I / Muc Tiêu :
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
- Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay.
- Rèn luyện thoái quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt.
- Ghi chú: Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
II / Chuẩn Bị :
1. Giáo viên :
Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 4,5.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa .
III/ Các hoạt động dạy – học:
Thứ .., ngày..tháng ..năm . Tự nhiên xã hội TUẦN 1 Chủ điểm : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ Bài 1 : CƠ THỂ CHÚNG TA Muc Tiêu : - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. - Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay. - Rèn luyện thoái quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt. - Ghi chú: Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể. Chuẩn Bị : 1. Giáo viên : Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 4,5. 2. Học sinh : Sách giáo khoa . III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của họa sinh. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Để biết cơ thể chúng ta gồm các bộ phận nào và làm thế nào để cơ thể phát triển tốt. Thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài: Cơ thể chúng ta. - Giáo viên ghi tựa bài. b. Bài học : * Hoạt động 1: Bước 1: Học sinh hoạt động theo cặp. - Cho học sinh quan sát tranh trang 4 SGK. + Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? + Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Cho học sinh sung phong lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Giáo viên nhận xét. Kết luận: Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, mình, chân và tay. * Hoạt động 2: Quan sát tranh. Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ (4 – 5 học sinh). - Quan sát tranh trang 5 SGK. + Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? + Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: Tập thể dục. Bước 1: Hướng dẫn cả lớp học bài hát: “Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này là hết mệt mõi”. Bước 2: Giáo viên làm mẫu các động tác, vừa làm, vừa hát cho học sinh làm theo. Bước 3: Cho một số học sinh lên thực hiện trước lớp. Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hằng ngày. 4. Củng cố, dặn dò: - Kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? - Giáo viên nhận xét. - Để cơ thể phát triển cân đối các em cần tập thể dục hằng ngày. - Hát vui. - Sự chuẩn bị của học sinh. - Vài học sinh nhắc lại tên bài. - Học sinh hoạt động theo cặp. - Học sinh quan sát tranh. + Đầu, mình, chân, tay. - Học sinh lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Lớp nhận xét bổ sung. - Làm việc theo nhóm 4 – 5 học sinh. - Học sinh xem tranh trả lời câu hỏi. + Bế em, ăn, đá bóng. + Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, mình, chân và tay. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh tập hát. - Học sinh theo dõi và làm theo. - Học sinh lên thực hiện trước lớp. - Đầu, mình, chân và tay... Thứ .., ngày..tháng ..năm . TUẦN 2 Tự nhiên xã hội BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN Muc Tiêu : - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân. - So sánh sự lớn lên của bản thân với bạn bè cùng lớp. - Sự lớn lên của mọi người là không hoàn toàn giống nhau. Có người cao hơn, người thấp hơn, người béo hơn, người gầy hơn ... đó là điều bình thường. - Ghi chú: Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. Chuẩn Bị : 1. Giáo viên : - Các hình trong bài 2 sách giáo khoa. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Kể ra. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Gọi 4 học sinh có đặc điểm sau: Em béo nhất, em gầy nhất, em cao nhất, em thấp nhất lên đứng trước lớp. - Các em có nhận xét gì về hình dáng bên ngoài của 4 bạn đó? - Chúng ta cùng lứa tuổi, học cùng một lớp. Có em gầy, em béo, em cao, em thấp... Hiện tượng đó nói lên đều gì? Thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài: Chúng ta đang lớn. - Giáo viên ghi tựa bài. b. Bài học : * Hoạt động 1: Quan sát tranh. Bước 1: Học sinh hoạt động theo cặp. - Hai em ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh trang 6 SGK và nói với nhau những gì em quan sát được trong từng tranh. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi thể hiện đều gì? - Giáo viên chỉ vào hình 2 hỏi: Hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì? - Các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa? - Giáo viên nhận xét. Kết luận: Khi sinh ra trẻ em có sự lớn lên hằng ngày về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động, vận động và sự hiểu biết. - Các em mỗi năm cũng cao hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ cũng phát triển hơn. * Hoạt động 2: Thực hành đo. Bước 1: Thực hành theo nhóm nhỏ. - Hai em ngồi áp sát lưng vào nhau, còn hai em còn lại quan sát xem bạn nào cao hơn, bạn nào bé hơn, tay bạn nào dài hơn. Bước 2: Kiểm tra kết quả. - Gọi một vài cặp lên thực hành đo trước lớp. - Cơ thể chúng ta lớn lên có giống nhau không? Kết luận: Sự lớn lên của các em không giống nhau, các em cần chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, không ốm đau thì sẽ chống lớn, khỏe mạnh. Hoạt động 3: Làm thế nào để khỏe mạnh. - Để cơ thể khỏe mạnh, mau lớn, hàng ngày các em phải làm gì? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Ở độ tuổi bằng nhau, sự lớn lên có giống nhau không? - Về nhà các em cần tập thể dục hàng ngày, ăn uống điều độ, làm vệ sinh cá nhân để cơ thể khỏe mạnh. - Hát vui. - Cơ thể chúng ta gồm 3 phần Đầu, mình, chân và tay. - 4 học sinh lên đứng trước lớp. - Một bạn gầy, một bạn béo, một bạn cao, một bạn thấp. - Vài học sinh nhắc lại tên bài. - Học sinh hoạt động theo cặp. - Hai em ngồi cạnh nhau quan sát tranh (một em hỏi, 1 em trả lời). - Thể hiện sự lớn lên của em bé. - Hai bạn muốn biết chiều cao và cân nặng của mình. - Các bạn đó còn muốn biết đếm. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Lớp lắng nghe. - Làm việc theo nhóm 4 học sinh. - Học sinh thực hành đo. - Vài cặp lên thực hành đo trước lớp. - Không giống nhau. - Ăn uống điều độ, tập thể dục hàng ngày, làm vệ sinh thân thể... - Chúng ta đang lớn. - Không giống nhau. Thứ .., ngày..tháng ..năm . TUẦN 3 Tự nhiên xã hội BÀI 3 : NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH Muc Tiêu : - Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi,, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh. - Có ý thức giữ gìn các bộ phận của cơ thể. - Ghi chú: Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng. Chuẩn Bị: 1. Giáo viên. - Các hình ở bài 3 sách giáo khoa. - Một số đồ vật như xà phòng, nước hoa, qủa bóng, khăn tay, củ gừng, quả tranh... 2. Học sinh. - Sách giáo khoa. III) Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên có giống nhau không ? - Điều đó có gì đáng lo không ? - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Cầm bông hoa hỏi. Đây là cái gì? - Nhờ bộ phận nào của cơ thể mà em biết? - Ngoài việc nhận biết bằng mắt, khi nhận biết các vật xung quanh như: Nước hoa, muối, tiếng chim hót ... ta phải dùng các bộ phận nào của cơ thể? - Vậy mắt, mũi, tai là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết các vật xung quanh. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó. - Giáo viên ghi tựa bài. b. Bài học : * Hoạt động 1: Quan sát vật thật. Bước 1: Học sinh hoạt động theo cặp. - Quan sát và nói về màu sắc, hình dáng, kích cỡ to, nhỏ, nhẵn, nhụi, sần, sùi, tròn, dài của các vật như: Bàn ghế, củ gừng, quả tranh... - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh. Bước 2: Thu kết quả quan sát của từng cặp. - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1: Gợi ý câu hỏi. - Bạn nhận ra màu sắc của vật bằng gì? - Bạn nhận biết mùi vị của các vật bằng gì? - Bạn nhận ra tiếng của con vật như: Tiếng chim hót, tiếng chó sủa bằng gì? - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh. Bước 2: Gọi một vài cặp lên trình bày. - Giáo viên nhận xét. Bước 3: Thảo luận lớp. - Điều gì xảy ra nếu mắt ta bị hỏng? - Điều gì xảy ra nếu tay (da) của chúng ta không còn cảm giác? - Giáo viên nhận xét. Kết luận: Nhờ mắt, tay (da), mũi, tai mà chúng ta nhận biết được các vật xung quanh, vì vậy chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn các bộ phận của cơ thể. 4. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi “Đoán vật”. Bước 1: Dùng khăn bịt mắt 3 em cùng một lúc, lần lượt cho các em sờ, ngửi, nếm quả dứa, củ gừng, muối ai đoán đúng hết các vật sẽ thắng. - Cho 3 học sinh lên chơi, lớp làm trọng tài. Bước 2:Nhận xét – Tổng kết. - Các em không nên sử dụng các giác quan tùy tiện như: Không nên sờ vào các vật nóng, sắt nhọn, không nên ngửi c ... , ngày..tháng ..năm . TUẦN 15 Tự nhiên xã hội Bài 15: LỚP HỌC I. Mục tiêu: - Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. - Nói được lớp ,thầy (cô) chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp. - Kính trọng thầy (cô) giáo. Đoàn kết với bạn bè và yêu quý lớp học của mình. - Ghi chú: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Tranh vẽ ở sách giáo khoa, đố dùng lớp học. 2.Học sinh: - Sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên 1 số vật nhọn, dể gây đứt tay, chảy máu. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Lớp học. - Giáo viên ghi tựa bài. b. Bài học: * Hoạt động 1: Quan sát tranh thảo luận nhóm. Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau: - Trong lớp học có những ai và đồ vật gì? - Lớp học của mình giống lớp học nào trong các hình đó? - Em thích lớp học nào? Vì sao? Bước 2: Cho các nhóm lên trình bày. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2: Kể về lớp học của mình - Gọi học sinh đứng lên kể về lớp học của mình. - Đặt câu hỏi gợi ý. - Tên thầy (cô) giáo trong lớp, tên lớp, các đồ dùng của lớp, tên các bạn. - Giáo viên nhận xét. Kết luận: Các em cần nhớ tên trường, tên lớp và yêu quý giữ gìn các dụng cụ học tập vì đó là nơi các em đến học và dụng cụ các em học hằng ngày. 4. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. + Giáo viên chỉ vào đồ dùng trong lớp cho học sinh nói nhanh tên đồ dùng. + Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Hát vui. - 2 – 3 học sinh kể. - Vài học sinh nhắc lại tên bài. - Quan sát tranh. - 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. - Lớp học có thầy (cô), bạn bè, bàn, ghế - Các nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét. - Vài học sinh kể về lớp học của mình. - Lớp nhận xét. + Học sinh nói nhanh tên đồ dùng. + Lớp nhận xét. Thứ .., ngày..tháng ..năm . TUẦN 16 Tự nhiên xã hội Bài 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP I) Mục tiêu: - Kể được một số hoạt động ở lớp học. - Có ý thức tham gia tích cực các hoạt động ở lớp. - Ghi chú: Nêu được các hoạt động học tập khác hình vẽ SGK như : học tính , học đàn. II) Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ ở sách giáo khoa. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, bút, giấy, màu vẽ. III) Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước chúng ta học bài gì? - Trong lớp học có những gì? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Hoạt động ở lớp. - Giáo viên ghi tựa bài. b. Bài học: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. Bước 1: Quan sát các hình ở bài 16 trong SGK trả lời các câu hỏi sau: - Trong từng tranh giáo viên làm gì? Học sinh làm gì? - Hoạt động nào được tổ chức trong lớp, hoạt động nào được tổ chức ngoài lớp? Bước 2: Gọi đại diện một số nhóm lên chỉ vào tranh và nói. - Giáo viên nhận xét. Kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau. Có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài trời. * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp. Bước 1: Nói cho nhau nghe về hoạt động ở lớp của mình. - Theo dõi giúp đỡ học sinh. Bước 2: Gọi vài học sinh trình bày trước lớp. - Giáo viên nhận xét. Kết luận: Trong bất kì hoạt động học tập nào, các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 4. Củng cố, dặn dò: - Vẽ tranh về đề tài lớp học. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. - Hát vui. - Lớp học. - Vài học sinh đứng lên kể. - Vài học sinh nhắc lại tên bài. - Quan sát tranh. - Nhóm 4 -5 học sinh thảo luận trả lời câu hỏi. - Học sinh quan sát chậu cá, giáo viên cầm tay học sinh viết... - Hoạt động ngoài lớp như: hát, tập thể dục, trò chơi - Hoạt động tổ chức trong lớp như: Quan sát chậu cá, vẽ tranh... - Đại diện một số nhóm lên chỉ vào tranh và nói. - Lớp nhận xét. - Hai học sinh ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe về hoạt động ở lớp của mình. (Vẽ, học toán...). - Vài học sinh trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét. - Vẽ một hoạt động ở lớp. Thứ .., ngày..tháng ..năm . TUẦN 17 Tự nhiên xã hội Bài 