Giáo án tuần 22 - Môn Tự nhiên và xã hội + Đạo đức

Giáo án tuần 22 - Môn Tự nhiên và xã hội + Đạo đức

TUẦN 22

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1

Tiết 22 : CÂY RAU

I . MỤC TIÊU

- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.

- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau.

* HSKG:

Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa,

* GDKNS:

- KN ra quết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.

- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau.

- Phát triển KN giao tiếp thông qua các HĐ học tập.

 

doc 5 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tuần 22 - Môn Tự nhiên và xã hội + Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1
Tiết 22 : CÂY RAU
I . MỤC TIÊU 
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau.
* HSKG:
Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa,
* GDKNS:
- KN ra quết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau.
- Phát triển KN giao tiếp thông qua các HĐ học tập.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên cùng học sinh đem cây rau đến lớp 
- Hình ảnh các cây rau bài 22 SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A. KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Giáo viên và học sinh giới thiệu cây rau của mình
- Giáo viên nói tên cây rau và nơi sống của cây rau mà mình đem đến lớp 
VD: Đây là cây rau cải . Nó được trồng ở ngoài ruộng 
- Giáo viên có thể hỏi học sinh 
- Cây rau em mang đến lớp là cây gì ? 
- Nó được trồng ở đâu?
- Giáo viên : Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về cây rau 
2. Hoạt động 1: Kể tên bộ phận cây rau 
- Mục tiêu : Học sinh biết tên các bộ phận của cây rau 
- Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác 
- Cách tiến hành 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ theo bàn 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm phân tích cây rau và TLCH 
- Hãy chỉ và nói rễ , thân , lá của cây rau em mang đến trong đó bộ phận nào ăn được ? 
- Em thích ăn loại rau nào ? 
Bước 2 - Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày trước lớp 
- Giáo viên nhận xét 
- Kết luận : Có rất nhiều loại rau 
- Các cây rau đều có rễ , thân , lá 
- Các loại rau ăn lá như cải bắp , xà lách, rau muống ...
3. Hoạt động 2: - Làm việc SGK 
- Mục tiêu : HS biết cách đặt câu hỏi và
 - TLCH dựa trên các hình ảnh trong SGK. - Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa sạch rau trước khi ăn.
- Chia nhóm 2 em 
- Giáo viên giúp đỡ học sinh thay nhau hỏi và trả lời 
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên nêu yêu cầu 
- Các em thường ăn loại rau nào ?
- Tại sao ăn rau lại tốt ?
- Trước khi dùng rau làm thức ăn ta phải làm gì ? 
*Giáo viên nhận xét kết luận 
- Ăn rau có lợi cho sức khoẻ , giúp ta tránh táo bón , tránh bị chảy máu chân răng . 
- Rau được trồng trong vườn, ruộng ,người ta còn bón phân cho rau nên phải rửa sạch rau trước khi ăn
4. Kết luận 
- Nhận xét chung giờ học 
- Chuẩn bị bài sau 
- HS quan sát
- Học sinh nói tên cây rau 
- Học sinh thực hiện cá nhân 
- Học sinh nói tên cây rau của mình và nơi sống của nó 
- Học sinh đọc tên đầu bài 
- Học sinh từng bàn phân tích cây rau 
- Học sinh trả lời theo từngnhóm, nhóm khác nhận xét 
- Học sinh đại diện nhóm lên trình bày 
- Học sinh nhận xét 
- HS nghe và ghi nhớ.
- Học sinh từng nhóm 2 em quan sát tranh thay nhau hỏi và trả lời câu hỏi . Học sinh từng cặp lên trả lời 
- Học sinh trả lời . Học sinh nhận xét 
- Học sinh nói lại và đọc kết luận 
- HS nghe và ghi nhớ
ĐẠO ĐỨC 1
Ngày 30/1/2013: Lớp 1a
Ngày 31//1/2013: Lớp 1b
Tiết 22: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết được: trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.
- Biết cần phài đoàn kết, thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập, trong vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và vui chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
* KNS:
 - KN thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
 - KN giao tiếp ứng sử, thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
 - KN phê phán, đánh giá những hành vi chưa tốt của bạn bè.
 - Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Mỗi học sinh chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”.
- Một lẵng nhỏ để đựng hoa khi chơi
- Phần thưởng cho 3 em học sinh biết cư xử tốt với bạn nhất
- Bút màu, giấy vẽ
- Bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn “ (Nhạc và lời: Mộng Lân)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
* Kiểm tra bài cũ
* Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài
* Khởi động: 
- Cho HS hát tập thể
* Hoạt động 1: Đóng vai
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS chuẩn bị đóng vai một tình huống cùng học, cùng chơi với bạn (có thể gợi ý HS sử dụng các tình huống trong các tranh 1, 3, 5, 6 của bài tập 3).
_Cho HS thảo luận:
 + Em cảm thấy thế nào khi:
 -Em được bạn cư xử tốt?
 -Em cư xử tốt với bạn?
 GV nhận xét, chốt lại cách ứng xử phù hợp trong tình huống và kết luận: 
 Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn
* Hoạt động 2: HS vẽ tranh về chủ đề “Bạn em”.
- GV nên yêu cầu vẽ tranh.
- GV nhận xét, khen ngợi tranh vẽ của các nhóm.
Chú ý: Có thể cho HS vẽ trước ở nhà, đến lớp chỉ trưng bày và giới thiệu tranh.
Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết bạn bè.
- Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
- HS hát tập thể bài “ Lớp chúng ta kết đoàn”.
- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
 - Các nhóm HS lên đóng vai trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ tranh theo nhóm.
- HS trưng bày tranh lên bảng hoặc trên tường xung quanh lớp học. Cả lớp cùng đi xem và nhận xét.
- HS lắng nghe
IV. KẾT LUẬN
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài 11: “Đi bộ đúng qui định”
ĐẠO ĐỨC 2
Ngày 28/01/2013: Lớp 2a
Ngày 01/02/2013: Lớp 2b
Tiết 22: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
*GDKNS:
- Kỹ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi giao tiếp với người khác. Kỹ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống cho hoạt động 1 , phiếu học tập hoạt động 3 . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ : Biết nói lời yêu cầu đề nghị . 
 + Muốn mượn thước của bạn , em sẽ nói gì ?
 -Nhận xét , đánh giá .
2.Bài mới 
-Giới thiệu bài : Biết nói lời yêu cầu , đề nghị 
Hoạt động 1 : Quan sát hành vi 
 -Gọi 2 học sinh lên đóng vai theo tình huống .
+Tình huống :
* Em muốn bố mẹ đưa em đi chơi vào ngày chủ nhật .
 -Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh khai thác mẩu hành vi .
+ Em nói gì với bố mẹ .
+ Nói lời đề nghị với giọng , thái độ như thế nào ?
* Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen .
* Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút .
Kết luận : Khi cần đến sự giúp đỡ , dù nhỏ của người khác , em cần có lời nói và hành động , cử chỉ phù hợp . 
Hoạt động 2: Tự liên hệ 
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại một vài trường hợp em biết nói lời yêu cầu , đề nghị lịch sự khi cần sự giúp đỡ .
-Giáo viên khen học sinh đã biết thực hiện .
 Hoạt động 3 : Trò chơi :Văn minh , lịch sự . 
- Phổ biến trò chơi : người quản trò đứng trên bảng nói to một câu đề nghị với các bạn . Nếu mà lời đề nghị lịch sự thì trong lớp làm theo .Còn nếu lời đề nghị chưa lịch sự thì các bạn sẽ không thực hiện theo yêu cầu đề nghị. Ai không thực hiện đúng luật chơi sẽ bị phạt .
-Giáo viên nhận xét .
-Biết nói lời đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác .
3.Kết luận
-Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về thực hành tốt những điều đã học .
- Chuẩn bị bài : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
- học sinh trả lời .
- 2 học sinh lên đóng vai theo tình huống .Cả lớp theo dõi .
- Em đề nghị :
+ Chủ nhật này , bố mẹ cho con đi chơi với nhé ! 
+ Bố mẹ ơi .Chủ nhật này của cả nhà mình đi chơi nhé .
- Học sinh trả lời .
- Đề nghị cho đi chơi 
- Giọng nhẹ nhàng , thái độ lịch sự.
- Cho 2 học sinh đóng vai .
 - Cho 2 học sinh đóng vai .
- Cả lớp thảo luận nhận xét về lời
 nói , cử chỉ , hành động khi đề nghị được giúp đỡ .
- Học sinh tự liên hệ .
-Học sinh tham gia chơi .
ĐẠO ĐỨC 3

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc L1 2 tuan 22.doc