Tiết 2: Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
A. Mục tiêu:
- Đọc đúng: Nghĩa Lĩnh, vòi vọi, đánh thắng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Từ ngữ: Ngọc phả, ngã Ba Hạc, bức hoành phi.
- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi ng¬ời con đối với tổ tiên.
- Kính trọng và biết ơn tổ tiên.
B. Đồ dụng dạy – học:
GV: - Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; trang ảnh về đền Hùng.
HS: SGK, vở ghi.
C. Các hoạt động dạy – học:
TUẦN 25 THỨ 2 Ngày soạn: 19/02/2011 Ngày giảng: 21/02/2011 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG A. Mục tiêu: - Đọc đúng: Nghĩa Lĩnh, vòi vọi, đánh thắng. - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. - Từ ngữ: Ngọc phả, ngã Ba Hạc, bức hoành phi. - Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi ngời con đối với tổ tiên. - Kính trọng và biết ơn tổ tiên. B. Đồ dụng dạy – học: GV: - Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; trang ảnh về đền Hùng. HS: SGK, vở ghi. C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về ND bài. - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn). - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. + Luyện đọc các từ ngữ: Nghĩa Lĩnh, vòi vọi, đánh thắng. + Cho HS luyện câu khó: “Những cành hoa... soi gương”. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3. - Gọi HS đọc chú giải. - GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài + Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở đâu? + Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?. - Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu (từ ngã ba Hạc về tới các vùng đất quanh núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ ngày nay), Hùng Vương truyền được 18 đời. + Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? → Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. Chuyển ý. - Yêu cầu h\s đọc thầm đoạn 2. + Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó. - GV chốt lại: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất Tổ, đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc. Chuyển ý. - Cho h\s đọc thầm đoạn 3. + Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. → Bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ sáu đã “hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Linh vào ngày 10-3 âm lịch (năm 1632 trước Công Nguyên). Từ đấy người Việt lấy ngày mùng mười tháng ba làm ngày giỗ Tổ. + Em hãy nêu nội dung chính của bài ? - Ghi nội dung bài lên bảng. 4. Luyện đọc diễn cảm: - GV đưa bảng phụ đã ghi đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS đọc. - GV đọc mẫu. - Gọi 1 HS khá đọc. - Cho HS thi đọc. - GV nhận xét, khen, ghi điểm những HS đọc hay. IV. Củng cố – dặn dò: - Nêu ND chính của bài ? - Tổng kết nội dung bài. - GD - liên hệ. - Hướng dẫn học ở nhà. 1' 3' 1' 12' 10' 10' 3' - Lớp hát. - HS1: đọc đoạn 1+2. - HS2: đọc đoạn 3+4. - HS nhắc lại đầu bài. - HS ghi đầu bài. - 1 HS khá đọc. - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn. - 3 HS đọc nối tiếp bài. - Cá nhân đọc. - Từng cá nhân luyện đọc. - HS đọc theo nhóm 3; 3 HS đọc trước lớp. - 1 HS đọc. - Lắng nghe. - HS đọc đọc thầm. - Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam. - Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây 4 000 năm. - Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm dập dờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi. Bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững. Xa xa là núi Sóc Sơn... - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo Đ2. - HS có thể kể: • Núi Ba Vì, Ngã Ba Hạc → Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. • Núi Sóc Sơn → Thánh Gióng. • Hình ảnh mốc đá → An Dương Vương. • Đền Hạ → Con Rồng, cháu Tiên (Sự tích trăm trứng). - 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo - HS có thể trả lời: • Câu ca dao ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. • Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ dâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. - Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên. - 1 vài HS nhắc lại. - Lắng nghe. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - Một vài HS thi đọc. - Lớp nhận xét. - 1- 2 HS nêu. - Ôn lại nội dung bài. Tiết 3: Toán KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II (Phòng GD&ĐT ra đề) Tiết 4: Lịch sử SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA A. Mục tiêu: - HS biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. - HS rèn kĩ năng khái quát lịch sử Việt Nam. - Yêu thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam. B. Đồ dùng dạy – học: GV: - Các hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học tập. HS: Vở ghi, SGK. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động học ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên trả lời câu hỏi sau: (?) Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì ? (?) Đường TRường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta ? - GV nhận xét, ghi điểm III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân. - GV chia nhóm phát phiếu học tập cho các nhóm có nội dung như sau: (?) Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở MN nước ta? (?) Thuật lại cuộc tổng tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này? (?) Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào ? (?) Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 có tác động như thế nào đối với nước Mĩ? (?) Tại sao nói cuộc tổng tiến công của quân và dân MN vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn ? * Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968 - GV tổ chức cho HS làm việc CN. (?) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn? (?) Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu Thân 1968? - GV tổng kết các ý chính về kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. - GV ghi bảng nội dung bài: Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. Cuộc chiến đấu tại đại sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. IV. Củng cố - dặn dò: (?) Nêu kết quả của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968? - Tổng kết lại nội dung bài. - Hướng dẫn học ở nhà. - Nhận xét giờ học. 1' 4' 1' 15' 16' 3' - Lớp hát. - 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. ...... - HS nhắc lại đầu bài. - HS ghi đầu bài. (Hoạt động nhóm 4). - Nhóm đọc nội dung SGK thảo luận các câu hỏi sau: - ... mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa thì các địa điểm bí mật trong thành phố Sài Gòn các chiến sĩ xuất kích. - Vào lúc lời Bác Hồ chúc tết thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam... - Quân ta đánh vào sứ quán Mĩ, bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha cảnh sát, Bộ tư lệnh Hải quân,... - Cuộc tổng tấn công đã làm hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ. - Cuộc tấn công mang tính bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa, tại các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch, vào nhiều nơi, trên một diện rộng vào cùng một lúc. (HĐ cá nhân) - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ, những kẻ đứng đầu nhà trắng, lầu năm góc và cả thế giới phải sửng sốt. + Sau đòn bất ngờ tết MT, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước. Chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở VN. ND yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại VN trong thời gian ngắn nhất. - HS nhắc lại. - 1 HS nêu lại kết quả... - Ôn lại nội dung bài làm bài tập. - CB bài sau. Tiết 5: Đạo đức THỰC HÀNH GIỮA KÌ II A. Mục tiêu: - HS biết củng cố, thực hành kỹ năng về hành vi đạo đức như: + Có trách nhiệm về việc làm của mình, kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, hợp tác với những người xung quanh, yêu quê hương đất nước. - Có thói quen làm việc có ích cho mình và cho mọi người. - Biết phê phán và không đồng tình với những việc làm không đúng. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Giáo án, SGK. HS: - Giấy, bút. C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dung học tập của HS nhận xét bổ sung những em còn thiếu. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô cùng các em củng cố kiến thức kĩ năng từ bài 9 đến bài 10. 2. Nội dung: Hoạt động 1: Em yêu quê hương Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương. - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình đối với mỗi ý kiến sau: a. Yêu quê hương thì phải thường xuyên về thăm quê hương b. Giữ phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương là thể hiện tình yêu quê hương c. Yêu quê hương thì phải sống ở quê hương. d. Tham gia các hoạt động làm giàu đẹp quê hương là biểu hiện của lòng yêu quê hương. đ. Chỉ người giàu mới có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương. e. Chỉ cần tham gia cây dựng ở nơi mình đang sống. - GV nhận xét – kết luận câu trả lời đúng. Bài 2: Hãy ghi một việc em đã làm để thể hiện lòng yêu quê hương. - Tổ ... dung phù hợp (BT2). - HS khá giỏi biết phân vai đọc lại màn kịch (BT 2, 3). - HS có ý thức diễn vở kịch tự nhiên, sinh động. B. Đồ dùng dạy – học: GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Một số tờ giấy khổ lớn. HS: - Một số vật dụng HS diễn kịch (nếu có). C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS những em còn thiếu. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: 1' 3' 1' - Lớp hát. - HS để toàn bộ vở bài tập lên mặt bàn. - HS nhắc lại đầu bài. - HS ghi đầu bài. Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đoạn trích (?) Các nhân vật trong đoạn trích là ai ? (?) Nội dung của đoạn trích là gì ? (?) Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ? Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại - Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm - Gọi HS làm giấy khổ to dán bảng - Gọi các nhóm khác đọc lời thoại của nhóm. - Nhận xét cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Tổ chức hoạt động trong nhóm. - Gợi ý HS: khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật cảnh trí, thời gian xảy ra câu truyện. - Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp. - Nhận xét khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch sinh động tự nhiên. IV. Củng cố – dặn dò: - ND của tiết tập làm văn hôm nay là gì ? - Nhắc lại nội dung bài. - Liên hệ - GD. - Hướng dẫn học ở nhà. - Nhận xét giờ học. 5' 15' 11' 4' - 1 HS đọc - Thái Sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Tử Quốc Mẫu, vợ ông. - Thái Sư nói với kẻ muốn xin làm câu đương thì phải chặt 1 ngón chân để phân biệt với những câu đương khác. Người ấy sợ, rối rít xin tha. - Trần Thủ độ: nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng. - Cháu của Linh Tử Quốc Mẫu vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn. - 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc từng phần của bài tập 2. - Nhóm 4 cùng thảo luận làm bài 1 nhóm làm giấy khổ to. - Dán phiếu và trình bày – lớp theo dõi nhận xét. - 3 nhóm đọc. - Bình chọn nhóm viết hay. - 1 HS đọc - HS làm việc theo nhóm 4 cùng trao đổi phân vai đọc và diễn lại màn kịch theo các vai. + Trần Thủ Độ + Phú nông + Người dẫn chuyện - Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch. - Lớp nhận xét. - 1 HS nêu lại nội dung. - Xem lại nội dung bài. - CB bài sau. Tiết 3: Chính tả (Nghe - viết) AI LÀ THUỶ TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI A. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả 1 đoạn trong bài Ai là thuỷ tổ loài người. - Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2). - Có ý thức viết bài cẩn thận. B. Đồ dùng dạy – học: GV: - Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. HS: Vở chính tả, SGK. C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét, ghi điểm. 1' 3' - Lớp hát. - 2 HS cùng lên bảng viết lời giải câu đố của tiết Luyện tập từ và câu trước. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Nội dung: a. Trao đổi về nội dung bài. - GV đọc bài Ai là thuỷ tổ loài người. 1' 3' - HS ghi đầu bài. - Lớp theo dõi trong SGK. - Cho HS đọc bài chính tả. (?) Bài chính tả nói về điều gì ? b. Hướng dẫn viết từ khó: - Cho HS luyện viết những từ ngữ khó, dễ viết sai: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn... - Nhận xét, sửa sai. - HD HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. - GV đọc bài viết lần 2. c. Viết chính tả - GV đọc cho HS viết. d. Chấm, chữa bài - GV đọc bài chính tả một lượt. - Chấm 5-7 bài. - GV nhận xét chung và cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. GV dán lên bảng tờ giấy có viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 2' 15' 5' - 3 HS lần lượt đọc thành tiếng, cả lớp lắng nghe. - Bài chính tả cho em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này. - HS viết vào giấy nháp. - HS gấp SGK, viết chính tả. - HS tự soát lỗi. - HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. - HS nhắc lại. - HS nộp bài. 3. Luyện tập: - Cho HS đọc yêu cầu, đọc chuyện vui Dân chơi đồ cổ. - GV giao việc: + Các em đọc lại truyện vui. + Đọc chú thích trong SGK. + Tìm tên riêng trong truyện vui vừa đọc. + Nêu được cách viết tên riêng đó. - Cho HS làm bài: Các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong truyện. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại: + Tên riêng trong bài: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. (?) Theo em, anh chàng mê đồ cổ là người như thế nào? IV. Củng cố – dặn dò: - Nêu cách viết hoa tên riêng người, tên địa lí nước ngoài ? - Tổng kết bài. - Hướng dẫn học ở nhà. - Nhận xét giờ học. 7' 3' - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - HS dùng bút chì gạch dưới những tên riêng tìm được. - Một số HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. - Anh là một kẻ gàn dở, mù quáng: Hễ nghe ai bán một vật đồ cổ, anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là thật hay giả. Cuối cùng anh bán nhà cửa, đi ăn mày... - 1 HS trả lời. - Ai viết sai về viết lại. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Địa lí CHÂU PHI (Mức độ tích hợp GDBVMT: Bộ phận) A. Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Phi. - Nêu được 1 số đặc điểm về địa hình, khí hậu Châu Phi. HS khá giỏi giả thích được vì sao Châu Phi có khí hậu khô và nóng vào bậc nhất thế giới. Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi. - Chỉ được vị trí hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ, lược đồ. - HS yêu thích tìm hiểu địa lí tự nhiên thế giới. B. Đồ dùng dạy – học: GV : Bản đồ tự nhiên châu Phi, hoặc quả địa cầu. HS : Tranh ảnh (SGK) C. Các hoạt động dạy – học: (Nội dung GDBVMT được tích hợp ở Hoạt động 2) Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi. (?) Dựa vào BT 2 hãy nêu những nét chính về châu Á? Châu Âu? - GV nhận xét, ghi điểm HS. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Nội dung: Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn. - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ, lược đồ, kênh chữ trong SGK, TLCH: (?) Châu Phi giáp các châu lục, biển, đại dương nào ? (?) Đường xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của châu Phi ? (?) Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Phi đứng thứ mấy về DT trong các châu lục trên t/g? - Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. * Kết luận: Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía Tây nam châu Á. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, có đường xích đạo đi qua giữa 2 lãnh thổ... Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên châu Phi. - Yêu cầu HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh TLCH : (?) Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? (?) Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác với các châu lục đã học? Vì sao? (?) Quan sát hình 1: đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở châu Phi. (?) Tìm và đọc tên các sông lớn của châu Phi. (?) Tìm vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên hình 1. (?) Tìm trên hình 1 nơi có xa-van. - Gọi HS trình bày kết quả trả lời, mỗi nhóm trình bày một nội dung, các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên: + Hoang mạc Xa-ha-ra: - Khí hậu nóng, bậc nhất thế giới. - Sông, hồ ít và hiếm nước. - Thực vật và động vật nghèo nàn + Xa-van: - Khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô; - Thực vật chủ yếu là cỏ; - Nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt... * Tiểu kết rút nội dung bài IV. Củng cố, dặn dò: (?) Nêu vị trí của châu Phi...? - TK nội dung bài - Liên hệ. - Hướng dẫn học ở nhà. - Nhận xét giờ học. 1' 3' 1' 16' 16' 3' - Lớp hát. - 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: - 2 HS nhắc lại đầu bài. - HS ghi đầu bài. (Làm việc theo cặp) - HS thảo luận và trả lời. + Phía Bắc giáp Địa Trung Hải; phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam giáp với Ấn Độ Dương; Phía tây và tây nam giáp với Đại Tây Dương. + Châu Phi có vị trí nằm cân xứng 2 bên đường xích đạo (đi vào giữa lãnh thổ). + DT lớn thứ 3 trên t/g, sau châu Á và châu Mĩ. - Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe. (HS làm việc theo nhóm 4). + Địa hình tương đối cao, được coi như 1 cao nguyên khổng lồ. + Khí hậu nóng, khô bậc nhất Thế giới; có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc (có DT lớn ). - Các cao nguyên: Ê-tô-ô-pi, cao nguyên Đông Phi,... - Bồn địa sát, Nin Thượng, Côn-gô, Ca-la-ha-ri. - Sông Nin, Ni giê, Côn Gô, Dăm-be-di. - 1-2 HS chỉ. - HS lần lượt trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS ghi lại sơ đồ. - 2 HS nhắc lại. - 2 HS nhắc lại ND chính. - 2 HS nhắc lại nội dung bài. - 2 HS nêu. - Ôn lại nội dung bài làm bài tập. - CB bài sau. Tiết 5: Sinh hoạt SINH HOẠT TUẦN 25 A. Mục tiêu: - HS biết được tình hình của lớp trong tuần 25. - Nắm được kế hoạch thực hiện tuần 26. B. Tiến hành sinh hoạt: 1. Nhận xét tuần 25: - Đạo đức: Các em ngoan, thực hiện tốt nội quy của trường, lớp. Không có em nào vi phạm đạo đức của người HS. Duy trì tốt nề nếp qua đội cờ đỏ kiểm tra. - Học tập: + Tuyên dương 1 số bạn chăm chỉ học tập: Pó, Công, Cha đạt điểm cao trong tuần. + Tuy nhiên vẫn còn một số em đọc yếu: Lệnh, Chay. - Lao động: hoàn thành tốt công việc nhà trường giao cho. - Thể dục – vệ sinh: Nhanh nhẹn, tập đúng động tác; Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trường lớp đúng giờ, đúng khu vực quy định, không ăn quà vứt rác ra sân trường. 2. Kế hoạch thực hiện tuần 26: - Duy trì nề nếp học tập, hoạt động. - Có đủ SGK, VBT. - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Có kế hoạch ôn tập chuẩn bị thi ĐKGKII. - Tập văn nghệ chào mừng ngày 26-3. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Vệ sinh khi ăn uống (Không uống nước lã).
Tài liệu đính kèm: