Giáo án Tuần học 21 - Khối 1

Giáo án Tuần học 21 - Khối 1

Học vần

Bài 86 :ôp ơp

I.Mục đích –yêu cầu

 - HS đọc đợc ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và câu ứng dụng.

 - Viết đợc: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học

 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em

II. Đồ dùng

 - Tranh sgk

 - Bộ đồ dùng Tiếng Việt

III.Các hoạt động dạy học

A Bài cũ: Bài 75

- GVNX, cho điểm

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Dạy vần:

 ôp

a. Phát âm, nhận diện vần:

- GV phát âm mẫu: ôp

+ Phân tích vần ôp?

+ So sánh ôp với op ?

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần học 21 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21
...............***..............
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Học vần
Bài 86 :ôp ơp
I.Mục đích –yêu cầu
 - HS đọc được ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học
 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em
II. Đồ dùng
 - Tranh sgk
 - Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A Bài cũ: Bài 75
- GVNX, cho điểm
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Dạy vần: 
 ôp
a. Phát âm, nhận diện vần:
- GV phát âm mẫu: ôp
+ Phân tích vần ôp?
+ So sánh ôp với op ?
b. Đánh vần:
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
 ô- p- ôp
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “hộp” phải thêm âm và dấu thanh gì?
+ Phân tích tiếng “hộp”?
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
hờ- ôp- hôp- nặng- hộp
- GV nhận xét, sửa phát âm
+ Hướng dẫn HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: hộp sữa
- GV sửa nhịp đọc cho HS
 ơp (qui trình tương tự)
+ Vần ơp được tạo nên: ơ và p
+ So sánh ơp với ôp?
+ Đánh vần: 
 ơ- p- ơp
 lờ- ơp- lơp- sắc- lớp 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GVviết bảng lần lượt từng từ ứng dụng: 
 tốp ca hợp tác
 bánh sốp lợp nhà
- GV gạch chân các tiếng chứa vần vừa học
- GV giải thích, đọc mẫu:
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt : ôp, hộp sữa, 
 ơp, lớp học 
- Lưu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao độ rộng của các chữ.
- GV nhận xét, chữa lỗi
- HS viết bảng con: ngăn nấp, bập bênh
 - 1 HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc : ôp 
- Vần ôp được ghép bởi âm ô và âm p.
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau: bắt đầu bằng ô
- HS ghép vần ôp
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- Thêm âm h và dấu nặng
- HS ghép tiếng “hộp”
- Tiếng “hộp” có âm h đứng trước, vần ôp đứng sau, dấu nặng dưới âm ô
 - HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
hộp sữa
- HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần, đọc trơn:
 ô- p- ôp
hờ- ôp- hôp- nặng- hộp
hộp sữa
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau : ơp bắt đầu bằng ơ
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: tốp, sốp, hợp, lợp
- HS đọc: nhóm, lớp
- HS viết bảng con
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3.Luyện tập
a. Luyện đọc
- GVHD HS đọc lại nội dung tiết 1
- GV sửa phát âm cho HS
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu tranh sgk
- GVnhận xét, giới thiệu câu ứng dụng: 
- GV sửa phát âm
- GV đọc mẫu
b. Luyện nói
- GV gợi ý:
- Lớp em có bao nhiêu bạn ?
- Bao nhiêu bạn nam , bao nhiêu bạn nữ?
- Trong lớp, các em có thân thiết với bạn không?
- Các bạn lớp em có chăm chỉ học hành không?
- Em yêu quý bạn nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét , đánh giá.
c. Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV quan sát, uốn nắn
4. Củng cố- dặn dò
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Bài 87	
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát, nhận xét
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: sốp, đớp
- HS đánh vần, đọc trơn: nhóm, lớp
- HS đọc trơn: cá nhân, lớp
- HS nêu chủ đề luyện nói: Các bạn lớp em
- HS thảo luận nhóm 2 và nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay
- HS viết vào vở Tập viết
- HS thi đua tìm tiếng, từ chứa vần vừa học.
- HS đọc lại toàn bài 1 lần
**************************************
Đạo đức
Tiết 21: Em và các bạn ( tiết 1) 
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh :
-Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết bạn bè
cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi
-Học sinh có kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người kháckhi học và chơi với bạn
- Có hành vi cư xử đúng với bạn bè khi học và khi chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết
- Phần thưởng: Ba bông hoa tặng bạn.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Em làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy cô giáo?
Em còn làm gì khi gặp thầy cô giáo?
Giáo viên nhận xét 
 Hai học sinh trả lời
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1:
BT 1: Trò chơi “ Tặng hoa”
Cho hS lấy 2 bông hoa đã chuẩn bị để lên bàn.
GV: hướng dẫn HS cách chơi: Các con mang 2 bông hoa đến tặng 2 bạn trong lớp mà con thích được cùng học cùng chơi.
* Đàm thoại:
- Các con hãy đếm số hoa của mình và cho cô xem bạn nào được tặng nhiều hoa nhất?
GV chọn 3 bạn được tặng nhiều hoa nhất trao thưởng.
Các con có muốn được tặng nhiều hoa như 3 bạn không?
- Những bạn nào vừa tặng hoa cho bạn ?
 - Vì sao con tặng hoa cho bạn?
GV nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 2 Quan sát tranh bài tập 2
Giáo viên yêu cầu các cặp học sinh thảo luận để phân tích các tranh theo bài tập 2
- Trong từng tranh các bạn đang làm gì?
- Chơi và học một mình vui hơn hay có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn?
- Noi theo các bạn đó các em cần cư xử như thế nào với bạn bè?
Giáo viên kết luận chung:
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi với mình con cần làm gì?
HS đặt hoa lên bàn
HS tặng hoa cho bạn 
HS nhận quà
HS giơ tay
Hs trả lời
Học sinh quan sát phân tích tranh
Từng cặp học sinh thảo luận
Học sinh trình bày theo kết quả theo từng tranh, bổ xung ý kiến.
- Con cần đoàn kết, giúp đỡ cư sử tốt với bạn 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm BT 3
Gv chia nhóm giao nhiệm vụ : Thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Trong tranh các bạn đang làm gì?
+ Việc nào nên làm, việc nào không nên làm?
- HS nêu ý kiến bàng cách giơ thẻ
- Việc nên làm giơ thẻ đỏ
- Việc không nên làm giơ thẻ xanh
+ Đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét
GV kết luận: 
 Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét chung giờ học
Chuẩn bị bài sau
********************************************
Thủ công
Tiết 21: Ôn tập chương II - Kỹ thuật gấp hình
A. Mục tiêu:
- Ôn tập lại kỹ thuật gấp giấy và thực hành lại các hình đã học 1 cách thành thạo.
- Rèn kỹ năng gấp nếp thẳng, phẳng.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Mẫu gấp của các bài 13, 14, 15 để HS xem lại.
2. Học sinh: Chuẩn bị giấy thủ công.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng cho tiết học.
- Nêu nhận xét sau kiểm tra.
II. Ôn tập:
- GV cho HS xem lại mẫu gấp cái quạt, cá ví, mũ ca nô.
- Yêu cầu HS nêu lại cách gấp từng mẫu.
- Mỗi mẫu gọi 1 HS lên thực hiện thao tác gấp và nêu quy trình.
III. Thực hành:
- Cho HS thực hành lần lượt từng mẫu.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh lúng túng.
IV Nhận xét - Dặn dò:	
- GV nhận xét thái độ học tập của, sự chuẩn bị và kỹ năng gấp của HS.
- Dặn dò ôn tập thêm ở nhà.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS quan sát và nói lên từng mẫu.
* Gấp quạt.
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: Gấp đôi hình để lấy đường đấu giữa, buộc len vào phần giữa, phết hồ gián lên nếp gấp ngoài cùng.
- Bước 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để hai phần đã phết hồ dính sát vào nhau, mở ra được chiếc quạt.
* Gấp ví:
Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
Bước 2: Gấp 2 mép ví.
Bước 3: Gấp ví.
* Gấp mũ ca nô:
- Gấp đôi hình vuông theo đường dấu.
- Gấp từ góc giấy bên phải phía trên xuống, góc giấy bên phải phía dưới.
- Gấp đôi tờ giấy để lấy đườn dấu giữa, sau đó gấp một phần cạnh bên phải vào.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự.
- Lấy một lớp của phần trên gấp lộn vào trong.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự ta được mũ ca nô.
- HS nghe và ghi nhớ.
******************************************************************
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Học vần
Bài 87: ep êp
I.Mục đích –yêu cầu
 - HS đọc được ep, êp, cá chép, đèn xếp; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ep, êp, cá chép, đèn xếp
 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp
II. Đồ dùng
 - Tranh sgk
 - Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A Bài cũ: Bài 86
- GVNX, cho điểm
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Dạy vần: 
 ep
a. Phát âm, nhận diện vần:
- GV phát âm mẫu: ep
+ Phân tích vần ep?
+ So sánh ep với ơp ?
b. Đánh vần:
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
 e- p- ep
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “chép” phải thêm âm và dấu thanh gì?
+ Phân tích tiếng “chép”?
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
 chờ-ep- chép- sắc- chép
- GV nhận xét, sửa phát âm
+ Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: cá chép
- GV sửa nhịp đọc cho HS
 êp (qui trình tương tự)
+ Vần ơp được tạo nên: ê và p
+ So sánh êp với ep?
+ Đánh vần: 
 ê- p- êp
 xờ- êp- xêp- sắc- xếp
 đèn xếp 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GVviết bảng lần lượt từng từ ứng dụng: 
 lễ phép gạo nếp
 xinh đẹp bếp lửa
- GV gạch chân các tiếng chứa vần vừa học
- GV giải thích, đọc mẫu:
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt : ep, cá chép, 
 êp, đèn xếp
- Lưu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao độ rộng của các chữ.
- GV nhận xét, chữa lỗi
- HS viết bảng con: tốp ca, hợp tác,
 bánh sốp 
- 1 HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc : ep 
- Vần ep được ghép bởi âm e và âm p.
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau: vần ep bắt đầu bằng e
- HS ghép vần ep
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- Thêm âm h và dấu nặng
- HS ghép tiếng “chép”
- Tiếng “chép” có âm ch đứng trước, vần ep đứng sau, dấu sắc trên âm e
 - HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
 cá chép 
- HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần, đọc trơn:
 e- p- ep
 chờ-ep- chép- sắc- chép
 cá chép
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau : êp bắt đầu bằng ê
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: phép, đẹp, nếp, bếp
- HS đọc: nhóm, lớp
- HS viết bảng con
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3.Luyện tập
a. Luyện đọc
- GVHD HS đọc lại nội dung tiết 1
- GV sửa phát âm cho HS
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu tranh sgk
- GVnhận xét, giới thiệu câu ứng dụng: 
- GV sửa phát âm
- GV đọc mẫu
b. Luyện nói
- Treo tranh minh hoạ cho HS quan sát 
Gợi ý :
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Khi xếp hàng vào lớp chúng ta phải xếp như thế nào?
- Các em phải chú ý những gì?
- Việc xếp hàng vào lớp có ích lợi gì?
- Ngoài xếp hàng vào lớp các em còn phải xếp hàng khi nào nữa?
- Hãy kể lại việc xếp hàng  ... c.
- Yêu cầu HS nhẩm nhanh phép tính.
- Nhận xét chung giờ học.
- 2 HS lên bảng làm.
+
+
-
-
12 18 14 19
 5 3 5 5
17 15 19 14
- Điền số vào giữa mỗi vạch của tia số.
- HS làm trong sách, 2 HS lên bảng.
- HS dưới lớp nhận xét kết quả.
- Đếm thêm (cộng thêm 1)
- Bớt đi (trừ đi 1)
- HS làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- HS khác nhận xét.
3 HS đọc
Đặt tính rồi tính
HS nêu
+
-
12 19
 3 5
 15 14
- HS làm bài theo HD.
- Tính.
- Thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS làm và lên bảng chữa.
11 + 2 + 3 = 16
12 + 3 + 4 = 19
***********************************
Tự nhiên xã hội
Tiết 21: Ôn tập Xã hội
A. Mục tiêu:
	Giúp HS biết:
	- Hệ thống hoá kiến thức về XH đã học.
	- Kể với bạn bè về gia đình, lớp học và cuộc sống nơi các em sinh sống.
	- Yêu quý gia đình bạn bè và nơi các em đang sinh sống.
	- Có ý thức giữ cho nhà ở lớp học và nơi các em sống sạch đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Sưu tầm về tranh ảnh về chủ đề xã hội.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
H: Hãy nói quy định của người đi bộ trên đường?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
II. Ôn tập:
- Tổ chức cho học sinh thi hái hoa dân chủ.
- Giáo viên để 1 cây hoa có các câu hỏi và 1 cây hoa treo các phần thưởng.
- Gọi HS lên hái hoa.
- HS hái hoa trước được trả lời trứơc.
- HD HS đến hết câu hỏi.
- Xen lẫn các tíêt mục văn nghệ.
- Nội dung các câu hỏi như sau:
H: Gia đình em có mấy người? Hãy kể về sinh hoạt của gia đình em?
- Em đang sống ở đâu? Hãy kể về nơi em đang sống?
H: Hãy kể về những công việc hàng ngày em làm giúp bố mẹ?
H: Em thích nhất giờ học nào? Hãy kể cho các bạn nghe?
H:Trên đường đi học em phải chú ý gì?
H: Hãy kể về những gì bạn thấy trên đường đến trường?
H: Kể về một ngày của bạn?
III- Củng cố - dặn dò:
- Tuyên dương những học sinh được hái phần thưởng.
- Nhắc nhở những em chưa cố gắng.
Khi đi bộ ở trên Thành Phố em đi trên vỉa hè, sang đường khi có đèn xanh và đi trên phần đường có vạch quy định. ở những nơi chưa có vỉa hè thì em đi sát lề bên tay phải của mình.
- HS xung phong lên hái hoa.
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi ở trong hoa mà mình hái được
- HS thực hiện theo HD.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đan xen vào chương trình hái hoa.
- HS trả lời lưu loát được cả lớp vỗ tay sẽ được hái 1 phần thưởng.
HS nghe ghi nhớ
**************************************
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011
 Tập viết
(19) bập bênh, tốp ca, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
I.Mục đích –yêu cầu
- Viết đúng các chữ: bập bênh, tốp ca, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá..kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết1 tập 2
- Biết viết đúng khoảng cách giữa các chữ và đặt đúng vị trí dấu .
 - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp cho HS.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ, mẫu chữ, phấn màu
 - HS: Vở Tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu các từ ngữ sẽ viết
2. Hướng dẫn HS viết:
a.Viết từ “bập bênh”
* Bước 1: Phân tích cấu tạo chữ
- GV treo chữ mẫu 
+Từ “bập bênh” gồm mấy chữ, phân tích các chữ.
+ Độ cao của các con chữ như thế nào?
*B2: GV viết mẫu lên bảng
- GV hướng dẫn HS viết 
*B3: Viết bảng con
- GV sửa nét cho HS.
b.Viết từ: tốp ca, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá
 - GV hướng dẫn tương tự
- GV theo dõi và giúp đỡ những HS yếu.
c.Thực hành
- GV hướng dẫn HS trình bày trong vở Tập viết 
- GV quan sát, uốn nắn
- Chấm một số bài viết.
- Nhận xét bài viết và chữa một số lỗi cơ bản.
3. Củng cố - dặn dò:
- Thu số vở còn lại về nhà chấm.
- Khen ngợi những HS viết chữ đều, đẹp, tiến bộ
- NX chung giờ học.
- HS luyện viết trong vở luyện viết ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, lớp
- HS quan sát.
+ Từ “bập bênh”gồm chữ “bập ” đứng trước, chữ “ bênh” đứng sau.
+ bập: gồm con chữ b đứng trước, vần âp đứng sau, dấu nặng dưới âm â.
+ bênh: gồm con chữ b đứng trước, vần ênh đứng sau.
+ Con chữ â , ê, n cao 2 li; con chữ b, h cao 5 li, con chữ p cao 4 li.
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở tập viết
*******************************************
 Tập viết
(20) viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, vui thích, chênh chếch, chúc mừng
I.Mục đích –yêu cầu
- Viết đúng các chữ: viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, vui thích, chênh chếch, chúc mừng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết1 tập 2
- Biết viết đúng khoảng cách giữa các chữ và đặt đúng vị trí dấu .
 - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp cho HS.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ, mẫu chữ, phấn màu
 - HS: Vở Tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu các từ ngữ sẽ viết
2. Hướng dẫn HS viết:
a.Viết từ “Viên gạch”
* Bước 1: Phân tích cấu tạo chữ
- GV treo chữ mẫu 
+Từ “Viên gạch” gồm mấy chữ, phân tích các chữ.
+ Độ cao của các con chữ như thế nào?
*B2: GV viết mẫu lên bảng
- GV hướng dẫn HS viết 
*B3: Viết bảng con
- GV sửa nét cho HS.
b.Viết từ: chênh chếch, vui thích, vở kịch......
 - GV hướng dẫn tương tự
- GV theo dõi và giúp đỡ những HS yếu.
c.Thực hành
- GV hướng dẫn HS trình bày trong vở Tập viết 
- GV quan sát, uốn nắn
- Chấm một số bài viết.
- Nhận xét bài viết và chữa một số lỗi cơ bản.
3. Củng cố - dặn dò:
- Thu số vở còn lại về nhà chấm.
- Khen ngợi những HS viết chữ đều, đẹp, tiến bộ
- NX chung giờ học.
- HS luyện viết trong vở luyện viết ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, lớp
- HS quan sát.
+ Từ “Viên gạch”gồm chữ “viên” đứng trước, chữ “gạch” đứng sau.
+ viên: gồm con chữ v đứng trước, vần iên đứng sau.
+ gạch: gồm con chữ g đứng trước, vần ach đứng sau dấu nặng dưới âm a.
+ Con chữ i , ê,n, c, a. cao 2 li; con chữ , g , h cao 5 li, 
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở tập viết
***************************************
Toán
Tiết 84 Bài toán có lời văn
A. Mục tiêu.
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số( điều đã biết) và câu hỏi( điều cần tìm).Điền đúng số đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ:
B. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:	- Tranh, mô hình để lập bài toán có lời văn.
	- Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, phấn mầu.
Học sinh:	- Sách HS.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
17 - 3; 13 + 5
- Yêu cầu HS tìm ra số liền trước, liền sau của một số bất kỳ trong phạm vi 20.
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu bài toán có lời văn.
Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV HD học sinh quan sát tranh và hỏi.
+ Bạn đội mũ đang làm gì?
+ Thế còn 3 bạn kia?
+ Vậy lúc đầu có mấy bạn?
+ Về sau có thêm mấy bạn?
