Giáo án Tuần 3 - Soạn ngang - Lớp 1

Giáo án Tuần 3 - Soạn ngang - Lớp 1

Đạo đức

Tiết 3: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (tiết 1)

 I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt

 - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc, gọn gàng, sạch sẽ.

 - Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

 - Giáo dục học sinh biết cách ăn mặc gọn gàng và giữ gìn vệ sinh cá nhân

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Vở BT đạo đức. Tranh vở BT

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 * Hoạt động 1: HS thảo luận

 - GV nêu câu hỏi:

 + Em hãy tìm xem trong lớp chúng ta những bạn nào đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ?

 + Em hãy nêu tên và mời bạn lên đứng trước lớp để các bạn khác cùng xem.

 + Vì sao em cho là bạn gọn gàng, sạch sẽ? ( Vì tóc bạn ấy chải và buộc gọn, không bù xù, quần áo không dính bẩn, không bị lem luốc )

 - Tuyên dương những em nhận xét chình xác.

 * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (BT1)

 - GV nêu yêu cầu, giải thích.

 - HS tự suy nghĩ 3’.GV góp ý.

 - HS trình bày trước lớp và giải thích:

 + Tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng, sạch sẽ?

 + Nếu chưa gọn gàng, sạch sẽ thì em phải làm gì để trở thành gọn gàng, sạch sẽ? ( Áo bẩn: giặt sạch, Áo rách: nhờ mẹ vá lại, Cài cúc áo lệch: cài lại cho ngay ngắn, Quần ống cao ống thấp: sửa lại ống, Dây giày không buộc: thắt lại dây giày, Đầu tóc bù xù: chải lại tóc )

 

doc 11 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 3 - Soạn ngang - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
NS: 03/09/11	Thứ hai ngày 05 tháng 09 năm 2011
ND: 05/09/11	SINH HOẠT TẬP THỂ
 1. Chào cờ, lễ khai giảng năm học mới, hát quốc ca
2. Nhận định:
+ Tổng phụ trách:
+ Ban giám hiệu:
..
 3. Phương hướng:
..
 4. Sinh hoạt:
 - Giáo viên cho học sinh nếp xếp hàng vào lớp
 - Hướng dẫn HS tham gia trò chơi dân gian
 - Giáo dục học sinh cách giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác trong lớp học
 - Nhận xét tiết sinh hoạt
------------------------------
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP CỦNG CỐ KỸ NĂNG
Sử dụng tài liệu thiết kế *RKN:
------------------------------
Đạo đức
Tiết 3: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (tiết 1)
 I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
 - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc, gọn gàng, sạch sẽ.
 - Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
 - Giáo dục học sinh biết cách ăn mặc gọn gàng và giữ gìn vệ sinh cá nhân
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BT đạo đức. Tranh vở BT	
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Hoạt động 1: HS thảo luận
 - GV nêu câu hỏi:
 + Em hãy tìm xem trong lớp chúng ta những bạn nào đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ?
 + Em hãy nêu tên và mời bạn lên đứng trước lớp để các bạn khác cùng xem.
 + Vì sao em cho là bạn gọn gàng, sạch sẽ? ( Vì tóc bạn ấy chải và buộc gọn, không bù xù, quần áo không dính bẩn, không bị lem luốc)
 - Tuyên dương những em nhận xét chình xác. 
 * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (BT1)
 - GV nêu yêu cầu, giải thích.
 - HS tự suy nghĩ 3’.GV góp ý.
 - HS trình bày trước lớp và giải thích: 
 + Tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng, sạch sẽ?
 + Nếu chưa gọn gàng, sạch sẽ thì em phải làm gì để trở thành gọn gàng, sạch sẽ? ( Áo bẩn: giặt sạch, Áo rách: nhờ mẹ vá lại, Cài cúc áo lệch: cài lại cho ngay ngắn, Quần ống cao ống thấp: sửa lại ống, Dây giày không buộc: thắt lại dây giày, Đầu tóc bù xù: chải lại tóc)
 - Nhận xét, tuyên dương
 * Hoạt động 3: Quan sát tranh (BT2)
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - HS chọn quần áo đi học phù hợp với bạn nam và bạn nữ
 - HS tự chọn và trình bày trước lớp
 - Nhận xét, tuyên dương
 *KL: - Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng.
 - Không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứ khuy, bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.
 * Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Em có thích ăn mặc gòn gàng, sạch sẽ không? Vì sao?( Em rất thích ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ vì như vậy sẽ được thầy yêu, bạn mến, mọi người thích đến gần
 - Em cảm thấy như thế nào khi ăn mặc gòn gàng, sạch sẽ?( rất vui, tự tin khi đứng trước mọi người
 - Nếu thấy bạn chưa gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì? ( nhắc nhở và khuyên bạn)
 - Nhận xét tiết học
*RKN:..
----------------------------------
Tự nhiên và xã hội
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
	I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
 - Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay(da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
 - Biết giữ gìn tai, mũi, họng
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể
 * KNS: - Tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi, tai, tay(da).
 - Thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh SGK	
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Khởi động: Trò chơi “ Nhận biết các vật xung quanh’
 - Dùng khăn che mắt một bạn, lần lượt đặt vào tay bạn đó một số vật để bạn đó đoán xem đó là cái gì
 - Ai đoán đúng thì thắng cuộc.
 * Kết luận: Để nhận biết các vật xung quanh, chúng ta có thể nhận biết bằng cách : nghe, sờ , nếm, cầm, nắm..
 * Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK
 Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh
 Cách tiến hành: 
 + Bước 1: Làm việc theo cặp
 - GV hướng dẫn: Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi của các vật xung quanh
 - Từng cặp HS quan sát tranh và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong từng hình.
 - GV hướng dẫn theo dõi, giúp đỡ
 + Bước 2: Hoạt động cả lớp
