo các câu hỏi: 
 + Các bạn ở mỗi hình đang làm gì?
 + Điều gì sẽ xảy ra với các bạn ấy?
- Thảo luận trả lời.
 * Bước 2:
 - Yêu cầu một vài HS trả lời.
 - Nhận xét, kết luận: Cẩn thận với những đồ dùng nguy hiểm.
- Trả lời.
 3.3. Hoạt động 2: Đóng vai. (Lồng ghép kĩ năng giao tiếp)
 a) Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy.
 b) Cách tiến hành:
- Nghe.
 * Bước 1:
 - Yêu cầu HS quan sát tranh trang 31 và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đóng vai các tình huống trong hình.
 * Bước 2:
 - Cho HS trình bày kết quả thảo luận.
 - Nhận xét, kết luận chung: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa,...
- Đóng vai.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Đánh giá giờ học.
- Ghi nhớ.
 - Dặn HS nên làm và không nên làm những việc nào.
Duyệt:
, ngàythángnăm 20
, ngàythángnăm 20
TỔ TRƯỞNG
HIỆU TRƯỞNG
? Đóng góp ý kiến:
? Đóng góp ý kiến:

Tài liệu đính kèm:

  • docAn toan khi o nha.doc