Giáo án Tuần 14 - Khối Một

Giáo án Tuần 14 - Khối Một

TIẾNG VIỆT: ENG, IÊNG

 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng ; từ và các câu ứng dụng

- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng

II. Chuẩn bị:

 Bồ đồ dùng Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 14 - Khối Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011
 Hướng đạo sinh
 Chương trình Giò non
=======================
Tiếng Việt: Eng, iêng
 I.. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng ; từ và các câu ứng dụng
- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng
II. Chuẩn bị:
 Bồ đồ dùng Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoat động1: Kiểm tra bài cũ:
Đọc : cây sung, củ gừng, trung thu, vui mừng
 Không sơn mà đỏ
 Không khều mà rụng. 
 Hoạt động 2: Bài mới:
1. Giới thiệu, ghi bảng vần eng:
- Nêu cấu tạo vần eng
- Cài bảng vần eng
- Phát âm mẫu 
- Chỉnh sửa phát âm cho
So sánh vần eng với vần ung ?
2. Giới thiệu, ghi bảng tiếng xẻng: 
- Hãy phân tích tiếng “xẻng” ?
- Cài bảng tiếng xẻng
- Đánh vần: x- eng- xeng- hỏi- xẻng
- Đọc trơn: xẻng
3. Giới thiệu, ghi bảng từ: lưỡi xẻng:
Cho HS xem tranh minh hoạ. 
?Trongtừ “lưỡi xẻng” tiếng nào có chứa vần mới?
- Đọc từ: lưỡi xẻng
- Đọc: eng, xẻng, lưỡi xẻng
4. Giới thiệu  iêng, chiêng, chiêng, trống :
 Các bước tiến hành tương tự
 So sánh vần eng và vần  iêng ?
5. Đọc từ ứng dụng:
 cái kẻng củ riềng
 xà beng bay liệng
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ chứa vần  eng, iêng
6. Luyện viết: Hướng dẫn viết bảng con: 
- YC HS nêu cấu tạo vần eng
-Nêu quy trình viết , viết mẫu:  eng, lưỡi xẻng
-Thực hiện tương tự với iêng, trống, chiêng
Quan sát , nhận xét bài viết của HS
 5- 6 em đọc
Quan sát , theo dõi
âm đôi iê đứng trước, âm ng đứng sau
 Cài bảng cài eng
 Cá nhân , lớp phát âm
1 em
Theo dõi 
Âm x đứng trước, vần eng đứng sau, dấu hỏi trên đầu âm e
Âm ch đứng trớc, vần ôn đđứngsausau,dấu nặng dới âm Cài bả Cài bảng cài : xẻng
Cá nhân, lớp đọc
Theo dõi
QS tranh. 
Tiếng “ xẻng ” . Luyện đọc
3-4 em đọc
2- 3 em
1 em
Đọc nhẩm
Thi gạch chân tiếng chứa vần mới
Luyện đọc các tiếng đó
Đọc từ ứng dụng: cá nhân, lớp
Tìm và nêu miệng
1 em
Theo dõi
 Viết bảng con
3. Củng cố:
 YC HS đọc lại nội dungtoàn bài ở bảng
 Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện viết vở:
- Giới thiệu bài viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
- Nhắc lại quy trình viết vần eng
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
- Hướng dẫn viết dòng vần eng
-Theo dõi HS viết bài
- Hướng dẫn tiếp: iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
- Chấm bài , nhận xét
Hoạt động 2: Luyện đọc:
1. Đọc bài ở bảng tiết 1 
 GV sửa lỗi phát âm cho HS
2. Hớng dẫn đọc câu ứng dụng:
- Giới thiệu câu ứng dụng:
 Dù ai nói ngả, nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- GV đọc mẫu
- Tìm tiếng có chứa vần mới trong câu ?
- YC đọc câu ứng dụng
Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
3. Đọc bài SGK:
- Giới thiệu tranh minh hoạ
- YC đọc bài dới tranh
- YC đọc cả bài
Hoạt động 3: Luyện nói:
Hướng dẫn HS quan sát tranh và nói theo câu hỏi gợi ý: 
 Tranh vẽ những gì? Chỉ và nêu tên?
 Ao thường để làm gì? Giếng thường để làm gì?. Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau?
Kể tên một số hồ nổi tiếng ở nước ta?
Nơi con ở và nhà con thường lấy nước ăn từ đâu? Theo con lấy nước ăn ở đâu thì hợp vệ sinh? Để giỡ vệ sinh cho nguồn nước ăn con cần làm gì?
Hoạt dộng 4: Củng cố:
- Đọc lại bài trong sách
- Chơi trò chơi : Nối đúng, nối nhanh:
Gừng và riềng liên hồi
Chú tư gõ kẻng siêng năng lao động
Bầy ong đều cay 
 Tổng kết - Khen ngợi
1 – 2 em đọc
1 em đọc nội dung bài viết
Theo dõi
Chỉnh sửa tư thế ngồi
Viết bài theo hướng dẫn
Viết bài
2-3 em đọc
Theo dõi
Đọc nhẩm
 nghiêng, kiềng. Luyện đọc
Cá nhân, nhóm, lớp đọc
Quan sát
5-7 em đọc
3- 4 em đọc
Quan sát tranh , thảo luận nhóm, phát biểu:
Tranh vẽ cảnh ao có người cho cá ăn, cảnh giếng có người múc nước. Ao là nơi nuôi cá , tôm, rửa tay, giặt giũGiếng là nơi lấy nước ăn, uống, sinh hoạtAo, hồ, giếng đều chứa nước.Nhưng lòng giếng nhỏ hơn, là hố đào thẳng đứng, sâu trong đất,để lấy nước. Nước giếng trong thường được dùng để ăn, uống, sinh hoạt.Ao rộng hơn giếng là chỗ đào sâu xuống đất để giữ nước nuôi cá, trồng rau,
1 em đọc
 2 đội nam , nữ mỗi đội 3 em tham gia chơi
Đánh giá rút kinh nghiệm:
Hs đọc còn chậm nên cần chú ý luyện đọc nhiều hơn
 ===========================
Đạo đức: Đi học đều và đúng giờ (t1)
I. Mục tiêu: 
- HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- HS thực hiện đi học đều và đúng giờ.
II. Chuẩn bị : Bài hát: Tới lớp tới trường.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận.
- GV giới thiệu tranh bài tập 1. Thỏ và Rùa là 2 bạn thân cùng học một lớp. Thỏ nhanh nhẹn rùa vốn tính cẩn thận, chậm chạp. Hãy đoán xem chuyện gì xảy ra với 2 bạn?
- Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn , Rùa châm chạp nhưng lại đi học đúng giờ?
- Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen, vì sao?
3.Hoạt động2:Đóng vai theo tình huống trước giờ đi học BT 2:
GV phân 2 HS ngồi cạnh nhau đóng vai 2 nhân vật trong tình huống .
- Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói với bạn điều gì?
GV nhận xét:Khuyến khích HS có lời đối thoại với nhân vật mẹ cho thích hợp.
4. Hoạt động 3: Liên hệ.
- Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
GV kết luận: Được đi học là quyền lợi trẻ em , đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền đi học của mình
5. Củng cố, dặn dò: 
- HS làm việc theo nhóm 2 .
HS trình bày kết hợp chỉ tranh.Nội dung tranh.Đến giờ vào học, bác gấu đánh trống vào lớp, rùa đã ngồi vào bàn học , Thỏ đang la cà nhởn nhơ ngoài đường hái hoa bắt bướm chưa vào học.
- Thỏ la cà nên đi học muộn.
- Bạn rùa đáng khen tuy châm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. 
- HS đóng vai trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS liên hệ bản thân.
- Học và làm BT vào buổi tối ở nhà.
Soạn sách vở sau khi học bài buổi tối, chuẩn bị quần áo sẵn...
- Khi bố mẹ gọi dậy đi học,các em cần nhanh chóng ra khỏi giường để chuẩn bị đi học.
* Đánh giá rút kinh nghiệm:
- Cần bổ sung nghĩa vụ của hs
================================
Luyện Tiếng Việt: Ôn luyện tổng hợp
I. Mục tiêu
- Hs luyện đọc bài eng, iêng
- Hs K- g tìm tiếng và nói câu có vần vừa học.
- Hs làm được các bài tập trong vở bài tập T. V
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi hs đọc bài trong SGK
- Gọi hs yếu đọc bài
- Chú ý giúp đỡ và chỉnh sửa.
? Tìm tiếng ngoài bài có vần eng, iêng
? Nói câu có vần eng, iêng,
2. Hoạt động 2: Luyện viết
Hướng dẫn hs viết vở ôli: 
lưỡi xẻng, trống chiêng
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Hướng dẫn hs làm trong vở bài tập Tiếng Việt.
4. Củng cố dặn dò
- Chấm và nhận xét bài làm của hs
Cá nhân, nhóm đọc bài 
T. Đạt, T. Ngọc, T. Phong đọc bài.
Hs K – G tìm nhanh
Viết vào vở ôli
 - Làm vào vở BTTV
* Đánh giá rút kinh nghiệm:
- Cần cho hs luyện viết bảng con
============================
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán: Phép trừ trong phạm vi 8
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 8
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Đồ dùng: 
 Bộ đồ học toán 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Thành lập bảng trừ trong phạm vi 8:
Hoạt động 1: Sử dụng bộ đồ dùng toán:
- Hướng dẫn HS lấy 8 que tính, tách làm 2 phần
- YC học sinh cất bớt 1 phần
- Em hãy đếm phần còn lại và nêu kết quả? 
- Em sử dụng phép tính gì để tính? Nêu phép tính
Hoạt động 2 Làm việc với sách giáo khoa:
- Hướng dẫn HS xem tranh hình vẽ các nhóm hình ngôi sao, dựa vào các hình vẽ nêu bài toán ,thực hiện các phép tình trừ trong phạm vi 8.
- Yêu cầu học sinh đọc các phép tính vừa làm
Ghi bảng: 8 – 1 = 7; 8 – 2 = 6; 8 – 3 = 5; 8 – 4 = 4
 8 – 5 = 3; 8 – 6 = 2; 8 – 7 = 1
- HD HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 8
GV xoá số trong bảng trừ
- Ghi: 8 – 0 = , 8 – 8 = 
- Gọi 2 em nêu kết quả
2. Thực hành:
Bài 1: Tính:
 Lưu ý học sinh tính và ghi kết quả thẳng cột với các số phép tính
Bài 2: Tính:
Nêu câu hỏi hướng dẫn HS rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Bài 3: Tính:
Chốt cách thực hiện dãy tính
Nêu câu hỏi hướng dẫn HS rút ra nhận xét: 8 trừ 4 cũng bằng 8 trừ 1 rồi trừ 3, cũng bằng 8 trừ 2 rồi trừ 2
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
YC HS quan sát hình vẽ , nêu bài toán và viết phép tính tương ứng.
Mỗi tranh nêu 1 bài toán, viết 1 phép tính
3. Củng cố:
 Yêu cầu HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8
Thực hành trên que tính
- Lấy 8 que tình tách làm 2 phần
- Cất 1 phần
Nhiều em nêu các cách tách, cách bớt, kết quả khác nhau, các phép tính khác nhau
VD: 8- 1 = 7, 8 – 5 = 3, 8 – 6 = 2
- Quan sát hình vẽ. Nêu bài toán, tính các phép tính ghi kết quả để hoàn thành bảng trừ. 
- Cá nhân lần lượt đọc kết quả
Lớp đọc to, nhỏ, nhẩm, thầm bảng trừ. Luyện đọc cá nhân.
- Thi đua đọc thuộc bảng trừ
- Dựa vào tính chất số 0 trong phép trừ nêu nhanh kết quả:
8 – 0 = 8 , 8 – 8 = 0 
Làm bảng lớp, mỗi em tính và ghi kết quả 1 phép tính
Lớp nhận xét
Làm bài vào vở
Hai em cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
 Báo cáo kết quả kiểm tra
Làm bảng con từng cột: Mỗi tổ 1 bài tính trong cột. Đại diện từng tổ thực hiện bài tính của tổ mình 
Viết phép tính vào vở. 
Thi đua nêu miệng bài toán
2 – 3 em 
* Đánh giá rút kinh nghiệm:
- Giảm thời gian hình thành bảng trừ, tăng thời gian luyện tập.
==========================
Tiếng Việt: Uông, ương
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường ; từ và các câu ứng dụng
- Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Đồng ruộng
II. Chuẩn bị:
 Bồ đồ dùng Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoat động1: Kiểm tra bài cũ:
Đọc : cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng
 Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 
 Hoạt động 2: Bài mới:
1. Giới thiệu, ghi bảng vần uông:
- Nêu cấu tạo vần uông
- Cài bảng vần uông
- Phát âm mẫu 
- Chỉnh sửa phát âm cho
So sánh vần uông với vần iêng ?
2. Giới thiệu, ghi bảng tiếng chuông: 
- Hãy phân tích tiếng “chuông” ?
- Cài bảng tiếng chuông
- Đánh vần: ch- uông- chuông
- Đọc trơn: chuông
3. Giới thiệu, gh ... ờng rào là những hàng cây mới trồng nhưng đã xanh tươi.
- Trên dòng kênh xanh, xuồng, ghe nối đuôi nhau đi lại trông xa như những chiếc lá khổng lồ lững lờ trôi. 
GV đọc mẫu
Tìm trong các câu ứng dụng tiếng chứa vần mới
- Tổ chức cho HS luyện đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết:
- Giới thiệu bài viết:
 trang bìa, lạnh lẽo, xinh xắn, nhẹ tênh
- HD viết chữ khó: trang, lạnh, xinh, tênh
 GV nêu quy trình viết, viết mẫu 
 Nhận xét, sửa sai
-Viết vở:
 Nhắc HS tư thế ngồi viết
 Lần lượt hướng dẫn HS viết:
trang bìa : 1 dòng xinh xắn : 1 dòng
lạnh lẽo : 1 dòng nhẹ tênh : 1 dòng 
 Chấm bài, nhận xét
3. Củng cố:
 Thi tìm tiếng ,từ chứa vần ang, anh, inh, ênh
 Chơi trò chơi: Điền nhanh vần vừa ôn: 
 cửa k . b  kẹo
 d  tay cồng k 
5- 6 em đọc
4 em đọc. Lớp đọc
1 em
HS nối tiếp nhau đọc theo GV ghi
Đọc cá nhân, lớp
Đọc nhẩm
liệng, tiếng
 Luyện đọc các tiếng trên
Đọc cá nhân, nhóm, lớp
2-3 em đọc
Theo dõi
Viết bảng con
Ngồi đúng tư thế
Theo dõi
Viết bài theo hớng dẫn
3 tổ thi đua tìm và nêu
2 đội mỗi đội 4 em tham gia chơi
* Đánh giá rút kinh nghiệm:
 - Hs viết ngày cẩu thả nên cần luyện thêm. Chú ý các đối tượng hs yếu nhiều hơn. 
================================
Luyện Toán: Ôn Luyện tổng hợp
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
- Bảng cộng , làm tính cộng trong phạm vi 9
- Cách viết phép tính dựa vào tình huống trong tranh.
II. Các hoạt đông dạy học:
1. Bài cũ:
Đọc bảng cộng trong phạm vi 9
Đố nhau về các phép tính cộng trong phạm vi 9
2. Bài luyện:
 Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Tính:
2 + 7 = 1 + 2 + 6 =
2 + 4 + 3 = 7 – 7 + 9 =
2 + 5 + 2 = 6 – 1 + 4 =
Gợi ý HS nhận xét bài cột 1 để thấy được: 
 2 + 7 = 2 + 4 + 3 = 2 + 5 + 2
Bài 2 : Số ? 
 3 + = 9 1 + = 2 + 7
 + 2 = 9 9 + > 3 + 5
9 = + 5 7 - + 3 = 9 
Bài 3: Điền dấu +, - ?
7  2 = 9 4  3  2 = 9
8  1 = 7 7  1  3 = 9
5  3 = 8 3  5  6 = 2
Bài 4:Viết phép tính thích hợp:
Khuyến khích HS nêu các bài toán , viết các phép tính khác nhau.
Bài 5: Nối với dấu thích hợp:
> 00>>>
8 – 6 7 – 5 8 – 0 9 + 0 
=
8 – 2 8 – 8 3 + 6 4 + 5
<
6 + 1 7 + 2 1 + 8 6 - 1
3. Củng cố:
 YC đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9
 3 em đọc
Thực hành
Làm miệng
 Nối tiếp nhau mỗi em thực hiện tính 1 dãy tính
Lớp nhận xét
Chốt cách thực hiện dãy tính
Làm bài vào vở.
Vận dụng các bảng cộng , trừ đã học làm bài
2 em lên bảng chữa bài
Làm bài vào vở
Vận dụng bảng cộng , trừ đã học và phương pháp thử sai làm bài
Đổi chéo vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. Báo cáo kết quả kiểm tra.
QS tranh, nêu miệng bài toán
Viết phép tính tương ứng vào bảng con
Thi đua nhau nêu bài toán trước lớp.
Chơi trò chơi: Nối đúng, nối nhanh
2 đội mỗi đội 6 em tham gia
2 em đọc
* Đánh giá rút kinh nghiệm
 - Hs làm bài tốt, cần chú ý T. Đạt, T. Ngọc
============================
Thứ sáu, ngày tháng 12 năm 2011
 Toán: Phép trừ trong phạm vi 9
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 9
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Đồ dùng: 
 Bộ đồ học toán, tranh minh hoạ 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Thành lập bảng trừ trong phạm vi 9:
Hoạt động 1: Sử dụng bộ đồ dùng toán:
- Hướng dẫn HS lấy 9 que tính, tách làm 2 phần
- YC học sinh cất bớt 1 phần
- Em hãy đếm phần còn lại và nêu kết quả? 
- Em sử dụng phép tính gì để tính? Nêu phép tính
Hoạt động 2 
- Hướng dẫn HS xem tranh hình vẽ các nhóm hình áo, dựa vào các hình vẽ nêu bài toán ,thực hiện các phép tình trừ trong phạm vi 9.
- Yêu cầu học sinh đọc các phép tính vừa làm
Ghi bảng: 9 – 1 = 8; 9 – 2 = 7; 9 – 3 = 6; 9 – 4 = 5
 9 – 5 = 4; 9 – 6 = 3; 9 – 7 = 2; 9 – 8 = 1
- HD HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 8
GV xoá số trong bảng trừ
- Ghi: 9 – 0 = , 9 – 9 = 
- Gọi 2 em nêu kết quả
2. Thực hành:
Bài 1: Tính:
 Lưu ý học sinh tính và ghi kết quả thẳng cột với các số phép tính
Bài 2: Tính:
Nêu câu hỏi hướng dẫn HS rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Bài 3: Số?:
Gợi ý: Điền số vào những ô trống còn thiếu sao cho tổng của 2 số ở hàng trên và hàng dưới đều bằng 9 
 (Hoặc lấy 9 trừ cho số đã biết ở hàng trên hoặc hàng dưới được bao nhiêu điền vào ô trống tương ứng )
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
YC HS quan sát hình vẽ , nêu bài toán và viết phép tính tương ứng.