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP I) Mục tiêu: - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. - Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp. - Ghi chú: Nêu những việc em có thể làm để góp phần cho lớp học sạch, đẹp. II)Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Các dụng cụ làm vệ sinh. 2. Học sinh: - Sách, vở bài tập. III)Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Giữ gìn lớp học sạch đẹp. - Giáo viên ghi tựa bài. b. Bài học: * Hoạt động 1: Quan sát theo cặp. Bước 1: Quan sát các hình ở trang 36 trong SGK trả lời với bạn các câu hỏi sau: - Trong bức tranh 1 các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? - Trong bức tranh 2 các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. - Giáo viên nhận xét. Bước 3: Giáo viên và học sinh thảo luận câu hỏi. - Lớp học của mình có sạch đẹp chưa? - Lớp mình có những góc trang trí như trong tranh trang 37 SGK không? - Bàn, ghế trong lớp có xếp ngây ngắn không? - Cặp, mũ, nón đã để đúng nơi qui định chưa? - Em có viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, tường không? - Em có vứt rác, khạc nhổ bừa bãi ra lớp không? - Em nên làm gì để giữ cho lớp học sạch đẹp? Kết luận: Để lớp học sạch đẹp mỗi học sinh phải luôn có ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp và tham gia các hoạt động để làm cho lớp thêm sạch, đẹp. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1: Chia nhóm thảo luận: Các dụng cụ, đồ dùng để làm vệ sinh. - Những dụng cụ, đồ dùng này được dùng vào việc gì? - Cách sử dụng từng loại như thế nào? - Theo dõi giúp đỡ học sinh. Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. - Giáo viên nhận xét. Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ (đồ dùng) hợp lí, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. 4. Củng cố, dặn dò: - Lớp học sạch đẹp giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy các em phải có ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp. - Hát vui. - Vài học sinh nhắc lại tên bài. - Quan sát tranh. - Học sinh thảo luận theo cặp. - Các bạn đang làm vệ sinh lớp học... - Các bạn đang vẽ tranh, cắt bông... - Vài học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. - Lớp nhận xét. - Sạch đẹp... - Có hoặc không. - Bàn ghế xếp ngây ngắn. - Quét lớp, lau bàn, ghế - 4 nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. - Lớp nhận xét. Thứ .., ngày..tháng ..năm . TUẦN 18 Tự nhiên xã hội Bài 18, 19: CUỘC SỐNG QUANH TA (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở. - Học sinh có ý thứ yêu mến gắn bó với quê hương. - Ghi chú : Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Các hình ở SGK bài 18, 19. - Tranh ảnh về cuộc sống nông thôn. 2. Học sinh: - SGK, vở bài tập. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải giữ gì lớp học sạch đẹp? - Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch đẹp? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Cuộc sống xung quanh. - Giáo viên ghi tựa bài. b. Bài học: * Hoạt động 1: Cho học sinh đi tham quan cuộc sống sung quanh. Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. - Nhận xét về cảnh vật trên đường (Người qua lại, các phương tiện giao thông). - Nhận xét về cảnh vật hai bên đường (Nhà ở, cơ quan, xí nghiệp, cây cối, ruộng vườn). - Người dân địa phương sống bằng nghề gì? - Phổ biến nội qui. + Đi thẳng hàng. + Trật tự nghe theo giáo viên. Bước 2: Thu kết quả. - Các em đi tham quan có thích không? - Gọi đại diện từng nhóm lên kể lại những việc mà các em quan sát được. - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 2: Liên hệ đến những công việc mà bố mẹ và những người trong gia đình em làm hằng ngày để nuôi sống gia đình. - Giáo viên nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi vài học sinh kể về cuộc sống của quê mình. - Về nhà quan sát kỹ hơn về cuộc sống xung quanh mình. - Hát vui. - 2 – 3 học sinh. - Lớp học sạch sẽ giúp em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. - Quét lớp, lau bàn, ghế... - Vài học sinh nhắc lại tên bài. - Học sinh đi tham quan. - 3 nhóm (Mỗi nhóm nhận xét 1 ý). - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đi tham quan. - Rất thích. - Vài học sinh kể. - Vài học sinh kể trước lớp. - Lớp nhận xét. - Vài học sinh kể.
Tài liệu đính kèm: