Tiếng việt
ăt, ât
I- Mục tiêu:
- HS đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.; từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được ắt , ất ,rửa mặt , đấu vật.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề : Ngày chủ nhật.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: trái nhót, cót két, hồng nhạt, cái bạt.
2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần ăt: GV ghi bảng và giới thiệu vần ăt.
- Đánh vần vần: HS đánh vần
- Đọc trơn: cá nhân, đồng thanh
- Phân tích: ăt: ă + t.
HS viết bảng con vần ăt. GV sửa lỗi.
HS so sánh ăt với at.
- Đánh vần tiếng: HS viết thêm m và dấu nặng để được tiếng: mặt.
Đánh vần và đọc trơn: cá nhân, đt.
HS phân tích: m + ăt + dấu nặng mặt. GV ghi bảng: mặt.
- Đọc từ: GV đưa khăn mặt. làm động tác. HS quan sát, trả lời: rửa mặt.
GV ghi bảng: rửa mặt - HS đọc.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần ât: Tiến hành tương tự.
So sánh ât với ăt có gì giống và khác nhau?
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
* Nhận xét: Các chữ (tiếng) mới đi với những dấu nào?
TUẦN 17 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm2010 Tiếng việt ăt, ât I- Mục tiêu: - HS đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.; từ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được ắt , ất ,rửa mặt , đấu vật. - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề : Ngày chủ nhật. - Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài. II- Đồ dùng dạy học - Bộ ghép chữ Tiếng việt 1. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: trái nhót, cót két, hồng nhạt, cái bạt. 2 HS đọc bài ở SGK. 2. Bài mới: a) Dạy vần ăt: GV ghi bảng và giới thiệu vần ăt. - Đánh vần vần: HS đánh vần - Đọc trơn: cá nhân, đồng thanh - Phân tích: ăt: ă + t. HS viết bảng con vần ăt. GV sửa lỗi. HS so sánh ăt với at. - Đánh vần tiếng: HS viết thêm m và dấu nặng để được tiếng: mặt. Đánh vần và đọc trơn: cá nhân, đt. HS phân tích: m + ăt + dấu nặng mặt. GV ghi bảng: mặt. - Đọc từ: GV đưa khăn mặt. làm động tác. HS quan sát, trả lời: rửa mặt. GV ghi bảng: rửa mặt - HS đọc. - HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm). b) Vần ât: Tiến hành tương tự. So sánh ât với ăt có gì giống và khác nhau? * Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc. c) Đọc từ ứng dụng: - GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm. - 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích. - HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh. - GV giải thích từ. - GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại. - GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS. * Nhận xét: Các chữ (tiếng) mới đi với những dấu nào? Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm. - Đọc câu ứng dụng: + HS quan sát tranh minh họa, xem tranh vẽ gì. GV nêu nhận xét chung. + HS đọc thầm tìm tiếng mới. + HS đọc. GV sửa lỗi phát âm cho HS. + GV đọc mẫu. + 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét. Luyện đọc toàn bài trong SGK. b) Luyện viết: - HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly? - GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. GV theo dõi, uốn nắn. c) Luyện nói: - HS đọc yêu cầu của bài: Ngày chủ nhật. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Tranh vẽ gì? (Vẽ cảnh ở công viên) ? Ngày chỉ nhật, em thường làm gì với bố mẹ? ? Em thấy gì trong công viên? Trò chơi: Tìm tiếng mới viết ở bảng, tổ nào viết được nhiều thì tổ đó thắng. GV chọn từ hay luyện đọc cho HS. 4. Củng cố - Dặn dò - HS đọc lại toàn bài, tìm tiếng mới. GV gb. HS đọc. - GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 70. _____________________________________ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cấu tạo mỗi số trong phạm vi 10. - Viết được các số theo thứ tự qui định. - Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán . - Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp. II- Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài mới: * Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Điền số vào chỗ chấm. - HS nêu yêu cầu của bài, làm mẫu: 2 = 1 + ...; 3 = 1 + ... - HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét. Bài 2: Viết các số: 7, 5, 2, 9, 8. a) Theo thứ tự từ bé đến lớn. b) Theo thứ tự từ lớn đến bé. - GV hướng dẫn HS làm mẫu bằng miệng (2HS). - HS lần lượt đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét. HS làm vào vở. a) 2, 5, 7, 8, 9. b) 9, 8, 7, 5, 2. Bài 3: Viết phép tính thích hợp. - HS nhìn tóm tắt, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp. - GV theo dõi, giúp đỡ. - HS đọc bài toán và bài làm của mình. Lớp nhận xét. - 2 HS làm bảng. GV chữa bài. a) Lan có 4 bông hoa, mẹ cho thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu bông hoa? 4 + 3 = 7 b) Nam có 7 lá cờ. Nam cho Hải 2 lá cờ. Hỏi Nam còn lại bao nhiêu lá cờ? 7 - 2 = 5 3. Củng cố - Dặn dò - GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS. - Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. ______________________________________ Chiều Tiếng việt (TT) Luyện đọc và viết ot - at. Làm bài tập Tiếng việt bài 68 I. Mục tiêu: - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: ot, at. - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: ot, at. Làm tốt vở bài tập. II. Các hoạt động dạy học: 1. HS luyện đọc - Gọi hs lần lượt đọc các bài ot, at (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn). - GV theo dõi, sửa sai cho hs. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Nối. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập. Bài 2: Điền: ot hay at. - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp Bài 3: Viết. - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập. 3. Luyện viết. - HS nêu yêu cầu: Viết. - HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly? - GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi. - HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở. 4. Củng cố, dặn dò: - GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS. - Về nhà học bài và xem bài sau. ______________________________________________ Toán (TT) Luyện tập chung I- Mục tiêu: - Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán trong phạm vi đã học. - Áp dụng để làm tốt bài tập. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tính: 7 + 2 = 3 + 6 = 4 + 5 = 8 - 7 = 6 - 3 = 4 - 3 = 7 - 2 = 7 - 6 = 8 - 5 = Bài 2: Số? 2 + ... = 9 2 + ... = 6 ... – 3 = 5 8 – .... = 7 Bài 3: Viết phép tính thích hợp: Có : 10 quả bóng Cho : 6 quả bóng Còn : .... quả bóng ? ______________________________________________ Phụ đạo Tiếng việt Luyện đọc và viết ăt - ât. Làm bài tập Tiếng việt bài 69 I. Mục tiêu: - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: ăt, ât. - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: ăt, ât. Làm tốt vở bài tập. II. Các hoạt động dạy học: 1. HS luyện đọc - Gọi hs lần lượt đọc các bài ăt, ât (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn). - GV theo dõi, sửa sai cho hs. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Nối. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập. Bài 2: Điền: ăt hay ât. - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp Bài 3: Viết. - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập. 3. Luyện viết. - HS nêu yêu cầu: Viết. - HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly? - GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi. - HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở. 4. Củng cố, dặn dò: - GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS. - Về nhà học bài và xem bài sau. _______________________________________ Phụ đạo Toán Luyện tập chung I- Mục tiêu: - Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán trong phạm vi đã học. - Áp dụng để làm tốt bài tập. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Viết a, Các số từ 1 đến 10:............................. b, Cách đọc các số: 4: bốn 3:...... 5:....... 9:...... 2:..... Bài 2: Tính 7 + 3 = 3 + 0 = 4 + 4 = 9 - 7 = 6 - 0 = 4 - 2 = 8 - 4 = 7 - 6 = 8 - 8 = Bài 3: Số? 7 + ... = 9 4 + ... = 6 .... – 3 = 7 10 – .... = 7 Bài 4: Viết phép tính thích hợp: Có : 5 con gà Mua thêm : 4 con gà Tất cả có : ? con gà ____________________________________________ Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm2010 Chiều Tiếng việt (TT) Luyện đọc và viết ôt - ơt. Làm bài tập Tiếng việt bài 70 I. Mục tiêu: - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: ôt, ơt. - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: ôt, ơt. Làm tốt vở bài tập. II. Các hoạt động dạy học: 1. HS luyện đọc - Gọi hs lần lượt đọc các bài ôt, ơt (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn). - GV theo dõi, sửa sai cho hs. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Nối. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập. Bài 2: Điền: uông, hay ương. - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp Bài 3: Viết. - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập theo mẫu. 3. Luyện viết. - HS nêu yêu cầu: Viết. - HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly? - GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi. - HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở. 4. Củng cố, dặn dò: - GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS. - Về nhà học bài và xem bài sau. ____________________________________________ Tự nhiên xã hội GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP I- Mục tiêu: - Giúp HS hiểu: Thế nào là lớp học sạch đẹp. - Các công việc giữ gìn lớp sạch, đẹp đối với SK và học tập. - Làm 1 số công việc để giữ lớp sạch, đẹp: lau bảng, xấp bàn, ... - Có ý thức tham gia vào những hoạt động của lớp. - Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch đẹp. - Kĩ năng ra quyết đinh; Nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp. - Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. II- Đồ dùng dạy học - Tranh trong sgk. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Quan sát theo cặp. * Mục tiêu: Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp. * Tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh trang 36 và trả lời câu hỏi. ? Tranh 1 các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? ? Tranh 2 các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? - HS làm việc theo cặp. Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 3: GV và HS thảo luận các câu hỏi: ? Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa? ? Lớp em có những góc trang trí như trong tranh trang 37 ko? ? Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn ko? ?Cặp, mũ, nón đã để đúng nơi quy định chưa? ? Em có viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường ko? ? Em có vứt rác và khạc nhổ bừa bãi ở lớp ko? ? Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp? Kết luận: Để lớp học sạch, đẹp, mỗi HS phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp mình sạch đẹp. Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm. * Mục tiêu: Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ để làm vệ sinh lớp học. * Tiến hành: Bước 1: Chia nhóm theo tổ, mỗi nhóm nhận 1 - 2 dụng cụ. Bước 2: Mỗi tổ sẽ thảo luận theo các CH: - Những dụng cụ này được dùng vào việc gì? - Cách sử dụng từng loại ntn? Bước 3: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cho cơ thể. Tổng kết: Lớp học sạch sẽ, đẹp đẽ là giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy, các em phải luôn luôn có ý thức giữ ch ... năng ra quyết đinh; Nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp. - Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. II- Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Quan sát theo cặp. HS quan sát tranh trang 36 và trả lời câu hỏi: ? Tranh 1 các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? ? Tranh 2 các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? - HS làm việc theo cặp. GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp. GV và HS thảo luận các câu hỏi: ? Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa? ? Lớp em có những góc trang trí như trong tranh trang 37 ko? ? Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn ko? ?Cặp, mũ, nón đã để đúng nơi quy định chưa? ? Em có viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường ko? ? Em có vứt rác và khạc nhổ bừa bãi ở lớp ko? ? Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp? Kết luận: Để lớp học sạch, đẹp, mỗi HS phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp mình sạch đẹp. Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm. Chia nhóm theo tổ, mỗi nhóm nhận 1 - 2 dụng cụ. Mỗi tổ sẽ thảo luận theo các CH: - Những dụng cụ này được dùng vào việc gì? - Cách sử dụng từng loại ntn? GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cho cơ thể. Tổng kết: Lớp học sạch sẽ, đẹp đẽ là giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy, các em phải luôn luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch sẽ và đẹp. 3. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Về nhà học lại bài và xem bài sau. _______________________________________________ Thủ công (TT) GẤP CÁI VÍ (Tiết 1) I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách gấp cái ví bằng giấy. - HS làm tốt bài thực hành. - Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, tự giác và giữ trật tự lớp học. II- Hoạt động dạy học chủ yếu: 1, Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: ? Cái ví được gấp bằng gì? Ví có mấy ngăn? ? Ví được dùng để làm gì? Ai hay dùng cái ví? 2, GV hướng dẫn HS gấp mẫu: GV làm từng bước cho HS quan sát. Bước 1: Gấp mép cả 2 đầu của tờ giấy vào phía trong. Bước 2: Lấy đường ở giữa (gấp đôi tờ giấy lại). Bước 3: Gấp 2 mép cảu giấy vào phía trong (ngang với đường ở giữa). Sau đó gấp 2 đầu ngược ra sau, gấp đôi tờ giấy lại (lấy ở mép đường giữa) ta có cái ví 2 ngăn. - HS làm bài thực hành bằng giấy nháp. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm. 3, Củng cố - Dặn dò: * GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS. - Về nhà thực hành trên giấy nháp cho thành thạo để tiết 2 thực hành. ______________________________________________ Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010 Tiếng việt ut, ưt I- Mục tiêu: - HS đọc được: ut, ưt, bút chì, mứt gừng.;từ và đoạn thơ ứng dụng . - Viết được ut, ưt,bút chì ,mứt gừng . - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ngón út, em út, sau rốt. - Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài. II- Đồ dùng dạy học - Bộ ghép chữ Tiếng việt 1. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: nét chữ, sấm sét, con rết, kết bạn. 2 HS đọc bài ở SGK. 2. Bài mới: a) Dạy vần ut: GV ghi bảng và giới thiệu vần ut. - Đánh vần vần: HS đánh vần - Đọc trơn: cá nhân, đồng thanh - Phân tích: ut: u + t. HS viết bảng con vần ut. GV sửa lỗi. HS so sánh ut với un. - Đánh vần tiếng: HS viết thêm b và dấu sắc để được tiếng: bút. Đánh vần và đọc trơn: cá nhân, đt. HS phân tích: b + ut + dấu sắc bút. GV ghi bảng: bút. - Đọc từ: HS qsát ngòi bút và gọi tên: bút chì. GV ghi bảng: bút chì - HS đọc. - HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm). b) Vần ưt: Tiến hành tương tự. So sánh ưt với ut có gì giống và khác nhau? * Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc. c) Đọc từ ứng dụng: - GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm. - 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích. - HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh. - GV giải thích từ. - GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại. - GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS. * Nhận xét: Các chữ (tiếng) mới đi với những dấu nào? Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm. - Đọc câu ứng dụng: + HS quan sát tranh minh họa, xem tranh vẽ gì. GV nêu nhận xét chung. + HS đọc theo nhóm, nhận xét. + HS đọc. GV sửa lỗi phát âm cho HS. + GV đọc mẫu. + 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét. Luyện đọc toàn bài trong SGK. b) Luyện viết: - HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly? - GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ut, ưt, bút chì, hộp mứt. GV theo dõi, uốn nắn. c) Luyện nói: - HS đọc yêu cầu của bài: Ngón út, em út, sau rốt. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? HS đưa ngón tay út ra và nhận xét so với các ngón tay khác? (nhỏ hơn) ? Hãy kể tên em út mình với các bạn? (HS tự kể) ? Em út là người lớn nhất hay bé nhất? Chỉ con vịt đi sau cùng, đi sau cùng hay người ta còn gọi đi sau rốt. 3. Củng cố - Dặn dò - HS đọc lại toàn bài, tìm tiếng mới. GV gb. HS đọc. - GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 73. _______________________________________ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được cấu tạo của các số trong phạm vi 10. - Thực hiện được cộng ,trừ ,so sánh các số trong phạm vi 10 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ - Nhận dạng hình tam giác - Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp. II- Đồ dùng dạy học Tranh ở SGK. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS làm bảng: 10 - 4 + 4 7 + 3 - 9. 2. Bài mới: * Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính (theo cột dọc và ngang). - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ. Chữa bài: HS đọc bài làm. Lớp nhận xét. Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - HS nêu yêu cầu của bài, làm mẫu: 8 = 5 + ...; 2 = 2 - ... - HS làm bài vào vở. Gv theo dõi, uốn nắn. - 3 HS làm bảng. Lớp nhận xét. Bài 3: Trong các số 6, 8, 4, 2, 10. a) Số nào lớn nhất? b) Số nào bé nhất? - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. - HS nhìn tóm tắt, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp. - GV theo dõi, giúp đỡ. - HS đọc bài toán và bài làm của mình. Lớp nhận xét. - 1 HS làm bảng. GV chữa bài. Mẹ có 5 con cá, mẹ mua thêm 2 con nữa. Hỏi mẹ có tất cả bn con cá? 5 + 2 = 7 Bài 5: Trong hình bên: Có bao nhiêu hình tam giác? - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát hình, đếm rồi trả lời. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò - GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS. - Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. ______________________________________ Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010 Tập viết Tuần 15: THANH KIẾM, ÂU YẾM, AO CHUÔM, .... I- Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng mẫu của các chữ trên,.kiểu chữ viết thường ,cỡ vừa theo vở tập viết . - HS viết đúng, đều, đẹp và thành thạo. - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II- Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, ... 2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng: - GV đưa chữ mẫu, HS quan sát. - HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li? - GV viết bảng. HS theo dõi. Chú ý khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một thanh chữ. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li. - GV đọc. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét, sửa chữa. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở: - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. . HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li? . GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết. . GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối) . GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu. - GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học. - Chuẩn bị bài sau. _______________________________________________ Tập viết Tuần 16: XAY BỘT, NÉT CHỮ, KẾT BẠN, CHIM CÚT, CON VỊT, ... I- Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng mẫu của các chữ trên. theo cỡ vừa chữ viết thường theo vở tập viết - HS viết đúng, đều, đẹp và thành thạo. - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II- Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, .... 2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng: - GV đưa chữ mẫu, HS quan sát. - HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li? - GV viết bảng. HS theo dõi. Chú ý khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một thanh chữ. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li. Độ cao của các con chữ. - GV đọc các từ. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét, sửa chữa. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở: - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. . HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li? . GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết. . GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối) . GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu. - GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học _______________________________________________ Toán KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I ______________________________________ Sinh hoạt lớp ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA KẾ HOẠCH TUẦN TỚI I. Mục tiêu - Hs nắm được ưu khuyết điểm tuần qua. Hướng khắc phục và kế hoạch tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt Đánh giá hoạt động tuần qua a. Ưu điểm - Hs đi học đầy đủ đúng giờ, tương đối đày đủ. - Có ý thức trong học tập phát biểu xây dựng bài, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. b. Nhược điểm - Một số em còn đi học chậm như: Hà Linh, Bảo 2. Kế hoạch tuần tới - Đi học đầy đủ, đúng giờ, có ý thức trong học tập - Học và làm bài đầy đủ. - Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. - Không ăn quà vặt, không vứt rác bừa bãi, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. - Nạp tiền ban đầu và tiền ăn đầy đủ.
Tài liệu đính kèm: