Giáo án Tuần 21 - Lớp 01

Giáo án Tuần 21 - Lớp 01

Đạo đức

Tiết 21 Lịch sự với mọi người (tiết 1)

IYÊU CẦU CẦN ĐẠT :

_ Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .

_ Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người .

_ Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh .

* KỸ NĂNG SỐNG :

- Kỹ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác .

- kỹ năng ứng xử lịch sự với mọi người .

II/ Tài liệu và phương tiện:

- Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.

- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 34 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 21 - Lớp 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2011
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 21 Lịch sự với mọi người (tiết 1) 
IYÊU CẦU CẦN ĐẠT :
_ Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .
_ Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người .
_ Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh .
* KỸ NĂNG SỐNG :
- Kỹ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác .
- kỹ năng ứng xử lịch sự với mọi người .
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Kính trọng, biết ơn người lao động
- Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn những người lao động? 
- Nhận xét, đánh giá
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Khi quan hệ với cộng đồng và xã hội, chúng ta cần phải cư xử lịch sự với những người xung quanh. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu thế nào là lịch sự qua bài "Lịch sự với mọi người"
2) Vào bài
* Hoạt động 1: Phân tích truyện "Chuyện ở tiệm may"
 Chúng ta sẽ xem hai bạn trong câu chuyện có những lời nói, cử chỉ, hành động nào thể hiện sự tôn trọng lịch sự với mọi người
 - GV kể chuyện SGK/31
 - Gọi hs đọc truyện 
 - Trong truyện có những nhân vật nào? 
 - Treo tranh: Y/c hs xem tranh và cho biết nội dung tranh? 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang?
+ Nhóm 3, 4: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Hà?
+ Nhóm 5,6 : Nếu là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
+ Nhóm 7,8 : Nếu là cô thợ may, em sẽ cảm thấy thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy? Vì sao? 
Kết luận: Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự, biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến. 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT1 SGK)
- Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời y/c của bài tập
- Gọi hs trình bày, các nhóm khác nhận xét 
1. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
2. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
3. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ em bé dậy.
4. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga. 
 Kết luận: Chúng ta phải biết cư xử lịch sự với mọi người dù người đó nhỏ tuổi hơn hay là người nghèo khổ. 
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT 2, SGK)
 - Sau mỗi tình huống cô nêu ra, nếu tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh, phân vân giơ thẻ trắng.
1. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi?
2. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã?
3. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn?
4. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già, trẻ, nam nữ, giàu nghèo?
5. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết? 
Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/32
- Chuẩn bị đồ chơi như: xe, búp bê, một quả bóng...để tiết sau đóng vai. 
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs trả lời
+ Chào hỏi lễ phép với những người lao động.
+ quý trọng sản phẩm, thành quả lao động.
+ Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng.
- lắng nghe 
- lắng nghe 
- 1 hs đọc truyện 
- Hà, Trang và cô thợ may
- Quan sát và trả lời: Bạn Hà đến xin lỗi cô thợ may. 
- Chia nhóm thảo luận. Đại diện trả lời
+ Em tán thành cách cư xử của bạn Trang vì bạn cư xử lễ phép với người lớn qua lời nói, cử chỉ, hành động.
+ Bạn Hà cư xử như vậy cũng đúng vì cô thợ may đã không giữ đúng lời hứa
. Hà cư xử như vậy là không đúng nhưng bạn đã nhận ra lỗi của mình và xin lỗi cô thợ may. 
+ Khuyên bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và thông cảm với cô thợ may.
+ Em cảm thấy không vui nhưng em cũng xin lỗi và hứa cố gắng lần sau giữ đúng lời hứa.
. Em cảm thấy không vui vì Hà là người nhỏ tuổi hơn lại có thái độ không lịch sự với người lớn tuổi hơn. 
- lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi 
- Trình bày, nhận xét 
1) Đúng, vì người mang bầu không thể đứng lâu được. 
2) Sai, không tôn trọng và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh đang xem phim.
3) Đúng, vì như vậy Lâm đã có cử chỉ lịch sự với người nhỏ tuổi hơn.
4) Sai, vì trò đùa như vậy không lịch sự, không tôn trọng người khác, làm bạn Nga khó chịu. 
- lắng nghe 
- Lắng nghe, thực hiện 
1) Không tán thành (chẳng những lịch sự với người lớn tuổi mà còn phải lịch sự với mọi lứa tuổi) 
2) Không tán thành (vì ở nơi nào cũng cần phải có lịch sự) 
3) Tán thành (Vì như vậy mọi người sẽ có mối quan hệ khăng khít nhau hơn)
4) Tán thành (Vì lịch sự không phân biệt tuổi hay tầng lớp xã hội nào cả)
5) Không tán thành (vì cần phải lịch sự với mọi người dù lạ hay quen) 
- lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
****************
Toán
Tiết 101 Rút gọn phân số
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản )
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Phân số bằng nhau
- Y/c hs nêu kết luận về tính chất cơ bản của phân số và làm câu b bài 1
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết tính chất cơ bản của phân số, dựa vào tính chất đó ta có thể rút gọn được các phân số. Tiết toán hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em biết cách thực hiện rút gọn phân số. 
2) Tổ chức cho hs hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số
- Nêu vấn đề: Cho phân số 10/15. Tìm phân số bằng phân số 10/15 nhưng có tử số và mẫu số bé hơn. 
- Các em hãy tự tìm phân số theo y/c và giải thích em dựa vào đâu để tìm được phân số đó. 
- Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau? 
- Tử số và mẫu số của phân số 2/3 đều nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số 10/15, phân số 2/3 = 10/15. Khi đó ta nói phân số 10/15 đã được rút gọn thành phân số 2/3, hay phân số 2/3 là phân số rút gọn của 10/15.
 Kết luận: Ta có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. 
* Cách rút gọn phân số, phân số tổi giản
- Ghi bảng và nói: Các em hãy tìm phân số bằng phân số 6/8 
- Rút gọn phân số 6/8 ta được phân số nào? 
- Em làm thế nào để rút gọn phân số 6/8 thành phân số 3/4? 
- Các em hãy xem phân số 3/4 còn có thể rút gọn được nữa không? Vì sao? 
Kết luận: Phân số 3/4 không thể rút gọn được nữa. Ta gọi phân số 3/4 là phân số tối giản và phân số 6/8 đã được rút gọn thành phân số tối giản 3/4 
* Hãy rút gọn phân số 18/54 
- Trước tiên em hãy tìm một STN mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó? 
- Sau đó em thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số 18/54 cho STN em vừa tìm được.
- Cuối cùng em kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì em dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì các em rút gọn tiếp. 
- Vì sao ta gọi 1/3 là phân số tối giản? 
- Em làm thế nào để rút gọn phân số 18/54 thành 1/3? 
- Vậy khi rút gọn phân số ta thực hiện những bước nào? 
Kết luận: Phần bài học 
3) Thực hành: 
Bài 1 a: Y/c hs thực hiện vào B tự rút gọn 3 phân số của câu a,b 
Bài 2 a: Các em hãy kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn rút gọn phân số ta làm sao? 
- Về nhà làm 3 bài còn lại của câu a,b bài 1
- Bài sau: Luyện tập
- 2 hs thực hiện theo y/c 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe, theo dõi 
- tự tìm cách giải quyết vấn đề 
 10/15 = 10/15 : 5/5 = 2/3 Vậy: 10/15 = 2/3 
 (dựa vào tính chất cơ bản của phân số) 
- Tử số và mẫu số của phân số 2/3 nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số 10/15 
- Lắng nghe 
- Nhắc lại kết luận 
- HS thực hiện: 
 6/8 = 6/8 : 2/2 = 2/3 
- Ta được phân số 3/4
- Ta thấy cả 6 và 8 đều chia hết cho 2 nên ta thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số 6/8 cho 2. 
- Không thể rút gọn được nữa vì 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tư ... ới lá rộng dài, nõn nà.
+ Tả hoa và búp ngô giai đoạn đơm hoa, kết trái.
+ Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. 
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm, tự làm bài 
- Lần lượt phát biểu ý kiến 
Nội dung: Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh) 
+ Đi sâu tả cánh hoa, trái cây 
+ Nêu cảm nghĩ của người miêu tả. 
- HS so sánh: Bài Cây mai tứ quí tả từng bộ phận của cây. Bài bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. 
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời
+ Bài văn miêu tả cây cối có 3 phần
+ Phần MB: tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
+ Phần thân bài có thể tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. 
+ Phần kết bài có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. 
- Vài hs đọc 
- Cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, xác định trình tự miêu tả trong bài 
- Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. 
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK 
- Quan sát tranh, chọn 1 cây để lập dàn ý 
- Nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình 
- 1 hs đọc 
- Lắng nghe, thực hiện 
*******************
Toán
Tiết 105 Luyện tập
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số .
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Qui đồng mẫu số các phân số (tt)
- Gọi hs lên bảng thực hiện các bài tập về nhà (bài 2) 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ luyện tập về qui đồng mẫu số các phân số
2) Luyện tập
Bài 1a: Quy đồng mẫu số 
_ Y/c hs thực hiện trong nhóm 
Bài 2a: Viết 3/5 và 2 thành hai phân số có mẫu số là 5
_ Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
Bài 4: Gọi 3 hs lên bảng thi đua 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng, nhanh. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn qui đồng mẫu số 3 phân số ta làm sao? 
- Về nhà xem lại bài, làm bài 5
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
 - 3 hs lên bảng thực hiện
 128/240 và 165/240 
 16/100 và 72/100
 17/60 và 56/60 
- Lắng nghe 
- HS lần lượt thực hiện vào Bảng nhóm
a) 5/30 và 24/39 ; 11/49 và 8/7 ; 
 108/45 và 25/45 
_ Đại diện nhóm trình bày bài làm của mình .
_ lớp nhận xét, sửa chữa .
- Hs theo dõi 
_ HS làm nháp 
_ 1 HS sửa bài trên bảng 
7/12 = 35/60; 23/30 = 46/60 
- 1 hs trả lời 
************************
KỸ THUẬT
	TIẾT 32	 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 
CỦA CÂY RAU ,HOA	SGK/50
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
_ Biết được điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
_ Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa .
II/ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :Sưu tầm một số tranh ,ảnh minh hoạ những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau ,hoa
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giới thiệu bài :GV giới thiệu và nêu MĐ ,YC bài học
Hoạt động 1 :GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau ,hoa
-GV treo tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2 để trả lời c/h :Cây rau ,hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ?
-GV nhận xét và kết luận :Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau ,hoa bao gồm nhiệt độ ,nước ,ánh sáng ,chất dinh dưỡng ,đất ,không khí 
Hoạt động 2 :GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau ,hoa 
-Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK
-Gợi ý cho HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau ,hoa 
1.Nhiệt độ :-GV đặt c/h :
+Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu ?(từ Mặt Trời)
+Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không ?(không ) .Nêu VD
+Hãy nêu tên một số loại rau ,hoa trồng ở các mùa khác nhau ?
-GV nhận xét và kết luận 
2.Nước :-GV nêu câu hỏi :
+Cây rau ,hoa lấy nước ở đâu ?(từ đất ,mưa ,không khí )
+Nước có tác dụng ntn đối với cây ?(Nước hoà tan chất dinh dưỡng )
-YC HS trả lời c/h trong SGK :Cây lâu ngày không được tưới nước hoặc khi bị khô hạn thường có biểu hiện ntn ?..
GV nhận xét và tóm tắt :+Thiếu nước cây chậm lớn và khô héo
+Thừa nước cây bị úng ,bộ rễ không hoạt động được ,cây dễ bị sâu ,bệnh phá hoại
3.Aùnh sáng :GV đặt câu hỏi :+Quan sát tranh ,em hãy cho biết ,cây nhận ánh sáng từ đâu ?
+Aùnh sáng có tác dụng ntn đối với cây rau hoa ?(Giúp cây quanh hợp ,tạo thức ăn nuôi cây )
+Quan sát những cây trồng trong bóng râm ,em trấy có hiện tượng gì ?(Thân cây yếu ớt ,vươn dài ,dễ đổ ,lá xanh nhợt nhạt )
+Vậy muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm ntn ?(Trồng rau ,hoa ở nơi có nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách để cây không bị che lấp lẫn nhau )
-GV nhận xét và tóm tắt nội dung 
4.Chất dinh dưỡng 
-GV đặt câu hỏi :+Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là đạm ,lân ,kali ,can xi
+Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là phân bón 
+Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất 
-Đặt c/h và gợi ý để HS nhận xét khi cây bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng –GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính 
-Liên hệ thực tế :Khi trồng rau ,hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân .Tuỳ loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp
5.Không khí 
-GV YC HS quan sát tranh và nêu nguồn cung cấp không khí cho cây (Cây lấy không khí từ bầu khí quyển và không khí có trong đất )
-GV đặt c/h và gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã học ở môn học khác để nêu tác dụng của không khí đối với cây :Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp .Thiếu không khí cây hô hấp ,
quang hợp kém ,dẫn đến sinh trưởng phát triển kém ,năng suất thấp .Thiếu không khí nhiều ,lâu ngày cây sẽ chết 
-GV nêu vấn đề :Vậy ,phải làm thế nào để đảm bảo có đủ không khí cho cây ?(Trồng cây ở nơi thoáng và phải thường xuyên xới xáo làm cho đất tơi xốp 
-Kết luận hoạt động 2 và nhấn mạnh :Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời hạn ,khoảng cách ,tưới nước ,bón phân ,làm đất để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây 
GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ 
IV/NHẬN XÉT ,DẶN DÒ 
-GV cùng HS củng cố tiết học .Về nhà chuẩn bị bài sau .
********************* 
Thể dục
NHẢY DÂY
 TRÒ CHƠI:LĂN BÓNG BẰNG TAY
*********************
Sinh hoạt lớp ( tuần 21 )
CHỦĐIỂM: MỪNG ĐẢNG , MÙNG XUÂN
Các việc trong tuần qua :
* Ưu điểm :
* Khuyết điểm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Hướng khắc phục tuần sau :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kế hoạch tuần sau :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 21.doc