Qua thực tế giảng dạy, nhận thấy một số học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết bài tập : đặt câu, viết đoạn văn trong phân môn Luyện từ và câu hay các bài tập làm văn trong phân môn Tập làm văn, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và nắm được một số nguyên nhân chính đó là: học sinh còn nghèo vốn từ, chưa nắm tốt quy tắc sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng thành phần phụ trong câu, chưa biết sử dụng tốt các biện pháp tu từ, năng lực cảm thụ văn học còn hạn chế Điều này làm cho một số học sinh chán học văn và cảm thấy Tập làm văn là môn học “khó nuốt” .
GIÚP HS TIỂU HỌC CÓ ĐƯỢC BÀI VĂN HAY Top of Form Bottom of Form A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài: Qua thực tế giảng dạy, nhận thấy một số học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết bài tập : đặt câu, viết đoạn văn trong phân môn Luyện từ và câu hay các bài tập làm văn trong phân môn Tập làm văn, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và nắm được một số nguyên nhân chính đó là: học sinh còn nghèo vốn từ, chưa nắm tốt quy tắc sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng thành phần phụ trong câu, chưa biết sử dụng tốt các biện pháp tu từ, năng lực cảm thụ văn học còn hạn chế Điều này làm cho một số học sinh chán học văn và cảm thấy Tập làm văn là môn học “khó nuốt” . Mở rộng vốn từ ngữ, rèn cho học sinh một số kỹ năng sử dụng từ và cung cấp cho các em một số kinh nghiệm để làm tốt bài tập làm văn, các bài tập dùng từ đặt câu, viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn, Luyện từ và Câu. 2. Phương pháp tiến hành: - - 3. Cơ sở và thời gian tiến hành: B. KẾT QUẢ Học sinh hiểu thêm được một từ là hiểu thêm được một khái niệm mới . Ngôn ngữ có phát triển thì tư duy mới phát triển . Các em học sinh viết câu chưa hay, chưa sâu, chưa có sắc thái biểu cảm là do các em còn nghèo vốn từ. Không có nhiều từ thì không thể viết câu hay được. Do đó, tôi đã tập trung làm giàu vốn từ cho các em. Đây là bước đầu tiên, bước chuẩn bị “ nguyên liệu” để rèn các em viết câu. Dựa vào các bài học theo từng chủ đề ở SGK, đặc biệt là các từ láy, từ ghép, các từ tượng hình, tượng thanh, các từ chỉ màu sắc rất cần thiết trong văn miêu tả..tôi đã hướng dẫn các em mở rộng từ thông qua các bài tập cụ thể như : 1. làm giàu vốn ngôn ngữ cho học sinh a, Ngoài các từ ngữ thuộc chủ đề. Đã nêu ở SGK , em hãy tìm thêm một số từ ngữ khác cùng chủ đề trên . b, Tìm các từ đồng nghĩa vớitrái nghĩa với.đồng âm với c, Tìm thêm một số từ mang nghĩa chuyển so với nghĩa của từ gốc.. d, Tìm các từ chỉ màu da của người ; vóc dáng của người ; khuôn mặt của người; dáng đi của người. đ, Tìm các từ chỉ mưa ; các câu ca dao tục ngữ nói về mưa. Qua các bài tập như thế sẽ giúp các em phát hiện ra nhiều từ mới, tích lũy được nhiều từ ngữ làm “vốn” cho việc xây dựng đọan văn, bài văn. 2, Luyện các em viết câu sáng sủa, ngắn gọn, biết dùng tốt các dấu ngắt câu: Trong văn viết, dấu phẩy dùng khó nhất. Bao nhiêu trường hợp dùng dấu phẩy các em chưa từng nắm hết. Chính vì vậy câu văn của các em thường rối rắm, ý không rõ ràng, mạch lạc. Tôi đã luyện các em sử dụng tốt dấu chấm và dấu phẩy. Chỉ cần sử dụng thành thạo hai dấu câu này là câu văn đã đạt được mức rõ ràng, mạch lạc, vì hai dấu này dùng phổ biến nhất trong văn viết. Các bước tôi đã thực hiện khi luyện học sinh tập sử dụng các dấu ngắt câu là : a, Giải thích căn kẽ từng trường hợp sử dụng dấu phẩy, thông qua từng ví dụ cụ thể. b, Cho HS thực hiện các bài tập về tìm hiểu tác dụng của dấu phẩy, dấu chấm trong đoạn văn cho sẵn . ( giải thích tác dụng của từng dấu câu trong câu văn, đoạn văn.) c, Cho HS thực hiện các bài tập về điền dấu phẩy, dấu chấm vào đoạn văn cho sẵn. d, Viết đoạn văn có sử dụng các dấu câu. đ, Mở rộng các thành phần nòng cốt câu. 3, Luyện viết câu giàu sắc thái biểu cảm (gợi tả, gợi cảm) sử dụng tốt các biện pháp tu từ, các quan hệ từ : Về các loại câu, tôi đã luyện các em viết tốt câu đơn có thành phần trạng ngữ gắn với việc sử dụng dấu câu. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, nhưng đứng về phương diện viết văn, trạng ngữ rất cần. Có trạng ngữ, câu văn càng cụ thể, sinh động. Các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, liên tưởng cũng thường được tôi quan tâm khai thác mở rộng cho các em tập nhận diện, tập sử dụng trong các bài Tập đọc, bài Chính tả, Luyện Từ và Câu Đây có thể coi là những ví dụ mẫu, ví dụ điển hình để các em tham khảo khi làm bài. Để hs viết được câu văn sinh động, có hình ảnh, tôi đã dày công luyện tập cho các em. Nhiều em có ý, biết quan sát, nhưng câu viết rất khô khan nên không rung cảm được người đọc. Việc luyện tập này tôi đã đi từ thấp đến cao : + Trước hết, tôi đã tập cho hs dùng các từ gợi tả màu sắc, âm thanh xen vào câu: Thí dụ: Trong các bài tập làm văn: “Luyện tập tả cảnh” - Câu chưa gợi hình ảnh: “Nước sông chảy vào cánh đồng” - Sửa thành câu có hình ảnh :” Dòng nước tuôn bọt trắng xoá, ào ào chảy vào cánh đồng. - Câu chưa gợi âm thanh : “ Mấy con chim hót trong bụi cây” - Sửa thành câu gợi âm thanh : “ Mấy con chim nhảy nhót, hót ríu rít trong bụi cây” + Sau đó, tôi tập cho hs dùng biện pháp nhân hoá: Tôi đã giải thích cho hs rõ : Muốn nhân hoá, người ta thường lấy các động từ dùng cho người để dùng cho vật. Nhân hoá cũng là cách làm cho câu văn thêm gợi cảm. Thí dụ: - Mấy con chim đang ríu rít trò chuyện với nhau trên cành cây cao. - Hàng dừa ngủ dưới trăng, soi bóng xuống dòng kênh - + Tiếp đến, tập cho hs dùng biện pháp so sánh: So sánh làm cho câu văn thêm cụ thể : Thí dụ: - Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng ( chưa cụ thể) - Dòng sông quanh co như một con trăn khổng lồ trườn qua qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. * Trong Tiếng Việt, trật tự từ trong câu, sự có mặt hay vắng mặt của các quan hệ từ giữ một vai trò hết sức quan trọng. Chỉ cần đổi trật tự từ hoặc thêm hay bớt đi một từ quan hệ là nội dung của câu hoặc cấu tạo ngữ pháp của câu cũng bị thay đổi. Vấn đề này, tôi đã cho các em luyện tập mở rộng trong các bài luyện tập về quan hệ từ. 4, Tích lũy các hình ảnh văn học và nâng cao năng lực cảm thụ văn học: Tôi đã xây dựng cho các em thói quen biết tích lũy các hình ảnh văn học. Các em biết góp nhặt, biết ghi chép, các hình ảnh văn học là các em đã biết nhận ra cái đẹp, cái hay, cái làm rung cảm trong tâm hồn văn học rồi. Qua các bài tập đọc, bài học thuộc lòng và qua các sách đọc thêm, tôi đã tập cho các em thu thập những ý hay, những hình ảnh đẹp, những hình ảnh đẹp vào sổ tay văn học . Câu văn, câu thơ nào thấy hay, thấy rung cảm mới ghi. Ngoài ra, tôi còn giúp các em tích lũy vốn văn học bằng cách sưu tầm, ghi chép những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta theo từng chủ đề như : học tập, lao động, thời tiết, quan hệ gia đình.. Giống như loài ong, đây chính là những nhụy hoa mà mỗi HS đã cần cù “hút” , chúng sẽ thành “mật ngọt cho đời” qua sự “chế biến” khéo léo của bản thân mỗi các em Biện pháp thực hiện : Công việc bồi dưỡng hs giỏi văn không phải một sớm một chiều mà thành công, mà đòi hỏi GV phải kiên trì, nhẫn nại, theo sát hs để sửa cho các em từng lỗi nhỏ, từng ý chưa hoàn chỉnh thì mới gặt hái được kết quả. Công việc trên tôi đã thực hiện bền bỉ trong suốt cả năm học. + Đầu tiên là khâu phát hiện, lựa chọn những hs có năng khiếu về môn văn thông qua các biểu hiện: - Các em có năng khiếu về văn rất say mê đọc sách văn học, thường nhớ nhiều chuyện kể và thuộc nhiều bài thơ hơn các em khác. - Các em có năng khiếu về văn thường có rung cảm nhạy bén trước hiện thực, có khả năng quan sát tinh vi, giàu trí tưởng tượng và tư duy hình tượng. - Các em có năng khiếu về văn thường có vốn từ ngữ khá phong phú. + Rồi thông qua từng nội dung bài học, bài tập ở SGK, tôi giao việc cho các em dựa vào khả năng của từng em . Tôi chỉ là người hướng dẫn, gợi mở khi các em gặp khó khăn không giải quyết được. + Tôi đặc biệt chú trọng ở khâu chấm bài và sửa bài. Tôi góp ý nhẹ nhàng nhưng rất cụ thể với từng bài viết của từng em : Chỉ cho các em thấy những lỗi sai, vạch ra hướng để chữa lỗi sai, khen ngợi, động viên các em khi các em viết được những câu hay, giàu cảm xúc, giao cho các em viết lại bài với yêu cầu cao hơn. Những lỗi sai điển hình và có nhiều em sai, tôi đưa ra sửa trước lớp . (không nêu tên hs) + Kiểm tra, đánh giá bài làm của hs đã được viết lại. Cứ như thế, mỗi ngày một chút, thêm một chút, tôi đã từng bước hình thành cho các em khả năng và thói quen tư duy hình tượng. Các em cảm thấy vui, phấn khởi khi viết được một đoạn văn hay, một câu văn giàu cảm xúc được thầy khen. Điều đó đã tạo thêm động lực cho các em yêu thích học tập làm văn. Tổ chức đánh giá kết quả: Cuối mỗi chủ đề, trong các tiết hoạt động tập thể, tôi thường tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng em, giúp các em thấy được những mặt mạnh và những hạn chế cần khắc phục, kể cho các em nghe những mẩu chuyện vui về văn chương làm cho các em càng yêu thích văn học và cảm thấy Tập làm văn là môn học đầy lý thú. C. KẾT LUẬN: Qua thực tế giảng dạy trên lớp và qua việc hướng dẫn các em rèn luyện thêm ở nhà, bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã áp dụng những điều nêu trên vào môn Tiếng Việt ( nói chung) và các phân môn như Luyện từ và câu, Tập làm văn ( nói riêng ) thông qua việc thực hành các bài tập và đã gặt hái được nhiều thành công. Cung cấp cho HS nhiều vốn từ, giúp các em hiểu được nhiều sắc thái nghĩa của từ, tích lũy cho các em nhiều hình ảnh văn học , biết khen ngợi khi các em viết được câu văn hay, biết khéo léo nhẹ nhàng sửa chữa khi các em viết câu chưa đúng, đó chính là cách giúp HS yêu thích văn học. Trên nền tảng các em yêu thích văn học mà hướng dẫn các em học văn, viết văn Đó là kinh nghiệm dạy HS làm tốt các bài tập làm văn của tôi. Ánh trăng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật cũng sáng đẹp hơn, nồng nàn và tha thiết dưới trăng.Bottom of Form Bottom of Form Bottom of Form
Tài liệu đính kèm: