Giáo án Tuần 1 - Chuẩn KTKN - Lớp 1

Giáo án Tuần 1 - Chuẩn KTKN - Lớp 1

Đạo đức

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT

A.MỤC TIấU: Giúp HS

 1. Bớc đầu biết trẻ em 6 tuổi đợc đi học.

 2. Biết tên trờng, tên lớp,tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

 3. Bớc đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trớc lớp.

B.CHUẨN BỊ : SGK,

C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 I. Kiểm tra : VBT đạo đức của HS

 II. Bài mới :

* Giới thiệu bài

Hoạt động 1 : Giới thiệu tên.

Thảo luận :GV hỏi : Trò chơi giúp các em điều gì ? Em có thấy sung sớng, tự hào khi đợc giới thiệu tên với bạn, khi nghe bạn giới thiệu tên mình không ?

* Kết luận : Mỗi ngời đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên.

Hoạt động 2 : HS tự giới thiệu về sở thích của mình.

 GV nêu yêu cầu : Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.

 GV gợi ý : Giới thiệu về trò chơi mình thích, bộ phim hoạt hình mình thích, món ăn mình thích, .

? Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống nh em không ?

 *GV kết luận : Mỗi ngời đều có những điều mình thích và không thích .

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 1 - Chuẩn KTKN - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 1
Năm học 2009 - 2010
__________________________________________
Tuần 1
Ngày soạn : Thứ 5 ngày 2/9/2010
Ngày dạy : Thứ 2 ngày 6/9/2010 
Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
A.MỤC TIấU: Giúp HS 
 1. Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
 2. Biết tên trường, tên lớp,tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
 3. Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
B.CHUẨN BỊ : SGK,
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 I. Kiểm tra : VBT đạo đức của HS
 II. Bài mới : 
* Giới thiệu bài
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu tên.
Thảo luận :GV hỏi : Trò chơi giúp các em điều gì ? Em có thấy sung sướng, tự hào khi được giới thiệu tên với bạn, khi nghe bạn giới thiệu tên mình không ?
* Kết luận : Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên. 
Hoạt động 2 : HS tự giới thiệu về sở thích của mình.
 GV nêu yêu cầu : Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.
 GV gợi ý : Giới thiệu về trò chơi mình thích, bộ phim hoạt hình mình thích, món ăn mình thích, ...
? Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ?
 *GV kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích ...
Hoạt động 3 : HS kể về ngày đầu tiên đi học.
* GV kết luận : + Trẻ em có quyền có họ tên, quyền được đi học. + Chúng ta thật vui và tự hào trở thành HS lớp Một. + Chúng ta hãy cố gắng học giỏi, ngoan để xứng đáng là HS lớp Một.
HS đứng thành vòng tròn( điểm danh từ 1 đến 10 (Mỗi vòng 10 em).HS thứ nhất giới thiệu tên mình. HS thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình ; ... Cứ nh¯ vậy cho đến hết vòng.
HS giới thiệu theo nhóm đôi.
Một số HS giới thiệu trước lớp.
HS kể về ngày đầu tiên đi học của mìnH.
Em chờ mong ngày đầu tiên đi học như thế nào?
Bố mẹ và mọi người chuẩn bị cho em những gì ?
Em đã làm gì để xứng đáng là xọc sinh lớp Một?
III. Củng cố, dặn dò : 1 HS nhắc lại tên bài học.
 - Dặn dò : Thi đua học tập tốt để xứng đáng là cháu ngoan của Bác
===========================
Thể dục 
TỔ CHỨC LỚP – TRề CHƠI VẬN ĐỘNG
I.MỤC TIấU:
 - Bước đầu biết được một số nội quy tập luyện cơ bản
 - Biết làm theo GV sửa lại trang phục cho gọn gàng khi luyện tập.
 - Bước đầu biết cách chơi trò chơi.
II.CHUẨN BỊ: Sân bãi, dụng cụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của Thầy
Hoạt động học của Trò
1. Phần mở đầu :
GV cho HS tập hợp hàng dọc phổ biến nội dung yêu cầu bài học
GV hướng dẫn HS giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1- 2, 2- 1
GV theo dõi nhận xét
2. Phần cơ bản :
Biên chế tổ luyện tập, chọn cán sự bộ môn
- Lớp trưởng: Nguyễn Thị Phương Thảo
- Chia 4 tổ
Phổ biến nội quy luyện tập
Phải luyện tập ngoài sân dưới sự điều khiển của cán sự
Trang phục phải gọn gàng, nên đi giày, dép quai hậu.
Khi ra vào lớp phải xin phép
Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
Những con vật nào có hại?
GV nhận xét kết luận
Hướng dẫn HS chơi trò chơi
Những con vật nào có hại thì hô “ Diệt” con vật nào không có hại thì đứng im, ai hô sai thì nhảy lò cò
Cho HS chơi thử 1- 2 lần 
GV nhận xét
Cho HS chơi trò chơi
GV nhận xét
3. Phần kết thúc:
GV kết thúc giờ học bằng cách hô: ‘Giải tán” yêu cầu HS hô ‘’khoẻ”
GV nhận xét giờ học
HS tập hợp thành 4 hàng dọc, sau đó chuyển thành 4 hàng ngang
HS thực hành
Tập theo tổ
Tập theo nhóm
Tập cả lớp
Cả lớp bầu cán sự, chia tổ theo tổ của lớp học
HS theo dõi
HS thi nhau kể
HS theo dõi GV hướng dẫn
Cả lớp đứng thành đội hình vòng tròn chơi trò chơi
=====================================
Tiếng Việt 
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
A.MỤC TIấU: Giúp HS
- Làm quen với môn học, các loại SGK, vở viết, vở bài tập của môn học.
- Chuẩn bị các đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ: SGK, ...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 I. Kiểm tra: Sách, vở của HS.
 II. Bài mới:
Tiết 1
 1. Giới thiệu bài.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trũ
 2. Hướng dẫn HS làm quen với môn học.
 - GV giới thiệu tên môn học : Môn Tiếng Việt 1
 - GV giới thiệu tên các phân môn của môn học trong học kì I, học kì II :
	+ Dạy học âm - vần mới
	+ Tập viết
	+ Chính tả
	+ Tập đọc
	+ Kể chuyện
 - GV giới thiệu SGK môn Tiếng Việt 1:
	+ Cho HS mở SGK Tiếng Việt 1 và GV giới thiệu cho HS về sách, cách sử dụng sách, các kí hiệu (lệnh) trong SGK, ...
	+ Giới thiệu về vở Tập viết 1, cách sử dụng vở.
	+ Giới thiệu vở bài tập Tiếng Việt 1, cách sử dụng vở, các kí hiệu (lệnh) trong vở bài tập, ...
 - GV nêu nhiệm vụ học tập môn Tiếng Việt của HS ở lớp và ở nhà.
 - GV nêu thời gian học ở lớp và ở nhà.
Tiết 2
3. GV giới thiệu đồ dùng phục vụ cho môn học.
 - Bộ đồ dùng học môn Tiếng Việt 1.
 - Bảng con, phấn, giẻ lau bảng.
 - Bút chì, bút mực, tẩy, thước kẻ.
 - Các loại vở viết ở lớp, ở nhà.
 4. Hướng dẫn HS thực hành sử dụng các đồ dùng học tập.
 - GV hướng dẫn HS thực hành sử dụng từng loại đồ dùng học tập phục vụ cho môn học:
	+ Bộ chữ học âm và vần : Cách mở - đóng hộp, cách lấy chữ cái, cách gài chữ vào bảng gài, cách cầm và giơ bảng gài, ...
	+ Cách sử dụng bảng con, cách cầm bút, ...
 - GV làm mẫu từng loại.
 - GV theo dõi, giúp đỡ các em còn lúng túng.
HS nhắc lại.
HS nhắc lại tên các phân môn.
HS mở sách theo dõi GV hướng dẫn
HS tập sử dụng các loại sách, vở viết, vở bài tập môn Tiếng Việt 1.
HS theo dõi 
HS theo dõi GV hướng dẫn
HS thực hành
 III. Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhắc lại nội dung chính của tiết học.
 - Dặn HS về chuẩn bị tiếp các đồ dùng, sách vở và chuẩn bị bài sau.
==========================================================
Ngày soạn : Thứ 5 ngày 2/9/2010
Ngày dạy : Thứ 3 ngày 7/9/2010
Tiếng Việt
CÁC NẫT CƠ BẢN
A.MỤC TIấU: Giúp HS
- Nắm được tên gọi các nét cơ bản.
- Nắm được cách viết và viết được các nét cơ bản.
B.CHUẨN BỊ: Mẫu các nét cơ bản
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Kiểm tra : Bảng con, phấn, ...
 II. Bài mới : 
 Tiết 1
1. Giới thiệu bài.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2. Giới thiệu và hướng dẫn cách viết.
 - GV cho HS quan sát từng nét : tên gọi, cấu tạo của nét, độ cao, ...
 - Yêu cầu HS đọc tên từng nét.
 - GV hướng dẫn HS cách viết từng nét.
 - GV chỉnh sửa, HS đọc lại tên từng nét. + Nét ngang 	+ Nét cong hở phải 
+ Nét sổ 	+ Nét cong hở trái 
+ Nét xiên trái 	+ Nét cong kín 
+ Nét xiên phải 	+ Nét khuyết trên 
+ Nét móc xuôi 	+ Nét khuyết dưới 
+ Nét móc ngược 	 + Nét thắt 
+ Nét móc hai đầu 
Tiết 2
 3. Luyện viết vở.
 - Yêu cầu HS nêu lại tên từng nét cơ bản.
 - Yêu cầu HS nêu lại quy trình viết.
GV hướng dẫn cách ngồi đúng tư thế: lưng thẳng, đầu hơi cúi, ...
	+ GV hướng dẫn cách cầm bút viết: cầm bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa).
	+ GV hướng dẫn cách mở vở.
 - GV hướng dẫn HS tô, viết từng nét cơ bản.
 - GV chấm, chữa bài.
HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
HS tập viết bảng con.
HS nêu theo yêu cầu
HS mở vở Tập viết.
HS viết bài
HS sửa lỗi sai, chưa đẹp.
III. Củng cố, dặn dò : 
 - HS nêu lại tên các nét cơ bản.
 - Dặn HS về tập viết lại các nét
=================================
Thủ công 
Giới thiệu các dụng cụ thủ công
A.MỤC TIấU: Giúp HS 
 - Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán)
 - Biết tác dụng của một số loại giấy bìa, dụng cụ học đó.
B.CHUẨN BỊ:
 Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học thủ công - kéo, hồ dán, thước kẻ,..
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Kiểm tra : Các dụng cụ học tập của học sinh
 II. Bài mới : 
Giới thiệu bài
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu giấy bìa.
 - GV : giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, ...
 - GV giới thiệu quyển vở hay quyển sách : Giấy là phần trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn.
 - GV giới thiệu giấy màu để học thủ công.
Giới thiệu dụng cụ học thủ công :
 GV cho HS quan sát từng loại và giới thiệu tên gọi, chất liệu, tác dụng ... của từng loại :
	+ Thước kẻ : bằng gỗ, nhựa, để đo chiều dài, kẻ...
+ Bút chì : để kẻ đường thẳng (chì cứng).
+ Kéo : để cắt giấy, bìa.
 	+ Hồ dán : để dán giấy, sản phẩm thủ công vào vở.
GV : Hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
HS nêu một số loại bìa mà em biết
HS nêu tên các dụng cụ học thủ công và tác dụng của chúng
Trong hộp nhựa 
 III. Nhận xét, dặn dò :
 - Nhận xét : tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh trong giờ học.
 - Dặn dò : Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài “Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác”. 
============================
Toán
TIẾT HỌC ĐẦU TIấN
A. MỤC TIấU: Giúp HS 
- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán.
- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong Toán 1.
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đâù làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán
B.CHUẨN BỊ: SGK, Bộ đồ dùng học Toán 1, ...
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Kiểm tra: 
 II. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GVhướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1.
a/ GV cho HS xem sách Toán 1.
b/ Hướng dẫn HS lấy sách Toán 1 và hướng dẫn HS mở sách đến trang có bài “Tiết học đầu tiên”.
c/ Giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1.
 - Từ bài 1 đến “Tiết học đầu tiên”.
 - Sau “Tiết học đầu tiên”, mỗi tiết học có 1 phiếu.Tên của bài học đặt đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học, phần thực hành, ...
Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán 1.
 - GV hướng dẫn HS quan sát từng ảnh , thảo luận học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào, ...GV tổng kết... 
Giới thiệu với học sịnh các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán 1:
 Đếm, đọc, viết, so sánh số, ..Làm tính cộng, tính trừ. Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải. Biết giải các bài toán. Biết đo độ dài, biết xem lịch, ...
Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1.
GV giơ từng đồ dùng , nêu tên gọi cho HS lấy.
Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường để làm gì, ...Cuối cùng hướng dẫn HS cách mở hộp lấy các đồ dùng theo yêu cầu của GV.
HS thực hành gấp, mở sách, giữ gìn sách.
HS thảo luận theo bàn
HS mở hộp đựng bộ đồ dùng.Cất đồ dùng vào chỗ quy định tron ... iện.
III. Củng cố, dặn dò : - 1 HS nhắc lại tên bài học
 - Dặn dò HS. 
==========================================================
Ngày soạn : Thứ 5 ngày 2/9/2010
Ngày dạy : Thứ 5 ngày 9/9/2010 
Tiếng Việt 
BÀI 2: ÂM B
A.MỤC TIấU: Giúp HS
1. Nhận biết được chữ và âm b.
2. Đọc được “be”. Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
3. Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK theo nội dung : Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em.
B.CHUẨN BỊ: Chữ mẫu, bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt, ...
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Kiểm tra : Cho HS đọc, viết chữ e. GV nhận xét, cho điểm.
 II. Bài mới :
 Tiết 1
Giới thiệu bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giảng bài:
 - Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời : Các tranh này vẽ ai và vẽ gì ? 
 - bé - bê - bà - bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b.
 - Yêu cầu HS đọc : b 
 Dạy chữ ghi âm :
 - GV viết bảng : b Đây là chữ “bê”.
 - GV phát âm mẫu.
a/ Nhận diện chữ:
 - GV cho HS quan sát chữ b mẫu.
 - GV tô lại chữ b mẫu và nói : Chữ b gồm 2 nét ; nét khuyết trên, nét thắt. 
 - Yêu cầu HS so sánh b với e : 
b/ Ghép chữ và phát âm:
 - GV nêu : âm b đi với e được tiếng be
 - GV viết bảng : be và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng “be” trong SGK.
 - GV hỏi về vị trí của b và e trong “be” (phân tích tiếng be).
 - GV phát âm mẫu : be 
c/ Hướng dẫn viết bảng con : GV hướng dẫn viết chữ b, be
 - GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Yêu cầu HS đọc lại.
Tiết 2
 Luyện tập :
a/ Luyện đọc :
 - Yêu cầu HS lần lượt đọc. 
 - GV nhận xét chỉnh sửa.
b/ Luyện viết vở :
 - GV hướng dẫn HS mở vở Tập viết, hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, 
 - GV hướng dẫn quy trình viết.
 - Yêu cầu HS tập tô chữ b, be trong vở Tập viết.
 - GV chấm, chữa lỗi.
c/ Luyện nói : 
 - GV nêu chủ đề : Việc học của từng cá nhân.
 - Cho HS quan sát tranh và hỏi :
 	 + Ai đang học bài ?
	 + Ai đang viết chữ e ?
 	 + Bạn Voi đang làm gì ? Bạn ấy có biết đọc chữ không ?
	 + Ai đang kẻ vở ?
	 + Hai bạn gái đang làm gì ?
	 + Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ?
Tranh vẽ bé - bê - bà - bang
HS đọc (cá nhân, đồng thanh)
HS phát âm lại.
+ Giống nhau: nét thắt của e và nét khuyết trên của b
+ Khác : b có thêm nét thắt
HS ghép chữ “b” vào bảng, đọc : bê
HS ghép bảng tiếng “be”.
HS phân tích tiếng be
HS phát âm lại.
HS viết lên không trung bằng ngón tay trỏ.
HS viết bảng con.
HS đọc lại.
HS lần lượt phát âm : b - be
HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, đồng thanh (trên bảng, SGK).
HS mở vở Tập viết
HS theo dõi
HS tập tô chữ b, be
HS nhắc lại tên chủ đề 
 III. Củng cố, dặn dò : 
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
 - HS tìm chữ vừa học.
 - Dặn HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài 3
=============================
Toán 
HèNH VUễNG, HèNH TRềN
A.MỤC TIấU: Giúp HS 
 - Nhận biết được hình vuông, hình tròn và nêu đúng tên hình.
 - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
 - Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3.
B.CHUẨN BỊ: Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa hoặc nhựa có kích thước, màu sắc khác nhau. Một số vật thật có dạng hình vuông, hình tròn. 
 - Bộ đồ dùng dạy học Toán 1.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Kiểm tra: 
 II. Bài mới: 
 Giới thiệu bài:
	Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Giới thiệu hình vuông, hình tròn:
 - GV lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ 1 hình vuông và nói : Đây là hình vuông.
 - Cho HS nhìn tấm bìa hình vuông và nhắc lại : Hình vuông
 - - Cho HS xem phần bài học, có thể trao đổi trong nhóm và nêu tên những đồ vật nào có dạng hình vuông. (Ví dụ: Khăn mùi xoa, viên gạch hoa, ...)
 *Giới thiệu hình tròn: Tương tự cách giới thiệu hình vuông
Thực hành:
* Bài 1: - GV nêu yêu cầu.
 	- Kiểm tra, nhận xét. 
* Bài 2 : Cho HS dùng bút chì màu để tô màu các hình tròn. 
* Bài 3 : Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu.
* Bài 4 : Cho HS dùng mảnh giấy hoặc bìa có dạng như hình 1,2 của bài 4 rồi gấp các hình vuông chồng lên nhau để có hình vuông.
- Tìm các vật có mặt là hình vuông, hình tròn.
HS nêu : Hình vuông
Cho HS lấy từ hộp đồ dùng tất cả các hình vuông đặt lên bàn. Gọi HS giơ từng hình vuông và nói : Hình vuông.
 Gọi đại diện từng nhóm nêu những vật có dạng hình vuông.
- HS dùng bút chì màu để tô các hình vuông, không tô lem ra ngoài
HS dùng màu khác nhau để tô màu hình búp bê “lật đật”. 
HS dùng bút chì vẽ theo hình vuông hoặc hình tròn đó để có hình vuông hoặc hình tròn trên tờ giấy rồi tô màu vào hình mới vẽ được.
HS thực hiện
 III. Củng cố, dặn dò :
 - HS nêu tên các đồ vật hình vuông, hình tròn.
 - Dặn HS về tìm tiếp các vật có dạng hình vuông, hình tròn. 
=============================================================
Ngày soạn : Thứ 5 ngày 2/9/2010
Ngày dạy : Thứ 6 ngày 10/9/2010 
Tiếng Việt 
 BÀI 3: DẤU / 
A.MỤC TIấU: Giúp HS
1. Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc ( / ).
2. Đọc được “bé”. 
 Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
3. Trả lời 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK theo nội dung : Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em. 
B.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ: tiếng khoá, câu ứng dụng, ...
 Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I. Kiểm tra : - Cho HS viết và đọc : b be
	 - Cho HS lên chỉ chữ b trong : bé, bê, bà, bóng.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 II. Bài mới:
 Tiết 1
Giới thiệu bài :
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời : Các tranh này vẽ ai và vẽ gì ? 
 - GV: các tiếng giống nhau ở chỗ đều có thanh sắc.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trũ
Dạy dấu thanh :
a/ Nhận diện dấu :
 - GV cho HS quan sát dấu ( / ).
 - GV tô lại dấu ( / ) và nói: Dấu ( / ) gồm 1 nét nghiêng phải. 
 - Yêu cầu HS thảo luận : Dấu ( / ) giống hình cái gì ? 
b/ Ghép chữ và phát âm:
 - Yêu cầu HS lấy dấu ( / ) và cài vào bảng cài.
 - GV nêu : chúng ta đã học e, b và be. Khi thêm dấu sắc vào be ta được “bé”.
 - Yêu cầu HS ghép bảng tiếng “bé”. GV ghi bảng tiếng “bé”
 - GV hỏi về vị trí của b và e trong “be” (phân tích tiếng be).
 - GV phát âm : bé 
c/ Hướng dẫn viết bảng con :
 - GV hướng dẫn viết chữ b, be
 - GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết dấu sắc.
 - GV hướng dẫn quy trình viết “bé”. 
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
Luyện tập :
a/ Luyện đọc :
 - GV theo dõi chỉnh sửa.
b/ Luyện viết vở:
 - GV hướng dẫn HS mở vở Tập viết, hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút 
 - Yêu cầu HS tập tô : be, bé trong vở Tập viết.
 - GV chấm, chữa lỗi.
c/ Luyện nói : 
 - GV nêu chủ đề : Bé nói về các sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
 - Cho HS quan sát tranh và hỏi:
 	+Quan sát tranh, em thấy những gì ? 
 + Các bức tranh này có gì giống nhau ? 
+ Các bức tranh này có gì khác nhau ? 
+ Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ?
 - GV phát triển chủ đề luyện nói :
	+ Em và các bạn em ngoài những hoạt động kể trên còn có những hoạt động nào khác?
	+ Ngoài giờ học, em thích làm gì nhất ?
	+ Đọc lại tên bài này? (bé)
HS thảo luận trả lời: Giống hình cái thước đặt nghiêng
HS lấy dấu ( / ) và cài vào bảng cài.
HS ghép bảng tiếng “bé”.
HS thảo luận và trả lời về vị trí của dấu sắc trong chữ “bé” (ở trên e)
HS phát âm lại.
HS viết lên không trung bằng ngón tay trỏ.
HS viết bảng con.
HS viết bảng con tiếng “bé”.
HS đọc lại.
HS lần lượt phát âm : bé
HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, đồng thanh.
HS mở vở Tập viết
HS tập tô : be, bé
HS quan sát tranh
Các bạn ngồi học trong lớp, 2 bạn nhảy dây...
Đều có các bạn...
Các hoạt động khác nhau : học, nhảy dây...
III. Củng cố, dặn dò : 
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
 - HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học.
 - Dặn HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài 4.
=============================
Toán
 HèNH TAM GIÁC
A.MỤC TIấU: Giúp HS 
 - Nhận biết được hình tam giác và nói đúng tên hình.
 - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
B.CHUẨN BỊ: 
 - Một số hình tam giác bằng bìa hoặc nhựa có kích thước, màu sắc khác nhau. 
- Một số vật thật có mặt là hình tam giác. 
 - Bộ đồ dùng dạy học Toán 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Kiểm tra : Bài tập ở nhà của học sinh – GV nhận xét
 II. Bài mới : 
 Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Giới thiệu hình tam giác.
 - GV lần lượt giơ từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ 1 và nói: Đây là hình tam giác.
 - Cho HS nhìn tấm bìa hình tam giác và nhắc lại: Hình tam giác
 - Yêu cầu HS tìm và nêu tên những đồ vật có dạng hình tam giác. 
Thực hành xếp hình. 
 - GV hướng dẫn HS dùng các hình tam giác, hình vuông màu sắc khác nhau để xếp thành các hình (như gợi ý trong SGK).
 - GV có thể hướng dẫn HS dùng bút chì màu để tô màu các hình trong vở bài tập .
Trò chơi: Thi chọn nhanh các hình.
 - GV gắn lên bảng các hình đã học. (Ví dụ : 5 hình tam giác, 5 hình tròn, 5 hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau)
 - Gọi 3 HS lên bảng, nêu rõ nhiệm vụ : Mỗi em chọn một loại hình 
	+ Em A : Chọn hình tam giác
	+ Em B : Chọn hìnhvuông
	+ Em C : Chọn hình tròn
 Kết quả : Ai chọn nhanh, đúng là thắng cuộc.
HS theo dõi
HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng giơ lên và nói: Hình tam giác.
Ví dụ: Khăn quàng đỏ, tấm biển chỉ đường, ...
HS nêu tên các hình đã xếp được. (Ví dụ: cái nhà, cái thuyền, dãy núi, con cá, ...)
HS tiến hành trò chơi theo yêu cầu.
 III. Củng cố, dặn dò: - HS tìm các vật thật có hình tam giác.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
===============================
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I. ổn định tổ chức lớp :
- Phân tổ : 3 tổ.
- Đội ngũ cán bộ lớp : + Lớp trưởng: 
 + Lớp phó văn nghệ: 
 + Lớp phó học tập : 
	 + Các tổ trưởng
 Tổ 1:
 Tổ 2: 
 Tổ 3: 
- Nêu rõ nhiệm vụ từng thành viên.
II. Quy định nề nếp học tập :
	- Số buổi học: Học 9 buổi/ tuần
 - Thời gian học buổi sáng: từ........giờ......phút đến....... giờ ....... phút
 buổi chiều: từ 2 giờ đến 4 giờ 30 phút
III. Văn nghệ : HS hát bừi hát đã đựơc học trong chương trình.
=============================================================
Ngày ....... tháng 9 năm 2010
 TM. BGH kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 CKTKN da sua.doc