Giáo án Tuần 4 Lớp 1 - Trường tiểu học Long Trì

Giáo án Tuần 4 Lớp 1 - Trường tiểu học Long Trì

HỌC VẦN

 Bài 13: n - m (2 tiết)

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Đọc được: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: n, m, nơ, me.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba, má.

- HS giỏi biết đọc trơn.

-HS cá biệt đọc viết được n, m. tiếng khóa từ ngữ ứng dụng

II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.

 - Tranh minh hoạ các từ khố: nơ, me.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.

- Tranh minh hoạ phần luyện nói: bố mẹ, ba má.

 

doc 17 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 911Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 4 Lớp 1 - Trường tiểu học Long Trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 4
 Ngày
Tiết
 Môn
 Tên bài dạy
 Hai
 13-9-10
 29
 30
 13
CC
HV
HV
T
}Bài 13: n - m 
 Bằng nhau. Dấu bằng.
 Ba
 14- 9-10
 31
 32
 14
 4
HV
HV
T
TNXH
}Bài 14: d - đ 
Luyện tập. 
Bảo vệ mắt và tai
 Tư
 15 9-10
 33
 34
 15
HV
HV
T
}Bài 15: t - th 
Luyện tập chung.
 Năm
 16-9-10
 35
 36
 16
 4
HV
HV
T
Đ Đ
}Bài 16: Ôn tập.
Số 6.
Gọn gàng sạch sẽ ( tiết 2)
 Sáu
 17-9-10
 3
 4
 4
 4
TV
TV
TC
SHL
lễ , cọ , bờ, hổ.
mơ , do , ta , thơ.
Xé dán hình vuônh hình tròn
Tuần 4.
Ngày dạỵ: Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
HỌC VẦN
 Bài 13: n - m (2 tiết)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Đọc được: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: n, m, nơ, me.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba, má.
- HS giỏi biết đọc trơn.
-HS cá biệt đọc viết được n, m. tiếng khóa từ ngữ ứng dụng
II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
 - Tranh minh hoạ các từ khố: nơ, me.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: bố mẹ, ba má.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
 1.Bài kiểm: 
 - HS đọc, viết: i,a, bi, cá.
 - HS đọc câu ứng dụng: bé hà cóvở ô li.
 2. Dạy bài mới:
 TIẾT 1
 a/ Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu tranh đưa đến từ khoá, âm n, m.
 - HS phát âm theo GV: n- nơ, m- me.
 b/ Dạy chữ ghi âm.
 *ÂÂm n.
 - GV cài chữ n và giới thiệu chữ n in.
 - GV giới thiệu chữ n viết( gồm có nét móc xuôi và nét móc hai đầu)
 - HS cài chữ n.
 - GV phát âm mẫu: n. HS (CN-ĐT).
 - GV cài tiếng nơ (n đứng trước, ơ đứng sau)
 - GV đánh vần tiếng nơ . HS đánh vần (CN-ĐT)
 - HS đọc trơn tiếng nơ.
 - HS đọc lại : ơ, nơ, nơ.
 * Âm m (Quy trình dạy tương tự)
 HS đọc: m, me, me
 c/ Luyện viết bảng con.
 GV hướng dẫn HS luyện viết vào bảng con.
 n- nơ; m- me.
 d/ Đọc tiếng, từ ứng dụng
 HS luyện đọc ( CN-ĐT). 
 no , nô , nơ.
 mo, mô , mơ.
 ca nô, bó mạ
 TIẾT 2
 đ/ Luyện tập 
 * Luyện đọc.
 - HS luyện đọc bài ở tiết 1
 - GV hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
 - GV đọc mẫu câu ứng dụng. 3HS đọc lại
 - HS đọc bài trong SGK tr. 28, 29.
 * Luyện viết vào vở Tập viết
 HS luyện viết bài vở Tập viết: n, m, nơ, me.
 * Luyện nói.
 - HS đọc tên bài luyện nói: bố mẹ, ba má.
 - GV giới thiệu tranh, đặt câu hỏi gợi ý. HS trả lời.
 3. Củng cố, dặn dò.
 - 2HS đọc bài SGK
 - HS thi đua tìm tiếng, từ có âm n, m.
 - NX-DD.
 ___________________________________
 TOÁN
 Tiết 13. BẰNG NHAU. DẤU =
 I/ MỤC TIÊU.
 - Nhận biết sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính nó(3 = 3, 4 = 4); Biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số.
 - HS làm được bài 1, bài 2, bài 3.
 - HS giỏi làm thêm bài 4.
 -HS cá biệt làm được bài 1
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Bài kiểm:
 Cho HS so sánh các số trong phạm vi 5.
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Bằng nhau. Dấu =
 * Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bằng nhau.
 - Hướng dẫn HS nhận biết 3 = 3.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ của bài học, trả lời các câu hỏi do GV hỏi.
 - Giới thiệu: “Ba bằng ba”
 -Viết 3 = 3. HS đọc “Ba bằng ba”
 - Hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4
 - Hướng dẫn lần lượt và tương tự như với 3= 3.
 - Mỗi số bằng chính số đó và ngươc lại nên chúng bằng nhau.
 * Hoạt động 2: Thực hành.
 - Bài 1: GV hướng dẫn HS viết dấu =
 - Bài 2: Viết ( theo mẫu )
 Hướng dẫn HS nêu nhận xét rồi viết kết quả nhận xét bằng kí hiệu vào các ô trống.
 2 =2 ; 1 =1 ; 3 = 3
 - Bài 3: > , < , =
 + Hướng dẫn HS cách làm bài.
 + HS làm bài rồi chữa bài. ( Đọc kết quả )
- Bài 4: (HS giỏi)Viết (Theo mẫu )
 GV hướng dẫn mẫu.
 HS làm bài rồi chữa bài.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học. Dặn dò.
______________________________________________________________________
Ngày dạỵ: Thứ ba, ngày 14 tháng 9 năm 2010
HỌC VẦN
 Bài 14: d - đ (2 tiết)
 I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Đọc được: d, đ, dê, đò; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: d, đ, dê, đò.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
- HS giỏi biết đọc trơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 -Tranh minh hoạ các từ khoá: dê, đò.
 - Tranh minh hoạ câu: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Bài kiểm:
 - HS đọc và viết: n, m, nơ, me.
 - 1HS đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
2. Dạy bài mới
 TIẾT 1
 a/ Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu tranh đưa ra từ khoá, âm d, đ.
 - HS phát âm theo GV: d, đ
 b/ Dạy chữ ghi âm
 * Âm d
- GV cài chữ d in và giới thiệu
- GV giới thiệu chữ d viết ( gồm 1 nét cong hở phải, một nét móc ngược dài)
- HS cài chữ d.
- GV phát âm mẫu d. HS (CN-ĐT)
- GV cài tiếng dê (d đứng trứơc, ê đứng sau)
- HS cài tiếng dê vào bảng
- GV đánh vần tiếng dê. HS đánh vần (CN-ĐT)
- HS đọc trơn tiếng dê.
- HS đọc lại: d- dê- dê
 * Âm đ (Quy trình dạy tương tự)
 HS đọc: đ- đò- đò
 - So sánh d với đ (giống: đều có d; Khác: đ có thêm nét ngang).
c/ Luyện viết vào bảng con
 HS luyện viết vào bảng con: d, dê; đ, đò.
d/ Đọc tiếng, từ ứng dụng.
 HS luyện đọc tiếng, từ ứng dụng
 da, de, do.
 đa, đe, đo.
 TIẾT 2
 đ/ Luyện tập
 * Luyện đọc
 - HS đọc bài ở tiết 1. 
 - HS đọc câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
 GV đọc mẫu câu ứng dụng. 3HS đọc lại
 * Đọc bài trong SGK tr. 30, 31. 
 HS đọc ââm, tiếng, từ ứng dụng, câu ứng dụng.
 Cả lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
 * Luyện viết vào vở Tập viết. 
 HS viết bài vào vở Tập viết: d, đ, dê, đò.
 * Luyện nói 
 -HS đọc tên bài luyện nói:dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
 -GV yêu cầu HS quan sát tranh và nói theo gợi ý.
 3. Củng cố, dặn dò
 - GV chỉ bảng lớp .HSđọc lại tồn bài 1 lần.
 - HS thi đua tìm tiếng, từ có âm d, đ.
 - NX-DD.
 _____________________________
TOÁN
 Tiết 14 . LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU.
 - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.
 - HS làm được bài 1, bài 2, bài 3.
 II/ ĐÔÀ DÙNG DẠY- HỌC
 SGK, bảng con.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
 1.Bài kiểm:
 HS bảng con: Điền dấu > , < , =
 53 24 11
 2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Luyện tập ( thực hành so sánh các số trong phạm vi 5)
 * Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập.
 - Bài 1: > , < ,= ( HS yếu làm 2 cột)
 + GV cho HS nêu cách làm bài rồi làm bài. Khi chữa bài HS đọc kết quả làm (theo từng cột)
 - Bài 2: Viết (theo mẫu)
 HS tự nêu cách làm bài, làm bài rồi chữa bài. HS làm bài vào SGK.
 Kết quả: 5 > 4 4 < 5
 3 = 3 5 = 5
 - Bài 3: Làm cho bằng nhau (theo mẫu)
 + GV hướng dẫn HS quan sát bài mẫu. Gọi HS thử giải thích tại sao lại nối như hình vẽ ( bài mẫu)
 + GV hướng dẫn HS cách làm bài.
 + HS làm bài và chữa bài.
 * Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
 -Trong các số chúng ta đã học:
 + Số 5 lớn hơn những số nào ? (1, 2, 3, 4)
 + Những số nào bé hơn số hơn 5 ?( 1, 2, 3, 4)
 + Số 1 bé hơn những số nào? (2, 3, 4, 5)
 + Những số nào lớn hơn số 1? ( 2, 3, 4, 5)
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 4. BẢO VỆ MẮT VÀ TAI.
I/ MỤC TIÊU
 - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
 - HS khá giỏi đưa ra được một số cách sử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai. Ví dụ: bị bụi bay vào mắt, bị kiến bò vào tai
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 Các hình trong bài 4 SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Bài kiểm: Nhận biết các vật xung quanh.
 Các bộ phận nào của cơ thể giúp ta nhận biết được các vật xung quanh. Hãy nêu tên các bộ phận đó?
 2. Dạy bài mới:
 * Khởi động: Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”.
 GV giới thiệu bài: Bảo vệ mắt và tai.
 * Hoạt động 1:Làm việc với SGK.
 - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở tr.10 SGK và tập đặt câu hỏi, tập trả lời câu hỏi cho từng hình (nhóm đôi).
 HS hỏi và trả lời nhau theo hướng dẫn của GV.
 - Bước 2: HS hỏi và trả lời trước lớp.
 GV kết luận ý chính.
 * Hoạt động 2: Làm việc với SGK (nhóm đôi).
 - GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở tr.11 SGK và tập đặt câu hỏi, tập trả lời câu hỏi cho từng hình.
 - HS hỏi và trả lời nhau theo hướng dẫn của GV.
 - GV kết luận ý chính.
 * Hoạt động 3: Đóng vai.
 - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm (4 nhóm).
 HS thảo luận nhóm về cách ứng xử và chọn cách đóng vai.
 - Bước 2: GV cho các nhóm lên trình diễn (ngắn, gọn)
 Kết luận: GV yêu cầu HS phát biểu xem các em đã học được điều gì, khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong những tình huống trên.
 + GV nhận xét và khen ngợi sự cố gắng của cả lớp.
Ngày dạỵ: Thứ tư, ngày 15 tháng 9 năm 2010
HỌC VẦN
 Bài 15: t - th (2 tiết)
 I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Đọc được: t, th, tổ, thỏ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: t, th, tổ, thỏ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ổ, tổ.
- HS giỏi biết đọc trơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
 - Tranh minh hoạ các từ khoá: tổ, thỏ.
 - Tranh minh họa câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: ổ, tổ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
 1.Bài kiểm: 
 - HS đọc và viết: d, đ, dê, đò.
-1Hs đọc câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
 2. Dạy bài mới.
 TIẾT 1
 a/ Giới thiệu bài.
 - GV giới thiệu tranh đưa đến tư ... ập viết các từ còn lại của bài trong vở Tập viết
 * Kể chuyện: Cò đi lò dò
 Nội dung câu chuyện: Anh nông dân và con cò (SGK trang 63)
 - HS đọc tên câu chuyện
 - GV kể diễn cảm kèm theo tranh minh hoạ SGK.
 - HS thảo luận nhóm và cử thi tài
 3. Củng cố, dặn dò
 - GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo
 - NX-DD.
 TOÁN
 Tiết 16. SỐ 6
I/ MỤC TIÊU	
 - Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; đọc, đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
 - HS làm được bài 1, bài 2, bài 3.	
 - HS giỏi làm thêm bài 4.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
 - Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.
 - Sáu miếng bìa nhỏ, viết các số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1.Bài kiểm: Không
 2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Số 6.
 * Hoạt động 1: Giới thiệu số 6.
 - Bước 1: Lập số 6.
 + GV hướng dẫn HS xem tranh và đặt câu gợi ý khai thác tranh. 
 + Yêu cầu HS lấy 5 hình tròn, sau đó lấy thêm 1 hình tròn để được 6 hình tròn.
 HS quan sát tranh trong SGK và giải thích tranh.
 - Bước 2: GV giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.
 HS đọc “sáu”.
 - Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
 HS đếm từ 1 đến 6, từ 6 đến 1.
 HS nhận biết số 6 liền sau số 5.
 * Hoạt động 2: Thực hành.
 - Bài 1: HS viết vào SGK 1 dòng số 6.
 - Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống.
 GV hướng dẫn HS đếm số lượng hình vẽ ở 1 nhóm rồi viết số thích hợp vào ô trống phía cạnh bên.
 - Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống ( HS làm theo nhóm đôi).
 + GV hướng dẫn Hsđếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống .
 + Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào ô trống rồi đọc theo thứ tự từ 1 đến 6; 6 đến 1 (HS yếu làm 2 dãy đầu).
 - Bài 4: (HS giỏi) Điền dấu > , < , =.
 HS làm vào bảng con.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 - HS đếm lại từ 1 đến 6, 6 đến 1.
 - Câu đố:
 Gia đình em có ông, bà, cha, mẹ và chị gái. Hỏi gia đình em có mấy người? ( 6 người).
 - NX-DD.
ĐẠO ĐỨC
 GỌN GÀNG, SẠCH SẼ. 
 (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
 - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
 - Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
 - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
 - HS khá giỏi : Biết phân biệt giữa ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 -Vở bài tập Đạo đức 1.
 - Bài hát “ Rửa mặt như mèo” ( Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1. Bài kiểm: Gọn gàng , sạch sẽ
 GV cho HS kiểm tra lẫn nhau (nhóm đôi) về đầu tóc, quần áo xem gọn gàng, sạch sẽ chưa?
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Gọn gàng, sạch sẽ ( Tiết 2)
 * Hoạt động 1: HS làm bài tập 3
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh BT3 và trả lời câu hỏi của GV
 - HS quan sát tranh và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
 - HS trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn trong tranh 1, 3, 4 , 5, 7, 8.
 * Hoạt động 2: HS từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ ( BT 4)
 GV nhận xét và tuyên dương các đôi làm tốt.
 * Hoạt động 3: Cả lớp hát bài “ Rửa mặt như mèo”
 * Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc thơ.
 “ Đầu tóc em chải gọn gàng
 Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu”.
 - NX – DD.
Ngày dạỵ: Thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2010
TẬP VIẾT
 Tiết 3. lễ , cọ , bờ , hổ
 I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
 - Viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.. 
 - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Bảng chữ mẫu.
 - HS: Bảng con, vở Tập viết
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1. Bài kiểm:
 -HS viết bảng con: e, b, bé.
 2. Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài.
 GV giới thiệu chữ mẫu. HS đọc: lễ, cọ, bờ, hổ.
 b/ Hướng dẫn HS viết bảng con.
 * Hướng dẫn viết chữ: lễ.
 - GV chỉ vào chữ lễ ở bảng phụ để hướng dẫn: Đặt bút trên dòng kẻ thứ 2, viết chữ l( cao 5 li), từ điểm kết thúc của con chữ l viết liền nét sang con chữ ê( cao 2 li), dấu ngã trên con chữ ê.
 - GV viết mẫu trên bảng phụ “lễ”, nhắc HS đặt dấu mũ và dấu thanh.
 + HS viết chữ lễ vào bảng con.
 - Hướng dẫn viết chữ: cọ bờ, hổ.
 Qui trình hướng dẫn tương tự.
 c/ Hướng dẫn HS viết trong vở Tập viết
 - HS đọc lại nội dung bài viết: lễ, cọ, bờ, hồ.
 - GV hướng dẫn HS viết đúng độ cao từng con chữ, nối nét và khoảng cách hợp lý, ghi đủ dấu phụ, dấu thanh.
 -GV hướng dẫn cách trình bày.
 - Nhắc HS ngồi đúng tư thế, để vở, xê dịch vở khi viết
 - HS viết từng dòng trong vở Tập viết.
 d/ Chấm, chữa bài.
 GV chấm 1/3 lớp sau đó nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét chung về tiết học, tuyên dương.
 - NX-DD.
TẬP VIẾT
 Tiết 4. mơ , do , ta , thơ
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
 - Viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.. 
 - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 Chữ mẫu viết bảng: mơ, do, ta, thơ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1.Bài kiểm:
 HS viết bảng con: lễ, cọ, bờ, hổ.
2.Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài.