+ Như vậy các em có thể viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán chưa.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS.
- GV nhận xét và sửa sai trên bảng lớp va nói.
Chúng ta vừa lập được bài toán gọi là bài toán hãy đọc cho cô bài toán.
- GV nói: Bài toán gọi là bài toán có lời văn (GV ghi bảng).
- Hỏi HS.
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán có câu hỏi như thế nào?
+ Theo câu hỏi này thì ta phải làn gì?
Gvnói: Các con nói rất đúng, như vậy bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số (chỉ bảng) gắn với thông tin đề bài cho biết và câu hỏi để chỉ thông tin cần tìm.
- Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa.
- Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn.
- Tìm xem tất cả có bao nhiêu bạn.
- 2 HS nhắc.
- Bài yêu cầu gì?
HD: 
+ Các em hãy quan sát và đọc bài toán cho cô.
- Bài toán này còn thiếu gì?
- Hãy nêu câu hỏi của bài toán?
- Giáo viên hướng dẫn HS:
+ Các câu hỏi phải có:
- Từ hỏi ở đầu câu.
- Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ “tất cả".
- Viết dấu (?) ở cuối câu.
- Cho HS đọc lại bài toán.
Bài 4:
- Bài yêu cầu gì?
HDHS: Quan sát kỹ bài toán, tranh vẽ và đọc thầm bài toán cho gì. Từ đó mà ta viết vào chỗ chấm cho chính xác.
+ Chữa bài:
- Gọi HS đọc bài toán và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa.
- Bài toán thường có những gì?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Ôn lại bài vừa học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
-
+
17 13
 3 5
14 18
- Một vài học sinh
- Viết một số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Đang đứng dơ tay chào.
- 3 bạn đang đi tới chỗ bạn đội mũ.
- 1 bạn.
- 3 bạn.
- HS làm bài.
- Một HS lên bảng viết
- Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa.
- Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn.
- Tìm xem tất cả có bao nhiêu bạn.
- 2 HS nhắc.
-1 HS nêu.
- HS quan sát.
- 1 vài em đọc.
- Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
- 1- 2 em đọc.
- Thiếu 1 câu hỏi.
- 1 vài em nêu.
- HS viết câu hỏi vào sách.
- 1 vài em đọc lại.
- Nhìn tranh vẽ tiếp vào chỗ trống để có bài toán.
- HS làm bài
- 1 HS nêu đề toán.
- 1 HS nhận xét.
- Bài toán thường có số và các câu hỏi.
- HS ghi nhớ.
****************************************
Sinh hoạt lớp tuần 21
I.Mục tiêu: 
 - Nhận xét về tình hình học tập, rèn luyện của HS trong tuần học thứ 21 và phát động thi đua trong tuần 22
 - Biết rút ra những ưu, khuyết điểm; tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục
 - Nắm được phương hướng tuần 22
II. Nội dung sinh hoạt
1. Nhận xét về tình hình hình học tập, rèn luyện trong tuần 21
a. Học tập:
- HS ý thức học tập tốt, dành nhiều điểm cao
- Nhắc nhở những HS chưa tập trung trong giờ học
* Chữ viết:
- Nhìn chung HS viêt chữ ổn định, nhiều HS vẫn giữ được vở A, chữ A. Một số HS chữ viết tiến bộ 
b. Rèn luyện:
* Chuyên cần:
- HS đi học đều
- Đi học muộn: Không
* Nề nếp:
- Nếp truy bài đầu giờ HS thực hiện tương đối tốt
- Sinh hoạt tập thể : HS thực hiện tương đối tốt
- HS xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng và nhanh.
c. Sinh hoạt văn nghệ:
- Cá nhân, nhóm xung phong biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ. 
2. Phát động thi đua tuần 22
- Giữ vững nề nếp thi đua tốt trong tuần 21
- Phấn đấu giữ vở sạch, chữ đẹp.
3.Tổng kết
- Cho cả lớp bình chọn HS ngoan và chăm học, dành nhiều điểm tốt, GV phát thưởng
- Nhắc nhở, động viên những HS còn mắc lỗi.
- NHắc nhở HS nghỉ tết an toàn, vui chơi lành mạnh. Không đốt pháo và chơi các trò chơi không lành mạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21(2).doc