Khuyến khích HS nêu các bài toán và phép tính khác
3. Củng cố: nhau.
Yêu cầu HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9
Thực hành trên que tính
- Lấy 9 que tình tách làm 2 phần
- Cất 1 phần
Nhiều em nêu các cách tách, cách bớt, kết quả khác nhau, các phép tính khác nhau
VD: 9 - 1 = 8, 9 – 6 = 3, 9 – 7 = 2
- Quan sát hình vẽ. Nêu bài toán, tính các phép tính ghi kết quả để hoàn thành bảng trừ. 
- Cá nhân lần lượt đọc kết quả
Lớp đọc to, nhỏ, nhẩm, thầm bảng trừ. Luyện đọc cá nhân.
- Thi đua đọc thuộc bảng trừ
- Dựa vào tính chất số 0 trong phép trừ nêu nhanh kết quả:
9 – 0 = 9 , 9 – 9 = 0 
Làm bảng lớp, mỗi em tính và ghi kết quả 1 phép tính
Lớp nhận xét
Làm bài vào vở
Hai em cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
 Báo cáo kết quả kiểm tra
Chơi trò chơi: 2 đội , mỗi đội 4 em tham gia
Viết phép tính vào vở. 
Thi đua nêu miệng bài toán
2 – 3 em 
* Đánh giá rút kinh nghiệm:
- Hs tích cực học tập, T. Đạt có tiến bộ, phần trò chơi cần có trọng tài.
==============================
Tiếng việt: Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đọc được các vần có âm kết thúc bằng ng/ nh , các từ ngữ từ , câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
 - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
- Nghe hiểu và kể đợc một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Quạ và công
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng Tiếng Việt 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- Đọc: đình làng, thông minh, bệnh viện,ễnh ương.
 Cái gì cao lớn lênh khênh
 Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra
2. Bài mới: 
Cho HS quan sát tranh trong SGK
Rút ra vần: ang, anh
YC phân tích vần đó
GV ghi vào mô hình tiếng
Hoạt động 1: Đọc bảng ôn:
a. GV giới thiệu bảng ôn:
- Chỉ âm ở hàng ngang
- Chỉ các âm ở cột dọc
b.Ghép âm thành vần:
- HD HS ghép âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang tạo thành vần
- Ghi vào bảng ôn : ang, anh, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng, iêng, uông, ương, eng, enh, inh
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng:
 GV giới thiệu từ ứng dụng:
 bình minh nhà rông nắng chang chang
- Đọc trơn các từ trên
- Giải nghĩa từ
- Tổ chức luyện đọc.
Hoạt động 3 Luyện viết bảng con:
- GV giới thiệu chữ mẫu: bình minh, nhà rông
- Nêu quy trình viết, viết mẫu chữ “bình minh”
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng
- YC viết: bình minh
- Hướng dẫn viết chữ còn lại “nhà rông”
- Nhận xét bài viết.