 GV giới thiệu chữ mẫu: mơ, do, ta, thơ. HS đọc.
 b/ Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
 * Hướng dẫn viết chữ: mơ.
 - Đặt bút trên giữa dòng kẻ 2 với 3 để viết chữ m (cao 1 li), từ điểm kết thúc chữ m lia bút viết chữ ơ (cao 1 li).
 - GV viết mẫu trên bảng phụ chữ: mơ.
 - HS viết chữ mơ vào bảng con.
 * Hướng dẫn viết chữ: do, ta, thơ (Quy trình hướng dẫn tương tự).
 c/ Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
 - HS đọc lại nội dung bài viết: mơ, do, ta, thơ.
 - GV nhắc lại cách viết bài..
 - HS viết bài vào vở Tập viết theo từng dòng.
 d/ Chấm, chữa bài.
 GV chấm 1/3 bài của HS. Nêu nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò
 - HS thi đua viết chữ: mơ, thơ.
 - NX-DD.
 THỦ CÔNG
 Tiết 4. XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
 (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU
 - Biết cách xé, dán hình vuông.
 - Xé, dán được hình vuông. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
 Với học sinh khéo tay:
 - Xé, dán được hình tam giác. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
 - Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 + GV:
 - Bài mẫu về xé, dán hình vuông.
 - Giấy màu.
 - Hồ dán, khăn trắng làm nền, khăn lau tay.
 + HS:
 - Giấy nháp có kẻ ô.
 - Hồ dán, bút chì, vở thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Bài kiểm: GV kiểm tra dụng cụ học thủ công của HS. Nhận xét.
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Xé, dán hình vuông.
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 - GV cho HS xem bài mẫu và giảng giải: Muốn xé, dán được hình theo ý muốn các em cần phải học cách xé, dán các hình cơ bản trước. Các hình cơ bản là các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và hình tam giác.
 - GV đặt câu hỏi. HS tìm vật có dạng hình vuông.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
 a/ Vẽ và xé hình vuông. (Không dạy xé, dán theo đúng ô).
 - GV lấy 1 tờ giấy thủ công màu, lật mặt sau, đánh dấu và vẽ 1 hình vuông.
 - Làm thao tác xé từng cạnh hình vuông.
 - Xé xong lật mặt có màu để HS quan sát hình vuông.
 - GV cho HS lấy giấy nháp vẽ và xé hình vuông.
 b/ Dán hình.
 - Lấy hồ, dùng ngón tay trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
 * Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
 - GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn, đánh dấu và vẽ hình vuông. (Không cần đúng ô).
 - Yêu cầu HS kiểm tra lẫn nhau.
 - GV làm lại thao tác xé 1 cạnh của hình vuông để HS xé theo.
 - HS tự xé các cạnh còn lại.
 - GV động viên HS khéo tay xé đều tay, đường xé ít có vết răng cưa. 
 - HS xé xong, kiểm tra lại xem 4 cạnh hình vuông có cân đối không?
 - HS dán sản phẩm vào vở thủ công, thao tác dán như GV hướng dẫn. GV động viên HS khéo tay dán hình phẳng, cân đối.
 - Đối với HS khéo tay xé thêm hình vuông có kích thước tùy các em thích (Nếu còn thời gian).
 * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
 GDBVMT: Yêu quý sản phẩm. 
 Không vứt giấy vụn bừa bãi, bỏ vào sọt rác theo quy định.
- Dặn: tiết sau “ Xé, dán hình tròn”.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 4
1/ Báo cáo hoạt động tuần 3.
 - Các tổ lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần 4:
 + Chuyên cần:
 + Hạnh kiểm:
 + Học tập:
 + Tuyên dương cá nhân xuất sắc:
 + Nhắc nhở:
- GV tổng kết thi đua các tổ, xếp hạng: 
- GV đọc lại nội quy HS cho HS nghe. 
2/ GV phổ biến nhiệm vụ tuần 5.
 - Học tập tốt.
 -Giáo dục đạo đức cho HS qua cách giao tiếp: gọi bạn xưng tên, và cách xưng hô khi gặp người lớn tuổi.
 - Đảm bảo an toàn giao thông.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 - Giữ vệ sinh lớp học và nhà ở, phòng chống bệnh A(H1N1).
 - Tiếp tục thực hiện cách rửa tay theo quy trình.
 - Học chương trình An toàn giao thông. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc