Giáo án Tự nhiên xã hội (lớp 1)

Giáo án Tự nhiên xã hội (lớp 1)

A. Mục tiêu:

 Sau bài học này, HS biết:

· Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.

· Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.

· Rèn luyện thói quen ham thích họat động để có cơ thể phát triển tốt.

B. Đồ dùng dạy học

· Các hình minh họa bài 1 / SGK trang 4 và 5

C. Họat động dạy học

 

doc 25 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1231Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội (lớp 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
Mục tiêu: 
 Sau bài học này, HS biết:
Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.
Rèn luyện thói quen ham thích họat động để có cơ thể phát triển tốt.
Đồ dùng dạy học
Các hình minh họa bài 1 / SGK trang 4 và 5
Họat động dạy học
Phương pháp
Giáo Viên
Học sinh
1.Ổn định TC
2.KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập môn TNXH.
3.Bài dạy:
 GT bài: Sức khỏe đối với chúng ta rất quan trọng, nhất là ở lứa tuổi thiếu nhi như các con. Muốn có sức khỏe tốt và bảo vệ cơ thể tốt các con cần biết rõ các bộ phận của cơ thể mình. Bài học hôm nay sẽ giúp các con tìm hiểu về cơ thể chúng ta. Ghi tựa bài.
Họat động 1: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
 Tranh minh họa: 1 bạn nam, 1 bạn nữ.
 Bước 1: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể GV theo dõi và giúp đỡ các em.
 Bước 2: Xung phong nói tên các bộ phận (ở cả nam và nữ) (mắt, mũi, miệng, tay chân, tí, rốn, tóc, bụng)
GV vhỉ vào tranh và hỏi:
-Mắt, mũi, miệng, tai, tóc thuộc về phần nào của cơ thể?
-Vai, ngực, bụng, tí, rốn thuộc về phần nào của cơ thể?
-Cánh tay, bàn tay, ngón tay, chân, bàn chân, ngón chân thuộc về phần nào của cơ thể?
 Chốt ý: cơ thể chúng ta ở cả nam và nữ đều có các bộ phận chính là: đầu, mình, và tay chân.
Họat động 2: Họat động của một số bộ phận trên cơ thể:
-Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? Yêu cầu từng nhóm HS lên thực hiện.
-Nhờ đâu mà con thực hiện được các động tác đó?
-Nhờ được bộ phận nào bạn ôm được em bé?
-Bạn dùng bộ phận nào để múc kem ăn?
-Các bạn này đang làm gì?
-Các con hãy thực hiện lại các hoạt động này?
-Cúi người xuống là nhờ bộ phận nào?
-Đá bóng, tập thể dục và đạp xe là nhờ bộ phận nào?
-Nhóm nào có thể biểu diễn lại từng họat động của đầu mình và tay chân như các bạn trong hình?
 Hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Kể ra.
 Chốt ý: chúng ta cử động, làm việc và học tập là đều nhờ vào các bộ phận trên cơ thể, vì vậy các con cần thường xuyên rèn luyện và bảo vệ cơ thể, không chạy nhảy vui chơi quá sức làm tổn thương đến các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên cũng không nên ngồi yên một chỗ mà nên tích cực họat động vì họat động sẽ giúp ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn.
 Nghĩ giữa tiết: Trò chơi.
Họat động 3: Tập thể dục.
-Gây hứng thú và rèn luyện thân thể.
 Bước 1: GV hướng dẫn cả lớp học bài hát:
 Bước 2: GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát.
 Bước 3: Yêu cầu HS làm động tác và hát.
 Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (sách bài tập TNXH trang 2)
 Câu hỏi củng cố: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Muốn có sức khỏe tốt em phải làm gì?
Dặn dò: 
-Nhớ siêng năng vận động, tập thể dục, rèn thói quen ham thích họat động.
-Xem trước tranh bài 2.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-Quan sát trang 4/SGK.
-HS họat động theo cặp (2 bạn ngồi cùng bàn) trao đổi lẫn nhau.
-Cả lớp: CN học sinh lên chỉ và nêu tên, các bạn khác theo dõi, bổ sung.
-Đầu.
-Mình.
-Tay, chân.
-HS nhắc lại CN chung.
-Quan sát tranh trang 5/SGK làm việc theo nhóm (2 bạn).
-Ngửa cổ, cuối đầu, quay đâu sang trái, sang phải (nhờ cổ).
-Từng đôi bạn HS ôm nhau (nhờ hai cánh tay)
-Thực hành cầm li múc kem ăn (nhờ bàn tay và các ngón tay)
-Cúi xuống nhặt chú mèo, đá bóng, tập thể dục, đạp xe.
-Mỗi tổ nhóm thực hành 1 hành động.
-Lưng và bụng (HS chỉ vào và nói)
-Tay, chân (HS chỉ vào và nói)
-Một số em lên biểu diễn, cả lớp quan sát.
-3 phần.
-Đầu, mình và tay, chân.
“Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi”
-1 HS, nhóm 5 HS.
-Cả lớp.
-Thi đua giữa các tổ.
TUẦN 2:
BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN
Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn,  đó là bình thường.
Đồ dùng dạy học:
tranh minh họa các hình ở bài 2 trang 6 & 7/SGK, phiếu bài tập (vở BT TNXH)
Hoạt động dạy học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định TC:
2.KT bài cũ: “Cơ thể chúng ta”
-Kể tên các bộ phận chính của cơ thể?
-Để cơ thể phát triển tốt em cần làm gì?
-Trò chơi nhỏ: Đố vui.
-Nhận xét.
3.Bài dạy: “Chúng ta đang lớn”
 Khởi động: Trò chơi vật tay.
 Kết luận: Các em tuy cùng độ tuổi nhưng có em khỏe, em yếu, có em cao hơn, có em thấp hơn  điều đó cho thấy sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau và bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu rõ hơn các con đang lớn lên như thế nào. Ghi tựa bài.
Họat động 1: Tranh minh họa.
Sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng, và sự hiểu biết.
+Em bé mới sinh còn nằm ngửầ biết lẫy à biết bò à biết nghồi à biết đi 
-Đố các bạn hai bạn trong tranh đang làm gì? Các bạn làm như vậy để biết điều gì?
-Tranh bên dưới hai anh em đang làm gì?
+Yêu cầu một số học sinh lên trình bày lại nội dung tranh các bạn khác nghe và bổ sung.
 Kết luận: Trẻ em sau khi được sinh ra sẽ tiếp tục lớn lên hằng ngày, hằng tháng, hằng năm về cân nặng, chiều cao, về các họat động, vận động như lẫy, bò, ngồi, đi  về sự hiểu biết như: biết lạ, biết quen, biết nói 
Các con bây giờ đã lên 6 tuổi, các con cũng sẽ tiếp tục lớn lên, cao hơn, nặng hơn, hiểu biết ngày càng nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển dần lên.
 Nghĩ giữa tiết: Trò chơi: “Em bé lớn lên thế nào?”
Họat động 2: So sánh sự lớn lên của bản thân với bạn cùng lớp Thấy được sức lớn của mỗi người là không như nhau.
 Hỏi: Hai bạn này có chiều cao thế nào? Nhận xét xem nhóm các bạn này bạn nào cao, thấp, béo, gầy ?
 Bước 1: Thực hành đo lẫn nhau.
(chiều cao, béo, gầy, vòng taqy, vòng đầu, vòng ngực,hoặc nhận xét tay, chân, đầu, mình bạn nào dài hơn, to hơn bạn nào?)
 Bước 2: Câu hỏi gợi mở
-Qua kết quả thực hành đo lẫn nhau, các con tuy đều bằng tuổi nhau, nhưng sự lớn lên của các con có giống nhau không?
-Các bạn gầy hơn, thấp hơn, nhỏ bé hơn có thấy lo sợ gì không?
-Con có gì không hiểu về sự lớn lên của bản thân mình?
 Kết luận: Sự lớn lên của các con có thể như nhau hoặc khác nhau, điều đó là bình thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên các con cần chú ý ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, chăm tập thể dục, giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn.
 Trò chơi: Kéo co 
Củng cố:
-Sự lớn lên của các con thể hiện như thế nào?
-Sức lớn của mỗi người có như nhau không?
-Muốn chống lớn con cần phải làm gì?
Dặn dò: 
-Cần ăn uống điều độ và giữ gìn sức khỏe.
-Làm bài tập vẽ tranh các bạn cùng nhóm.
-Xem trước các tranh ở bài 3.
-Nhận xét tiết học.
-Múa vui.
-Cả lớp
-Đại diện tổ 1 làm một họat động nào đó (tùy ý), tổ 2 phải nêu đúng tên và chỉ vào bộ phận đó.
-Tương tự với tổ 3 và tổ 4
-Mỗi tổ chọn 1 bạn, chơi vật tay mỗi lần một cặp. Những người thắng lại chơi đấu với nhau xem bạn nào là khỏe nhất.
-Mở SGK, trao đổi thảo luận từng cặp và nêu ý kiến về hình ở trang 6.
-HS có thể tự hỏi và trả lời lẫn nhau.
-Họat động cả lớp.
-Họat động từng nhóm nhỏ.
-Quan sát tranh trang 7 / SGK.
-Bạn áo xanh cao lớn hơn bạn áo vàng.
-Mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 cặp lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm nhau, cặp kia quan sát và nhận xét xem bạn nào cao hơn.
-Tương tự so sánh xem ai béo, ai gầy?
-HS không giống nhau.
-Mỗi nhóm 4 bạn.
-Thể hiện ở chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết.
-Không hòan toàn như nhau.
-Ăn uống điều độ, giữ gìn sức khỏe.
TUẦN 3
BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT
 XUNG QUANH
A. Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.
Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
B. Họat động dạy và học.
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: “Chúng ta đang lớn”
 Hỏi: Sự lớn lên của các con được thể hiện như thế nào?
-Sự lớn lên của mỗi người có như nhau không?
-Muốn chóng lớn và khỏe mạnh phải làm thế nào?
-Nhận xét:
3.Bài dạy: Nhận biết các vật xung quanh.
 GT bài: Trò chơi “Đoán vật”
-GV lần lượt đặt vào tay mỗi bạn một vật, dùng khăn sạch che mắt không cho nhìn, bạn đó phải đoán xem đó là vật gì?
-Qua trò chơi, các con thấy được rằng ngoài mắt ra để nhận biết được các vật xung quanh còn có thể sử dụng các bộ phận khác của cơ thể. Bài học hôm nay các con sẽ cùng tìm hiểu về điều đó.
-Ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Quan sát vật thật.
-Giao nhiệm vụ mỗi nhóm sẽ quan sát một vật khác nhau. Sau đó nêu được: hình dáng, màu sắc, mùi vị, sự nóng lạnh, trơn nhẵn, sần sùi 
Nghĩ giữa tiết: Trò chơi “con muỗi”
Họat động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ.
-Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết the ... mặt đúng cách.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Yêu cầu HS lên làm động tác rửa mặt hằng ngày của em.
 GV chốt: Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất?
+Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
+Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi rửa mặt.
+Dùng hai bàn tay đã sạch, hứng nước sạch để rửa mặt (nhớ nhắm mắt) xoa kĩ vùng xung quanh mắt, trán, hai má, miệng và cằm (làm vài lần như vậy)
-Sau đó dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác.
+Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
+Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi ra nắng hoặc chổ khô ráo, thoáng.
 Bước 2: Rửa mặt theo hướng dẫn của GV.
Nhắc nhở thêm: Ở vùng thiếu nước sạch hoặc không có vòi nước chảy các con nên dùng chậu sạch, khăn mặt sạch để rửa mặt dùng nước tiết kiệm nhưng phải bảo đảm vệ sinh.
Trò chơi: Hát vui.
Củng cố dặn dò:
-Chúng ta nên đánh răng và rửa mặt vào lúc nào?
-Vì sao cần phải đánh răng, rửa mặt đúng cách?
-Xem trước bài 8; làm bài tập TNXH.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-HS nêu CN.
-Cả lớp cùng chơi
-Tự đánh răng.
-Học sinh lên chỉ cách CN.
-Bàn chải riêng, kem đánh răng, cốc nước.
-Một vài HS lên làm thử một số động tác chải răng trên mô hình.
-HS theo dõi động tác của cô.
-Thực hành đánh răng.
-Nhóm 4-5 em lên thực hành trước lớp, các bạn khác nhận xét bổ sung.
-1 – 2 HS. Các bạn dưới lớp nhận xét xem bạn làm đúng hay sai, nếu sai phải làm lại như thế nào?
-HS nêu CN.
-Thực hành đánh răng.
-Mỗi nhóm 4 – 5 em.
-Các bạn nhận xét và có ý kiến bổ sung.
-Thi đua hát hay về các bài hát về đánh rănmg, rửa mặt.
TUẦN 8
BÀI 8: ĂN UỐNG HẰNG NGÀY
A. Mục tiêu:
Giúp HS biết:
	-Kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khỏe mạnh.
	-Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khỏe tốt.
	-Có ý thức tự giác trong việc ăn, uống của cá nhân: Ăn đủ no, uống đủ nước.
B.Họat động dạy và học
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: thực hành đánh răng rửa mặt:
+Hãy nêu các bước đánh răng đúng cách?
+Nêu các bước rửa mặt đúng cách?
-Nhận xét chung.
3.Bài dạy: Ăn uống hằng ngày.
 Khởi động: Hướng dẫn HS chơi.
 Giới thiệu bài: Để mau lớn và khỏe mạnh các con cần phải làm gì?
-Hôm nay lớp mình cần tìm hiểu bài “Ăn uống hằng ngày” 
-Ghi tựa bài.
Họat động 1: Động não.
 Mục tiêu: Nhận biết và kể tên nhừng thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn uống hằng ngày.
Cách thực hành:
 Bước 1: Con hãy kể tên những thức ăn, đồ uống nhà con thường dùng hằng ngày. GV ghi lên bảng tất cả tên thức ăn mà HS vừa nêu, nêu được càng nhiều càng tốt.
 Bước 2: Tranh trang 18 / SGK.
 Hỏi: Em thích lọai thức ăn nào trong số đó? Em có nên tập ăn đủ lọai thức ăn không? Lọai thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không biết ăn?
GV chốt ý: Các con thấy hai em bé trong hình rất vui khi kể về các thức ăn mà mình thích và đã được ăn. Muốn mau lớn và khỏe mạnh, các em cần ăn nhiều lọai thức ăn như cơm, thịt, cá, trứng, cua, rau, củ, hoa quả để cơ thế có đủ các chất đường, đạm, béo, chất khóang và vitamin cho cơ thể.
Họat động 2: Làm việc với SGK / tr 19
 Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn uống hằng ngày.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện họat động:
+Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
+Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
+Hình nào cho biết bạn có sức khỏe tốt?
+Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày?
 Bước 2: Phát biểu trước lớp:
-Các em có ăn được đủ lọai thức ăn không?
-Em có ăn nhiều rau và trái cây không?
-Em thích uống những lọai nước trái cây nào? Em có uống nhiều nước ngọt? Em có nên ăn nhiều các lọai bánh, kẹo và quả xanh không? Vì sao?
-Ăn uống hằng ngày cần thiết cho cơ thể mau lớn. Vậy có phải em cứ ăn liên tục nhiều lọai thức ăn trong ngày phải không?
GV chốt ý: Ăn uống hằng ngày là cần thiết nhưng phải điều độ và điều độ và đủ chất thì mới có lợi cho sức khỏe.
Hoạt động 3: thảo luận cả lớp 
 Mục tiêu: HS biết được hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khỏe tốt
Cách tiến hành: Nêu câu hỏi:
+Chúng ta phải ăn uống thế nào cho đầy đủ?
+Hằng ngày em ăn mấy bữa.vào những lúc nào? ngoài ra em còn ăn vào lúc nào?
+Em có nên ăn quá no không?
+Em có ăn bánh, kẹo ngọt trước bữa ăn chính không? vì sao?
Trò chơi: “Đi chợ giúp mẹ”
Củng cố dặn dò:
-Thực hành ăn uống điều độ, đủ chất.
-Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân. Ăn vừa đủ no, uống đủ nước.
-Làm BT TNXH. Xem trước bài 19.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-HS nêu CN, các bạn góp ý bổ sung.
-Trò chơi “con thỏ”
-HS thường xuyên vận động, giữ gìn sức khỏe và ăn uống điều độ.
-HS suy nghĩ và lần lượt trả lời.
-HS chỉ và nói tên từng lọai thức ăn trong mỗi hình.
-HS trả lời.
-Quan sát từng hình ở trang 19 và trả lời câu hỏi.
-Để cơ thể mau lớn, có sức khỏe, làm việc và học tập tốt.
-HS trả lời theo suy nghĩ và thực tế việc ăn uống hằng ngày của bản thân.
-HS thảo luận.
-Ăn khi đói, uống khi khác, ăn uống đủ chất bổ dưỡng.
-Ăn ít nhất là 3 bửa: Sáng, trưa, chiều tối. Ngòai ra em còn ăn xế lúc 2 giờ chiều, hoặc uống sữa trước khi đi ngủ. Em không ăn quá no.
-Không ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính để trong bữa ăn chính được ăn nhiều và ngon.
-Cả lớp cùng chơi.
TUẦN 9
BÀI 9: HỌAT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
A. Mục tiêu:
Giúp HS biết
	-Kể về những họat động mà em thích.
	-Nói về sự cần thiết về nghĩ ngơi, giải trí.
	-Biết đi, đứng, ngồi học đúng tư thế.
	-Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
B. Họat động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Bài 8
+Muốn cơ thể khỏe mạnh và mau lớn chúng ta phải ăn uống như thế nào?
+Kể tên các lọai thức ăn em thường ăn uống hằng ngày?
-GV nhận xét và cho điểm.
3.Bài dạy: Bài 9
 Giới thiệu bài: Khởi động.
 Trò chơi: “Máy bay đến, máy bay đi”
-Quản trò hô: “máy bay đến” à người chơi ngồi xuống.
-Quản trò hô: “Máy bay đi” à người chơi đúng lên.
-Các con có thích chơi không? Vì sao?
-Ngòai những lúc học tập chúng ta có thể nghỉ ngơi bằng các hình thức giải trí. Bài học hôm nay sẽ giúp các con nghỉ ngơi đúng cách.
-Ghi tựa bài.
Họat động 1: Mục đích nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khỏe.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hành động. 
-Hằng ngày các con chơi trò chơi gì?
-Ghi tên các trò chơi lên bảng: Đá bóng, đánh cầu, nhảy dây, bơi lội, đá cầu 
-Theo con họat động nào có lợi, họat động nào có hại cho sức khỏe vì sao?
 Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
 Theo con cần chơi những trò chơi gì để có lợi cho sức khỏe.
GV chốt ý: Các con tránh chơi lúc trời đang nắng hoặc không nên đi bơi lúc trời lạnh như vậy rất dễ bị cảm nắng, cảm lạnh. Luôn giữ an tòan trong khi chơi.
Họat động 2: Mục đích HS hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khỏe.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện họat động.
-Câ hỏi: Bạn nhỏ đang làm gì? Nêu tác dụng của họat động đó?
-Hình nào là vui chơi, tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi, thư giản, 
 Bước 2: Kiểm tra kết quả họat động.
 Kết luận: Khi làm việc nhiều hoặc họat động quá sức cơ thể sẽ mệt mõi, lúc đó cần nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ nghơi đúng lúc sẽ có hại cho sức khỏe. Nếu nghỉ ngơi, thư giản đúng cách sẽ mau lại sức và họat động tiếp đó sẽ có hiệu quả hơn.
Họat động 3: Mục tiêu nhận biết các tư thế đúng và sai trong họat động hằng ngày.
Cách tiến hành: 
 Bước 1: GV hướng dẫn.
-Chỉ vào và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế?
 Bước 2: Kiểm tra kết quả họat động.
-Ngồi, đi, đứng không đúng tư thế sẽ bị hại như thế nào?
 Kết luận: Cần chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi chơi, lúc đứng trong các họat động hằng ngày.
Củng cố dặn dò:
-Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào?
-Cho cả lớp chơi một số trò chơi ngòai sân trường.
-Về nhà thực hiện nghỉ ngơi đúng lúc và đúng chỗ. Xem trước bài 10 và làm BT TBXH.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-HS trả lời CN, HS khác bổ sung và nhận xét.
-Cả lớp chơi.
-Ai làm sai khẩu lệnh của quản trò sẽ bị thua, bị phạt nhảy lò cò.
-Thảo luận nhóm (2 HS)
-HS trao đổi và phát biểu.
-HS thảo luận và trả lời.
-HS trả lời.
-Nghỉ giữa tiết.
-Làm việc với SGK.
-HS quan sát hình vẽ ở trang 20 và 21 thao từng nhóm 2 à 4 bạn 1 hình. Trao đổi và thảo luận.
-HS phát biểu, bạn khác nhận xét và bổ sung.
-Có nhiều cách nghĩ ngơi: Đi chơi hoặc thay đổi hình thức họat động là nghỉ ngơi tích cực.
-Quan sát theo nhóm nhỏ.
-Quan sát của tư thế ngồi, đi, đứng trang 21.
-Trao đổi theo nhóm nhỏ.
-HS phát biểu.
-Cận thị, vẹo cột sống, gù lưng
-Các nhóm thực hiện tư thế ngồi đẹp, đi và đứng đúng cách.
-Trả lời.
-Chơi từ 3 à 5 phút.

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH_1.doc