5-6 em đọc
QS, nêu nội dung tranh
1 em nêu
Đọc cá nhân, lớp
- Quan sát
- Đọc: ng, nh
- Đọc: a, ă, â, o, ô, u, ư, iê, uô, ươ, e, ê, i
- Ghép vần
- Đọc cá nhân , tổ ,lớp
 Theo dõi
3 em đọc
Luyện đọc cá nhân, lớp
- Quan sát chữ mẫu
- Theo dõi
Sửa tư thế ngồi viết
- Thực hành viết bài
 Tiết 2 
Hoạt động 1: Luyện viết vở:
- Giới thiệu bài viết: bình minh, nhà rông
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng
- GV nêu lại quy trình viết chữ “ bình minh ”
- HD cách trình bày dòng từ: “bình minh” vào vở
- Theo dõi HS viết 
- Hướng dẫn chữ còn lại: nhà rông
- Nhận xét bài viết vở
Hoạt động 2: Luyện đọc:
1. Đọc bài tiết 1:
2. Đọc câu ứng dụng: - GT bài ứng dụng:
 Trên trời mây trắng như bông
 ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
 Mấy cô má đỏ hây hây
 Đội bông như thể đội mây về làng
GV đọc mẫu
- YC HS tìm tiếng khó đọc trong câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- Chỉnh sửa lỗi phát âm
3. Đọc bài SGK:
- Giới thiệu tranh minh họa
- Yêu cầu HS đọc câu dới tranh
- Yêu cầu HS đọc cả bài trong sách
Hoạt động 3: Kể chuyện : Quạ và công:
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- GV kể chuyện theo tranh 
- Hướng dẫn kể chuyện:
? Câu chuyện kể về những con vật nào ? Chúng làm gì ?
Tranh 1: Quạ đã vẽ lông cho công như thế nào?
Tranh 2: Công làm gì sau khi được quạ vẽ xong bộ lông? 
Tranh3: Đến lượt vẽ lông cho quạ, chuyện gì xảy ra?
Tranh 4: Cuối cùng quạ có bộ lông như thế nào?
- GV cho mỗi tổ cử 1 đại diện lên thi tài kể chuyện
- Nhận xét thi đua
 Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
 GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện
III. Củng cố dặn dò: 
- Đọc lại bảng ôn 
1-2 em đọc
- Sửa tư thế ngồi viết
Theo dõi
- Thực hành viết bài
- Viết bài
2-3 em
Theo dõi 
- Đọc nhẩm
 trên, trời, trắng, dưới
Luyện đọc tiếng khó
- Đọc cá nhân, tổ, lớp,
Quan sát
5-6 em
3-4 em
- Quan sát tranh
- Theo dõi nhớ nội dung câu chuyện qua tranh
Chuyện kể về quạ và công, chúng vẽ lông cho nhau.
- 1 em kể lại
- 1 em kể lại
- 1 em kể lại
- 1 em kể lại
- 4 em nối tiếp kể lại câu chuyện.
Vội vàng , hấp tấp, lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.
 - 1 em đọc 
2 đội, mỗi đội 4 em tham gia chơi
* Đánh giá rút kinh nghiệm: Cần tăng cường luyện đọc
============================
 Sinh hoạt lớp: Nhận xét tuần 14
I .Mục tiêu:
- Đánh giá nhận xét tuần 14
- Xếp loại học sinh
- Nhắc nhở và rút kinh nghiệm tuần sau
- Phát động thi đua chào mừng ngày 22/12
II. Các nội dung sinh hoạt.
1. Giáo viên hướng dẫn hs nhận xét chung về nề nếp trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét chung
b. Lớp phó học tập nhận xét tình hình học tập của cả lớp.
- Các bạn đọc như thế nào? viết chữ ra sao?.....
c. Lớp phó văn nghệ nhận xét tình hình học hát của cả lớp.
d. ý kiến của các bạn trong lớp.
e. ý kiến của cô giáo:
Khen những hs đã có tiến bộ; T. Ngọc, T. Đạt, H. Phương, T. Anh, T. Phong
- Yêu cầu hs sắp xếp lại sách vở, đồ dùng học tập..
- Nhận xét chung về tình hình nề nếp của hs.
g. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm
- Khắc phục tình trạng nói theo trong lớp, viết chữ cẩn thận. Tư thế ngồi viết, đọc.
- Khắc phục tình trạng ăn chậm
- Yêu cầu một số bạn đọc to hơn, viết chữ cẩn thận hơn.
- T. Đạt, T. Ngọc tiếp tục cố gắng tiến bộ hơn nữa.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/12
* Đánh giá kết quả:
 ..
..
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 14.doc