Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 5 đến 8

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 5 đến 8

TUẦN: 05 môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT: 05 bài: cơ quan tiêu hoá

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình.

+ HS khá, giỏi: Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.

Thái độ:

- Có ý thức tự bảo vệ, giữ gìn cơ quan tiêu hoá.

II. Chuẩn bị

- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá và phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.

III. Hoạt động dạy chủ yếu :

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về cơ và xương. Nhận xét

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 5 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07 – 09 – 2009	Ngày dạy: 08 – 09 – 2009
TUẦN: 05	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 05	BÀI: CƠ QUAN TIÊU HOÁ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình.
+ HS khá, giỏi: Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
Thái độ:
- Có ý thức tự bảo vệ, giữ gìn cơ quan tiêu hoá.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá và phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
III. Hoạt động dạy chủ yếu : 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về cơ và xương. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động:
Mục tiêu: Giới thiệu bài và giúp HS hình dung 1 cách sơ bộ đường đi của thưcù ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non.
Bước 1: GV hướng dẫn.
- Trò chơi gồm 3 động tác: Nhập khẩu - Vận chuyển - Chế biến.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
- Khi bắt đầu chơi GV có thể nói chậm để HS làm đúng động tác.
- Sau đó GV hô nhanh hơn và đảo thứ tự của khẩu lệnh HS nào làm sai sẽ bị phạt.
- GV: Trò chơi của chúng mình liên quan đến cơ quan tiêu hoá. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em cơ quan tiêu hoá.
- GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá.
Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV cho từng cặp cùng quan sát hình 1 SGK trang 12. Đọc chú thích và chỉ vị trí. Sau đó cùng thảo luận câu hỏi: Thức ăn vào miệng nhai rồi nuốt đi đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV treo hình lên bảng:
- GV phát cho mỗi em 3 tờ phiếu rời và viết tên cơ quan của ống tiêu hoá. Cho 2 HS.
- Kết luận: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể. Các chất bã được đưa xuống ruột già và tống ra ngoài.
Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hoá.
Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá
Bước 1: GV giảng:
- Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá: nước bọt, gan, túi mật, tụy.
Bước 2: GV yêu cầu HS cả lớp quan sát hình 2 SGK chỉ các dịch tiêu hoá.
- GV hỏi HS: Kể tên các cơ quan tiêu hoá
+ HS quan sát sơ đồ các cơ quan tiêu hoá, đọc chú thích và trả lời câu hỏi .
- Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm: Miệng, thực quản dạ dày, ruột non ruột già và các tuyến tiêu hoá như nước bọt, gan, tụy .
Hoạt động 3: Trò chơi:
Mục tiêu: Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá
Bước 1: Phát tranh gồm hình vẽ cơ quan tiêu hoá và phiếu rời cho nhóm.
Bước 2: Gắn chữ vào cơ quan tiêu hoá .
Bước 3: Các nhóm làm BT
- GV khen ngợi những nhóm làm đúng làm nhanh. 
- HS cả lớp chơi trò chơi theo khẩu lệnh của GV.
- HS làm theo khẩu lệnh, không làm theo động tác của GV
- HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng thi đua “Ai gắn nhanh hơn” gắn cơ quan tiêu hoá vào hình.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS gắn chữ vào hình.
- HS làm BT theo nhóm.
+ HS khá, giỏi: Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV dặn HS nên ăn đủ và ăn thêm hoa quả.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 14 – 09 – 2009	Ngày dạy: 15 – 09 – 2009
TUẦN: 06	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 06	BÀI: TIÊU HOÁ THỨC ĂN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Có ý thức ăn chậm, nhai kỹ.
+ HS khá, giỏi: Giải thích được tại sao cần ăn chậm, nhai kỹ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no.
Thái độ:
- Có ý thức ăn chậm, nhai kỹ.
GDMT: + HS có ý thức ăn chậm nhai kĩ, không nô đùa chạy nhảy sau khi ăn no.
+ Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
- 1 vài bắp ngô hoặc bánh mì.
III. Hoạt động dạy chủ yếu : 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về cơ quan tiêu hoá. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Thực hành và thưcï luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
Mục tiêu: HS nói sơ lược về sự biến đổi thưcù ăn ở khoang miệng và dạ dày.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV phát cho mỗi em 1 mẫu bánh mì. Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong miệng và nói về cảm giác của em về vị thưcù ăn.
- HS thưcï hành trong nhóm 2 người xem SGK trang 14 và trả lời câu hỏi:
- Vai trò của răng, lưỡi và nước bọt
- Vào đến dạ dày thức ăn biến đổi thành gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- 3 nhóm phát biểu ý kiến về sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng và dạ dày.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non, già.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- HS đọc thông tin trong SGK 2 bạn hỏi và trả lời nhau hoặc theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 số HS trả lời các câu hỏi và HS khác bổ sung.
GV kết luận: Vào đến ruột non phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già biến thành phân rồi đưa ra ngoài. Chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày để tránh bị táo bón và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
Mục tiêu: Hiểu được ăn chậm nhai kỹ. Hiểu được ăn no mà chạy nhảy sẽ có hại.
- GV hỏi:
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ?
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn?
- Aên chậm, nhai kĩ để thưcù ăn được nghiền nát tốt hơn làm cho quá trình tiêu hoá thuận lợi, thưcù ăn nhanh chóng được tiêu hoá và nhanh chóng được biến thành các chất bổ dưỡng nuôi cơ thể.
- Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi để dạ dày làm việc tiêu hoá thức ăn, nếu ta chạy nhảy sẽ có cảm giác đau tức ở bụng sẽ làm giảm tác dụng tiêu hoá ở dạ dày.
- HS thực hành.
- HS quan sát hình trong sách
- Răng nghiền thức ăn, lưỡi đảo thưcù ăn, nước bọt làm mềm thức ăn
- Thức ăn tiếp tục được nhào trộn trong dạ dày.
- HS làm việc theo cặp, 1 HS hỏi – 1 HS trả lời.
- 4 HS trả lời câu hỏi - HS khác bổ sung.
- HS: giúp cho thức ăn tiêu hoá dễ dàng.
HS: sẽ có hại cho tiêu hoá.
+ HS khá, giỏi: Giải thích được tại sao cần ăn chậm, nhai kỹ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV dặn HS nên ăn chậm và nhai kĩ
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 21 – 09 – 2009	Ngày dạy: 22 – 09 – 2009
TUẦN: 07	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 07	BÀI: ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh.
+ HS khá, giỏi: Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
Thái độ:
- Có ý thức tự ăn uống đầy đủ.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ trong SGK trang 16 và trang 17.
- HS sưu tập tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng .
III. Hoạt động dạy chủ yếu : 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về tiêu hoá thức ăn. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày.
Mục tiêu:- HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hàng ngày.
- HS hiểu được thế nào là ăn uống đầy đủ.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 16 và trả lời các câu hỏi. Trước hết, các em nói về bữa ăn chính của bạn Hoa và sau đó liên hệ các bữa ăn và những thứ các em ăn uống hàng ngày.
- GV theo dõi và giúp đỡ nhóm, gợi ý 1 số câu hỏi cho các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV chốt ý chính:
+ Để đảm bảo cho ta ăn uống đủ lượng thưcù ăn trong ngày, mỗi ngày ít nhất cần ăn đủ 3 bữa. Đó là các bữa: sáng, trưa, tối.
+ Nên ăn nhiều vào các bữa sáng và bữa trưa để có sức làm việc cả ngày và học tập. Bữa tối không nên ăn quá no.
+ Hằng ngày nên uống đủ nước. Ngoài món canh thường ăn trong bữa cơm, khi khát cần uống đủ nước. Mùa hè ra mồ hôi cần uống nước nhiều hơn.
+ Cần ăn uống đủ loại có nguồn gốc từ động vật, thực vật để cung cấp đủ chất cho cơ thể.
Ăên uống đầy đủ là chúng ta cần phải ăn đủ cả về số lượng và về chất lượng
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ.
Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần phải ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ
Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Tại sao chúng ta cần ăn đủ no uống đủ nước.
+ Nếu ta thường bị đói khát thì điều gì sẽ xảy ra?
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm GV kiểm tra, giúp đỡ.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình với cả lớp.
GV: chúng ta cần ăn đủ các loại thức ăn và ăn đủ năng lượng thức ăn, uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể làm cơ thể khoẻ mạnh chóng lớn Nếu cơ thể bị đói khát ta sẽ bị bệnh, mệt mỏi, gầy yếu, làm việc và học tập kém.
Hoạt động 3: Trò chơi đi chợ.
Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn 1 cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
- Chuẩn bị 1 số con giống bằng nhựa và 1 số rau quả tươi. GV cho HS chơi bán hàng ngoài chợ, 1 số em đóng vai người mua.
Bước 2: HS chơi như hướng dẫn.
Bước 3: Từng HS tham gia sẽ giới thiệu những thưcù ăn, đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa.
- Cả lớp cùng GV nhận xét sự lựa chọn nào là phù hơpï, là có lợi cho sức khoẻ. 
HS quan sát hình.
HS tự hỏi và trả lời trong nhóm.
- Ăn ba bữa, ăn đủ thịt, trứng, cá, cơm canh rau hoa quả và uống đầy đủ nước.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
Các nhóm dán tranh ảnh sưu tầm treo lên trước lớp và giới thiệu các loại nào em thích, loại nào ăn được nhiều
+ HS khá, giỏi: Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
- HS để chúng biến thành chất bổ nuôi cơ thể.
HS: cơ thể mệt mỏi, gầy yếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- HS chơi 1 số người bán hàng và 1 số người mua.
- HS lựa chọn thức ăn, đồ uống thích hợp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV dặn HS nên ăn đủ và ăn thêm hoa quả.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 28 – 09 – 2009	Ngày dạy: 29 – 09 – 2009
TUẦN: 08	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 08	BÀI: ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm, nhai kỹ, không uống nước lã, rữa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại, tiều tiện.
+ HS khá, giỏi: Nêu được tác dụng của các việc cần làm.
Thái độ:
- Có ý thức ăn uống sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 19.
III. Hoạt động dạy chủ yếu : 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về ăn uống đầy đủ. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- GV cho lớp bài hát “Thật đáng chê”.
GV: Bài hát vừa rồi liên quan đến sự ăn uống sach sẽ. Bài học hôm nay cô giới thiệu với các em bài: Aên uống sạch sẽ
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK và thảo luận: Phải làm gì để ăn sạch.
Mục tiêu: Biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch
Bước 1: Động não.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi:
+ Để ăn uống được sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì?
- GV yêu cầu mỗi học sinh đưa ra 1 ý và ghi nhanh các ý kiến của các em lên bảng.
- GV chốt lại các ý HS vừa nêu.
Bước 2: Làm việc với SGK theo nhóm.
- Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK trang 18 và tập đặt câu hỏi để khai thác các kiến thức qua hình vẽ.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện 1 số nhóm lên trình bày kết quả quan sát và phân tích tranh.
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi tổng quát SGK: “Để ăn sạch bạn phải làm gì?”
GV kết luận: Để ăn sạch ta phải:
- Rửa sạch tay trước khi ăn, rửa sạch rau quả và gọt vỏ thức ăn phải đậy cẩn thận, bát đũa dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK và thảo luận: Làm gì để uống sạch.
Mục tiêu: Biết được những việc cần làm để đảm bảo uống sạch.
Bước 1: Làm việc theo nhóm từng nhóm trao đổi và nêu ra những đồ uống mà mình thường uống trong ngày hoặc ưa thích.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Một số nhóm phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
Bước 3: Làm việc với SGK.
- HS quan sát hình 6, 7, 8 SGK trang 19 nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích vì sao?
GV: Nước lấy từ nguồn nước sạch, đun sôi để nguội là nước uống hợp vệ sinh.
Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ.
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao phải ăn uống sạch sẽ.
Bước 1: Làm theo nhóm.
GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
GV kết luận: Aên uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, giun sán. 
HS cùng hát.
HS: Rửa tay, rửa quả và gọt vỏ, thức ăn đậy lồng bàn, bát đũa sạch sẽ.
- 1 HS đặt câu hỏi – 1 HS trả lời.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời những ý kiến đã nêu ở bước một.
+ HS khá, giỏi: Nêu được tác dụng của các việc cần làm.
- HS trao đổi trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến.
- Nhóm khác bổ sung.
- Hình 6 chưa hợp vệ sinh vì ruồi đậu. Hình 7 nước chưa đun sôi. Hình 8 hợp vệ sinh, nước đã đun sôi.
HS: thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV dặn HS nên ăn uống đủ và vệ sinh.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 TNXH 5-8.doc