Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập trong mô hình trường học mới

Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập trong mô hình trường học mới

Bộ tài liệu hướng dẫn học các môn Toán, TiếngViệt, Tự nhiên và Xã hội là một phương án tổ chức các hoạt động học cho học sinh nhằm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Bộ tài liệu được thiết kế dùng chung cho tất cả các học sinh, giáo viên ở các trường trong cả nước. Do vậy, việc điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học cho thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của mỗi nhà trường là điều cần thiết. Để bộ tài liệu phát huy tác dụng, hiệu quả đối với tất cả mọi đối tượng học sinh, vai trò của giáo viên trong việc linh hoạt điều chỉnh nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học trong tài liệu là vô cùng quan trọng. Một trong những chiến lược đổi mới tập huấn bồi dưỡng giáo viên của mô hình VNEN là tổ chức các tiểu cụm trường bồi dưỡng, tập huấn giáo viên. Nội dung chính trong sinh hoạt chuyên môn định kì của các cụm trường là thảo luận và đi tới thống nhất các điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học tập nhằm giúp mỗi giáo viên hiểu rõ mục tiêu của từng hoạt động, từng bài học và có kế hoạch bài dạy tốt nhất trước khi lên lớp tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.

doc 9 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập trong mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 
TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
A. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Bộ tài liệu hướng dẫn học các môn Toán, TiếngViệt, Tự nhiên và Xã hội là một phương án tổ chức các hoạt động học cho học sinh nhằm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Bộ tài liệu được thiết kế dùng chung cho tất cả các học sinh, giáo viên ở các trường trong cả nước. Do vậy, việc điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học cho thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của mỗi nhà trường là điều cần thiết. Để bộ tài liệu phát huy tác dụng, hiệu quả đối với tất cả mọi đối tượng học sinh, vai trò của giáo viên trong việc linh hoạt điều chỉnh nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học trong tài liệu là vô cùng quan trọng. Một trong những chiến lược đổi mới tập huấn bồi dưỡng giáo viên của mô hình VNEN là tổ chức các tiểu cụm trường bồi dưỡng, tập huấn giáo viên. Nội dung chính trong sinh hoạt chuyên môn định kì của các cụm trường là thảo luận và đi tới thống nhất các điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học tập nhằm giúp mỗi giáo viên hiểu rõ mục tiêu của từng hoạt động, từng bài học và có kế hoạch bài dạy tốt nhất trước khi lên lớp tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
I. MỤC ĐÍCH
Giúp GV cụ thể hoá các nội dung dạy học cho phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện và đặc điểm vùng miền.
Đảm bảo tính linh hoạt, tính thích ứng cao của tài liệu trong quá trình sử dụng. Thực chất cũng tăng cường chức năng mở của tài liệu Hướng dẫn học tập.
Nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp và ý thức chủ động, linh hoạt, sáng tạo cho giáo viên.
II. NGUYÊN TẮC
 1.	Thực hiện nội dung chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
 Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
 Thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 theo Hướng dẫn
 phân phối chương trình tại công văn 9832/BGDDT- GDTH.
 Trao cho giáo viên quyền quyết định lựa chọn nội dung, phương pháp,
 thời lượng dạy học cho phù hợp với đặc điểm học sinh.
 Các hoạt động dạy học được thiết kế trên cơ sở phù hợp với năng lực
 sư phạm của GV và các điều kiện cụ thể của địa phương.
III. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Giáo viên dạy theo mô hình trường học mới phải là người tâm huyết với hoạt động dạy học, có khả năng xem xét, đánh giá và mạnh dạn phản biện những nội dung chuyên môn cũng như các hoạt động sư phạm được thiết kế trong tài liệu Hướng dẫn học tập. Giáo viên dạy theo mô hình VNEN phải là người nắm vững kiến thức cơ bản, biết dẫn dắt học sinh trên con đường khám phá, chinh phục kiến thức, kĩ năng mới, đồng thời vừa phải là người có bản lĩnh điều chỉnh nội dung, phương pháp để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. 
Giáo viên cần phải: nghiên cứu kĩ để hiểu mục tiêu và ý tưởng của tài liệu; trao đổi những băn khoăn hoặc sáng kiến, kinh nghiệm với đồng nghiệp; theo dõi, lắng nghe những phản hồi hay ý kiến thắc mắc của học sinh; phối hợp chặt chẽ để hiểu rõ nhu cầu của gia đình và cộng đồng; chuẩn bị nhiều phương án để linh hoạt, chủ động điều hành hoạt động lớp học
Cơ sở để giáo viên quyết định đưa ra những điều chỉnh, đó là: Đặc điểm tâm sinh lí học sinh, kết quả học tập của học sinh; Kinh nghiệm, năng lực sư phạm của giáo viên; Điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp; Nhu cầu cộng đồng, nguồn lực của địa phương.
1.Tăng thời lượng cho 1 tiết dạy: 
Tài liệu Hướng dẫn học tập cho học sinh được thiết kế dưới dạng các hoạt động học của học sinh nhằm tạo điều kiện giúp các em tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm. Thời gian đầu, khả năng đọc hiểu của các em còn hạn chế, các em chưa quen với cách học mới nên thời gian thực tế cho 1 tiết học cần được tăng cường hơn từ 1 lên thành 1, 3 đến 1, 5 tiết. Tổ trưởng chuyên môn cùng với giáo viên đề xuất với hiệu trưởng quyết định tăng thời lượng dạy học cho từng bài học, môn học trong tuần cho phù hợp với đối tượng học sinh và hoàn cảnh địa phương nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định cho từng giai đoạn học tập. Thời gian tăng thêm được lấy vào buổi thứ 2.
2. Phân phối nội dung cho 1 tiết học, bài học:
 	Về Sách Hướng dẫn học: Để thuận tiện cho học sinh học tập, Sách Hướng dẫn học môn Toán, môn Tiếng Việt được in thành 4 tập (mỗi học kì có 2 tập). Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được in thành 1 tập (cả năm có 1 tập). Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được in thành 2 tập (mỗi học kì có 1 tập). Các bài dạy trong sách giáo khoa trước đây được thiết kế cho mỗi bài 1tiết. Các bài dạy trong Sách hướng dẫn học được nhóm lại theo mạch nội dung kiến thức, mỗi bài từ 2 đến 3 tiết, cụ thể như sau:
a. Môn Tiếng Việt:
- Lớp 2 có 35 bài học tương ứng với 35 tuần học. Mỗi bài học bao gồm 9 tiết học đủ các phân môn trong tuần. Bài 1A: 3 tiết, Bài 1B: 3 tiết, Bài 1C: 3 tiết.
- Lớp 3 có 35 bài học tương ứng với 35 tuần học. Mỗi bài học bao gồm 8 tiết học đủ các phân môn trong tuần. Bài 1A: 2 tiết, Bài 1B: 3 tiết, Bài 1C: 3 tiết.
b. Môn Toán:
- Lớp 2 có 100 bài học tương ứng với 35 tuần học. Mỗi bài học gồm 2 tiết. Bài Ôn tập 1 tiết, Bài Kiểm tra 1 tiết.
- Lớp 3 có 98 bài học tương ứng với 35 tuần học. Mỗi bài học gồm 2 tiết. Bài Ôn tập 1 tiết. Bài Kiểm tra 1 tiết.
c. Môn Tự nhiên và Xã hội:
- Lớp 2 có 14 bài học, 3 phiếu kiểm tra tương ứng với 35 tuần học. Mỗi bài học bao gồm 2 hoặc 3 tiết. Phiếu kiểm tra 1 tiết
- Lớp 3 có 29 bài học, 3 phiếu kiểm tra tương ứng với 35 tuần học. Mỗi bài học gồm 2 hoặc 3 tiết . Phiếu kiểm tra 1 tiết.
Về Hướng dẫn phân phối chương trình được thực hiện theo công văn 9832/BGD&ĐT-GDTH, ngày 1 tháng 9 năm 2006 về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5. Việc phân bố nội dung cho các tiết học trong bài giao quyền chủ động cho giáo viên, cho khối trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường.
3. Chuẩn bị phương án lên lớp và đồ dùng dạy học:
Tài liệu Hướng dẫn học tập cũng chính là tài liệu Hướng dẫn giảng dạy của giáo viên. Giáo viên không cần có bài soạn như khi dạy với quyển sách giáo khoa hiện hành. Song giáo viên cần nghiên cứu kĩ các hoạt động dạy học được thiết kế trong tài liệu để xem xét liệu cách tổ chức hoạt động này có phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện lớp học mình hay không? Mình cần thay đổi câu hỏi này như thế nào? Mình cần phải làm thêm những đồ dùng dạy học gì? Tận dụng những đồ dùng dạy học nào đã có sẵn? và điều chỉnh hoạt động này như thể nào? để phù hợp với số học sinh trên lớp mình, tận dụng đồ dùng dạy học có sẵn.
4. Điều chỉnh nội dung các Hoạt động học tập.
Về cơ bản, nội dung các bài học trong sách hướng dẫn là nội dung các bài học trong sách giáo khoa. Trong quá trình thiết kế các hoạt động học, tác giả sách hướng dẫn đã cố gắng lựa chọn, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với đối tượng học sinh vùng khó trong quá trình đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Song với mỗi bài cụ thể, căn cứ vào trình độ học sinh lớp mình, GV vẫn có thể cân nhắc điều chỉnh số lượng bài tập, thay đổi câu hỏi cho ngắn gọn hơn, đơn giản hơn. Quan trọng nhất là GV phải nắm được trình độ cụ thể của học sinh lớp mình. Hiểu được các yêu cầu, chỉ dẫn hoạt động của sách học sinh lớp mình đáp ứng được đến đâu để kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
5. Điều chỉnh hình thức tổ chức các Hoạt động học tập
Mỗi hoạt động trong tài liệu có chỉ dẫn rõ ràng về hình thức hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp. GV cần nghiên cứu kĩ cách tổ chức các hoạt động này để có sự hỗ trợ các em kịp thời trong khi thực hiện các hoạt động. GV hoàn toàn có thể chủ động thay đổi các hình thức hoạt động này căn cứ vào trình độ học sinh, điều kiện đồ dùng dạy học lớp học và độ khó của từng yêu cầu bài tập. Chẳng hạn có hoạt động tài liệu hướng dẫn làm việc cá nhân. GV tự thấy học sinh lớp mình còn yếu về kĩ năng này, làm việc cá nhân sẽ khó kiểm soát và chưa hiệu quả thì có thể thay thế bằng hoạt động cặp đôi hoặc nhóm lớn. Có hoạt động tài liệu hướng dẫn là làm việc nhóm. GV tự đánh giá nhiệm vụ này khó, các nhóm chưa thể tự hoàn thành thì chuyển thành hoạt động cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
6. Một số yêu cầu đối với giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý.
 	Giáo viên dạy theo Mô hình VNEN cần dám chịu trách nhiệm về kết quả học tập của học sinh lớp mình phụ trách. Muốn vậy, giáo viên cần được tự chủ, linh hoạt trong giới hạn cho phép. Cần nắm rõ mục tiêu từng bài học, chuẩn bị bài và đồ dùng dạy học thật chi tiết cho từng hoạt động, theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh để có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học sau mỗi bài học. 
Hiệu trưởng các trường dạy theo mô hình VNEN cần thiết kế thời khoá biểu riêng cho các lớp VNEN. Các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội học theo Sách hướng dẫn học. Nên bố trí mỗi môn học từ 1 đến 2 tiết vào buổi sáng (không bố trí 3 tiết học liền nhau cho 1 môn học). Các môn học còn lại nên bố trí vào buổi 2 và áp dụng phương pháp dạy học của 3 môn học theo tài liệu VNEN cho việc tổ chức hoạt động cho các môn học này. Thời lượng học các môn học còn lại cũng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Các cấp quản lí chỉ đạo cần theo sát hỗ trợ giáo viên, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các trường, cụm trường để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình dạy học. Chưa đánh giá giáo viên trong năm đầu dạy học theo mô hình trường học mới. Giáo viên cần có thời gian tiếp cận và học hỏi. Cần có những hình thức động viên kịp thời giáo viên dạy theo mô hình VNEN. Năm học thứ hai sẽ tổ chức thi giáo viên giỏi riêng cho các trường triển khai VNEN.
B. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 
I. Mục đích đánh giá
Đánh giá QUÁ TRÌNH HỌC TẬP của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục trong nhà trường. Cụ thể, đánh giá nhằm:
- Xác định trình độ đạt được về khả năng học các môn học và năng lực của học sinh
- Giúp học sinh điều chỉnh cách học và rèn luyện để đạt mục tiêu giáo dục
- Giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức giáo dục cho phù hợp với đối tượng học sinh để đạt mục tiêu giáo dục
II. Nguyên tắc đánh giá
- Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
- Đánh giá Quá trình học tập, sự tiến bộ của HS
III. Kĩ thuật đánh giá
1. Đánh giá truyền thống
- Giáo viên là người ĐG học sinh
- ĐG về KT, KN kết quả học tập là chủ yếu
- ĐG vào cuối quá trình học tập
- Công cụ ĐG chủ yếu là làm bài kiểm tra, thi 
KQHT
 QTHT
2. Các phương thức ĐG theo VNEN 
 CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) là một phần của đánh giá quá trình học tập( ĐGQTHT ), ĐGQTHT trong đó đã có ĐGKQHT.
ĐGQTHT là một phần ĐGCLGD (đánh giá chất lượng giáo dục). 
- Đánh giá định kì (ĐGĐK) là đánh giá kết quả học tập của HS hay còn gọi là đánh giá tổng kết hay đánh giá cuối cùng khi HS đã kết thúc một giai đoạn.
Đánh giá kết quả học tập của HS, chủ yếu là đánh giá việc nắm kiến thức, kĩ năng của HS đối với mỗi môn học, thông qua các bài kiểm tra thực hiện ở cuối quá trình học tập. 
- Đánh giá thường xuyên ( ĐGTX ) là đánh giá quá trình học của HS, đánh giá sự tiến bộ của HS qua các hoạt động học, đánh giá cả quá trình.
Đánh giá Quá trình học tập là hoạt động đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập. ĐGTX là đánh giá toàn diện về : tinh thần thái độ, khả năng học tập, tinh thần hợp tác, kết quả học tập và sự phát triển của HS sau mỗi giai đoạn. 
Như vậy ĐGĐK chính là ĐGKQHT; ĐGQTHT chính là ĐGTX kết hợp ĐGKQHT.
Bản chất cách dạy học của VNEN là tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức thông qua quá trình HS tự tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh các kiến thức và kĩ năng mới. Vì vậy dạy học theo VNEN chuyển trọng tâm đánh giá sang đánh giá quá trình học của học sinh.	 
3. Đổi mới đánh giá
Mô hình trường học mới là chuyển quá trình thuyết giảng một cách hình thức, áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học. Mỗi học sinh được nhận một nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể nhưng có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với nhịp độ tiếp thu của bản thân. 
	Với quá trình dạy học như vậy, phải đổi mới cách đánh giá KQHT của học sinh. Theo định hướng chuyển trọng tâm từ đánh giá "kết thúc", đánh giá "tổng kết" sang đánh giá từng phần, đánh giá "tiến trình"; chuyển đánh giá "bằng điểm số" sang đánh giá "bằng nhận xét", bằng việc đo "tiến độ", đo "hiệu quả công việc và năng lực thực hành của học sinh" .
	Đánh giá KQHT coi trọng và khuyến khích học sinh "tự đánh giá", đánh giá theo "nhóm tự quản" theo cặp, theo nhóm 
	a. Tổ chức dạy học theo mô hình VNEN phải đổi mới đánh giá theo hướng:
- Tăng cường Tự đánh giá của HS
- Tăng cường Đánh giá cả Quá trình học tập, 
- ĐG trong lớp (HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS)
- ĐG ngoài lớp (CMHS và cộng đồng đánh giá kết quả giáo dục HS)	
- Chú trọng Đánh giá Năng lực
b. Cách thức đánh giá học sinh không thực hiện đơn lẻ mà đan xen trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động học tập và hoạt động giáo dục, có sự kết hợp giữa các hình thức ĐG, cụ thể:
- Kết hợp tự ĐG của HS và ĐG của GV, của CMHS
- Kết hợp ĐGTX và ĐGĐK
- Kết hợp ĐG QÚA TRÌNH HT và ĐG KẾT QUẢ HT 
- Kết hợp ĐG KT, KN và ĐG NĂNG LỰC
- ĐG chất lượng giáo dục
c. Trong quá trình tổ chức hoạt động tự học cho HS, đặc biệt chú trọng đánh giá thường xuyên theo những khía cạnh sau:
- ĐG ý thức, thái độ học tập, sự chuyên cần của HS
- ĐG sự tích cực của HS
- ĐG sự hợp tác của HS trong nhóm
- ĐG sự tiến bộ của HS trong mỗi tiết, mỗi bài học và cả môn học
- ĐG sự phát triển của HS (tâm, sinh lí, năng lực,...)
d. Mục tiêu theo dõi cả quá trình học tập, sau mỗi một giai đoạn (giữa học kì, cuối học kì, cuối năm học hoặc sau mỗi chủ đề của môn học), yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp phải đánh giá được: 
- Những HS nào học giỏi, khá, yếu ở từng lĩnh vực, hay ở mỗi môn học
Ví dụ yếu về TV: yếu đọc, yếu viết hay yếu về khả năng diễn đạt, giao tiếp,...(các môn học khác tương tự); yếu về tính chủ động, yếu về tinh thần vượt khó.
- Những HS năng nổ, tích cực trong các hoạt động học tập
- HS có khả năng hợp tác với bạn
- HS cởi mở, hòa mình trong hoạt động tập thể
- HS mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
- HS cần được giúp đỡ trong học tập
- . . . 
Tóm lại: GV qua đánh giá thường xuyên, sau một học kì, cuối năm học có thể nhận xét đầy đủ, toàn diện về từng HS trong lớp. Nói rõ được ở mỗi HS mặt nào mạnh, mặt nào yếu; HS nào được lên lớp, học sinh nào được khen thưởng, học sinh nào cần được giúp đỡ về mặt hoạt động nào, môn học nào để được lên lớp hay HS nào phải ở lại lớp.
Giáo viên có toàn quyền đánh giá, khen thưởng HS và chịu trách nhiệm về đánh giá của mình qua hoạt động ĐGTX, ĐG trong lớp học.
4. Công cụ đánh giá
a. Đối với GV
- Đánh giá thường xuyên :
 + Sổ ghi nhận xét của GV qua theo dõi hoạt động học của HS trong các tiết học, ngày, tuần, tháng.
 + Các sản phẩm hoạt động học tập của HS (phiếu học tập, quá trình và kết quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn, báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu, HS báo cáo kết quả hoạt động học tập với GV, ) 
 + Bảng đánh giá tiến độ học tập của HS theo nhóm (nếu có) 
- Đánh giá Định kì: bài kiểm tra, bài thi 
b. Đối với HS
- Bảng tự đánh giá chuyên cần
- Báo cáo kết quả học tập với GV sau mỗi hoạt động
- Bảng đánh giá nhóm: Mỗi bài, mỗi ngày, mỗi tuần nhóm tự đánh giá, giới thiệu cá nhân có nhiều cố gắng trong học tập, hợp tác trong hoạt động nhóm.
c. Đối với CMHS, cộng đồng
- Hoạt động thực tế ngoài lớp học
- Việc thực hiện hoạt động ứng dụng với sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng (hoặc các hoạt động tham quan, ngoại khóa...).
	5. Một số biểu mẫu tham khảo
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Hoạt động học tập
Hình thức đánh giá
Công cụ đánh giá
Tự học ( làm việc cá nhân hoặc tự học có hướng dẫn)
Tự đánh giá
Bảng đo tiến độ (HS tự ghi nhận xét hoặc giáo viên ghi)
Làm việc theo cặp, nhóm
Đánh giá theo cặp, nhóm
Đánh giá bằng nhận xét
Làm việc theo lớp
Quan sát, nhận xét trên lớp hoặc kiểm tra viết
Đánh giá bằng nhận xét hoặc điểm số
Thực hiện hoạt động ứng dụng
Đánh giá tiến độ, nghiệm thu kết quả, sản phẩm
Đánh giá bằng nhận xét hoặc điểm số
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM HỌC SINH
 Nhóm :..
Bài:Môn:..
Họ và tên
Hoạt động cơ bản
Hoạt động thực hành
Hoạt động ƯD
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
Nguyễn Văn Hải
Cầm Thị An
Lê Văn Tâm
Trần Thị Lý
Nguyễn Văn Huy
(Đây là ví dụ biểu mẫu đánh giá 1 bài học, là cơ sở để GV hướng dẫn nhóm HS tự đánh giá sau mỗi tuần học, mỗi tháng, mỗi học kì,...) 
	BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN THÁNG 10
STT
Họ và tên
Tuần 1
Tuần ...
Tuần 4
T2
T3
T4
T5
T6
...
T2
T3
T4
T5
T6
1
Nguyễn Văn Na
2
Trần Thu Hà
3
Đặng Văn Tân
4
. . .
5
. . .
6
. . .
7
. . .
8
. . .
9
. . .
10
. . .
...
. . .
Tóm lại: 
	a. Lớp học VNEN vẫn thực hiện ĐGĐK theo Thông tư 32 và Tài liệu hướng dẫn học các môn học (phiếu đánh giá, hay em đã học được những gì?).
	b. Lớp học VNEN cần tăng cường Tự đánh giá của HS, nhóm
	- Để HS tự đánh giá sự chuyên cần trong học tập.
	- Để HS tự đánh giá tiến bộ của mình sau mỗi bài, mỗi tuần trong nhóm.
	- Để các nhóm đánh giá những cố gắng của các thành viên trong nhóm, những ưu điểm của cả nhóm.
	c. Tăng cường ĐGTX của GV trên cơ sở theo dõi quá trình học tập của HS, nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện về việc nắm vững kiến thức, kĩ năng, tinh thần thái độ, tính hợp tác cũng như năng lực của mỗi HS.
	d. Thu thập đánh giá của phụ huynh học sinh và cộng đồng về sự tiến bộ của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG DAN DANH GIA VNEN.doc