 - GV yêu cầu một số học sinh trình bày.HS khác nhận xét, bổ sung.
 * KL: Các vật xung quanh đều có những đặc điểm riêng.Chúng ta có thể dùng các giác quan như: nghe, cầm, nắm, nếm để nhận biết chúng
 * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ
 Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh
 Cách tiến hành: 
 + Bước 1: GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận nhóm
- Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?
 - Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
 - Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?
 - Nhờ đâu bạn biết được vị của một vật?
 - Nhờ đâu bạn biết được một vật là cứng, mềm, sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn, nóng, lạnh?
 - Nhờ đâu bạn biết được tiếng chim hót hay tiếng chó sủa..?
 + Bước 2: HS trình bày câu hỏi
 - Biết màu sắc của vật là nhờ có đôi mắt để nhìn.
 - Biết hình dáng của vật là nhờ có đôi mắt để nhìn.
 - Biết được mùi là nhờ có mũi để ngửi
 - Biết vị của một vật là nhờ có lưỡi để nếm
 - Biết được một vật là cứng, mềm, sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn, nóng, lạnh là nhờ có tay để sờ, cầm, nắm
 - Nhận biết được tiếng chim hót hay tiếng chó sủa là nhờ có tai để nghe.
 *GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc? 
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da của chúng ta mất hết cảm giác?
 - Có những người kém may mắn không đủ các giác quan , chúng ta phải làm gì? ( Quan tâm, giúp đỡ, động viên và cảm thông với họ)
 * KL: Nhờ có mắt ( thị giác), mũi ( khứu giác), tai ( thính giác), lưỡi ( vị giác) và da ( xúc giác ) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quna đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ vầ các vật xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
 * Hoạt động : Củng cố, dặn 
 - HS nêu lại các giác quan của cơ thể
 - Biết cách bảo vệ, giữ gìn các giác quan 
 - Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------
	Thứ ba ngày 06 tháng 09 năm 2011
Tiếng Việt
TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG
( 2 TIẾT)
Sử dụng tài liệu thiết kế
-----------------------------------
Toán
CÁC SỐ 1,2,3,4,5
I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5 
 - Đọc, viết được các chữ số 4, 5. Biết đếm từ 1 đến 5 và đọc theo thứ tự ngược lại 5, 4, 3, 2, 1. Biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5
 - Làm các bài tập 1,2,3
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK
 - Một số nhóm đồ vật cụ thể: 5 bông hoa, 5 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 4 chấm tròn, 5 chấm tròn, 2 tờ bìa viết sẵn các số 4, 5
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu từng số 4, 5
 - GV giơ 4 bông hoa, yêu cầu HS quan sát:
 + Cô có một bông hoa. HS nhắc lại: 4 bông hoa( ĐT, CN)
 + GV lần lượt chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: bốn bông hoa, bốn que tính, bốn chấm tròn đều có số lượng là bốn, ta dùng số bốn để chỉ số lượng của mỗi đồ vật đó, số bốn viết bằng chữ số bốn, viết như sau
 + GV viết số 4 lên bảng
 + HS quan sát. HS chỉ vào từng số và đọc: bốn
 + Cho HS viết bảng con 3-5 lần
 + Nhận xét, tuyên dương
 - GV giơ 5 bông hoa, yêu cầu HS quan sát:
 + Cô có năm bông hoa. HS nhắc lại: 5 bông hoa( ĐT, CN)
 + GV lần lượt chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: năm bông hoa, năm que tính, năm chấm tròn đều có số lượng là năm, ta dùng số năm để chỉ số lượng của mỗi đồ vật đó, số năm viết bằng chữ số năm, viết như sau
 + GV viết số 5 lên bảng
 + HS quan sát. HS chỉ vào từng số và đọc: năm
 + Cho HS viết bảng con 3-5 lần
 + Nhận xét, tuyên dương
 - HS đọc và viết lại các số 4, 5 trên bảng con.
* Hoạt động 2: Thực hành
 - Bài 1: Hướng dẫn HS viết một dòng số 4, một dòng số 5
 - Bài 2: HS quan sát tranh viết số thích hợp vào ô trống
 - Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập. HS quan sát
 + Các em phải làm gì? (Điền tiếp các số còn thiếu vào chỗ châm
 + HS tự làm bài. GV sửa sai
 + GV chỉ vào ô trống đầu tiên và hỏi: “ Phải viết số mấy?” ( Số 3)
 + Vì sao phải viết số 3? ( Vì đếm 1, 2 rồi đến 3). HS viết số 3 vào ô trống.
 - Bài 4: Thi đua nối nhanh các đồ vật
 + Chia 3 nóm tổ chức thi đua: “ Ai nhanh hơn”
 + Các nhóm thảo luận 2’ trình bày trước lớp.
 + Nhận xét, tuyên dương
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Trò chơi nhận biết số lượng :
 + GV giơ bìa có vẽ một hoặc hai, ba, bốn, năm chấm tròn. HS thi đua giơ các bìa có số lượng tương ứng
 + Nhận xét, tuyên dương
 - Về nhà tập viết và đếm 1,2,3,4,5 theo thứ tự và ngược lại
 - Nhận xét tiết tiết học *RKN:......
------------------------------
Thủ công
XÉ DÁN HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
 - Biết cách xé, dán hình tam giác
 - Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dáng có thể chưa phẳng
 - Biết thu gom giấy vụn sau giờ học
II. Đồ dùng dạy học:
- Quy trình xé, dán
 - Giấy màu, hồ dán,.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
 - GV cho HS xem bài mẫu.
 + Xung quanh các em những đồ vật nào có dạng hình tam giác? ( biển báo, khăn quàng
 + Yêu cầu HS ghi nhớ đặc điểm hình tam giác để tập xé dán
 - Cho HS xem quy trình. Yêu cầu HS quan sát
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
 + Xé hình:
 - HS quan sát quy trình trên bảng lớp.
 - GV lấy một tờ giấy thủ công, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô.
 - Từ điểm 1 dùng bút chì vẽ nối với điểm 2 của hình chữ nhật ( vẽ chéo), ta có hình tam giác.
 - Làm các thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật: Tay trái giữ chặt tờ giấy( sát cạnh hình chữ nhật), tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình, lần lượt các thao tác như vậy để xé các cạnh. Cuối cùng là xé theo đường chéo.
 - Sau khi xé xong lật mặt có màu để học sinh quan sát hình tam giác
 + Dán hình: 
- Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón tay trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh
 - Dán xong dùng tờ giấy đặt lên trên và miết cho thẳng.
 * Hoạt động 3: Thực hành
 - Yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn ( lật mặt sau kẻ ô), đếm ô để đánh dấu và vẽ hình tam giác
 - GV làm lại thao tác xé để HS xé theo
 - HS tự xé các cạnh còn lại
 - HS xé xong kiểm tra lại xem các cạnh có cân đối không
 - HS làm xong dán sản phẩm vào vở. Sản phẩm đẹp giáo viên chọn ra để trưng bày vào góc ngôn ngữ
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại cách xé, dán
 - Về nhà thực hành xé dán nhiều lần
 - Chuẩn bị xé dán hình tam giác.
 - Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 07 tháng 09 năm 2011
Tiếng Việt
TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG
( 2 tiết)
Sử dụng tài liệu thiết kế
------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết được các số trong phạm vi 5
 - Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Bài 1. HS quan sát hình và ghi số lượng dưới mỗi hình
 - Yêu cầu HS đếm số lượng và ghi nhanh vào vở
 - GV theo dõi, giúp đỡ từng học sinh
 - Nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 2: Bài 2. Đếm số que diêm và ghi số lượng
 - HS tự làm việc cá nhân ( 3 phút)
 - Trình bày hình đã hoàn thành
 - 1, 2 em đếm theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
* Hoạt động 3: Bài 3. Treo bảng phụ.HD mẫu
 - Chia 3 nhóm. Các nhóm thi đua điền nhanh các số vào ô trống
 -Nhận xét, tuyên dương các nhóm
* Hoạt động 4: Bài 4. HD HS ghi các số từ 1 đến 5
 - HS tự làm việc cá nhân ( 3 phút)
 * Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 - Về nhà thực hành đếm các số từ 1 đến 5 và ngược lại
 - Nhận xét tuyên dương
*RKN:.. 
------------------------------
 	Thể dục
TRÒ CHƠI - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm 2011
Tiếng Việt
TIẾNG GIỐNG NHAU
Sử dụng tài liệu thiết kế
------------------------------
Toán
BÉ HƠN. DẤU <
 I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
 - Bước đầu biết so sánh số lượng
 - Biết sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
 - Trah SGK
 - Bảng phụ ( BT4)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn
 - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nhận biết số lượng từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh.
 + Bên tay trái có mấy ô tô?( 1ô tô)
 + Bên tay phải có mấy ô tô? ( 2 ô tô)
 + 1 ô tô so với 2 ô tô thì như thế nào?( ít hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô ( CN, ĐT)
 + Bên tay trái có mấy hình vuông?( 1 hình vuông)
 + Bên tay phải có mấy hình vuông? ( 2 hình vuông)
 + 1 hình vuông so với 2 hình vuông thì như thế nào?( ít hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông ( CN, ĐT)
 + Bên tay trái có mấy con chim?( 2 con chim)
 + Bên tay phải có mấy con chim? ( 3 con chim)
 + 2 con chim so với 3 con chim thì như thế nào?( ít hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 2 con chim ít hơn 3 con chim( CN, ĐT) 
 + Bên tay trái có mấy hình tam giác? ( 2 hình tam giác)
 + Bên tay phải có mấy hình tam giác? ( 3 hình tam giác)
 + 2 hình tam giác so với 3 hình tam giác thì như thế nào?( ít hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 2 hình tam giác ít hơn 3 hình tam giác ( CN, ĐT)
* Hoạt động 2: Thực hành. 
 - Bài 1: HD HS viết 1 dòng dấu bé vào vở trắng
 - Bài 2: HD HS quan sát tranh đếm số lượng ghi nhanh vào ô trống và so sánh.
 - Chấm điểm, nhận xét
 - HS đọc lại cả bài
 - Bài 3: HS đếm số chấm tròn ghi nhanh số lượng và so sánh
 - Bài 4: Treo bảng phụ, chia 3 nhóm.
 - Các nhóm thảo luận. Ghi nhanh kết quả
 - Đại diện nhóm đọc cả bài.
 - Bài 5: GV hướng dẫn HS nối với số thích hợp
 - Đọc kết quả
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 - Thực hành viết dấu bé hơn
 - Thực hành so sánh số lượng
 - Về nhà thực hành đọc, viết và đếm số, so sánh số
 - Nhận xét tuyên dương.
 ------------------------------ 
Tập vẽ
MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
 BAN GIÁM HIỆU DẠY
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 09 tháng 09 năm 2011
Tiếng Việt
TIẾNG KHÁC NHAU - THANH
Sử dụng tài liệu thiết kế
------------------------------
Toán
LỚN HƠN. DẤU >
 I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt
 - Bước đầu biết so sánh số lượng
 - Biết sử dụng từ lớn hơn và dấu > để so sánh các số
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh SGK
 - Bảng phụ ( BT4)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn
 - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nhận biết số lượng từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh.
 + Bên tay trái có mấy con bướm? ( 2 con bướm)
 + Bên tay phải có mấy con bướm? ( 1 con bướm)
 + 2 con bướm so với 1 con bướm thì như thế nào?( nhiều hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm ( CN, ĐT)
 + Bên tay trái có mấy chấm tròn ?( 2 chấm tròn)
 + Bên tay phải có mấy chấm tròn? ( 1 chấm tròn)
 + 2 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì như thế nào?( nhiều hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 2 chấm tròn nhiều hơn 1 chấm tròn (CN, ĐT)
 + Bên tay trái có mấy con thỏ?( 3 con thỏ)
 + Bên tay phải có mấy con thỏ? ( 2 con thỏ)
 + 3 con thỏ so với 2 con thỏ thì như thế nào?( nhiều hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 3 con thỏ nhiều hơn 2 con thỏ( CN, ĐT) 
 + Bên tay trái có mấy chấm tròn ?( 3 chấm tròn)
 + Bên tay phải có mấy chấm tròn? ( 2 chấm tròn)
 + 3 chấm tròn so với 2 chấm tròn thì như thế nào?( nhiều hơn)
 - HS quan sát tranh và nhắc lại: 3 chấm tròn nhiều hơn 2 chấm tròn ( CN, ĐT)
* Hoạt động 2: Thực hành. 
 - Bài 1: HD HS viết 1 dòng dấu lớn vào vở trắng
 - Bài 2: HD HS quan sát tranh đếm số lượng ghi nhanh vào ô trống và so sánh.
 - Chấm điểm, nhận xét
 - HS đọc lại cả bài
 - Bài 3: HS đếm số chấm tròn ghi nhanh số lượng và so sánh
 - Bài 4: Treo bảng phụ, chia 3 nhóm.
 - Các nhóm thảo luận. Ghi nhanh kết quả
 - Đại diện nhóm đọc cả bài.
 - Bài 5: GV hướng dẫn HS nối với số thích hợp
 - Đọc kết quả
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 - Thực hành viết dấu lớn hơn
 - Thực hành so sánh số lượng
 - Về nhà thực hành đọc, viết và đếm số, so sánh số
 - Nhận xét tuyên dương.
 ------------------------------ 
Hát
Ôn : QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
BAN GIÁM HIỆU DẠY
--------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
 1. Nhận định :
 - Thực hiện theo nội dung sổ chủ nhiệm
 - Nề nếp thực hiện tương đối tốt
 - Có ý thức xếp hàng tập thể dục và xếp hàng ra vào lớp
 - Các tổ trực nhật chưa tốt
 2. Phương hướng:
 - Thực hiện theo nội dung sổ chủ nhiệm
 - Trồng và chăm sóc cây xanh trong lớp, bồn hoa trước lớp
 - Các tổ trực nhật nghiêm túc, đi học đúng giờ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Thực hiện tốt nếp truy bài đầu giờ
 - Học tập tốt,thực hiện đúng nội quy nhà trường
 - HD trò chơi dân gian “ Lò cò”
 - GD VSRM: Chải răng đúng cách
 - GD ATGT: Không đi hàng đôi hàng ba
 - Nhận xét tiết sinh hoạt
*************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 LOP 1 CGD.doc